Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (17)

 

NGUYỄN HỌC TẬP

 

Thực hiện sứ mạng đầy cường độ ( Lc 4, 17 - 9, 9) ( 1 ). 

Phúc Âm Thánh Luca tường thuật lại theo thứ tự sứ mạng được thực hiện ở Galilea ( Lc 4, 14-9, 50) đã được khởi đầu bằng hai biến cố cá biệt: 

 - biến cố trong bối cảnh Nazareth để nói lên thái độ khước từ của những người đồng hương chống lại Chúa Giêsu ( Lc 4, 14-30),

 - và một biến cố khác ở Capharnaum, tượng trưng cho thái độ niềm nỡ tiếp đón Người của các dân ngoại, trong một thị trấn mà chính Chúa Giêsu cũng là người ngoại quốc ( Lc 4, 31 - 44 ). 

Kể đến, Thánh Luca vẫn tiếp tục công việc tường thuật của mình, bằng cách thêm vào những chi tiết quan trọng khác nhằm xây dựng Nước Thiên Chúa với  

 - việc kêu gọi Phêrô,

 - sứ mạng của Mười Hai Tông Đồ

 - và một vài cuộc tranh cải với những nhóm người bất thân thiện. 

Qua những gì vừa kể, chúng ta hiểu được bối cảnh thượng đỉnh để trình diện sứ mạng ở Galilea đã được chuẩn bị sẵn sàng. 

 a ) Tám mối phước thật ( Lc 6, 17-26 ). 

 Bài giảng nầy của Chúa Giêsu được đặt trong một bối cảnh thật long trọng: 

 - " Chúa Giêsu đi xuống cùng với các Tông Đồ. Người dừng lại ở một chỗ đất bằng, đông đảo môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giudea, Giêrusalem cũng như từ miền duyên hải Tiro và Sidone, đến để nghe Người và được chữa lành bệnh tật " ( Lc 6, 17-18). 

Trong Phúc Âm Thánh Luca, như vừa kể, Chúa Giêsu từ trên núi xuống một nơi ở đồng bằng ( trong khi đó thì Phúc Âm Thánh Matthêu kể lại Người lên núi ). 

Chúa Giêsu cất tiếng giảng dạy, được bao quanh bởi nhóm các Môn Đệ, các Tông Đồ và dân chúng đến từ khắp nơi, cả từ những miền dân ngoại đạo như Tiro và Sidone. 

Bài huấn dạy được cất tiếng lên trước mặt mọi người, chớ không phải chỉ nói cho nhóm Mười Hai Tông Đồ và cho người Do Thái, mà cho tất cả. 

Mặc dầu bài huấn dạy có ý một cách đặc biệt dành cho các Môn Đệ, nhưng có dân chúng đứng bao vây bên ngoài:


 - "
Chúa Giêsu ngước măt lên nhìn các môn đệ và nói: Phước cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em..." ( Lc 6, 20). 

 Trong bối cảnh vừa kể, Chúa Giêsu được Thánh Luca cho chúng ta thấy tất cả các động tác của sứ mạng Người: loan báo bằng lời nói, chữa trị người bệnh tật, giải thoát con người khỏi ác thần. 

Trong bối cảnh long trọng mà chúng ta vừa trích dẫn ở trên, các mối phước thật tóm kết lời tuyên bố sứ điệp cứu độ: lời tuyên bố cho biết rằng Nước Thiên Chúa đã đến và đang ở giữa mọi người. Đàng sau các mối phước thật, các nhà chú giải Thánh Kinh thoáng thấy văn bản được Sách Tiên Tri Isaia tiên báo: 

 - " Thánh Thần của Chúa là Thiên Chúa ngự trên tôi, vì Thiên Chúa đã xức dàu tấn phong tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, công bố một năm hồng ân của Chúa..." ( Is 61, 1-9). 

 Những dòng vừa được trích dẫn đầu tiên của chương 61 Sách Tiên Tri Isaia là đoạn văn đã được Chúa Giêsu nói lên trong hội đường Nazareth. 

