Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
THẦY BAN CHO ANH EM MỘT ĐIỀU RĂN MỚI:“ ANH EM HÃY THƯƠNG YÊU NHAU NHƯ THẦY Đà YÊU THƯƠNG ANH EM .

 

 

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV C 25 ), 28.04.2013); ( Jn 13, 31-33a.34-35)

CHÚA NHẬT V PHỤC SINH, NĂM C

 

NGUYỄN HỌC TẬP 

A - “Giờ đây Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người ” ( Jn 13, 31).

Nếu chúng ta chú ý đọc câu Phúc Âm vừa kể của Thánh Gioan, chúng ta sẽ không khỏi tự hỏi " giờ đây ", " lúc nầy đây " trong câu Phúc Âm vừa kể có nghĩa gì?

Nếu nói đến " giờ đây ", " lúc nầy đây ", " ngay bây giờ " là chúng ta giả sử có những gì đã xảy ra trước đó và những gì sẽ xãy ra kế tiếp, sau khi chúng ta xác định thời điểm của biến cố quan trọng mà chúng ta muốn chú tâm đặc biệt.

Không những không mấy khi chúng ta chú ý đến yếu tố thời gian tính đặc biệt lúc Chúa Giêsu thốt lên bằng những lời đầu tiên trong câu nói của Ngài, " giờ đây ", mà cả nhiều nhà chú giải Thánh Kinh ( exégistes) cũng không mấy khi bàn đến.

Xác định thời điểm " giờ đây ", " lúc nầy đây ", Chúa Giêsu liên tưởng đến những gì đã xảy ra trong quá khứ cho đến lúc đó.

Đọc lại những dòng trước đó của Phúc Âm Thánh Gioan, chúng ta gặp được sự kiện vừa xảy ra là sự kiện Chúa Giêsu chấm miếng bánh, trao cho Giuda và sau khi ăn, Giuda ra đi trong bóng đêm: 

 - " Chúa Giêsu trả lời: Thầy chấm bánh đưa cho ai, thì chính là kẻ ấy. Rồi Người chấm một miếng bánh trao cho Giuda, con ông Simon Iscariot. Y vừa ăn xong miếng bánh, Satan liền nhập vào y " ( Jn 13, 26-27). 

Giuda cầm lấy miếng bánh được Chúa Giêsu trao cho, ăn xong bị qủy nhập và bỏ ra đi trong đêm tối.

Thánh Augustino bình luận rằng không phải chỉ Giuda ra đi trong đêm tối mà chính anh ta đã trở thành đêm tối : 

 - " et erat ipse nox " ( chính con người của Giuda đã trở thành đêm tối). 

Nêu lên sự ra đi trong đêm tối của Giuda, hay " Giuda chính là đêm tối " ( nói như Thánh Augustino) rút lui trước ánh sáng rạng rở đang chiếu rọi trần gian là Chúa Giêsu, mà Thánh Gioan đã long trọng tuyên bố ngay từ Lời Tựa của Phúc Âm Ngài: 

 - " Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối không diệt được ánh sáng " ( Jn 1, 5). 

Như vậy sự ra đi của Giuda trong đêm tối được hiểu như là biểu tượng của bóng tối, " không diệt được ánh sáng ", phải rút lui trước ánh sáng đang rực chiếu cho mọi người: 

 - " Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi cho mọi người " ( Jn 1, 9). 

Thời gian bóng tối của chết chóc, quyền lực của tội lỗi đã kết thúc và ơn cứu độ của Thiên Chúa cho nhân loại đang rực sáng lên nơi Chúa Giêsu.

Giai đoạn cuối cùng tiến trình cứu rỗi nhân loại của Thiên Chúa đã điểm với việc ra đi trong bóng tối của Giuda, khởi điểm cuộc khỗ nạn cứu chuộc của Người.

Hiểu được như vậy, chúng ta hiểu tại sao khi Giuda vừa ra đi, Chúa Giêsu liền phán với các Môn Đệ: 

 - " Giờ đây Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người " ( Jn 13, 31). 

Đối với Thánh Gioan, Chúa Giêsu hiển vinh không phải chỉ sau khi Ngài sống lại từ cỏi chết, mà ngay trong thời điểm " giờ đây " và trong tiến trình cuộc tử nạn của Ngài: 

 - " Phần Ta, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người lên với Ta " ( Jn 12, 32). 

Và vinh hiển của Chúa Cha và Chúa Giêsu là gì?

 - " Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người " không có gì khác hơn là mọi người nhận biết Thiên Chúa là Đấng Tạo dựng nên mình và là người Cha thương yêu mình.

Nói cách khác, Thiên Chúa được tôn vinh, được hiểu đồng nghĩa với nhân loại nhận biết Nguời thương yêu họ và sai Chúa Giêsu đến để báo cho họ biết tình thương đó.

Hiểu được như vậy, chúng ta hiểu tại sao khi Giuda ra đi trong bóng đêm, khi bóng đêm của tội lỗi và sự chết rút lui trước sự chiến thắng rạng rở của ơn cứu rỗi nơi con người Chúa Giêsu, Chúa Giêsu có thể thốt lên: 

 - " Giờ đây Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người ". 

Thời gian quyền lực của tội lỗi và chết chóc đã hết, thời gian kế tiếp là thời gian vinh quang của Thiên Chúa, là thời gian tình thương Cha con của Thiên Chúa cho nhân loại sẽ được lan truyền khắp nơi cho mọi người.

Đó là lý do tại sao, sau khi xác định thời điểm " giờ đây " Thiên Chúa được tôn vinh, tiếp đến Chúa Giêsu loan truyền cho chúng ta một phương thức sống mới: 

- " Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương anh em " ( Jn 13, 35). 

Cách sống mới đó được viết ra thành các điều khoản như thế nào, Thánh Matthêu và Thánh Marco viết ra trong Tám Mối Phước Thật và Thánh Luca ghi lại trong Bài Giảng Dưới Đồng Bằng, như là những điều khoản của một bản Hiến Pháp. 

B - Và rồi Tám Mối Phước Thật và Bài Giảng Dưới Đồng Bằng mà chúng ta có thể xem là các bản văn giải thích thế nào là " điều răn mới ", cho tương lai của một cuộc sống mới trong nước Thiên Chúa, nơi " Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người ", chúng ta không thấy được một " điều khoản " nào dạy chúng ta phải tôn vinh và yêu thương Thiên Chúa như thế nào.

Mọi " điều khoản " của Tám Mối Phước Thật và Bài Giảng Dưới Đồng Bằng đều chung quy về cách hành xử công chính và bác ái đối với anh em, như những gì Chúa Giêsu đã lược tóm trong điều răn mới của Ngài:

 - "... là anh em hãy thương yêu nhau " . 

Trong suốt bốn quyển Phúc Âm cũng vậy. Ngoại trừ câu trả lời của Chúa Giêsu cho một kinh sư đến hỏi Ngài: 

 - " Ngươi phải yêu mến Thiên Chúa là Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi " ( Mc 12, 30), để xác định là điều răn quan trọng nhứt, chúng ta không mấy khi được Chúa Giêsu dạy chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa thế nào.

Trái lại  

 - " điều răn mới là anh em hãy thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương anh em " (Jn 13, 35) được các Phúc Âm không ngừng thuật lại qua lời giảng dạy và động tác của Chúa Giêsu, để giảm bớt đi những nỗi khốn cùng, bất hạnh của những ai đến cầu cứu Ngài: 

 - " Các anh cứ về mà thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người mù được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng " ( Mt 11, 4-5). 

Yêu thương anh em không trừ ai, dù là kẻ bé mọn, vô nghĩa, tội lỗi, bị đàn áp, khinh bỉ, bị loại ra bên lề xã hội: 

 - " Ta bảo thật các người: Mỗi lần các người làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhứt của Ta đây, là các người đã làm cho chính Ta vậy " ( Mt 22, 40). 

Tình thương anh em được Chúa Giêsu diễn tả qua lòng quảng đại luôn luôn biết tha thứ cho anh em: 

 - " Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không? Chúa Giêsu đáp: Thầy không nói là bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy " ( Mt 18, 21-22). 

Và có lẽ không có tôn giáo nào dạy chúng ta không những tha thứ, không hận thù, mà còn yêu thương chính kẻ ngược đải, xúc phạm đến mình, đến độ chính mình đứng ra thành thật phơi bày nội tâm mình trước mặt Thiên Chúa, thật sự thương yêu  cầu nguyện xin Chúa chúc lành và ban ơn cho kẻ thù: 

 - " Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ ngược đải anh em” ( Mt 5, 44). 

