Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (18)

 

NGUYỄN HỌC TẬP

 

Thực hiện sứ mạng đầy cường độ ( Lc 6, 17-9, 19) ( 2 )

c) Một vài so sánh ( Lc 6, 39-49).

Phần thứ ba của Bài Giảng Dưới Đồng Bằng là đoạn thu tóm một vài so sánh: việc so sánh thứ nhứt gọi là " dụ ngôn " ( Lc 6, 39).

Những câu chuyện so sánh vừa đề cập không có liên hệ chặt chẽ vói bản văn trước đó, ngay cả cũng không liên hệ mật thiết các so sánh đó với nhau.

Đó là những gì được nói lên tách biệt nhau, được Chúa Giêsu huấn dạy trong nhiều dịp khác nhau, được Thánh tác giả Phúc Âm ghi vào đây, bởi vì là những điều huấn dạy cắt nghĩa rõ ràng hơn lề luật mới và thái độ phải có của người môn đệ đích thực.

Dần dần chúng ta tìm hiểu qua từng điểm một.

 * a - Mẫu gương so sánh thứ nhứt ( Lc 6, 39-40 ): nếu một người mù dắt một người mù khác đi, cả hai đều rơi xuông hố.

Đôi với Thánh Matthêu, Chúa Giêsu nêu lên câu chuyện đó, Người có ý ám chỉ đến các người Pharisêu đương thời: " khốn cho các ngươi, những kẻ dẫn đường mù quáng ! " ( Mt 23, 16 )

Trái lại đối với Thánh Luca, lời so sánh không phải chỉ nhằm đến các người Pharisêu đương thời với Chúa Giêsu, mà còn trực tiếp áp dụng cho các người môn đệ sau nầy, các vị sư phụ của ngày hôm nay, không được là những kẻ dẫn đường mù quáng, mà phải là những môn đệ Lời của Vị Thầy Duy Nhứt.

Chân lý lời huấn dạy của các môn đệ không hệ tại ở cách ăn nói khéo léo của cá nhân các ngài , mà trong tư cách trung thành của các ngài đối với Lời Người dạy bảo cho. 

 * b - Mẫu gương so sánh thứ hai ( Lc 6, 41-42 ): cái rác và cái xà.

Đem lời Chúa Giêsu ra thực hiện cũng có nghĩa là có can đảm thân tình sửa sai lỗi của anh em. Nhưng hành động đó lắm khi không tránh khỏi các thái độ nguy hiểm, đó là thái độ dùng hai trọng lượng và hai tầm mức khác nhau, nghiêm khắc đối với người khác và rộng lượng dễ dãi hơn đối với mình.

Lời kết của mẫu gương so sánh là cần ý thức bằng khởi đầu tự xét và phê bình chính mình trước đã, đặt mình trong vị trí của anh em:

 - " Sao anh thấy cái rác trong con mắt anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình thì lại không để ý tới ?" ( Lc 6, 41).  

Chính trong tự xét phán đoán đối với chính mình, mà chúng ta tìm được mức độ chính đáng trên đó cân nhắc lời phê bình đối với người khác. 

 * Mẫu gương so sánh thứ ba ( Lc 6, 43-45 ): cây tốt và cây xấu.

Cảm tưởng đầu tiên đọc bản văn là dường như Chúa Giêsu đang kêu gọi hãy lưu tâm đến hành động. Chúng ta cảm nhận như Người muốn nói: anh em sẽ phải chịu phán xét không dựa trên sứ điệp loan truyền, cho bằng dựa trên dấu chứng mà anh em biết chứng tỏ ra được.

Nhưng mẫu gương so sánh còn có một ý hướng khác, đó là các động tác thoát xuất tù tâm địa, tùy theo nội tâm tốt hay xấu.

Như vậy, vấn đề chính yếu là phải thay đổi nội tâm, nguồn mạch khởi thủy và hướng dẫn định hướng động tác.

