Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
NGƯỜI SẼ DẪN ANH EM TỚI SỰ TOÀN VẸN


 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( VI C 29 ); ( 26.05.2013); ( Jn 16, 12-15 )

LỄ CHÚA BA NGÔI, NĂM C


 

NGUYỄN HỌC TẬP


 

Phúc Âm hôm nay, Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi, thuật lại cho chúng ta lời Chúa Giêsu hứa lần thứ năm ban Chúa Thánh Thần cho các Môn Đệ, năm lần trong suốt hai chương 14-15 Phúc Âm Thánh Gioan.

 

Và vì là lần hứa chót, nên ngôn từ của Chúa Giêsu cũng long trọng hơn ( climax ascendente) và phận vụ của Chúa Thánh Linh cũng được diễn tả xác thực hơn các lần hứa trước ( Jn 14, 16-17; 14, 25-26; 15, 25-27; 16, 7-11).

 

Phận vụ của Chúa Thánh Thần được mô tả trong Phúc Âm hôm nay là làm cho đời sống Ki Tô hữu phát triển viên mãn, thông hiệp và vinh danh trọn vẹn mầu nhiệm Chúa Ki Tô:

 

- " Khi nào Thánh Thần sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự toàn vẹn…Người tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em. Mọi sự của Chúa Cha đều là của Thầy. Vì thế, Thầy đã nói: Người lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em " ( Jn 16, 13-15).

 

" Người sẽ dẫn anh em tới sự toàn vẹn ". Một phận vụ như vậy, chắc chắn không ai có thể chu toàn được, nếu người có phận sự để chu toàn không phải là " Thánh Thần của chân lý " hay " Thánh Thần của chân lý phát xuất từ Chúa Cha " ( Jn 16, 26).

 

Khi Chúa Thánh Linh, " Thánh Thần của chân lý " đến, Người sẽ dạy dỗ các Môn Đệ thấu hiểu trọn vẹn mầu nhiệm về Chúa Giêsu, mà chính Chúa Giêsu cũng không thể dạy hết cho các Môn Đệ, bởi lẽ chưa được Chúa Thánh Thần soi sáng cho, các Ngài chưa có khả năng hiểu biết nỗi:

 

- " Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ , anh em không chịu nỗi gánh nặng " ( Jn 16, 12).
 

Và đối với Thánh Gioan, chân lý mà các tín hữu Chúa Ki Tô được Chúa Thánh Linh hướng dẫn đến sự hiểu biết toàn vẹn không phải là chân lý siêu hình của triết học, chân lý nội tại của Ba Ngôi Thiên Chúa, mà là sự thật liên hệ mật thiết với Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, nhập thể và liên quan đến biến cố cứu rỗi cho nhân loại, như Ngài đã viết ra trong Lời Tựa Phúc Âm:

- " Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy ân sủng và chân lý " ( Jn 1, 14).
 

a ) " Khi nào Thánh Thần sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự toàn vẹn ".

 

Điều đó có nghĩa là cho đến lúc nào Chúa Thánh Thần chưa đến, không ai có thể hướng dẫn người Ki Tô hữu đến sự hiểu biết toàn vẹn chân lý về Chúa Ki Tô.

 

Đó là những gì đã xảy ra trước biến cố Phục Sinh. Chúa Giêsu chưa sống lại, chưa về cùng Chúa Cha, các Môn Đệ chưa được Chúa Giêsu ban cho Chúa Thánh Thần và do đó chưa hiểu biết trọn vẹn mầu nhiệm cứu rỗi của Ngài:

 

- " Song Thầy nói thật với anh em: Thầy ra đi, thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy ra đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em " ( Jn 16, 7).

 

Và đó là những gì đã xãy ra trước Phục Sinh:

 

- " Vậy, khi Người từ cỏi chết trỗi dậy, các Môn Đệ nhớ lại Người đã nói điều đó. Các Ngài tin vào Thánh Kinh và vào lời Chúa Giêsu nói với Ngài " ( Jn 2, 22).

 

� Lúc đầu các Môn Đệ không hiểu những điều ấy. Nhưng sau khi Chúa Giêsu được tôn vinh, các Ngài mới nhớ lại Thánh Kinh đã chép những điều đó về Người , và dân chúng đã làm cho Người y như vậy� ( Jn 12, 16).

 

- " Thật vậy, trước đó hai ông chưa hiểu rằng: Theo Thánh Kinh, Chúa Giêsu phải trỗi dậy từ cỏi chết. Sau đó các môn đệ lại trở về nhà mình " ( Jn 20, 9-10).

 

Như vậy, không có Chúa Thánh Thần được Chúa Giêsu ban cho, chúng ta không thể hiểu được chân lý về Chúa Giêsu và về ơn cứu rỗi của Người, vì chúng ta chưa được " dẫn anh em tới sự toàn vẹn ".


