Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
HÃY DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA, SỬA LỐI CHO THẲNG ĐỂ NGƯỜI ĐI.

             

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV A 2 ); ( 05.12.2010); ( Mt 3, 1-17)

CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG, NĂM A

 

NGUYỄN HỌC TẬP. 

Thánh Matthêu vừa kết thúc Phúc Âm phần thời thơ ấu của Chúa Giêsu ( Mt 1-2), trước khi giới thiệu trực tiếp Chúa Giêsu trưỏng thành vào bối cảnh sứ mạng của Người, ngài ghi lại cho chúng ta chân dung tuyệt vời của Thánh Gioan Tẩy Giả.

Mặc dầu chân dung Thánh Gioan Tẩy Giả nổi bậc cả đoạn tường thuật hôm nay, chúng ta đừng quên ý nghĩa Ki Tô Hoc ( Christologie )  mà Thánh Matthêu muốn gởi đến chúng ta.

Thánh Gioan đang ở đó, nhưng phận vụ của ngài là " dọn đường cho Chúa, sửa cho thẳng lối Người đi ", bởi đó Chúa Ki Tô là trung tâm điểm mà ai đọc Phúc Âm cũng phải chú ý.

Từ ngữ nổi bậc đầu tiên là từ ngữ nói lên thời gian tính " trong những ngày ấy ",  được dùng để nối kết chân dung của Chúa Giêsu với phận vụ của Thánh Gioan Tẩy Giả sắp được Phúc Âm đề cập đến:

  - " Trong những ngày ấy, ông Gioan Tẩy Giả đến rao giảng trong hoang địa, miền Giudea " ( Mt 3, 1).

Cách diễn tả " trong những ngày ấy " nói lên tư tưởng được  đề cập đến trong Cựu Ước, mang ý nghĩa thần học, xác định như là thời cánh chung đã đến, thời điểm Thiên Chúa quyết định thực hiện đồ án cứu rổi của Người.

Từ ngữ kế đến trong câu Phúc Âm vừa trích dẫn, " ông Gioan Tẩy Giả đến ", theo nguyên bản Hy Lạp " ông Gioan Tẩy Giả xuất hiện ", động từ được dùng ở thì hiện tại ( temps présent ), có ý cho thấy Thánh Matthêu không có ý thuật lại biến cố lịch sử đã qua, cho bằng mời gọi những ai đang đọc Phúc Âm ngài, trong đó có cả chúng ta, hãy ý thức đây là sứ điệp đang được gởi đến cho mọi người và mời gọi hãy biết sám hối, nội dung trung tâm của sứ điệp.

Thánh Matthêu cảm thấy không cần phải dài dòng giới thiệu tiểu sử của Gioan Tầy Giả, vì Phúc Âm ngài được viết ra trong môi trường Do Thái, bởi đó Gioan Tẩy Giả là nhân vật mà ai cũng biết, không cần xác định thêm. Điều quan trọng mà Thánh Matthêu muốn đặc tâm lưu ý là lời giảng dạy của ngài và ý nghĩa thần học dung mạo của ngài.

 

   1 - Hình ảnh Gioan Tẩy Giả.

Gioan Tẩy Giả được  phát  hoạ như sau:

   - " Ông Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, lấy châu chấu và mật ong làm thức ăn " ( Mt 3, 4).

Cách ăn mặt và thức ăn vừa kể thường là phương thức để diễn tả cách sống của người khổ hạnh và sống đời chiêm niệm. Cách thức sống khổ hạnh đó của Gioan Tẩy Giả cũng được Chúa Giêsu nhắc đến, khi Người đề cập ngài với các sứ giả được  Gioan Tẩy Giả sai đến  :

   - " Vậy thì anh em đì xem gì ?  Một người mặc gấm vóc lụa là chăng? Những kẻ mặc gấm vóc lụa là thì ở trong cung điện nhà vua" ( Mt 11, 8).

Nhưng ở đây, dĩ nhiên khi diễn tả cách ăn mặc và thức ăn của Thánh Gioan Tẩy Giả, Thánh Luca có ngụ ý thần học hơn là phát hoạ diện mạo thể xác.