Đó chính là điều ( Lc 6, 45 ) nhắc lại cho chúng ta rằng các động tác thoát xuất từ nội tâm: 

 - " Người tốt thì lấy ra cái tốt từ kho tàng tốt của lòng mình, kẻ xấu thì lấy ra cái xấu từ kho tàng xấu. Vì lòng có đầy, miệnh mới nói ra ". 

Kết thúc lời huấn dạy, Chúa Giêsu ( Lc 6, 46-49) còn lưu ý chúng ta đến mẫu gương so sánh cuối cùng: ngôi nhà xây trên đá và ngôi nhà xây trên cát.

Là một mẫu gương so sánh đầy liên tưởng đến Cựu Ước.

Tảng đá, nền tảng bảo đảm cho ngôi nhà vững chắc là Thiên Chúa, là lời Chúa, là đức tin, là Chúa Kitô.

Liên tưởng tràn ngập ngôn từ Thánh Kinh thường biểu thị cuộc phán xét của Chúa.

Qua mẫu gương so sánh nầy, Thánh tác giả Phúc Âm muốn chỉ dẫn cho chúng ta thấy những điều kiện cần thiết để có được một cuộc sống Kitô hữu bền vững và trung thành.

Điều kiện tiên quyết là phải biết nương tựa vào Chúa Kitô ( tảng đá ), chủ thể duy nhứt làm cho đức tin của người môn đệ khỏi bị siêu ngã, vượt thoát được tính cách yếu đuối mỏng dòn cua con người.

Điều kiện thứ hai là phải thi hành theo ý muốn của Thiên Chúa.

Tiếp theo tầm mức của đức tin là tầm mức của luân lý.

Người tín hữu Chúa Kitô đích thực được Thánh Luca diễn tả bằng ba động từ: đó là đến, lắng nghe và thực hành:

 - " Ai đến với Thầy và nghe những lời Thầy dạy mà đem ra thực hành, thì Thầy sẽ chỉ cho anh em biết người ấy ví như ai: Người ấy ví được như một người khi xây nhà, đã cuốc, đã đào sâu và đặt nền móng trên tảng đá... " ( L 6, 47-48).

Điều tế nhị và quan trọng quyết định là động từ thứ ba, đó là biến lời nói được lắng nghe thành lời nói trở thành thực thể, bằng những tác động thiết thực. 

Câu hỏi với ý trách móc của Chúa Giêsu:

 - " Tại sao anh em gọi Thầy: " Lạy Chúa, lạy Chúa, mà anh em không làm điều răn Thầy dạy " ( Lc 6, 46 )

có lẽ là câu hỏi xác nhận chống đối với cách hành xử hình thức, chỉ nói mà không làm, bỏ qua giới răn bổn phận bác ái phải có.

Điều vừa kể cho thấy những sự kiện xảy ra tiếp liền theo Bài Giảng Dưới Đồng Bằng , được Thánh Luca ghi lại nhằm nói lên chân lý những gì Chúa Giêsu vừa huấn dạy.

Đó là những lời huấn dạy được minh chứng bằng quyền năng của Thiên Chúa, như

 - biến cố chữa người đầy tớ của viên đại đội trưởng ( Lc 7, 1-10),

 - biến cố chữa cho sống lại của con trai bà goá thành Nain ( Lc 7, 11-17). 

Nhưng tư tưởng chính có lẽ là một ý định khác: Chúa Giêsu tuyên bố giới răn trọng đại về tình yêu và chính Người là người đứng ra thi hành trước tiên, dùng quyền năng của Người để thực hiện những tác động của lòng bác ái tốt lành: Người

 - chữa lành, ban lại đời sống, chứng tỏ cho các sứ giả của Gioan Tẩy Giả thấy các động tác cứu độ của Người ( Lc 7, 18-30),

 - đón nhận lòng thống hối của người thiếu phụ tội lỗi ( Lc 7, 36-50),

 - kêu gọi cả một vài phụ nữ khác theo Người ( Lc 8, 1-3). 

 d ) Người đầy tớ của viên đại đội trưởng ( Lc 7, 1-10).