 

b) Nói cho chúng ta biết phận vụ của Chúa Thánh Thần là " dẫn dắt anh em tới sự toàn vẹn ", chắc chắn Chúa Giêsu muốn nói cho chúng ta biết Chúa Thánh Thần, sau biến cố Phục Sinh của Người, sẽ tiếp tục phận vụ dẫn dắt các Ki Tô hữu " tới sự toàn vẹn ", như Thiên Chúa đã dẫn dắt dân Người trong Cựu Ước, từ lúc Xuất Hành cho đến lúc vào Đất Hứa:

 

- " Nhưng sở hữu của Đức Chúa chính là dân Chúa, nhà Giacob là cơ nghiệp của Người. Gặp thấy chúng giữa miền hoang địa, giữa cảnh hôn mang đầy tiếng hú rợn rùng, Chúa ấp ủ, Chúa lo dưỡng dục, luôn giữ gìn chẳng khác nào con ngươi mắt Chúa " ( Dt 32, 10).

 

- " Thánh Thần Thiên Chúa đã đưa họ về chốn nghỉ ngơi, như bò dê đi xuống thung lủng. Người đã dẫn dắt đoàn dân Người như thế đó, để danh Người được vinh hiển lẫy lừng� ( Is 63, 14).

- " Xin Chúa dẫn con đi theo chân lý của Ngài, xin bảo ban đây đó, vì chính Ngài là Đấng Cứu Độ con� ( Ps 25, 5).

 

Thiên Chúa luôn luôn dẫn dắt những ai theo Người trong Cựu Ước cũng như trong Tân Ước và trong Giáo Hội, bằng lời của các ngôn sứ, bằng lời nói và hành động của Chúa Giêsu, bằng cách hành xử của Chúa Thánh Thần.


 

c ) Một đặc tính khác trong phận vụ của Chúa Thánh Thần cũng được Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta, đó là Chúa Thánh Thần là Đấng đã lắng nghe, nhận lãnh, gìn giữ và truyền lại những gì Chúa Giêsu đã dạy chúng ta, một cách trung thực:

 

- " Khi nào Thánh Thần sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người đã nghe. Người sẽ nói lại và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xãy đến " ( Jn 16, 13).

 

Vì là " Thánh Thần sự thật ", Người truyền lại một cách trung thực và vô vị lợi. Chúa Thánh Thần hành xử như " một Chúa Giêsu khác ", giống như phương thức hành xử của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha:

 

- " Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người� ( Jn 4, 34).

 

- " Tất cả những người Chúa Cha ban cho Ta đều sẽ đến với Ta, và ai đến với Ta, Ta sẽ không loại ra ngoài., vì Ta từ trời xuống, không phải để làm theo ý Ta, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai Ta " ( Jn 6, 37-38),

- " Nhưng Đấng đã sai Ta là Đấng chân thật; còn Ta, Ta nói lại cho thế gian những điều Ta đã nghe Người nói " ( Jn 8, 26).

 

Và Chúa Cha cũng không hành xử có lợi trực tiếp cho mình bằng cách mạc khải chính mình, mà qua Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần.

 

Do đó nhà thần học nổi danh von Balthasar cho rằng đặc tính bất vụ lợi chính là đặc tính của Thiên Chúa Ba Ngôi.


 

d ) Trong các lời hứa ban Chúa Thánh Linh trong suốt các chương 14-16 của Phúc Âm Thánh Gioan, Chúa Giêsu lập đi lập lại nhiều lần là chính Chúa Thánh Thần sẽ tôn vinh Người:

 

" Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em " ( Jn 16, 14).

 

Động từ " loan báo " ( hy ngữ: ananghello) hàm chứa không những các điều đã nhận được để báo lại, mà còn những yếu tố mới mẻ.

Loan báo lại , trước hết có ý nghĩa là lập lại, nói lại một lần nữa những gì đã nhận được trước đó. Đó là những gì xác nhận của nhà thần học Pháp Quốc X. Léon - Dufour :

 

- " Người loan báo lại không phải là tác giả của những gì phải loan báo, mà là nói lại những gì đã nhận được trước đó ".

 

Nhưng nhận được từ Chúa Giêsu những gì liên quan đến việc làm và con người của Người, Chúa Thánh Thần không phải chỉ dạy bảo cho chúng ta bằng cách lập lại một cách trung thực, mà còn mạc khải cho chúng ta những gì liên hệ hàm chứa dưới khía cạnh nhân loại của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha và những liên hệ nhân loại trong tình anh em giữa Ngài với chúng ta.

 

Không ai hiểu Chúa Giêsu hơn Chúa Thánh Thần, " Thánh Thần của sự thật ", nên chỉ có Chúa Thánh Thần mới có thể " hướng dẫn anh em tới sự toàn vẹn ", một sự hiểu biết mới, hoàn hảo trong ánh sáng Phục Sinh về những lời dạy và việc làm của Chúa Giêsu, hiểu biết mới những trang Cựu Ước được ánh sáng Phục Sinh chiếu rọi và nhờ Thánh Kinh để hiểu biết toàn vẹn hơn về Chúa Giêsu và ơn cứu rỗi của Người.
 

e ) " Người sẽ nói lại và báo cho anh em biết những điều sẽ xãy ra " ( Jn 16, 13b).

