Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (20)


 

NGUYỄN HỌC TẬP


 

Thực hiện sứ mạng đầy cường độ ( Lc 7, 17 - 9, 19 ) ( 4 )


 

i ) Dụ ngôn người gieo giống ( Lc 8, 4-10).

Dụ ngôn người gieo giống là cột trụ lời thuyết giảng của Chúa Giêsu về chủ đề Lời Chúa.

Dụ ngôn không có ý thuyết giải bản tính Lời Chúa là gì, mà là cho thấy tiến trình của Lời Chúa nơi con người và trong lịch sử.

Nhân vật chính của dụ ngôn không phải là người gieo giống, mà người nghe tưởng thấy được lúc khởi đầu,

 

- " Người gieo giống đi ra gieo hạt giống của mình " ( Lc 8, 5), nhưng rồi biến mất dạng sau đó.

Nhân vật chính của dụ ngôn chính là hạt giống, chủ từ của tất cả các động từ được xác quyết sau đó.

Hiểu như vậy, chúng ta thấy được dụ ngôn đặc tâm nói đến hạt giống, chớ không phải chú tâm nói về người gieo giống.

Tuy nhiên tiến trình lịch sử đó được tường thuật lại cho chính người gieo giống, tức là cho những người loan báo Lời Chúa. chớ trước tiên không phải nhằm cho người lắng nghe.

Về những người đón nghe, tức là những loại đất đai khác nhau, nơi hạt giống được rơi xuống, Chúa Giêsu sẽ đề cập kế đến, trong khi được trực tiếp giải thích trong dụ ngôn.

 

Từ sự kiện không được may mắn của người nông dân ( hạt giống ba lần không đem lại được kết quả gì, chỉ có một lần sinh được hoa trái ), chúng ta hiểu được ngụ ý của Chúa Giêsu nói lên tình trạng kém may mắn đó trong dụ ngôn và nói cho các cộng đồng Kitô hữu sau nầy hãy tiếp tục đọc và suy nghĩ:
 

- " có hạt rơi xuống bên vệ đường, người ta dẫm lên và chim trời ăn mất",

- " hạt khác rơi trên đá, và khi mọc lên, lại héo đi vì thiếu ẩm ướt ",

- " hạt khác rơi vào giữa bụi gai, gai cũng mọc lên, làm cho nó chết ngạt " ( Lc 8, 5-7).
 

Nhưng tình trạng bất thành công vừa kể nói lên nhiều khi sự cố gắng, ra công nhọc sức của người gieo giống trở thành vô ích. Thật là tệ trạng thất bại hoàn toàn hay gần như hoàn toàn của Lời Chúa.
 

Người môn đệ đi rao giảng Lời Chúa có thể cảm thấy mất tin tưởng trước những lần không có kết quả đó. Dụ ngôn cho biết những lần thất bại trong việc loan báo Lời Chúa sẽ có chớ không phải không. Nhiều khi những thất bại còn lập đi lập lại nữa, chớ không phải một lần, nhưng Chúa Giêsu cũng bảo đảm rằng một phần của các hạt giống sẽ đem lại hoa trái:
 

- " có hạt lại rơi nhằm đất tốt, và khi mọc lên, nó sinh hoa, kết quả gấp trăm " ( Lc 8, 8 ). 
 

Bởi đó, đứng trước các trở lực, nhiều khi trước cả những thất bại, Chúa Giêsu khuyến dạy nhà truyền giáo, hay người gieo giống, cần phải có đức tin trong chân lý mình rao giảng, và cả lòng tin tưởng vào hiệu lực của những lời đó:
 

Trong phần giải thích được Chúa Giêsu cắt nghĩa cho sau đó ( Lc 8, 11-15), chúng ta có cảm tưởng là lời huấn dụ đã thay đổi hướng, không còn là lời khuyên dặn nên tin tưởng đối với người rao giảng sứ điệp, mà là những lời cảnh tỉnh nói với những kẻ đón nhận.

Lời Chúa rơi vào tâm hồn của con người, gặp phải những bối cảnh khác nhau.