Đối với những ai quen biết Thánh Kinh, hình ảnh của Gioan Tẩy Giả được phát họa không thể không gợi lên ý nghĩ  liên tưởng đến tiên tri Elia, được vua nhận ra là đối thủ của mình, ăn mặc tương tợ như vừa kể, khi vua nói đến một nhân vật có khả năng huyền nhiệm, khiến cho lửa từ trời xuống trên các sứ giả được vua sai đến:

   - " Vua hỏi: " Người đã đến gặp các ngươi và nói với các ngươi những điều đó, ăn mặc thế nào? " Họ trả lời: " Đó là một người ăn mặc áo da lông, đóng khố da". Vua nói: " Đó là ông Elia " ( 2 Re 1, 7-8).

Hiểu trong liên tưởng đó, Thánh Matthêu có ý, qua cách ăn mặc và thức ăn của Gioan Tẩy Giả, cho biết căn tính của Gioan Tẩy Giả là một vị ngôn sứ, cũng như tính cách ngôn sứ của những điều Gioan Tẩy Giả đang loan báo:

   - " Ông chinh là người đã được ngôn sứ Elia nói tới: " Có tiếng người hô trong hoan địa: Hãy dọn sẵn con đường cho Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi " ( Mt 3, 3).

Nhưng đặc biệt đề cập đến y phục của Gioan Tẩy Giả còn có một ý nghĩa sâu xa hơn, cho chúng ta biết Gioan Tẩy Giả không phải là một ngôn sứ như bất cứ ngôn sứ nào, mà chính là ngôn sứ đã được ngôn sứ Elia chỉ định trước, là vị ngôn sứ phải đến để dọn đường cho Đấng Cứu Thế đang đến.  

Đề cập đến thức ăn của Gioan Tẩy Giả, Thánh Matthêu cũng muốn ám chỉ đến một ý nghĩa thần học khác. Đó là thức ăn của Gioan Tẩy Giả là thức ăn của người đang kiên cử, ăn chay, hãm mình đền tội, một cách nào đó tương phản với thức ăn của Chúa Giêsu và các môn đệ Người.

Điều đó có ý nghĩa nói lên thời gian của Gioan Tẩy Giả là khoản thời gian chuẩn bị, phải ăn chay, hãm mình, hối cải, để đón rước Đấng Cứu Thế sắp đến. Trạng thái ăn ưống kiên cử, ăn chay hãm mình đó nói lên cách hành xử ngược lại với thời kỳ có Chúa Giêsu  hiện diện, thời gian vui mừng ơn cứu rổi đã đến, là thời gian đại lễ, hân hoan.

Hiểu được hoàn cảnh mới đó có nghĩa là đón nhận thời điểm Thiên Chúa đã ấn định chương trình cứu rổi của Người, đón nhận ý muốn của Người.

Nhưng rất tiếc, những người đương thời với Gioan Tẩy Giả nhận thấy cuộc ăn chay, kiên cử lâu dài của ngài là cử chỉ thể hiện của ma qủy, đối với Chúa Giêsu và các môn đệ Người hân hoan ăn uống, thì đó là thái độ của những kẻ tham ăn, mê uống:

   - " Thật vậy, ông Gioan đến, không ăn, không uống, thì thiên hạ bảo: " Ông ta bị qủy ám ". Con Người đến, cùng ăn cùng uống như ai, thì thiên hạ lại bảo: " Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi " ( Mt 11, 18-19).

Sau cùng, Thánh Matthêu, sau khi đã trình bày chân dung Gioan Tẩy Giả, nói lên một sự kiện khác, đó là việc thành công tôt đẹp của  lời giảng dạy, kêu gọi của ngài.

Chúng  ta vừa đọc xong chương 2, trong đó Giêrusalem tất cả đều đồng nhất dưới quyền thông trị của vua Erode. Ở đây thì trái lại, qua lời kêu gọi của Gioan Tẩy Giả, dân chúng biết lắng nghe và bắt đầu phân chia thành nhiều thành phần, không những các thành phần quyền lực cố chấp, thành phần những kẻ gian xảo lường gạt sadducei va pharisêu, mà cả những người Do Thái khác sẵn sàng lắng nghe, tuân theo lời kêu gọi sám hối của Gioan Tẩy Giả và nhận phép rửa, như là phương thức để được ơn tha tội:

   - " Bấy giờ dân chúng từ Gêrusalem và khắp miền Giudea kéo đến với ông. Họ thú tội và ông làm phép rửa cho họ trên sông Jordano " ( Mt 3, 5-6),

 

2 - Lời giảng dạy của Gioan Tẩy Giả.