Tất cả những cách cư xử vừa kể, nói lên thái độ rộng lượng, sẵn sàng hy sinh phải có, chấp nhận thiệt thòi về phiá mình để trợ giúp anh em thoát khỏi nhu cầu, tình trạng khốn cùng của anh em, bất cứ từ đâu đến, ngay cả việc hy sinh mạng sống mình để bênh vực anh em: 

 - " Mục tữ nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. Người làm thuê, không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến anh ta bỏ chạy…Ta là Mục Tử Nhân Lành…và Ta hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên " ( Jn 10, 11-12.14). 

Thái độ rộng lượng và chấp nhận cả hy sinh, nếu cần, để bênh vực và giúp đở anh em khỏi nhu cầu và khốn cùng của mình, nhưng nội dung thực tế của " điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau " là gì?

Trên thực tế, chúng ta phải làm gì để thực sự lợi ích cho anh em, thực thi tình thương chúng ta đối với anh em?

Chúa Giêsu không liệt kê cho chúng ta những điều phải làm.

Đọc lại " điều răn mới " ( thể chế mới) của Nước Thiên Chúa, khi đêm tối đã bị khuất phục: 

 - " Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương anh em " ( Jn 13, 35). 

Chúa Giêsu dạy bảo chúng ta một nền tảng mới cho con người mới và xã hội mới trong Nước Trời mà Người đem đến cho nhân loại.

Những điều Chúa Giêsu đã nói và đã làm trong Phúc Âm là những thí dụ diễn tả ý nghĩa nền tảng cho cuộc sống mới đó, chớ không phải hạn hẹp, " chỉ có vậy ", để chúng ta " sao y bản chính ". 

Chúng ta cần suy nghĩ để tránh ngộ nhận có thể.

Đặt lại câu nói vừa kể  

 - " điều răn mới là anh em hãy thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương anh em " của Chúa Giêsu vào đoạn văn kể lại lúc khởi đầu cuộc Khỗ Nạn của Ngài, chúng ta thấy trước khi Giuda ra đi trong bóng tối, được Chúa Giêsu coi như là khởi điểm, " giờ đây ", của giai đoạn chót Công Trình Cứu Chuộc, Người đã rửa chân cho các Môn Đệ, thể hiện trong thực tế tình thương của Ngài đối với các Vị: 

 - " Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Chúa Giêsu đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau " ( Jn 13, 4b-5). 

Và sau cử chỉ thể hiện tình yêu thương đó, Ngài dạy các Vị: 

 - " Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em " ( Jn 13, 12-15).  

Thay vì hiểu được nền tảng của tinh thần yêu thương, dấn thân bằng hành động, coi trọng anh em và phục vụ ngay cả lúc phải hy sinh mạng sống để bênh vực anh em, cách giải thích Thánh Kinh theo lối " trọn vẹn quá khích " ( intégraliste), chắc chắn bắt buộc chúng ta cũng phải hạ mình, làm nô lệ " rửa chân " cho anh em " như " Chúa Giêsu đã rửa chân cho các Môn Đệ.

Người Ki Tô hữu phục vụ anh em bằng con người tự do và lòng yêu thương của mình đối với anh em, chớ không phải hành động như người nô lệ.

Người Ki Tô hữu tự hạ mình xuống trước mặt anh em để phục vụ, để anh em được lớn hơn, trổi vượt hơn mình, kính trọng anh em có địa vị là hình ảnh của Thiên Chúa, là con Thiên Chúa, như chính mình, nhứt là khi anh em bị đàn áp và đê tiện hoá nhân phẩm cao cả của họ.

Không thiếu gì những giáo phái " trọn vẹn quá khích " áp dụng Thánh Kinh bằng cách " sao y bản chính " và tự cho là " trung thành tuyệt đối " với lời Chúa dạy. 

 - " Nếu tay chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; thà cụt tay cụt chân mà được vào cỏi sống, còn hơn là có đủ hai tay hai chân mà bị ném vào lửa đời đời " ( Mt 18, 8). 

Câu nói trên của Chúa Giêsu được không ít giáo phái áp dụng " sao y bản chính ", cho rằng nếu chúng ta bắt được quả tang các tên trộm cướp, chúng ta phải chặt tay chúng.

Nếu không, còn đủ tay đủ chân, anh ta sẽ tái phạm trộm cướp thêm nữa. Tội của anh ta sẽ chồng chất nặng nề thêm, hình phạt đời sau của anh ta sẽ gia trọng hơn và chúng ta phạm tội đồng lõa, vì không " chặt tay, chặt chân ", như lời Phúc Âm dạy bảo.

