Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
ANH EM HÃY CANH THỨC, VÌ ANH EM KHÔNG BIẾT NGÀY NÀO CHÚA CỦA ANH EM ĐẾN.

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV A 1 ); ( 28.11.2010); ( Mt 24, 37-44)

CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG, NĂM A.

NGUYỄN HỌC TẬP  

Bài giảng về ngày cánh chung trong Phúc Âm được diễn tả một cách rộng rãi và có cấu trúc liên hệ chặc chẽ nhau, nhưng tất cả đều được hướng dẫn bởi một nguyên nhân căn bản: đó là cảnh giác cộng đồng tín hữu Chúa Ki Tô hãy coi chừng, đừng sống đời sống đức tin với thái độ " hâm hẩm ", thái độ xao lãngrong mối thân tình đối với Chúa, trước cảnh sống đầy lo lắng đối với xã hội bè phái, bất công đang lan tràn:

   - " Vì tội ác gia tăng, nên lòng yêu mến của nhiều người sẽ nguội đi " ( Mt 24, 12). 

Nói cách khác, cuộc sống hằng ngày trong xã hội, do các biến cố, nghịch cảnh, lo lắng lúc nào cũng không thiếu, làm cho người tín hũu Chúa Ki Tô dễ quên lãng hay trở thành nguội lạnh, dững dưng đối với ân đức tình yêu mà Chúa ban cho mình và từ đó cũng kéo theo giảm thiểu tình cảm và tác động bác ái đối với anh em. Nhưng những gì vừa kể là tiêu chuẩn quyết định của mọi người chúng ta trong thời cánh chung, lúc được phán xét trước mặt Chúa. 

Diễn tiến của phần đầu lời giảng dạy, cả trong Phúc Âm Thánh Marco cũng được đề cập đến, đó là thời kỳ chịu thử thách, bách hại, vẫn là thời kỳ để cho người tín hữu Chúa Ki Tô nhân chứng về Phúc Âm của Người:

   - " Tin Mừng nầy về Vương Quốc sẽ được loan báo trên khắp thế giới, để làm chứng cho mọi dân tộc được biết. Và bây giờ sẽ là tận cùng " ( Mt 24, 14).

Nhưng người tín hữu Chúa Ki Tô phải bền tâm cho đến tận cùng, cho đến lúc Con Người trở lại, để quy tựu dân nước được tuyển chọn từ bốn phương trời.

Dĩ nhiên trước viễn ảnh vừa kể của lời giảng dạy, câu hỏi tự nhiên ai trong chúng ta cũng đặt ra, đó là " chừng nào ? ", chứng nào mới đến " thời cánh chung " và Chúa Ki Tô sẽ lại đến với các tín hữu Người, nhiều kh đang  bị chửi bới, bắt bớ, đánh đập, " trấn nước ", " bịt miệng ", tượng Đức Me Sầu Bi bị dẹp đi, Thánh Giá bị đập vở tan ?

Trước câu hỏi đó, Thánh Matthêu cũng có suy nghĩ tương tợ như Thánh Marco, không ai biết trước được lúc nào sẽ là ngày tận cùng, mà ngay cả Con Người cũng không biết:

   - " Còn về ngày và thời giờ thì không ai biết được, ngay cả thiên sứ trên trời và Con Người cũng không, chỉ có một mình Chúa Cha biết mà thôi " ( Mt 24, 36).

Đó là hoàn cảnh mà cả nhân loại chúng ta đang gặp phải, không ai biết được lúc nào là thời cánh chung, nhưng thái độ thích ứng phải có của mỗi người, để tránh bất ngờ tai hại khôn lường.

Thái độ đó chính là ý nghĩa của lời giảng dạy trong đoạn Phúc Âm phụng vụ hôm nay, trong đó Chúa Giêsu lay động, đánh thức các môn đệ mình, để tránh cho tình yêu thương của chúng ta đối với Người trở thành " hâm hẩm " hay nguội lạnh.

Để lay động chúng ta, Chúa Giêsu không ngần ngại dùng những hình ảnh nghiêm khắc, để nói lên tình trạng khẩn cấp và báo động cho lương tâm những ai nghe Người.