Các tiên tri diễn tả cho biết thời gian của Đấng Cứu Độ là khoảng thời gian trong đó Thiên Chúa chăm lo cho kẻ nghèo hèn, cho người bị loại ra bên lề xã hội, cho người đói khát, người bị bách hại và bị thiên hạ coi là vô dụng. 

Chúa Giêsu công bố là thời gian đó đã đến. 

Đối với các tiên tri, các mối phước thật được đề cập là những gì sẽ xảy ra trong tương lại, là niềm hy vọng. Trái lại đối với Chúa Giêsu thời gian đó đang hiện diện trước những người đang nghe Người: 

 - " Phước cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em " ( Lc 6, 20). 

Lý do tại sao? Đó là vì niềm hân hoan Nước Thiên Chúa đã đến. 

Và dưới ánh sáng của Nước Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đang đề cập, các giá trị cuộc sống thông thường của con người đã bị ngược đão, được tuyên bố qua các lời nói có vẽ ngược tai của Chúa Giêsu: 

 - " Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc, vì anh em sẽ được vui cười " ( Lc 6, 21b). 

Nhưng điều quan trọng hơn hết còn là một yếu tố khác nữa: Chúa Giêsu không những chỉ tuyên bố bằng lời nói các mối phước thật, mà chính Người là chủ thể trước tiên đang sống những gì Người tuyên bố.  

Người đang tìm kiếm những người nghèo khỗ và yêu thương họ. 

Chính Người là người nghèo khó, đau khỗ, đói khát và bị bách hại.  

Đó là ý nghĩa sâu thẳm của các mối phước thật. 

Cuộc đời Chúa Giêsu là chìa khoá cho phép chúng ta hội nhập vào được tinh thần các mối phước thật và hiểu đươc. 

Thánh Matthêu liệt kê ra tám mối phước thật. trong khi đó thì Thánh Luca chỉ kể ra bốn mối: nghèo khó, đói khát, khóc lóc và bị bách hại ( cfr Lc 6, 20-23). 

Trong ý nghĩa nguyên thủy, tù ngữ " nghèo khó " ( ptochol ) ám chỉ những người ăn xin, những người tỏ ra cử chỉ van xin trước người khác, cúi mình xuống trước mặt người mà mình van xin. 

Người nghèo khó, không những chỉ là người đang phải lâm vào cảnh thiếu thốn, mà còn là người bị coi không ra gì, bị bỏ rơi, bị áp bức, bên cạnh những người giàu có. 

Kẻ khóc lóc và kẻ đói khát không có gì hơn là những từ ngữ lập lại trạng thái những người nghèo khó ( Lc 6, 21 ).

Chúng ta khó mà đề cập đến ý nghĩa luân lý và thiêng liêng trong các mối phước thật của Phúc Âm Thánh Luca, bởi vì ngài chỉ có ý định liệt kê, ghi lại những gì được nói lên trong lời huấn dạy của Chúa Giêsu hôm đó. 

Mối phước thật thứ tư, đối với những kẻ bị bách hại, là mối phước thật của các môn đệ: mối phước thật tách rời ba mối được kể trước, nhưng không trực tiếp nhằm nói với các môn đệ, cho bằng với người nghèo khó và áp bức.  

Qua những gì vừa tìm hiểu, chúng ta có thể đi đến một mối kết luận tiên khởi: khác với Thánh Matthêu, dường như Thánh Luca nhằm đề cập đến hoàn cảnh thực trạng đang xảy ra bị áp bức và bị loại ra bên ngoài xã hội hơn là thái độ luân lý ( tinh thần khó nghèo, khao khát sự công chính, nhân ái và tâm hồn thanh khiết ).  

Sứ điệp các mối phước thật của Phúc Âm Thánh Luca có vẻ như là một lời phán đoán nghiêm khắc đối với thế giới giàu có ( tư cách nghiêm khắc đó được gia tăng băng bốn lời khiển trách): 

 - " Khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có...

 - " Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được no nê...

 - " Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được vui cười...

 - " Khốn cho các ngươi, khi được mọi người ca tụng ..." ( Lc 6, 24-26). 

