Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
BẤY GIỜ NGƯỜI MỞ TRÍ CHO CÁC ÔNG HIỂU THÁNH KINH .

 
 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV C 27 ); ( 12.05.2013 ); ( Lc 24, 46-53 )

LỄ CHÚA THĂNG THIÊN, NĂM C


 

NGUYỄN HỌC TẬP


 

A - Có lẽ để tránh cho bài đọc quá dài trong Thánh Lễ, Thánh Bộ Phụng Vụ đã cắt đi hai câu rất có ý nghĩa để hiểu được đoạn Phúc Âm hôm nay.

Đó là hai câu ( Lc 24, 44-46), chúng ta thử đặt lại vào văn mạch toàn bộ để tìm hiểu ý nghĩa sâu sắc mà Thánh Luca muốn chuyển đến chúng ta trong đoạn Phúc Âm:

 

- " Rồi Người phán: Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Moisen, các sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy, đều phải được ứng nghiệm. Bây giờ Người mở trí cho các ông hiểu Thánh Kinh và Người phán: Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki Tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cỏi chết sống lại " ( Lc 24, 44-46).
 

Hai câu Phúc Âm vừa kể thuật lại cho chúng ta biết nền tảng của cuộc sống và sứ mạng người Ki Tô hữu: Chúa Giêsu Phục Sinh ban cho Giáo Hội vừa mới khai sinh Chúa Thánh Linh để được soi sáng thấu hiểu Thánh Kinh, nền tảng chương trình và phương thức cứu rỗi của Thiên Chúa đối với nhân loại:

 

- " Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Thánh Kinh " ( Lc 24, 45).

 

Bởi vì Thánh Kinh không những đề cập cho chúng ta về Chúa Giêsu, mà còn nói đến Chúa Cha , phẩm giá con người và chương trình an bài của Chúa Cha để cứu rỗi con người chúng ta, sau những gì bất hạnh xảy ra với nguyên tội:

 

- " Có lời Thánh Kinh chép rằng: Đấng Ki Tô phải chịu khổ hình rồi ngày thứ ba từ cỏi chết sống lại; phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội " ( Lc 24, 46-47).

 

Món quà tặng vừa kể mà Chúa Giêsu Phục Sinh ban tặng cho Giáo Hội tiên khởi của Ngài,
 

- " Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Thánh Kinh ", đã được các thiên thần đề cập đến với các phụ nữ bên ngôi mộ trống:

 

- " Sao các bà lại tìm Người Sống giữa kẻ chết. Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Galilea, là Con Người phải bị nộp vào tay phường tội lỗi, và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ ba sống lại " ( Lc 24, 5-7).

 

Rồi Chúa Giêsu Phục Sinh cũng đã đề cập đến với hai Môn Đệ Emmaus bằng cách vừa trách cứ vừa giải thích cho trí nhớ kém cỏi và chậm hiểu những gì Người đã nói với các ông:
 

- " Anh em chẳng hiểu gì cả! Lòng trí anh em thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ. Nào Đấng Ki Tô chẳng phải chịu khỗ hình như thế, rồi mới vào vinh quang của Người sao? Rồi bắt đầu từ ông Moisen và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong cả Sách Thánh " (Lc 24, 25-27).

 

Món quà tặng đã được đề cập đó, chính trong Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu trao tặng cho các Môn Đệ, cho Giáo Hội vừa mới khai sinh của Người và cho chúng ta con cái được sinh ra trong Giáo Hội:

 

- " Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Thánh Kinh " ( Lc 24, 45).

 

Và chính Chúa Giêsu , hơn ai hết, không những là người có thể chú giải Thánh Kinh cho các Môn Đệ hiểu, như đã giải thích cho các Môn Đệ Emmaus, mà còn chính là người đứng ra thực hiện hoàn tất những gì Thánh Kinh đã viết ra phải được thực hiện:

 

- " Khi còn ở với anh em, Thầy đã nói với anh em rằng tất cả những gì sách luật Moisen, sách các Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm " ( Lc 24, 44).

 

Như vậy chỉ sau khi nhận được từ Chúa Giêsu Phục Sinh ơn được "mở trí cho các ông hiểu Thánh kinh " và được soi sáng bởi Thánh Kinh, Giáo Hội mới có khả năng rao giảng Phúc Âm, làm chứng về Chúa Giêsu:

 

- " Chính anh em là chứng nhân những điều nầy " ( Lc 24, 48), để hướng dẫn mọi người đến ơn cứu rổi:

 

- " Phải nhân danh Thầy mà giảng dạy cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội " ( Lc 24, 47).