Có những người không đạt được trình độ

Một vài người đón nhận, nhưng không đạt được đến khả năng chấp nhận.

Một vài người khác đón nhận, nhưng rồi không lâu sau đó lại bỏ qua.

Một vài người khác đón nhận, nhưng trong đời sống họ luôn luôn gặp phải bao nhiêu trở lực, khiến cho ảnh hưởng của Lời Chúa trở thành èo uột.

Sau cùng một vài người khác tạo mọi hoàn cảnh thuận tiện, để cho Lời Chúa đầy sức sống nổ tung lên trong cuộc sống và cách hành động của mình.

 

Trong việc chú giải huấn dụ, Thánh Luca không chỉ lập lại những gì được truyền thống ( như trong Phúc Âm Thánh Marco và Matthêu ) cung cấp cho, nhưng ngài còn diễn giải thêm, chú thích khai triển chút ít khắp đó đây. Ví dụ, ngài nhấn mạnh đến ( khác với Thánh Marco và Matthêu ) các cản trở hằng ngày trong việc đón nhận Lời Chúa, chớ không chỉ một đôi khi có thể xảy ra, những cuộc đàn áp ( biến cố bất thường có thể xảy ra ) hay những " cơn đau khổ nặng nề " mà Chúa Giêsu đã đề cập đến và sẽ xảy ra vào thời cánh chung, các chướng ngại đó là những thử thách hằng ngày:

 

- " Hạt rơi vào bui gai: đó là những kẻ nghe, nhưng dọc đường bị những nỗi lo lắng và vinh hoa phú qúy, cùng những khoái lạc cuộc đời làm cho chết ngộp và không đạt tới mức trưởng thành " ( Lc 8, 14).

 

Điều đó cho thấy Thánh Luca đã trải qua những kinh nghiệm còn cay đắng hơn cả những kinh nghiệm của Thánh Marco và Matthêu.

Như vậy nhiều tín hữu lẫn trốn tháo lui khỏi đức tin, bỏ Lời Chúa, không những trong các lúc bị bách hại, mà ngay cả khi phai đối đầu với những vấn đề trong cuộc sống hằng ngày.
 

Dụ ngôn cây đèn ( Lc 8, 16-18).

Những lời nói nầy của Chúa Giêsu, có lẽ là những câu tục ngữ được loan truyền trong dân chúng, được Thánh Luca góp nhặt để đưa vào đoạn liên quan đến chủ đề Lời Chúa. Bởi đó chúng ta nên đọc dụ ngôn nầy trong nhãn quang vùa kể.

Câu nói thứ nhứt, 
 

- " Chẳng ai đốt đèn, rồi lấy hũ che đi, hoặc đặt dưới gầm giường,nhưng đặt trên đế, để những ai đi vào nhìn thấy ánh sáng " ( Lc 8, 16).

 

Có lẽ đây là một lời cảnh cáo đối với các tín hữu Chúa Kitô, hoặc vì lo sợ hoặc cho là vô ích, không dám công cộng tuyên xưng đức tin mình ra. Lời Chúa được phán truyền ra cho tất cả mọi người và ai cũng có thể hiểu được và thấy được hậu quả tốt lành Chúa muốn đem đến cho. Bỏ qua hay che giấu đi là làm cho Lời Chúa mai một vào quên lãng.

Câu nói thứ hai,
 

" Vì chẳng có gì bí ẩn, mà lại không trở nên hiển diện, chẳng có gì che giấu mà người ta lại không biết và chẳng bị đưa ra ánh sáng " ( Lc 8, 17), là câu nói, để nói với những nhóm Kitô hữu tự đóng kín nhóm của mình lại và chỉ biết rao giảng Lời Chúa trong âm thầm riêng tư, chỉ cho những ai mới bắt đầu theo đạo.

Trái lại, Lời Chúa là lời được dành cho tất cả mọi người. Đón nhận được Lời Chúa, người tín hữu Chúa Kitô phải là những nhà truyền giáo, đem Chúa đến cho mọi người.