Thánh Luca nói lên những phán đoán nghiêm khắc, quở trách như vừa kể là nói lên nhằm mưu ích cho cộng đồng Kitô giáo, là những cộng đồng lúc đó đang sống gữa thế giới dân ngoại, trong các thị trấn giàu có. nói nặng lời đối với thế giới giàu có, hưởng thụ. 

Sứ điệp muốn kêu gọi người tín hữu Chúa Kitô hãy đảo ngược các cách chuẩn định giá trị: người nghèo khó là những con người có giá trị trước mặt Chúa, những kẻ thuộc về Nước Thiên Chúa. 

Chúng ta nên lưu ý công thức phát biểu các mối phước thật của Thánh Luca: ngài không cho rằng người nghèo khó trực tiếp được làm cho mình trở thành công chính, mà là những người " thuộc về Nước Thiên Chúa ": 

 -" ...vì Nước Thiên Chúa là của anh em " ( Lc 6, 20).  

Và lời hứa đó không phải là lời hứa về tương lai, được phát biểu bằng động từ ở thì tương lai mà là động từ ở thì hiẹn tại, hiện tại họ đang ở trong Nước Thiên Chúa, " Nước Thiên Chúa là của anh em ".  

Lời thuyết giảng trong Phúc Âm Thánh Luca là lời huấn dạy tôn giáo, chớ không phải xã hội hay chính trị. 

Nhưng chính từ giá trị tôn giáo đó thoát xuất ra quyền của những người nghèo khỗ được có công chính. Bởi vì người nghèo khỗ là người được Chúa yêu thương và là những người thuộc về Nước Thiên Chúa. Từ đó chúng ta hiểu được thái độ của những kẻ loại họ ra bên lề xã hội là thái độ bất chính. 

Chúng ta cũng có thể có được một cái nhìn kết luận khác: trước đám người đau yếu, đến để được chữa lành, Chúa Giêsu loan báo các môi phước thật. 

Đối với những ai đau khổ, khóc lóc và chịu đau đớn, Người mở rộng cho họ thấy một tương lai khác hơn, không hứa với họ một hiện tại thay đổi, mà là một tương lai, trong đó: 

 - " Phước cho anh em là những người đang đói khát, vì anh em sẽ được no đầy " ( Lc 6, 21). 

Chúa Giêsu thực hiện các phép lạ, nhưng là những phép lạ dấu chứng cho hy vọng, không phải chỉ là những phép lạ giải quyết các vấn đề hiện tại. 

Người không báo cho họ từ nay sẽ không còn có đau khổ, cũng như nhiều vấn đề dẫn đến những hậu quả đó; trái lại, các phép lạ đó là những dấu chứng chắc chắn cho một thế giới mới.  

Điều đó làm cho người được chữa lành và những ai đang ở chung quanh đương sự thấy ngay tù bây giờ có thể sống dưới một ánh sáng hoàn toàn khác biệt. 

Các mối phước thật dạy chúng ta, những người môn đệ Chúa Giêsu, cách nhìn đoàn lũ dân chúng đang bao quanh Chúa Giêsu và đang đầy dẫy trên thế giới dưới cặp mắt mới, dưới đôi mắt của Thiên Chúa. 

Để kết thúc các mối phước thật, chúng ta cũng cần đọc thêm dưới ánh sáng của Sách Tông Đồ Công Vụ.  

Thánh Luca cho thấy Giáo Hội lý tưởng là một cộng đồng trong đó không ai coi của cải vật chất, quyền lực, những gì mình có, được coi như thần tượng tuyệt đối. Bởi lẽ Sách Tông Đồ Công Vụ cho biết những ai có ruộng vườn nhà cửa nên bán đi và đem những gì thu hoạch được đặt dưới chân các Tông Đồ.  

Các mối thu hoach đó được phân chia cho mỗi người, tùy theo nhu cầu đòi hỏi của anh em ( Act 4, 32-35). 

 b) Yêu thương đối với kẻ thù nghịch ( Lc 6, 27-38).  

