Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
NGUỜI LÀ THÁNH THẦN CHÂN LÝ


 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV C 28 ); ( 19.05.2013 ); ( Jn 14, 15-16.23b-26 )

CHÚA NHẬT LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG, NĂM C


 

NGUYỄN HỌC TẬP

 

Phúc Âm Thánh Gioan là Thủ Bản của Khoa Ki Tô Luận ( Christologia), mọi đề tài được lược thuật đều quy hướng về Chúa Giêsu, từ nguồn gốc và bản tính của Chúa Giêsu:

 

- "Từ nguyên thuỷ đã có Ngôi Lời; Ngôi Lời vẫn ở nơi Thiên Chúa và Ngôi Lời là Thiên Chúa " ( Jn 1, 1),

 

Từ thực tại Chúa Giêsu là sự sống của mọi tạo vật:

 

- " Người là sự sống của mọi tạo vật và sự sống là ánh sáng cho nhân loại " ( Jn 1, 3b), đến việc Chúa Giêsu đến để soi sáng và đem lại đời sống vĩnh cữu cho thế gian:

 

- " Ngôi lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người� ( Jn 1, 9), và đem đến địa vị con Thiên Chúa cho mọi người:
 

- " Còn những ai tiếp nhận, tức là tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa " ( Jn 1, 12), và cùng với Người được tham dự vào vinh quang của Chúa Cha ban cho Người:

 

- " Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy ân sủng và chân lý " ( Jn 1, 14b).


 

A - Nếu mọi đề tài đều được Thánh Gioan viết quy hướng về Chúa Giêsu như vừa kể, thì trong suốt Phúc Âm của Ngài, Chúa Giêsu là Đấng loan báo để chuẩn bị và ban cho chúng ta Chúa Thánh Linh, Đấng Bảo Trợ và Thầy dạy dỗ, để bênh vực và hướng dẫn người tín hữu Chúa Ki Tô trong cuộc sống tiến về Nước Trời.

 

Duờng như trong suốt cuộc đời trần thế của Người, không có mấy khi mà không có tác động của Chúa Thánh Linh liên hệ.

 

Ngay từ lúc khởi đầu cuộc đời công cộng, Chúa Thánh Thần tác động liên hệ trong cuộc đời Chúa Giêsu được Thánh Gioan Tẩy Giả là nhân chứng xác nhận cho mọi người:

 

- " Ông Gioan làm chứng: tôi đã thấy Thánh Thần tựa chim bò câu từ trời xuống ngự trên Người. Tôi không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: " Ngươi thấy Thánh Thần ngự xuống trên ai, thì chính người đó là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần. Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn " ( Jn 1, 32-34).

 

Và rồi chính Thánh Gioan , tác giả Phúc Âm, cũng đứng ra làm chứng Chúa Giêsu trao lại Thánh Thần khi Ngài tắt thở:

 

- " Người ta lấy miếng bọt biển để thấm giấm, buộc vào một nhánh hương thảo, rồi đưa lên miệng Người. Nhấp xong, Chúa Giêsu nói: Thế là hoàn tất! Rồi Người gục đầu xuống và trao cho Thánh Thần " ( Jn 19, 29-30), cũng như lúc Chúa Giêsu thổi hơi trên các Môn Đệ, ban cho các Vị Chúa Thánh Thần trong niềm hân hoan Phục Sinh:

 

- " Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và phán: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ " ( Jn 20, 22-23).
 

Ngoài ra trường hợp ở hai cực điểm , tử nạn và phục sinh, của cuộc đời Chúa Giêsu, trong đó các cử chỉ của Chúa Giêsu là cử chỉ thụ động, đối với Chúa Thánh Thần. Trong các biến cố khác, cử chỉ của Ngài trở nên tích cực hơn, nhứt là trong lúc thốt lên những lời cáo biệt.

 

Chúa Giêsu dạy các Môn Đệ nhiều chi tiết hơn về chức năng và nhiệm vụ của Chúa Thánh Linh, được quy tóm trong 5 lời huấn dụ:

 

a ) " Thầy sẽ xin Cha Thầy và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến và ở với anh em luôn mãi. Đó là Thánh Thần của chân lý, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em, anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa và ở trong anh em " ( Jn 14, 16-17).

 

b ) " Các điều đó Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em. Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em " ( Jn 14, 25-26),
 

c ) " Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thánh Thần của sự thật, phát xuất từ nơi Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy " ( Jn 15, 6 ),

d ) " Song Thầy nói thật với anh em: Thầy ra đi thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy ra đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em " ( Jn 16, 7 ).

e ) " Khi nào Thánh Thần sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự toàn vẹn…Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em " ( Jn 16, 13-14).
 