Theo luật Do Thái giáo, đi vào nhà của dân ngoại đạo là nhiễm lấy nhơ bẩn, làm cho mình bị cấm không được cầu nguyện ít nhứt trong một thời gian.

Có lẽ đó là lý do tại sao viên đội trưởng không kỳ vọng được Chúa Giêsu vào nhà mình.

Nhưng đức tin mạnh mẻ và đầy kính nể của ông được trọng thưởng. Người đầy tớ được chữa khỏi bằng quyền năng của lời Chúa Giêsu và bằng đức tin của viên đội trưởng. 

Một đặc tính chung của các tác giả Phúc Âm đó là phương thức mà qua đó, mặc dầu Chúa Giêsu vắng mặt, Người cũng có thể chữa khỏi cho những người gặp phải khó khăn,bằng cách chỉ dùng lời nói của mình. Điều vừa kể, một cách đặc biệt, được làm cho thể hiện nổi bậc trong Phúc Âm Thánh Luca. 

Điều làm cho chúng ta đặc biệt chú ý trong phép lạ nầy là nhân vật khẩn xin phép lạ là viên đội trưởng, tức là một quân nhân của đế quốc Roma, dân ngoại đạo đối với Do Thái giáo.

Nhưng dĩ nhiên ông ta là người có thiện cảm với dân Do Thái, bởi lẽ chính ông là người đứng ra chỉ thị và huy xây cất hội đường, bởi lẽ ông là một trong những người dân ngoại thất vọng đối với quan niệm cuộc đời của tư tưởng Hy Lạp và Roma, cũng như mức thông thái " đỉnh cao trí tuệ " của các triết gia. Chính những người nầy, dân Hy Lạp, Roma cũng như các triết gia ngoại đạo chú tâm quy hướng về niềm tin của Do Thái giáo: họ đến cầu nguyện trong các hội đường và tham gia vào các động tác bác ái đối với người nghèo, mặc dầu họ không phải là những người thuộc dòng tộc Do Thái. Họ là dân ngoại, thuộc các dân tộc khác, không phải là dân được Chúa chọn trong Cựu Ước. 

Nhưng rồi Chúa Giêsu đến, không còn phân biệt dòng giống họ tộc nào nữa đối với đức tin. Đức tin không trùng hợp với tổ chức cơ chế Quốc Gia, dòng tộc

Một người dân ngoại cũng có thể có đức tin như các người Do Thái, hay cả hơn người Do Thái. 

 e ) Người con trai của bà goá thành Naim ( Lc 7, 11-17).

Truyền thống Phúc Âm nhắc lại cho chúng ta ba phép lạ làm cho sống lại: đó là

 - phép lạ cho con trai bà goá thành Naim ( Lc 7, 11-17),

 - cho con gái ông Jairo ( Lc 8 , 50-56)

 - và cho Lazzaro ( Jn 11, 1-43). 

Các phép lạ được kể trước tiên không phải là để chứng tỏ quyền năng phi thường của Chúa Giêsu, cho bằng cho thấy Người chính là sự sống.

Có lẽ Thánh Luca đặt các phép lạ ở vị thế nầy trong Phúc Âm để chuẩn bị cho câu trả lời của Chúa Giêsu đối những người được Gioan Tẩy Giả sai đến hỏi Người có dấu chứng nào cho thấy Người là Đấng Cứu Thế.

Giữa những dấu chứng được Chúa Giêsu trả lời, có cả dấu chứng cho sự sống lại.Đó chính là lý do tại sao Thánh Luca đặt lập tức ở đây biến cố phép lạ chữa cho con bà goá sống lại.  

Đoạn tường thuật của Thánh Luca chứa khắp đó đây nhiều chi tiết có ý nghĩa rất sâu xa. Cậu con trai chết đi là cậu con duy nhứt của một bà goá. Khi vào thành phố Naim, Chúa Giêsu gặp phải đám táng của cậu:

 - " Khi Chúa Giêsu đến gần cửa, thì thình lình đang lúc người ta khiêng một người chết đi chôn, người nầy là cậu con trai duy nhứt, và mẹ của anh lại là một bà goá " ( Lc 7, 11).  

