Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
CHÚA GIÊSU MỤC TỬ VÀ ĐOÀN CHIÊN

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV C 24 ); ( 21.04.2013 ); ( Jn 10, 27-30 )

CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH, NĂM C

 

NGUYỄN HỌC TẬP 

Đoạn Phúc Âm hôm nay ( Jn 10, 27-30), được Thánh Gioan kể lại trong bối cảnh lịch sử đầy trở ngại trên bước đường rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu, cũng như bài Phúc Âm về Người Mục Tử Nhân Lành trước đó ( Jn 10, 1-21).

Chúa Giêsu gặp trở ngại vì lòng cứng tin và oán ghét của người Do Thái được biến thành hành động cụ thể, họ chưởi bới và ném đá Ngài: 

 - " Nhiều người trong nhóm nói: Ông áy bị quỷ ám và điên khùng rồi...Người Do Thái lại lấy đá để ném Chúa Giêsu " ( Jn 10, 20.31). 

 Những lời giảng dạy ngắn ngủi của đoạn Phúc Âm trong Thánh Lễ hôm nay, cũng như đoạn Phúc Âm về Người Mục Tử Nhân Lành trước đó, Chúa Giêsu có ý dùng để trấn an và khuyến khích can đảm đối với những ai theo Ngài, trước nghịch cảnh.

Đoạn Phúc Âm trong Thánh Lễ hôm nay được cấu tạo bằng hai tư tưởng chính:

 - tương quan liên hệ giữa Chúa Giêsu và chiên của Người,

 - tương quan liên hệ giữa Chúa Giêsu và Chúa Cha.

 

A - Tương quan liên hệ giữa Chúa Giêsu và chiên của Người. 

 - "  Chiên của Ta thì nghe tiếng Ta; Ta biết chúng và chúng theo Ta. Ta ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay Ta " ( Jn 10, 27-28). 

a ) Thuộc về đoàn chiên của Chúa Giêsu, khởi điểm của Đức Tin vào Chúa Giêsu bằng cách biết lắng nghe tiếng của Người: 

 - " Chiên của Ta thì nghe tiếng Ta ". 

Nhưng nghe nói về Người, tìm hiểu học hỏi về Người, nghiên cứu về giáo lý Người giảng dạy là khởi điểm để tiến tới Đức Tin, là trang bị cho mình một số kiến thức cần thiết để có được Đức Tin vững mạnh, « initium fidei » ( khởi điểm của Đức Tin).

Nhưng có kiến thức thôi, chưa phải là Đức Tin.

Có được Đức Tin là do chính Chúa ban nhưng không cho chúng ta, do hấp lực của Người đối với chúng ta, để lôi kéo chúng ta về phía Ngài : 

 - « Chẳng ai đến được với Ta, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai Ta, không lôi kéo người ấy, và Ta, Ta sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết » ( Jn 6, 44).

 - « Phần Ta, một khi được vươn cao lên khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người lên với Ta » (Jn 12, 32). 

Đức tin là quà tặng nhưng không Chúa ban cho mỗi người chúng ta, cho những ai tìm kiếm Người, nhưng không phải do công lao của chúng ta để chúng ta đáng được tưởng thưởng . 

b) Chúa Giêsu xác nhận rõ ràng điều kiện để trở thành chiên của Người :

 - chiên của Người biết nghe tiếng Ngài :  

 * « Người giữ cửa mở cho anh vào và chiên nghe tiếng của anh. Anh gọi tên từng con rồi dẫn chúng ra » ( Jn 10, 3).

 * « Khi chiên ra hết, anh đi trước và chúng theo sau, vì chúng nhận biết tiếng anh » ( Jn 10, 4). 

Như vậy điều kiện hệ trọng đầu tiên để khỏi lạc hướng, lầm lẫn có thể đưa đến hậu quả khó lường được là chiên phải biết nhận ra tiếng mục tử : «  anh gọi tên từng con một rồi dẫn chúng ra, vì chúng nhận biết tiếng anh ».

Cần nhận ra tiếng của Chúa Giêsu và tiếng của những người đại diện Người, để chúng ta khỏi lạc hướng giữa muôn vàn tiếng nói và ý kiến trong cuộc sống chúng ta.

Không phải vô ý thức hay bốc đồng mà Chúa Giêsu đặt nền tảng Giáo Hội Người trên tảng đá Phêrô : 

 - «  Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết : anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên Tảng Đá nầy, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi » (Mt 16, 18). 

Và cũng không phải vô dụng mà Chúa Giêsu đặt đức tin của chúng ta được bảo đảm trong tay Thánh Phêrô và những Đấng Kế Vị Ngài: 

 - « Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh, để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh nên vững tin » ( Lc 22, 31-32). 

Thánh Phêrô và các Đấng Kế Vị Ngài là nền tảng bảo đảm cho đức tin nguyên thủy Chúa Giêsu truyền dạy chúng ta : 

  - « Con tin có Giáo Hội duy nhứt, thánh thiện, công giáo và tông truyền » ( Kinh Tin Kính). 