 

Lời nói đó của Chúa Giêsu không phải để quảng cáo Chúa Thánh Thần có tài nói tiên tri, " làm thầy bói ", xem chỉ tay, đoán vận mạng, tiền tài, tình duyên.

 

Cùng với những gì liên hệ đến Chúa Cha, Chúa Giêsu, đến Thánh Kinh và phẩm giá con người , chương trình cứu rỗi được thực hiện cho con người, Chúa Thánh Thần cũng dạy bảo và dẫn dắt người tín hữu điều gì phải nghĩ đến, phải làm và thời điểm phải thực hiện để sống liên kết với Chúa và làm chứng cho đức tin của mình, để truyền bá đức tin cho anh em, cũng như để bênh vực đức tin:

 

- " Khi nguời ta điệu anh em đi nộp, thì anh em đừng lo trước phải nói gì, nhưng giờ đó, Thiên Chúa cho anh em biết điều gì, thì hãy nói điều đó: thật vậy, không phải anh em nói, mà là Thánh Thần nói " ( Mc 13, 11).

 

f ) " Người sẽ tôn vinh Thầy, vì sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em " ( Jn 16, 14).

 

Chúa Thánh Thần tôn vinh Chúa Giêsu, làm cho người tín hữu ý thức được kho tàng vô giá mà họ đã nhận được, cho họ biết được Chúa Giêsu là ai, Đấng đã nói với họ:

 

- " Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại trong người ấy " ( Jn 14, 23).

 

Như vậy, người tín hữu Chúa Ki Tô, " yêu mến Thầy ", sống trong ân sủng, là người có cả một kho tàng thiên quốc đang ở trong họ, Chúa Ba Ngôi đang ngự trong tâm hồn họ: họ đang sống cuộc sống thiên đàng nơi trần thế.

 

Chúa Giêsu đang ở với họ là Đấng mà Thánh Gioan đã nói:

 

- " Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và chân lý " ( Jn 1, 14 ).

 

Qua những gì chúng ta đã suy niệm ở trên, chúng ta có thể rút ra những kết luận cho cuộc sống:

 

1) " Khi nào Thánh Thần đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn ".

 

Cuộc sống Ki Tô hữu không phải là cuộc sống " tự lực cánh sinh " ( self- service ), tự mình năng nổ, ra sức, suy nghĩ và thực hiện.

 

Người Ki Tô hữu là người đi dưới ánh sáng hướng dẫn và che chở của Đấng Bảo Trợ Khác (állos parákletos), ngoài ra Chúa Giêsu là Mục Tử luôn luôn bênh vực đàn chiên mình. Người là Thánh Thần của sự thật, đến từ Chúa Cha toàn năng, nên chúng ta chắc chắn được Người dẫn đến sự thật toàn vẹn.

 

Đó là những gì Chúa Giêsu đã hứa với chúng ta, và là lý chứng niềm tin mãnh liệt của người Ki Tô hữu, mỗi khi chúng ta gặp khó khăn trong cuộc sống, nhứt là cuộc sống nhân chứng cho đức tin Ki Tô giáo, chỉ cần chúng ta biết hướng về Chúa Thánh Thần và cầu xin Người.

 

2 ) " Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em ".

 

Chúa Thánh Thần không hiện ra, không " mớm ý " cho chúng ta những gì không phải của Chúa Giêsu, không thuộc về Chúa Giêsu.

 

Hiểu được như vậy, chúng ta tránh được các mơ tưởng viễn vong cũng như những lời khuyến dụ của tiên tri giả.

 

Chúa Thánh Thần dạy chúng ta những gì Chúa Giêsu đã dạy chúng ta trong Thánh Kinh và qua các vị đại diện của Ngài trong Giáo Hội.


 

3 ) Chúa Giêsu là kho tàng vô giá mà chúng ta nhận được. Có Chúa Giêsu là có cả Thiên Chúa Ba Ngôi đang ngự trong tâm hồn, là bảo chứng cho đời sống hạnh phúc bất diệt.

 

Đời sống hạnh phúc bất diệt đó, chúng ta được chính Chúa Giêsu xác quyết là chúng ta sẽ đạt được, vì chính Người bảo đảm cho chúng ta:

 

- " Chiên của Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng biết Ta. Ta ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay Ta. Cha Ta, Đấng ban chúng cho Ta, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha. Ta và Chúa Cha là Một " ( Jn 10, 27- 30 ).
 

Và trong cuộc sống thường nhật, chúng ta có Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo Trợ Khác, Thánh Thần của sự thật, đến từ Chúa Cha, bảo đảm và hướng dẫn chúng ta � đến sự thật toàn vẹn�.

 

Cuộc sống người tín hữu Chúa Ki Tô hữu là vậy!


 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!