1 - Không gì có thể viện cớ được.

Lời cảnh giác của Chúa Giêsu đối với các môn đệ mình có mục đích đầu tiên: đó là ngăn cản các môn đệ có thể viện cớ rằng mình không biết những gì về ngày trở lại của Người. Sự thiếu hiểu biết đó có thể kéo theo tội phạm và hậu quả thật là thảm đạm, như những gì đã xảy ra cho thế hệ dưới thời ông Noe.

Mối nguy hiểm thật là trầm trọng, vì các môn đệ có thể bị bắt chợt bất ngờ về biến cố đến của Con Người.

Kể lại biến cố của ông Noe, Thánh Matthêu cho biết là ông Noe đã được tiên báo cho biết về biến cố lụt đại hồng thủy đang hăm doạ rất gần, để cho ông lo chuẩn bị đại thuyền của ông. Dĩ nhiên việc chăm lo đóng đại thuyền của Noe, dân chúng quanh ông đều thấy, nhưng họ vẫn sống bình thảng, như không có điều gì sắp xảy ra.

Nhưng khác với biến cố lúc đó của ông Noe, xã hội đầy tham nhũng, bất công và bạo lực,

   - " Đất đã ra hư hỏng trước nhan Thiên Chúa và đầy bạo lực...Thiên Chúa phán với ông Noe: " Ta quyết định giờ tận số của mọi xác phàm vì tại chúng mà đất đầy bạo lực: nầy Ta sắp tiêu diệt chúng cùng với đất " ( Gen 6, 11.13).  

Ở đây trái lại, trong Phúc Âm Thánh Matthêu, cuộc sống vẫn tiến hành như thường lệ, không có gì đáng trách, để nói lên cách sống thường nhật của chúng ta:

   - " Vì trong những ngày trước nạn hồn thủy, thiên hạ vẫn ăn uống, lấy vợ cưới chồng mãi cho đến ngày ông Noe vào tàu.Họ không hay biết gì, cho đến khi cơn hồng thủy ập tới, cuốn đi tất cả " ( Mt 24, 38-39).

Câu trích dẫn vừa kể của đoạn Phúc Âm Thánh Matthêu cho thấy một sự tương phản nào đó giữa những ngày trước cơn hồng thủy và ngày ông Noe vào đại thuyền. Giữa những ngày trước và lúc hồng thủy đến trải qua một khoản thời gian, nhưng thời đại dân chúng chung quanh ông Noe đã không biết lợi dụng để sám hối, biết quyết định điều gì cần phải làm để cứu thoát mình, họ vẫn sống, ăn chơi, " điềm nhiên toạ thị ", bất cần những gì quan trọng cho cuộc sống con người.

Thế hệ của họ không biết lợi dụng thời gian được ban cho, sống trong dững dưng không biết, một cuộc sống vô ý thức khó tha thứ được, trước tình thế quan trọng có thể hay sắp xảy đến, " họ vẫn ăn uống, lấy vợ cưới chồng...không hay biết gì hêt ".

Điều đáng lưu ý là sự khác biệt giữa nguyên bản Do Thái kể lại thời gian trước lụt đại hồng thủy ( Gen 6, 11.13), nói lên tình trạng sống mọi rợ, đầy bạo lực của con người lúc đó, trong khi đó thì trong bản văn Hy Lạp của Thánh Matthêu, cuộc sống trước hồng thủy là cuộc sống bình thường, vẫn " ăn uống, lấy vợ cưới chồng ", không có gì đáng trách, như cuộc sống thường nhật của bao nhiêu người tín hữu Chúa Ki Tô.

Nhưng chính đó mới là điều nổi bậc, mà Thánh Matthêu muốn nhấn mạnh, trong cuộc sống thường nhật yên lành đó, chúng ta không ý thức rằng thời gian mỗi ngày một giảm thiểu đi một ít và cuộc phán xét về thời cánh chung của cả nhân loại, cũng như riêng tư mỗi người chúng ta đang tiến đến gần bên cửa.