Chúa Giêsu có nhiều môn đê đi theo và đám táng có nhiều người cùng đưa đám: 

 - " Có đám đông trong thành cùng đi với bà " ( Lc 7, 12). 

Như vậy phép lạ được thực hiện trước mặt nhiều nhân chứng.

Chúa Giêsu cảm động cho người mẹ và bảo bà đừng khóc: 

 - " Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương và nói: " Bà đừng khóc nữa " ( Lc 7, 13). 

Sáng kiến hoàn toàn phát xuất từ Chúa Giêsu và được thực hiện nhưng không. Người mẹ không hề van xin gì, chỉ làm cho mọi Người thấy bà đang khóc trong nỗi đau đớn của mình.

Như vậy tình cảm thúc đẩy Chúa Giêsu là lòng thương hại của Người, được diễn tả bằng ngôn từ Hy Lạp với động từ " splanchnizein ", nói lên ý nghĩa lòng thương yêu của tình mẹ con, thoát xuất từ tâm dạ. Động từ vừa kể cho thấy tâm tình của Chúa Giêsu là nỗi xúc động sâu đậm và tình liên đới con người với người thiếu phụ bị mất con.

Chúa Giêsu để cho mình hệ lụy xúc động bởi nỗi đau khổ của người thiếu phụ, không cần biết bà phải được đáng thương đến mức nào.

Người thiếu phụ đương cuộc đã làm gì để đáng được một phép lạ cao cả như vậy ?

Thánh Luca không hề đề cập đến và cũng không thêm một lời giải thích nào khác.

Chúa Giêsu đã trực giác nhận ra nỗi đau khổ của người thiếu phụ phải mất đi đứa con duy nhứt và chỉ cần điều đó khiến cho Người phải can thiệp. 

Ngoài ra phép lạ được hiến tặng cho nhưng không, còn một đoạn khác cho thấy đặc tính cá biệt của phép lạ. Chúa Giêsu thực hiện phép lạ bằng một câu nói, được thốt lên như là một mệnh lệnh: 

 - " Nầy cậu trẻ, Ta truyền cho anh hãy chỗi dậy " ( Lc 7, 14 ). 

Không có một lời khẩn xin nào với Chúa, không có một lời cầu nguyện nào, không có một cử chỉ động tác nào, mà chỉ có một lời được nói của Chúa Giêsu được phán ra với tính cách chủ thể ngôi thứ nhứt ( Ta ) và dưới hình thức mệnh lệnh tính ( impératif ) :

 - " Ta bảo cậu...". 

Có lẽ đó là mục đích mà Thánh Luca nhằm nói lên cho chúng ta. Chúa Giêsu không có một động tác nào, mà chỉ nói lên một lời dưới thể thức lệnh truyền ( impératif ), " Ta bảo cậu ...". Điều đó có ngĩa là lời nói của Chúa Giêsu là lời nói cứu thoát, lời nói hằng sống. 

Điều đáng lưu ý cuối cùng, đó là thái độ thán phục của dân chúng, trước phép lạ cho sống lại của Chúa Giêsu.

 - " Mọi người đều kinh sợ và tôn vinh Thiên Chúa rằng: " Một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người " ( Lc 7, 16), liên tưởng đến biến cố tiên tri Elia.

Nhưng đoạn tường thuật của Thánh Luca khác với mẫu gương được kể lại trong Cựu Ước. Trong khi tiên tri Elia, để chữa khỏi cậu con trai của bà goá phụ, tiên tri đã phải nằm rạp mình xuống 3 lần trên thân xác cậu, trái lại Chúa Giêsu không cần có một động tác nào, Người chỉ dùng lời nói và sai bảo " Ta truyền cho anh hãy chỗi dậy ".

 

 

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!