Những huấn dụ trên là những lời tiên báo về Chúa Thánh Thần, Đấng sẽ can thiệp và làm hoàn hảo công trình cứu rỗi của Chúa Giêsu, sau khi Người được vinh quang, đánh dấu thời điểm mới, thời điểm sau biến cố Phục Sinh, thời điểm của Chúa Thánh Linh, năng động trong Giáo Hội và trong lòng mọi tín hữu Chúa Ki Tô:

 

� Như Kinh Thánh đã nói: " Từ lòng Người sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống: Chúa Giêsu muốn nói về Thánh Thần mà những kẻ tin vào Người sẽ được lãnh nhận� ( Jn 7, 38-39).

 

Và chính nhờ Chúa Thánh Thần mà những ai theo Chúa Giêsu được Ngài ban cho ơn thông hiểu Thánh Kinh:

 

- " Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Thánh Kinh " ( Lc 24, 45).
 

Điều mà trước đó, trước khi được ban cho Chúa Thánh Thần các ông không hiểu:

 

- " Vậy khi Người từ cỏi chết trỗii dậy, các Môn Đệ nhớ lại Người đã nói điều đó. Họ tin vào Kinh Thánh và lời Chúa Giêsu đã nói " ( Jn 2, 22),

 

- " Lúc đầu các Môn Đệ không hiểu những điều ấy. Nhưng sau khi Chúa Giêsu được tôn vinh, các ông mới nhớ lại là Thánh Kinh đã chép những điều đó về Người, và dân chúng đã làm y như vậy " ( Jn 12, 16),

 

- " Thật vậy, trước đó các ông chưa hiểu: theo Thánh Kinh, Chúa Giêsu phải trỗi dậy từ cỏi chết. Sau đó, các ông lại trở về nhà mình " ( Jn 20, 9-10).

 

Như vậy Chúa Thánh Thần ở một vị thế hết sức quan trọng trong công cuộc cứu rỗi của Chúa Giêsu, " mở trí cho các ông hiểu Thánh Kinh ", làm cho hình ảnh Chúa Giêsu luôn hiện diện nơi các Môn Đệ, qua những gì Chúa Giêsu đã nói và đã làm, theo ánh sáng Thánh Kinh đã viết về Ngài, mà " trước đó các ông chưa hiểu ".


 

B ) Chúa Giêsu nói về Chúa Thánh Thần như là một Đấng Bảo Trợ Khác ( Alter Paraclitus) hay là Thánh Thần của chân lý: Thánh Thần là Đấng ban cho chúng ta và dạy dỗ chúng ta về sự thật của Chúa Giêsu:

 

- " Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác. Đó là Thánh Thần của sự thật…Người luôn ở giữa và ở trong anh em " ( Jn 16, 13).
 

Trước hết trong câu Phúc Âm vừa kể của Thánh Gioan, ai đọc bản văn Hy Lạp, sẽ thấy Thánh Gioan dùng nhân xưng đại danh từ ( pronom personel) sai văn phạm. Nhưng chắc chắn Ngài dùng sai văn phạm một cách cố ý để nói lên vai trò sống động của Chúa Thánh Thần. Bởi lẽ Thánh Thần ( tò pneuma ) trong tiếng Hy Lạp thuộc giới trung tính ( neutre), trong khi đó thì Thánh Gioan dùng nhân xưng đại danh từ " Người " ( ekeinos), trong câu ," Người luôn ở giữa và ở trong anh em ", là đại danh từ thuộc giống nam tính ( masculin).

 

Cũng vậy trong các câu:
 

- " Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Cha Thầy, �Người� ( ekeinos) là Thánh Thần sự thật, phát xuất từ nơi Chúa Cha. �Người� sẽ làm chứng về Thầy " ( Jn 15, 26).

 

� Khi nào Thánh Thần sự thật đến, " Người " ( ekeinos) sẽ dẫn anh em tới sự toàn vẹn� ( Jn 16, 13 ).
 

Những trường hợp lỗi văn phạm rất có ý nghĩa, không bị trừ điểm lỗi văn phạm, mà còn đáng được tha thứ và đáng khuyến khích!
 

Trong lời hứa ban Chúa Thánh Linh cho các Môn Đệ: " Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em " ( Jn 14, 17), Chúa Giêsu không có ý đề cập đến nhiệm vụ của Chúa Thánh Thần cho bằng sự hiện diện của Người nơi các Môn Đệ và trong các Môn Đệ.