Đối với lời giảng dạy của Gioan Tẩy Giả,Thánh Matthêu làm nổi bậc ngay nhân cội trung tâm của sứ điệp, đồng nhứt y hệt như những gì chúng ta sẽ được nghe trong lời giảng dạy của Chúa Giêsu sau đó.

Nhân cội trung tâm lời kêu gọi của Thánh Gioan Tẩy Giả đó là hãy sám hối tức khắc:

   - " Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gần " ( Mt 3, 2).

Và đây là lời kêu gọi của Chúa Giêsu, chúng ta gặp được sau đó:

   - " Từ lúc đó, Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng và nói rằng: " Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần " ( Mt 4, 17).

Đối với Thánh Gioan Tẩy Giả một sự hiển nhiên đang tràn ngập trên tất cả: đó là Chúa đang đến để cai quản trong đời sống của con người, để cho thấy uy quyền và vinh quang của Người.

Nhưng đó chính là điều khiến cho tất cả mọi người đều phải chuẩn bị đối với một thời điểm đầy huy hoàng và an ủi như vậy. Bởi đó Thánh Gioan Tẩy Giả chọn sa mạc hay nơi hoang địa để rao giảng cho mọi người. Điều đó một đàng gợi cho người Do Thái nhớ lại quá khứ của dân tộc họ, chính trên sa mạc là nơi mà Thiên Chúa đã chăm sóc chu đáo và yêu thương họ. Nhưng cũng đồng thời sa mạc là nơi mà Chúa chữa lành họ, đòi buộc họ phải sám hối hoàn hảo, để làm hoà lại với Người. Sa mạc là nơi biểu tượng làm hoà lại với Chúa, được Chúa tha thứ cho :

   - " Từ nơi đó, Ta sẽ quyến rũ nó, đưa nó vào sa mạc, để cùng nó thổ lộ tâm tình...Ở đó nó sẽ đáp lại như buổi thanh xuân, như ngày nó đi lên từ Ai Cập " ( Os 2, 17). 

Và Thánh Matthêu nhìn thấy trong động tác và lời kêu gọi của Thánh Gioan Tẩy Giả là những gì lời các tiên tri trong Cựu Ước đã được thực hiện:

   - " Ông chính là người được ngôn sứ Isaia nói tới: " Có tiếng hô trong hoang địa: " Hãy dọn sẵn con đường cho Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi " ( Mt 3, 3).

Câu trích dẫn lời các tiên tri đã được thực hiện cho thấy một đàng Phúc Âm Thánh Matthêu muốn nói lên sự trung thành của Chúa đối với những gì Người đã hứa. Nhưng đàng khác cũng cho thấy tầm quan trọng hiện tại mà người tín hữu phải biết đáp ứng đón nhận thời điểm đồ án cứu rổi của Chúa đang thực hiện. Điều vừa kể được diễn tả qua hình ảnh " hãy dọn sẵn con đường cho  Chúa " , đó là phương thức thực tế để thực hiện sám hối, tức là cải hóa tâm hồn và đó là viễn ảnh hoán cải thay đổi được phát biểu bằng tiếng Hy Lạp " metanonéo ".   

Như vậy Nước Trời đến, không thể đến trong những trái tim chai đá hay dững dưng, không biết lắng nghe, mà là nơi những tâm hồn được chuẩn bị bởi sám hối.

Đây không phải là cơ hội để bàn cải xem lòng sám hối phải có trước việc Nước Trời đến hay biến cố Nước Trời sắp đến có ảnh hưỏng kích thích thúc đẩy lòng sám hối phải được thực hiện. Nhưng điều quan trọng là biết mối tương quan không thể thiếu giữa sáng kiến của Thiên Chúa và lòng đón nhận của con người.