Người Ki Tô hữu được Chúa ban cho trí khôn và sự tự do, giống hình ảnh Ngài ( Gn 1, 27), nên cũng biết dùng trí khôn ngoan đó để " trung gian điều giải " ( mediatio) lời dạy của Phúc Âm vào cuộc sống.

Chúng ta không thể áp dụng trực tiếp những giáo huấn tôn giáo vào lãnh vực trần thế, lãnh vực và môi trường khác nhau với những luật lệ cá biệt của trần thế.

Giữa huấn dụ nền tảng của tôn giáo và lãnh vực trần thế, chúng ta chỉ có thể áp dụng tinh thần cao cả của tôn giáo vào cuộc sống trần thế qua tiến trình " trung gian điều giải ".

Chúng ta bắt được người ăn trộm, thay vì áp dụng trực tiếp Phúc Âm bằng cách " chặt tay, chặt chân " anh ta, chúng ta có thể đặt câu hỏi tại sao anh ta ăn trộm?

Phải chăng vì nghèo khỗ, không có gì để sống?

Và nghèo khổ phải chăng vì không có nghề nghiệp, không được học hành, không có ai lo lắng trợ giúp anh ta, bị người thân bỏ rơi…?

Và câu trả lời cho " điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em " cho thấy chúng ta phải

 - tạo cho anh có điều kiện được giáo dục,

 - tạo ra chương trình huấn nghệ, tổ chức kinh tế, kỹ nghệ, thương mại…thế nào để bảo đảm cho mọi người có công ăn việc làm,

 - xây cất nhà cửa, để anh có nơi ăn chốn ở,

 - tìm lại người thân hay ít nhứt có được những trung tâm bảo trợ xã hội để anh được nhiều người nâng đỡ tinh thần, làm lại cuộc sống thay vì

 - tuyệt đối trung thành " trọn vẹn quá khích " với Phúc Âm đến độ chà đạp nhân phẩm con người, con Thiên Chúa bằng cách nhục mạ và " chặt tay, chặt chân ", đàn áp, trấn nước, bịt miệng, coi con người như súc vật, như cách hành xử của một quốc gia mọi rợ nào đó.

Nhân dịp kỷ niệm số 3.000 của bán nguyệt san Civiltà Cattolica, một tập san dành cho giới trí thức của các cha Dòng Tên ở Roma, Đức Giáo Hoàng Phaolồ VI đã cám ơn công lao của cá Vị trong việc phục vụ Giáo Hội và phục vụ anh em bằng những lời sau đây:  

- " Ta xin được cám ơn các Cha Văn Sĩ của tập san về lòng trung thành đại lượng, hoàn hảo và của các Cha đối với Giáo Hội ". 

Trung thành không có nghĩa chỉ giới hạn trong việc lập lại một cách trung thực những huấn dụ của Giáo Hội. Lòng trung thành thiết thực, đúng nghĩa và hoàn hảo, khi nào lòng trung thành đó trưởng thành.

Điều đó có nghĩa là

 - " ngoài việc đề cập một cách trung thực những huấn dụ của Giáo Hội,

 - bên cạnh đó còn có cách trình bày, những lời giải thích với nhãn quang tiên tri và năng động hướng về tương lai (…) để khám phá,

 - và nếu cần , với dấu chỉ thời đại, tiên đoán được những gì phải làm, tiên đoán được nhu cầu, các phương hướng mở ra cho xã hội và nhứt là cho Giáo Hội đang lữ hành về tương lai ( …)chỉ dẫn cho những người đương thời con đường đúng đắn (…) để cho những huấn dụ của Giáo Hội được mọi người tiếp nhận, ngay cả những ai không tin hoặc những ai đã bị băng hoại lạc hướng ( …) đặt con người thay vào chỗ của Thiên Chúa” ( Paolo VI, Discorso al Collegio degli Scrittori della Civiltà Cattolica, in Civ. Catt. 1975, 521-525).  

Ước gì những lời vừa trích dẫn của Đức Thánh Cha Phaolồ VI cũng là định hướng để chúng ta thể hiện điều răn mới Chúa Giêsu ban cho chúng ta trong Phúc Âm hôm nay trong cuộc sống thương yêu anh em.

Thương yêu anh em

 - không những chỉ là trạng thái tình cảm xúc động đối với anh em,

 - mà còn phải được thể hiện bằng nổ lực học hỏi, suy tư và dấn thân hành động như Chúa Giêsu đã làm trong Phúc Âm.

 

 

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!