Cả cộng đồng Giáo Hội cũng không tránh khỏi biến cố đó, nói đúng hơn, các tín hữu Chúa Ki Tô hơn ai hết được nhắc nhở hãy ý thức đến tình trạng vừa kể.

Câu ( Mt 24, 39) cho thấy tình trạng tương tự song song song giữa thế hệ đương thời của ông Noe và hiện trạng của các tín hữu Chúa Ki Tô, trước biến cố sự trở lại của Con Người:

   - " Họ không hay biết gì cho đến khi đại hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy. Ngày Con Người quang lâm cũng như vậy ".

Trong câu Phúc Âm vừa trích dẫn, từ ngữ " sự trở lại " của Chúa Giêsu được dịch từ " parusía " Hy Lạp, nói lên sự trở lại khải hoàng của Người, được bản dịch Việt Ngữ dịch thành " ngày quang lâm " rất hay!

Ngoài ra từ ngữ " Con Người ", là danh từ mà Chúa Giêsu thường dùng trong cuộc sống trần thế của Người. Đó là cách diễn tả theo ngôn từ Do Thái, nói lên Người thuộc về gia đình nhân loại của chúng ta. Nhưng đồng thời cũng gợi lại cho chúng ta ý nghĩa chứa đựng trong chương 9 sách tiên tri Daniel, trong đó Con Người có mối liên hệ thân tình chặt chẽ với Thiên Chúa, cho thấy tương lai của những ai được chọn về với Người.  

2 - Hãy quyết định.

Cung cách phát biểu của lời giảng dạy trở thành cảnh cáo hăm dọa, bởi vì mối nguy hiểm nghiêm trọng cả đối với các môn đệ, đó mối nguy hiểm là họ sống đời sống thường nhật, ngày qua ngày, không ý thức đến và không quyết định đứng về phía Nước Trời và có cách hành xử tương xứng để đáng được dự phần vào Nước Trời.

Cách hành xử tương xứng đó, để đáng được dự phần vào Nước Trời, được Chúa Giêsu nói đến một cách mặc nhiên, là cách hành xử liên đới với người khác, nhứt là đối với những ai yếu thế, cần được giúp đỡ, qua hình ảnh trong môi trường làm việc: hai người đàn ông đang làm việc ngơài đồng án, hai người phụ nữ đang xay gạo:

   - " Bấy giờ hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại; hai người phụ nữ đang kéo cối xay, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại " ( Mt 24, 41).

Trong cả hai trường hợp, một người trong họ được đem đi ( được cứu rổi ), người kia bị bỏ lại cho mặc những gì đại họa vô phương cứu chữa sắp ập đến.

Hai người " được đem đi " với Con Người có nghĩa là được đón nhận để sống bên cạnh và thông hiệp với Con Người, trong cuộc sống sung mãn, hạnh phúc của " ngày quang lâm " ( parusía ) của Con Người.

Trong khi đó thì hai người kia, " bị bỏ lại ", tức là không có được một mối tương giao thông hiệp nào với Con Người trong " parusía " của Người với Thiên Chúa. 

Trước viễn ành thảm đạm hai người " bị bỏ lại ", làm tiêu tan cuộc sống của mình, Chúa Giêsu thốt lên lời răn dạy một cách mạnh mẽ bằng động từ ở thì mệnh lệnh tính ( impératif ) : " hãy tỉnh thức ":

   - "  Vậy anh em hãy tỉnh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến " ( Mt 24, 42).

Động từ ở thể mệnh lệnh tính vừa kể kết thúc môt cách ngắn gọn sứ điệp đầy ý nghĩa thần học của đoạn Phúc Âm.

Sự trở lại của Chúa Giêsu với chúng ta, với tất cả cũng như với mỗi người chúng ta, không được đồng hồ báo trước và cũng ở ngoài mọi chương trình dài hay ngắn hạn mà chúng ta thiết lập cho cuộc sống.

Biến cố bất ngờ quyết định cả cuộc đời đó, đáng cho chúng ta dồn mọi sức lực để lo lắng, chuẩn bị.