 

Câu thứ ba, 
 

- " Vậy hãy để ý đến cách thức anh em nghe. Vì ai đã có, thì được cho thêm, còn ai không có, thì ngay cả cái họ tưởng là có, cũng sẽ bị lấy mất " ( Lc 8, 18 ) xác nhận rằng lắng nghe Lời Chúa là con đường cần thiết làm cho đức tin mình lớn lên. Nếu không biết lắng nghe, tất cả rồi sẽ lụng bại, mất dần đi.
 

Gia đình đích thực của Chúa Giêsu ( L 8, 19-21 ).

Trong Phúc Âm Thánh Luca đoạn tường thuật nầy được viết kế tiếp theo lời giảng dạy về thái độ phải có cho việc lắng nghe Lời Chúa.

Chúa Giêsu nói lên những lời trong đoạn tường thuật đang bàn để làm sáng tỏ việc có thể nghi ngờ về sự tương phản giữa Chúa Giêsu và gia đình Người.

Thái độ các thân nhân của Người không có gì làm cho người khác phải nghi ngờ thắc mắc, không có dấu chứng nào cho thấy có thể gây nên hiểu lầm hay bất cứ thái độ khoe khoang tự cao tự đại. Không có dấu chứng nào cho thấy các thân nhân của Chúa Giêsu đặt nặng quá đáng mối liên hệ máu mủ với Người.

Các thân nhân của Người chỉ đến để thăm viếng Người, chớ không hề có thái độ cậy quyền ỷ thể nào cả. Chủ thể được nhắc đến nổi bậc, chính là mẹ Người.

Sự hiện diện đến thăm viếng làm cho Chúa Giêsu có cơ hội liên quan đến quan niệm quan trọng về ai thực sự là thân nhân của Người. Đó là những ai biết lắng nghe và đem ra thực hành Lời Chúa. Và đó mới là những gì cấu tạo nên mối liên hệ máu mủ sâu đậm với Người:

 

- " Mẹ Ta và anh em Ta, chính là những ai nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành " ( Lc 8, 21 ).


 

J ) Cơn biển động bị dẹp yên ( Lc 8, 22-25).

Chủ đề về đức tin vẫn còn được tiếp tục là đề tài chính của đoạn tường thuật Phúc Âm Thánh Luca, nhưng không còn được giải thích dưới hình thức dụ ngôn nữa, mà bằng bốn biến cố chữa trị, nói lên quyền lực của Lời Chúa.

Bằng một tiến trình càng lúc càng tăng cường, Chúa Giêsu cứu thoát con người khỏi từ yếu tố nguy hiềm vật lý bên ngoài ( Lc 8, 22-25 ), đến khỏi quyền lực của ma qủy, khỏi bệnh tất và khỏi cái chết.

Một vài phần của đoạn tường thuật có thể làm cho chúng ta không thể tưởng tượng được. Ví dụ như khó mà tưởng tượng được một người có thể đang nằm ngủ trong lúc biển đang bị bảo táp và chiếc thuyền bị nghiêng ngữa sắp bị chìm:
 

- " Đang khi các ngài đi thuyền, thì Chúa Giêsu thiếp ngủ. Một trận cuòng phong ập xuống hồ; các ngài bị ngập nước và lâm nguy " ( Lc 8, 23). 
 

Dĩ nhiên là các Thánh Tác Giả Phúc Âm không lưu tâm gì đến sự kiện lịch sử chính xác lúc đó, cho bằng ý nghĩa nổi bâc của biến cố: Chúa Giêsu là nguồn giải thoát cho mọi người ngay cả lúc chúng ta đang lâm phải tình trạng tuyệt vọng.
 

Theo quan niệm của truyền thống Thánh Kinh, ra lệnh và bắt buộc biển cả và bảo táp phải tuân hành là uy quyền chỉ có Thiên Chúa mới làm được, bởi đó khiến bảo cho cơn gió và sóng biển phải tuân hành, Chúa Giêsu cho các môn đệ thấy quyền năng Thiên Chúa của Người.

 

Lời trách cứ của Chúa Giêsu,

 

- " Đức tin của anh em ở đâu ? " ( Lc 8, 25 ) biến đổi định hướng của biến cố: không phải để nói lên căn tính Thiên Chúa của Chúa Giêsu, cho bằng là câu nói nhằm vào các môn đệ.