Phần trọng yếu ở giữa của " Bài giảng dưới đồng bằng " được dành riêng cho người tín hữu Chúa Kitô, đó là phần nói về tình yêu. 

Thánh Matthêu dành cả hai chương 5 -7 để thuật lại " Bài Giảng Trên Núi ", thì Thánh Luca trái lại, chỉ viết lên 30 câu thay vì 107 câu như Thánh Matthêu. 

Thánh Luca chỉ đặc tâm chú ý đến phần thiết yếu của Bài Giảng: lời tuyên bố các mối phước thật và giới răn về tình yêu. 

Bài Giảng dưới đồng bằng của Thánh Luca và Bài Giảng Trên Núi vủa Thánh Matthêu là những gì thu tóm từ các tài liệu của Giáo Hội, tổng kết các lời xác định của Chúa Giêsu. 

Khác với Thánh Matthêu, Thánh Luca không mấy lưu tâm đến nguyên thủy đặc biệt của thái độ công chính Kitô giáo so với các kinh sư và người Pharisêu, cho bằng cớ thấy sự khác biệt công chính giữa người môn đệ đối với cách sống của thế giới trần tục. 

Tính cách xác quyết đó của lời giảng dạy được Chúa Giêsu tuyên bố bằng các động từ ở thì mệnh lệnh tính ( temps impératif ) và các so sánh đối chiếu được dùng ở đây chỉ nói lên một điểm duy nhứt : 

 - " ...hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. Ai vả má bên nầy, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai doạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy cả áo trong. Ai xin thì hãy cho, ai lấy cái gì của mình, thì đừng đòi lại. Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người khác như vậy. Néu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thi có gì là ân với nghĩa. Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ..." ( Lc 6, 27-35), đó là luật tình yêu. 

Thật vậy, Chúa Giêsu nói lên một phương thức mới để thiết định các mối liên hệ mới giữa người với người: không còn phải là sự công bằng cỗ xưa của đồng đẳng giữa cho và nhận được, mà la một tiêu chuẫn mới phá đổ đi ranh giới hạn hẹp của sự có vay có trả. 

Tiêu chuẩn " có vay có trả " đã bị lật nhào, vì dụ như gương mẫu tha thứ mà Chúa Giêsu đã huấn dạy cho: 

 - " ...hãy yêu thương kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em; hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em " ( Lc 6, 27-28). 

Mẫu gương huấn dạy của Chúa Giêsu cho thấy vượt qua cả bên kia thái độ trả thù cho công bằng. 

Với người thù địch đối với mình, Chúa Giêsu chỉ dạy cho bốn thái độ tích cực, mà người môn đệ Người phải có: đó là  

 - yêu thương, làm điều tốt lành, chúc phúc và cầu nguyện cho anh ta. 

Tĩnh từ ( adjectif ) " kẻ thù của anh em..., là từ ngữ quan trọng, bởi vì là từ ngữ biến những chủ thể đối nghịch được nói lên là những chủ thể thực hữu 

Các kẻ thù địch, ghen ghét anh em không phải chỉ là những hình ảnh trừu tượng trong cơ hội bất thường, mà nói lên đó là những chủ thể chúng ta có thể gặp trong cuộc sống hằng ngày, không những chỉ là những kẻ đôi khi đàn áp chúng ta ( mà có thể cả mỗi ngày ), mà còn là những kẻ nói xấu, ghen ghét và đối xử tàn tệ với mình trong cuộc sống.  

Như vậy, kẻ thù địch mà chúng ta phải yêu thương có thể là người không có thiện cảm đối với mình, ở ngay dưới từng nhà hay ở nhà bên cạnh. 

Đoạn Phúc Âm kế tiếp liền sau đó ( Lc 6, 29-30 ), đưa má khác cho, không khước từ áo choàng, cho mượn ngay cả đối với những ai không có khả năng trang trải, xác nhận rõ cách hành xử mới của người tín hữu Chúa Kitô trong cách đối xử với người khác. 