Tỉnh thức không những không đồng nghĩa với chểnh mảng, không lưu ý đến, mà nói lên sự thúc giục hãy có được mối thông giao tâm tình với Chúa Ki Tô, một ngày nào đó sẽ " quang lâm " ( parusía ) vinh hiển trở lại trong thế gian để phán xét nhân loại và mỗi người trong chúng ta.

Mối liên hệ thân tình với người là bằng chứng bảo đảm tốt nhứt cho cuộc sống yên lành, để khỏi phải âu lo áy náy " dies illa, dies  irae " ( ngày đó là ngày thịnh nộ ) mà chúng ta phải đương đầu, cho bằng ngày đó là ngày vinh quang " dies gloriae ", kể từ đó được sống hạnh phúc bất diệt với Chúa.

Từ đó chúng ta hiểu được cuộc sống của người tín hữu Chúa Ki Tô là kho tàng, chúng ta đang thu góp, xây dựng hằng ngày. Bởi đó phải ra sức bảo vệ hằng ngày, đừng vì lơ đãng, lợi lộc vui thú chốc lát trần gian mà đánh mất, phá sản đi.

Chúng ta phải biết bảo vệ gia sản đó của người tín hữu Chúa Ki Tô, cuộc sống thân tình với Người, sống trong ơn Chúa,  khỏi bị mất mác, như người chủ nhà bảo vệ tài sản trong nhà của mình:

   - " Nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm đến, hẳn ông sẽ thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu. Anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến " ( Mt 24, 43-44).

Hai câu trích dẫn vừa kể cho thấy đoạn Phúc Âm hôm nay được kết thúc bằng một mệnh đề ở thì mệnh lệnh tính thứ hai: " anh em hãy sẵn sàng ", có liên hệ chặt chẻ với động từ  thứ nhứt, " anh em hãy tỉnh thức ".

Thái độ " tỉnh thức " làm cho chúng ta luôn luôn liên đới với Chúa Giêsu, làm cho Người luôn luôn hiện diện trong chúng ta, biến Người thành động lực để tác động trong cuộc sống.

Thải độ " tỉnh thức " làm cho chúng ta sống với hiện tại, nhưng không phải khiến chúng ta trở thành nô lệ, mà là khiến chúng ta sống trong tâm tình con cái dầu cho bất cứ tình trạng nào có thể thay đổi, chúng ta luôn luôn vẫn sống tình con cái đối với Chúa, thì không có gì phải sợ Chúa đến tối nay hay ngày mai.  

Nếu chúng ta đợi chờ Người với tâm hồn rộng mở và sẵn sàng đón nhận, mỗi người chúng ta là một " Gregoire" .

Thật vậy, động từ " hãy tỉnh thức " ở thì mệnh lệnh tính trong ngôn ngữ Hy Lạp là " gréroréite ", từ đó phát sinh ra danh tánh Gregoire, có nghĩa là " người tỉnh thức ".

Như vậy mỗi người chúng ta là một Gregoire, có nghĩa là luôn luôn thức tỉnh, chăm chú hiểu được và thực hành ý muốn của Chúa, sống trong mối thâm giao Cha con với Chúa.

Thà có được một bình dầu thơm bé nhỏ ý muốn của Chúa, được chúng ta chuyên tâm tìm kiếm và thực hành vời lòng yêu thương  còn có giá trị hơn trăm ngàn lần các lời nói rỗng không vô nghĩa.

Chiếc đèn của cuộc sống chúng ta như vậy sẽ được nuôi dưỡng bằng bằng dầu của đức bác ái được thực hiện bằng động tác, ơn của Chúa Thánh Thần và sức chuyên cần của con người chúng ta.

Cuộc sống đức bác ái được thể hiện bằng động tác, đã được Chúa Giêsu giảng dạy cho chúng ta trước đó, trong Phúc Âm Thánh Matthêu:

   - " Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: " Lạy Chúa ! Lạy Chúa ! là được vào Nước Trời cả đâu ! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. Nhiều người sẽ thưa với thầy rằng: " Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao? Nhưng ta sẽ tuyên bố với họ: " Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khỏi mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác " ( Mt 7, 21-23).

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!