 

Không có ơn được " mở trí cho các ông hiểu Thánh Kinh " mà Chúa Giêsu Phục Sinh trao cho trong Phúc Âm hôm nay, Thánh Phaolồ tốn công sức rao giảng như người lực sĩ múa máy vô ích trong hí trường và chính Thánh Phêrô và Thánh Gioan , sau khi thấy những gì đã thấy trong ngôi mộ trống, mặc dầu " ông đã thấy và tin " ( Jn 20,8), cũng lại lủi thủi trở về nhà:

 

- " Thật vậy, trước đó hai ông chưa hiểu rằng: Theo Thánh Kinh, Chúa Giêsu phải trỗi dậy từ cỏi chết. Sau đó các ông lại trở về nhà mình " ( Jn 20, 9-10).
 

Thay vì có khả năng rao giảng và nhân chứng cho Chúa Giêsu.


 

B - Và cũng có lẽ là tiến trình tự nhiên của biến cố, sau khi Chúa Giêsu trao tặng cho các Môn Đệ món quà cuối cùng, món quà được " mở trí cho các ông hiểu Thánh Kinh ", cũng như những lời dặn cuối cùng,
 

- " Phần Thầy, Thầy sẽ gởi cho anh em những điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống " (Lc 24, 49),

 

Chúa Giêsu mới từ giả các Môn Đệ để về cùng Chúa Cha:
 

- " Và đang khi chúc lành thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời " ( Lc 24, 51).

 

Nhưng có lẽ cũng là tiến trình Thánh Luca muốn ngụ ý thuật lại cho chúng ta để hiểu biết tầm quan trọng của biến cố Chúa Giêsu Thăng Thiên hôm nay: không có ơn được thấu hiểu Thánh Kinh và không được Chúa Thánh Thần ở trong chúng ta và soi sáng cho, chúng ta không thể hiểu được ý nghĩa sâu thẩm của biến cố Lễ Thăng Thiên.

 

Dùng từ ngữ Lễ Thăng Thiên ( Ascensio in coelum), chúng ta dùng để diễn tả quang cảnh huy hoàng với ánh sáng chọi lọi vinh hiển của biến cố, như các Môn Đệ lúc đó:

 

- " Bấy giờ các ông bái lạy Người, rồi trở về Giêrusalem, lòng đầy hoan hỷ, và hằng ở trong Đền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa " ( Lc 24, 52).

 

Chúng ta có lý dùng từ ngữ Lễ Thăng Thiên để biến cố vinh quang và niềm hoan hỷ của chúng ta tham dự vào vinh quang của Chúa Giêsu lên trời.

 

Nhưng chúng ta đừng quên một ý nghĩa khác cũng rất quan trọng được diễn tả bằng từ ngữ Chúa Giêsu được rước lên trời ( Assumptio in coelum), được Thánh Luca nói đến trong Phúc Âm hôm nay:

 

- " Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được rước lên trời " ( Lc 24, 51).

 

Trong Thánh Kinh và nhiều lần trong Phúc Âm nói riêng, vì lòng tôn kính Thiên Chúa, nên khi đề cập đến tác động của Người, các tác giả thường dùng động từ ở thể thụ động ( temps passif ) , " được đem lên trời ".

 

Dĩ nhiên khi đọc, chúng ta sẽ tự hỏi: " được ai rước lên trời? ".

 

Và câu trả lời sẽ không có gì khác hơn là " được Chúa Cha rước lên trời " ( a Padre assumptus in coelum).

 

Hiểu được như vậy trong ngôn từ Phúc Âm và trong ngôn từ của Thánh Luca ở đây, chúng ta sẽ thấy rằng Lễ Thăng Thiên không phải chỉ để nói lên một biến cố huy hoàng, nhưng rồi biến mất đi sau đó, như để đánh dấu một giai đoạn dài mất tâm tích của Chúa Giêsu, mà là nói cho chúng ta sứ mạng của Chúa Giêsu đã hoàn tất và nhân loại chúng ta cũng được dự phần vào vinh quang của Ngài.

 

Động từ ở thể thụ động nói lên động tác của Chúa Cha, " Chúa Giêsu được Chúa Cha rước lên trời" : Chúa Cha vinh thăng Chúa Giêsu trên thiên quốc.

 

Lễ Thăng Thiên là niềm an ủi lớn lao cho nhân loại chúng ta, bởi vì Thiên Chúa luôn luôn trung thành đối với những gì Người đã hứa. Người đã khởi công cứu chuộc chúng ta bằng việc sai Chúa Giêsu đến với chúng ta. Giờ đây, Chúa Giêsu đã trung thành hoàn tất công cuộc cứu rỗi của Ngài. Chúa Cha vinh thăng Ngài và chúng ta cũng sẽ được Chúa Cha đem lên trời ( assumpti in coelum) nhân danh Chúa Giêsu:

 

- " Phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu tử Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội " ( Lc 24, 47) .