 

Sự hiện diện " ở giữa và ở trong " người tín hữu Chúa Ki Tô đó, dành riêng cho người tín hữu, thế gian không thể hiểu được: " Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng không biết Người. Còn anh em, anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa và ở trong anh em� ( Jn 14, 16-17).

 

Ở một lần khác hứa với các Môn Đệ, Chúa Giêsu gọi Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ khác:
 

- " Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em Đấng Bảo Trợ khác. Đó là Thánh Thần của sự thật " ( Jn 16, 13).
 

Như vậy, người tín hữu Chúa Ki Tô có hai Đấng Bảo Trợ: Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần.

 

Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo Trợ khác cũng có cùng nhiệm vụ như Chúa Giêsu đối với những ai là môn đệ Ngươi, tuy thời gian và phương thức bảo trợ có khác. Chúa Thánh Thần tiếp nối những gì Chúa Giêsu đã thực hiện, sau khi Chúa Giêsu " được rước lên trời " ( Lc 24, 51):
 

- " Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em "�(Jn 16, 14).

 

Chúa Giêsu là Đấng Bảo Trợ cho các tín hữu Người. Người dạy dỗ họ và là Đấng Cứu Thế, đem đến cho họ ơn cứu chuộc. Người không phải chỉ là Đáng Tiền Hô, dọn đường cho Chúa Thánh Thần.

 

Vai trò của Chúa Thánh Thần như vai trò của Chúa Giêsu, nhưng khác trong thời điểm. Và do đó cũng khác trong phương thức hành động. Người được sai đến để biến sự khiếm diện vật chất của Chúa Giêsu, sau khi Ngài về cùng Chúa Cha, thành sự hiện diện mới " trong Thánh Thần ", để các Môn Đệ và những ai theo Người khỏi côi cút như Chúa Giêsu đã hứa:
 

- " Thầy không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em " ( Jn 14, 18).
 

Hoạt động của Chúa Thánh Thần là Bảo Trợ và dạy bảo, hướng dẫn các tín hữu:

 

- " Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em " ( Jn 14, 26).

 

" Dạy bảo anh em mọi điều " là động tác mạc khải cho các tín hữu hình ảnh hoàn hảo của Chúa Giêsu, Chúa Thánh Thần bênh vực và bảo đảm cho các tín hữu khỏi những hiểu biết thiếu sót về Chúa Giêsu.

 

" và làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em " không những là động tác nhắc lại những gì bị quên lãng , mà còn là sáng tạo những hiểu biết mới, trong hoàn cảnh mới, ngay cả trong nghịch cảnh, những gì Chúa Giêsu đã giảng dạy và thực hiện để có thể áp dụng.

 

Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ, ( hy ngữ: paràkletos ) , với nhiệm vụ para-kalèo, ad vocatus), là luật sư bênh vực cho người tín hữu trước nghịch cảnh:
 

- " Khi nguời ta điệu anh em đi nộp, thì anh em đừng lo trước phải nói gì, nhưng trong giờ đó, Thiên Chúa cho anh em biết điều gì, thì hãy nói điều đó: thật vậy, không phải anh em nói, mà là Thánh Thần nói " ( Mc 13, 11).

 

Và nhứt là nhờ Chúa Thánh Thần dạy bảo và hướng dẫn, người tín hữu Chúa Ki Tô biết được cuộc sống liên kết thân tình giữa họ, Chúa Cha và Chúa Giêsu:

 

- " Ngày đó anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy và Thầy ở trong anh em " ( Jn 14, 20).

 

Cuộc sống thân tình đó của người tín hữu với Chúa Cha và Chúa Giêsu, được Chúa Thánh Thần làm cho họ ý thức, vì chính Ngài sống ở nơi họ và trong họ:

 

- " Đó là Thánh Thần sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em, anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa và ở trong anh em� ( Jn 14, 17).

 

Đó là cuộc sống ân sủng tuyệt diệu của người Ki Tô hữu. Đới sống Ki Tô hữu không phải chỉ gồm tóm những hiểu biết và tuân giữ một loạt những giới răn cấm đoán " không được làm " một cách sợ sệt như người nô lệ, mà là cuộc sống thân tình trong Chúa Ba Ngôi, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, được Chúa Thánh Thần sống trong họ và làm chứng cho họ.

Đó là những gì Thánh Phaolồ viết cho các tín hữu Galati:
 

- " Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Chúa Giêsu sống trong tôi " ( Gal 2, 20).

 

Có Chúa Ba Ngôi trong tâm hồn, người tín hữu Chúa Ki Tô đang sống cuộc sống thiên đàng ngay giữa trần gian, với Chúa Thánh Thần là Bảo Trợ, Thầy dạy và hướng dẫn.




 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!