Bởi đó lời giảng dạy của Thánh Gioan Tẩy Giả, theo quan niệm của Thánh Matthêu, nhấn mạnh đến lòng thống hối, không phải chỉ thông hối phiến diện bên ngoài, mà không thâm sâu tận đáy lòng:

   - " Thấy nhiều người thuộc phái pharisêu và phái sadducei đến chịu phép rửa, ông nói với họ rằng: Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy? Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối " ( Mt 3, 7-8).  

Lời cảnh cáo của Thánh Gioan Tẩy Giả đối với nhóm pharisêu và sadducei đươc trích dẫn vừa kể không phải chỉ là liên tưởng đến một giai thoại, họ là những hạng người bất hảo, cho bằng là lời cảnh tỉnh đối những ai đọc Phúc Âm, đối với công đồng Ki Tô giáo , để chúng ta đừng đến trình diện trước mặt Chúa dựa vào truyền thống hay một vài công đức nào đó, mà mình tưởng đã thi hành,  đáng được tưởng thưởng: chính đáng hơn, chúng ta hãy tìm mọi cách để hoán cải mình, biến mình đồng dạng theo ý muốn của Chúa, tin cậy vào lòng khoan hồng đại lượng của Người:

   - " Đừng tưởng có thể bảo mình rằng: Chúng ta đã có tổ phụ Abraham. Vì tôi nói cho các anh hay, Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá nầy trở nên con cháu ông Abraham" ( Mt 3, 9).  

Câu cảnh cáo khiển trách trên của Thánh Gioan Tẩy Giả không phải vô tình mà ngài hướng về phiá " những nhà tôn giáo " ( pharisêu và sadducei ), bởi vì đối với họ tình trạng còn trầm trọng hơn là đối với dân chúng thường. Bởi lẽ họ là " những nhà tôn giáo ", những người liên tục tiếp xúc với những gì thuộc về Chúa, mà không ý thức rằng mình không sát lại gần Người, không đang mong đợi Nước của Người đang đến.

So sánh với Phúc Âm Thánh Luca cùng tường thuật một biến cố về Thánh Gioan Tẩy Giả, Thánh Luca chỉ đề cập sơ qua về một vài thái độ chứng tỏ lòng sám hối. Trái lại, Phúc Âm Thánh Matthêu đòi buộc gắt gao hơn, lòng sám hối phải được chứng tỏ bằng những hoa trái hiện thực, cách duy nhứt để tránh được cơn thịnh nộ của Chúa:

   - " Các anh hãy sinh hoa trái để tỏ lòng sám hối " ( Mt 3, 8). 

Không ai có thể cho mình được bảo đảm bằng cậy nhờ ỷ thế dòng tộc hay công lao mà mình kỳ vọng phải được tưởng thưỏng.

Chỉ có một bảo chứng duy nhứt đó là lòng sám hối, biến đổi cuộc sống tội lỗi hay dững dưng, thành cuộc sống tích cực vâng nghe và thực hiện ý muốn của Chúa, sống công chính và bác ái.

 

Câu ( Mt  3, 10) nói lên tư tưởng mà chúng ta sẽ gặp lại trong Tám Mối Phước Thật ( Mt 5, 1-12), liên quan đến cây sinh ra hoa trái tốt hay không.

Hình ảnh được diễn tả rất là nghiêm khắc đối với cây không sinh hoa trái tốt:

   - " Cái rìu đã đặt gần gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt, đều bị chặt đi và quẳng vào lửa " ( Mt 3, 10).

Lời cảnh cáo nghiêm khắc của Thánh Gioan Tẩy Giả vừa kể mang đặc tính tuyên bố của ngày cánh chung, cho thấy Nước Trời đã đến và đang hiện diện, ngay từ bây giờ đã khởi sự chia tách người công chính và kẻ bất lương, kẻ tốt người xấu, đặc tính sứ điệp đó không được đề cập đến trong lời giảng dạy của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu cũng loan báo Nước Trời đã đến gấn các ông," đang ở giữa các ông  ", bởi đó cần phải tức khắc sám hối, nhưng cũng cho các môn đệ biết đây chưa phải là lúc phân chia, cho đến khi có cuộc phát xét cuối cùng.