 

Ngoài ra Chúa Giêsu được Chúa Cha đem lên trời với cả bản tính nhân loại của Người. Vinh danh Chúa Giêsu với cả bản tính nhân loại của Người, Chúa Cha cũng vinh danh cả nhân loại chúng ta, lý do để tất cả chúng ta, những ai " tin vào danh Người ", " sám hối để được ơn tha tội�. Chúa Giêsu là vị Tổ Phụ Adong mới của cả họ tộc nhân loại mới sẽ vào Nước Trời, nhờ công việc cứu rỗi của Người.

 

Bởi đó Thánh Leo Cả ( Leo Magnus) đã tuyên bố một câu rất ý nghĩa:
 

- " Lễ Thăng Thiên của Chúa Giêsu chính là Lễ Thăng Thiên của tất cả chúng ta, và ở nơi đâu Người đã đến trước chúng ta trong vinh quang của Cái Đầu, ở đó niềm hy vọng của thân thể cũng được kêu gọi ".
 

Chúa Giêsu Thăng Thiên, hay đúng hơn Chúa Giêsu được Chúa Cha đem lên trời (Assumptio in coelum), không phải để đánh dấu thời điểm từ biệt và Chúa Giêsu không còn nữa, mà là Chúa Giêsu hiện diện dưới hình thức khác:

 

* Chúa Giêsu luôn luôn hiện diện trong Thánh Kinh " Bấy giờ người mở trí cho các ông hiểu Thánh Kinh " ( Lc 24, 25).

 

* Chúa Giêsu hiện diện trong Chúa Thánh Linh: " Phần Thầy, Thầy sẽ gởi cho anh em điều gì Cha Thầy đã hứa " ( Lc 24, 49),

 

* Chúa Giêsu hiện diện trong Cộng Đồng Giáo Hội nhân danh Chúa Giêsu rao giảng Phúc Âm cứu rỗi: " Phải nhân danh Thầy mà rao giảng cho muôn dân, bắt đấu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân về những điều nầy " ( Lc 24, 47-48).

 

* Mừng Lễ Thăng Thiên hay Lễ Chúa Giêsu được Chúa Cha đem lên trời trong vinh quang, nhắc cho chúng ta hướng chúng ta đến ngày cánh chung:

 

- " Hỡi người Galilea sao còn đứng nhìn lên trời? Chúa Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời thế nào, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời " ( Act 1, 11).

 

Chúa Giêsu là người anh trưởng của dân tộc mới trong Nước Trời, là Chúa của tất cả mọi người, đã được Chúa Cha ban cho quyền phán xét kẻ sống và kẻ chết:

 

- " Người đã gởi đến cho con cái nhà Israel lời loan báo Tin Mừng bình an, nhờ Chúa Giêsu Ki Tô là Chúa của mọi người… Người truyền cho chúng tôi phải rao giảng cho dân và long trọng làm chứng rằng chính Người là Đấng Thiên Chúa đặt làm thẩm phán để xét xử kẻ sống và kẻ chết " ( Act 10, 36.42).

 

* Và sau cùng, theo lời dặn của Chúa Giêsu các Môn Đệ chỉ bắt đầu sứ mạng của các Ngài sau khi đã nhận lãnh Chúa Thánh Thần:

 

- " Phần Thầy, Thầy sẽ gởi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống " ( Lc 24, 49).

 

Bởi vì Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ và là Thầy dạy dỗ cho chúng ta những gì phải theo:

 

- " Các điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em. Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều Thầy đã dạy bảo anh em " ( Jn 14, 25-26).

 

* Tuân theo lời dặn đó, các Môn Đệ trở lại trong thành, rồi luôn ở trong Đền Thờ cầu nguyện, chờ đợi nhận được Chúa Thánh Thần:

 

- " Bấy giờ các ông bái lạy Người, rồi trở lại Giêrusalem, lòng đầy hoan hỷ, và hằng ở trong Đền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa " ( Lc 24, 52).

 

* Trong thời gian chuẩn bị để đón nhận Chúa Thánh Thần , các Môn Đệ hợp nhau tỉnh tâm cầu nguyện cùng với Mẹ Maria:

 

- " Tất cả các ông đều đồng tâm hợp ý, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với Đức Maria, thân mẫu Chúa Giêsu, và với anh em của Người " ( Act 1, 14).

 

Ước gì trong tuần lễ sắp tới đây, sau Thánh Lễ Thăng Thiên hôm nay, tuần lễ chuẩn bị để đón nhận Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, như Chúa Giêsu đã hứa, tất cả chúng ta Cộng Đồng Dân Chúa cùng hợp nhau, tỉnh tâm cầu nguyện với sự hiện diện của Mẹ Maria để chuẩn bị xứng đáng đón rước Người,

 

- " Đấng Bảo Trợ và Đấng dạy anh em mọi điều Thầy đã dạy bảo anh em ".

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!