Đức tin của các ngài là đức tin còn đầy yếu ớt và nghi ngờ, còn thiếu kém nghị lực, để giải thoát mình khỏi hoảng sợ, ngay cả những lúc bị khó khăn thử thách nặng nề.

 

Đức tin trưởng thành, trái lại, là lòng tin cậy của những ai cảm thấy mình bền vững như trồng, khi mình đang có Chúa ở bên cạnh, ngay cả trong những lúc khó khăn trọng đại và dường như Chúa đang thiếp ngủ đi.


 

k) Người bị qủy ám ở Gerasa ( Lc 8, 16-39).

Biến cố tường thuật người bị qủy ám được đặt vào vị trí trong đất dân ngoại: miền đất đó không nằm trong lằn ranh giới lãnh thổ Do Thái.

Người bị qủy ám được coi là mẫu gương khởi thủy các người dân ngoại được Chúa Giêsu cứu độ giải thoát cho. Hiểu như vậy, chúng ta hiểu được ý nghĩa tin vui được giải thoát và quyền năng của Thiên Chúa không bị giới hạn trong bất cứ một lằn mức ranh giới lãnh thổ, dân tộc nào.
 

Người bị qủy ám bị coi là người có cách ăn ở bất thường và sống cô đơn, lánh xa mọi giao tiếp với người khác trong xã hội. Đó là dấu chứng cho lãnh vực theo lối sống của Satan. Satan làm cho con người bị tha hoá, mất hết mọi liên hệ giao tiếp như bản tính con người đòi buộc phải có:

 

- " Từ lâu anh ta ( người bị qủy ám ) không mặc áo quần, không ở trong nhà, mà ở trong đám mồ mả " ( Lc 8, 27b).
 

Viết lên điều đó, Thánh Luca có ý cho chúng ta thấy dấu chứng của Nước Thiên Chúa là " thiết lập lại " con người .
 

Đứng trước người được chữa trị, có đầu óc sáng suốt lại bình thường, dân chúng bắt đầu lo sợ, coi Chúa Giêsu như là một niềm hăm doạ nào đó, Người là sự hiện diện làm đảo lộn tình thế, bởi vì sự giải thoát của Người làm cho nạn nhân được trở thành người mới. 
 

Bởi đó, khi bị khước từ, Chúa Giêsu ra đi, không có thái độ hay lời nói nào phản bác lại: 
 

- " Bấy giờ đông đảo dân chúng vùng Gerasa xin Người rời họ, vì họ sợ quá. Bởi đó, Người xuống thuyền trở về " ( Lc 8, 37).

 

Thật là điều bất ngờ: đứng trước Satan, Chúa Giêsu chiến đấu và thắng trận vẻ vang,

 

-" Chúa Giêsu truyền cho thần ô uế xuất ra khỏi người ấy ". ( Lc 8, 29 )nhưng trước sự từ chối của con người, Chúa Giêsu không hề chống đối lại.
 

Chúng ta có thể nghĩ rằng Chúa Giêsu đầy quyền năng, nhưng đồng thời mềm mỏng yếu đuối: Người mạnh dạn đầy quyền năng trước sự dữ, nhưng mềm mỏng trước lòng tự do của con người.
 

Sự kiện lúc đó chưa phải là giờ cho dân ngoại đã đến có lẽ giải thích được tại sao lúc đó Chúa Giêsu chưa muốn người được chữa lành đi theo Người:
 

- " Người được trừ qủy xin được ở với Người. Nhưng Người bảo anh ta về và nói: " Anh cứ về nhà và kể lại mọi điều Thiên Chúa đã làm cho anh " ( Lc 8, 39 ).
 

Như vậy Chúa Giêsu ra đi, nhưng Người để lại một nhân chứng có lý chứng kể lại những gì Chúa Giêsu đã làm cho anh.

Chúa Giêsu ra đi, nhưng ngay cả thái độ khước từ của dân chúng cũng không thể chận đứng được tiến trình của Lời Chúa.



 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!