Có lẽ đó chính là lý do khiến cho Gioan Tẩy Giả sai môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu, để biết Người có phải là người phải đến hay còn phải đợi chờ người khác:

   - " Thưa Thầy, Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay chúng tôi còn phải đợi ai khác ? " ( Mt 111, 3).

 

3 - Đấng phải đến.

Tiếp theo lời tường thuật cuộc chạm trán giữa Gioan Tẩy Giả và các nhà lãnh đạo tôn giáo , pharisêu và sadducei, cho rằng họ có thể hài lòng về việc canh tân đời sống bên ngoài, là lời đúc kết cô đọng lời giảng dạy của Đấng Cứu Thế. Không những Người giảng dạy cho những hạng người vừa kể, mà cho tất cả những ai sám hối ăn năn, đến nghe Gioan Tẩy Giả giảng dạy và xin cho minh nhận được phép rửa thống hối, phép rửa trong nước.

Nhân dịp các lần giảng dạy và làm phép rửa đó, Gioan Tẩy Giả giới thiệu một nhân vật bí ẩn sẽ thay thế mình, Đấng đó sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần và lửa, như là "Đấng sẽ  đến sau tôi ":

   - " Còn Đấng sẽ đến sau tôi, thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và lửa " ( Mt 3, 11b).

Qua từ ngữ " đến sau hay theo sau tôi " có thể làm cho người nghe tưởng là một trong những môn đệ của Gioan Tẩy Giả chăng. Bởi lẽ cũng cùng một từ ngữ đó được Thánh Matthêu dùng để chỉ người môn đệ:

   - " Người bảo các ông: " Các anh hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các anh những kẻ lưới người như lưới cá " ( Mt 4, 19).

Nhưng suy nghĩ kỷ hơn, người đó chắc chắn không phải là môn đệ của GioanTẩy Giả, bởi lẽ, nếu là môn đệ, tại sao Gioan Tẩy Giả không nắm luôn lấy ông ta theo mình, mà lại phải tuyên xưng ông ta trổi thượng hơn mình, và mình không đáng làm đầy tớ người đó:

   - " Còn Đấng đến sau tôi, thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người " ( Mt 3, 11).

Đấng đó cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả đến nỗi ông không đáng " xách dép cho Người ", một cử chỉ thông thường của người tôi tớ phục vụ chủ hay của người môn sinh lo lắng cho thầy.

Và rồi không những vậy, Đấng sẽ đến đó thật là cao trọng, bởi vì là Đấng có quyền làm phép rửa trong Thánh Thần và lửa:

   - " Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa " ( Mt 3, 11b).

Nói cách khác, Đấng đó là Đấng có khả năng đắm chìm anh em vào đời sống của Thiên Chúa ( bằng cách nhận chìm anh em vào bằng phép rửa). Khả năng đó không có gì khác hơn là nói lên căn tính, bản thể của " Đấng sẽ đến sau tôi ", mà Gioan Tẩy Giả tuyên bố.

Khác với Phúc Âm Thánh Marco, Thánh Matthêu thêm vào đặc tính của Phép Rửa Thánh Thần cả lửa nữa.

Tư tưởng đó một đàng dùng để xác định tư tưởng về Chúa Thánh Thần, nhưng đàng khác cũng nói lên mãnh lực thanh thẩy của Phép Rửa trong Chúa Thánh Thần: đó là Phép Rửa để thanh tẩy, như lửa được dùng để tách rời những gì dơ bẩn ra khỏi kim khí tinh ròng. 

Yếu tố Phép Rửa trong Thánh Thần và lửa vừa kể được nêu lên để xác nhận vai trò " tiền hô " của Gioan Tẩy Giả, tiên báo biến cố sắp đến của Chúa.

Người đến để tách rời lúa tốt ra khỏi cỏ lùn, cá tốt ra khỏi cá xấu và qua Phép Rửa trong Thánh Thần và lửa sẽ làm cho tâm hồn người tín hữu trở nên tinh ròng, như " lúa tốt thì được thu vào kho lẫm ".( Mt 3 12) và người tín hữu Chúa Ki Tô qua Phép Rửa của Chúa Thánh Thần và lửa đã đươc đặt mình vào huyết thống Cha con với Chúa, đã bắt đầu có được đời sống Chúa Ba Ngôi luân chuyển trong huyết mạch mình.

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!