Rất thường Kitô giáo nhắc đến những ví dụ vừa kể, để tuyên bố cách hành xử bất bạo động của Phúc Âm. 

Nhưng nếu chỉ như vậy, thì thật quá ít. 

Đoạn Phúc Âm đang bàn còn đề cập đến lề luật chung sống mà chúng tôi nghĩ rằng thật chính đáng, đó mới là những luật lệ duy nhứt chính đáng trong cuộc chung sống con người với con người. Đó là lề luật tình thương..Lề luật tình thương còn vượt ra bên ngoài những khuôn mẫu vừa kể và nhằm đưa đến mẫu gương ban tặng nhưng không 

Đó chính là điều khác biệt giữa " kẻ tội lỗi " và " người môn đệ " : 

 - " Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa ? ngay cả người tội lỗi cũng làm như vậy. Nếu anh em cho vay, mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa, cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẵng " ( Lc 6, 33-34). 

Yêu thương kẻ thương yêu mình và cho mượn những ai trả lại cho mình, đó là lòng thành tín của kẻ tội lỗi, chớ không phải của người môn đệ. 

Chúa Giêsu có tiêu chuẩn rất khác với tiêu chuẩn của chúng ta để phân biệt kẻ tội lỗi và người môn đệ.  

Tiêu chuẩn công chính mà Chúa Giêsu huấn dạy cho chúng ta là thái độ đối xử của Chúa Cha đối với chúng ta: 

 - " Trái lại anh em hãy yêu thương kẻ thù, hãy làm ơn cho kẻ vay mượn mà chẳng hề hy vọng được đền trả.. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Ngưòi vẫn nhân hậu với phường vô ân và quân độc ác " ( Lc 6, 35 ), 

Tình yêu thương của Người hoàn toàn nhưng không và phổ quát cho tất cả, " lòng nhân hậu " của Người đối với cả những kẻ vô ân và bọn người bất chính. 

Tỉnh từ " nhân hậu " ( Hy Lạp, chrestos ) ám chỉ tình yêu thương chú tâm, hiền lành, luôn luôn đón nhận, không có ý nghĩ gì khác hơn là ban tặng cho. 

Cả lời huấn dụ về đức công chính mới cũng được tóm kết trong thành ngữ : 

 - " Anh em hãy có lòng nhân từ như Cha anh em là Đấng nhân từ " ( Lc 6, 36 ). 

Nhân từ là tình yêu thương bất chấp, vẫn đứng vững cả khi không được đáp ứng, đến ngay cả khi bị phản bội.  

Khi nào chúng ta có cùng thái độ như Chúa Cha tỏ ra cho chúng ta biết - đối với chính mình chúng ta, trước khi đối với người khác - lúc đó chúng ta mới thực sự đáng là con Thiên Chúa. 

Con giống Cha: tình Cha con của Thiên Chúa ( điều không thể thấy được ), được thể hiện và thấy được bằng chất tính của thái độ chúng ta đối với người khác. 

Các câu văn kế tiếp: 

- " Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án.Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa tha thứ. Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạc áo anh em. Vì anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy " ( Lc 6, 37-38), đọc thoáng qua, chúng ta có cảm tưởng là tư tưởng lời huấn dạy của Chúa Giêsu lùi lại về quan niệm còn đang bị đóng khung trong công bình " cho và được " hay " có vay có trả ":

 - " đừng phán đoán, thì sẽ không bị phán đoán; đong đấu nào, thì được đo bằng đấu nấy ". 

Có lẽ ghi lại tư tưởng đó, Thánh Luca chỉ có ý xác nhận rằng đức công chính mới, phá vỡ đi hệ thống bình đẳng có vay có trả, không phải là phương thức vô ích, không sinh hoa quả lợi lộc và không ai có thể thực hiện được, như nhiều người nghĩ, có lẽ cả người tín hữu Chúa Kitô. 

Chúa đáp ứng, trả lại đức vâng lời của môn đệ mình một cách dồi dào, vượt qua khỏi lằn mức đo lường:

 - " Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đô vào vạc áo anh em " ( Lc 6, 38).

 

 

 

 

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!