Như vậy chiên của Chúa Giêsu biết nghe tiếng Người bằng cách tìm tòi học hỏi những gì Người nói với chúng ta trong Phúc Âm, biết giữ thinh lặng và lắng nghe trong nội tâm lời Người nói với chúng ta trong cầu nguyện, thông hiệp với Người trong Phép Thánh Thể , như « người môn đệ Chúa Giêsu thương mến »( Jn 13, 23) và biết nghe lời chỉ dẫn của Thánh Phêrô và những ai kế vị Người. 

c) Điều kiện thứ hai để sống cuộc sống môn đệ Chúa Giêsu là « theo Ngài » : 

 - « Ta biết chúng và chúng theo Ta » ( Jn 10, 27).  

Nhưng cuộc sống môn đệ của chúng ta không phải là cuộc sống mạo hiểm không lý chứng. Chúng ta theo Chúa Giêsu vì chúng ta được Chúa Giêsu cho biết là Người đã biết chúng ta : « Ta biết chúng… », trước khi chúng ta biết Người , « và chúng biết Ta ».

Chúa Giêsu biết chúng ta, từng người một, khả năng, cá tính, nếp sống và những khó khăn mỗi người phải đương đầu giải quyết : 

 - « anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra » ( Jn 10, 3). 

Theo Chúa Giêsu không phải là cách sống mạo hiểm bâng quơ, mà là một cuộc hành trình chắc chắn để đạt đến mục đích, vì Chúa Giêsu biết chúng ta. Chúa Giêsu thương chúng ta và Ngài sẵn sàng hy sinh cả mạng sống cho chúng ta : 

 - « Ta chính là Mục Tử nhân lành. Người Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống của mình cho đoàn chiên » ( Jn 10, 11). 

Theo Chúa Giêsu, chúng ta chắc chắn Người lo lắng cho chúng ta và dẫn chúng ta đến cuộc sống tốt đẹp: 

 - « Khi cho chiên ra hết, anh đi trước và chiên theo sau, vì chúng biết tiếng anh...Ta là cửa. Ai qua Ta mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ » ( Jn 10, 4.9). 

Và áp dụng hình ảnh mục tử và đoàn chiên vào viễn ảnh cho những ai theo Người, Chúa Giêsu nói rỏ hơn : 

 - « Chiên của Ta thì nghe tiếng Ta. Ta biết chúng và chúng theo Ta . Ta ban cho chúng sự sống đời đời… » ( Jn 10, 27). 

Như vậy cuộc sống Ki Tô hữu không có gì khác hơn là 

 - « Ta biết chúng và chúng theo Ta » ( Jn 10, 25) 

Nói cách khác, Chúa Giêsu thương mến chúng ta ; chúng ta biết lắng nghe tiếng Người và theo Người.

Và ai muốn theo Người để có được sự sống đời đời , không có gì khác hơn là tuân giữ các giới răn Người dạy.

Giới răn nào ? 

 - « Điều răn đứng đầu là : Ngươi phải yêu mến Thiên Chúa là Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là : Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình » ( Mc 12, 29-31). 

Và Thánh Gioan còn đi xa hơn nữa : 

 - «  Nếu ai nói : Tôi yêu mến Thiên Chúa, mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối ; vì ai không yêu thương người anh em mà họ thấy được, thì không thể yêu Thiên Chúa mà họ không trông thấy » ( 1 Jn 4, 20). 

Suy nghĩ kỷ lưỡng hơn, câu trích dẫn của thư I Thánh Gioan vừa kể là một câu lên án thật nặng nề, nếu chúng ta đặt liên quan với câu Phúc Âm Thánh Marco ( Mc 12, 29-31) vừa trích ở trên.

Câu Phúc Âm Thánh Marco cho chúng ta thấy rằng Ki Tô giáo chỉ có hai điều răn, « Kính Chúa và Yêu Người ».

Và Thánh Gioan cho biết « ai không yêu thương người anh em mà họ thấy được, thì không thể yêu Thiên Chúa mà họ không thấy ».

Như vậy, người không yêu thương anh em, thì cũng chẳng kính yêu gì Thiên Chúa.

Và chúng ta có thể mở rộng hơn nhản quang, một ý thức hệ, một hệ thống tổ chức xã hội trong đó con người bị chà đạp, là một một ý thức hệ vừa phi nhân, vừa vô thần, không xứng đáng cho xã hội con người. 

d) Một đặc điểm khác của đoạn Phúc Âm Thánh Lễ hôm nay ( Jn 10, 27-30)

cũng như đoạn lược thuật lại câu chuyện Người Mục Tử Nhân Lành trước đó ( Jn 10, 1-21) nói về mối tương quan giữa người mục tử và đoàn chiên, Thánh Gioan dùng tất cả động từ ở thời hiện tại, mà bản dịch Việt Ngữ chúng ta không thể làm nổi bậc được.

Đọc bản văn La Ngữ hay Pháp Ngữ, chúng ta cảm thấy thấm thía ý nghĩa của đoạn văn : 

« Mes brebis écoutent ma voix, je les connais et elles me suivent. Je leur donne la vie éternelle…Le Père et Moi, nous sommes un » ( Jn 10, 27.28.30) ( La Sainte Bible, L'Eùcole Biblique de Jérusalem, Cerf, Paris 1961, 1414). 

Dùng các động từ ở thời hiện tại ( temps présent) như vừa kể, Thánh Gioan không chỉ có ý tường thuật sống động như một bản văn ghi lại các lời giảng dạy trực tiếp của Chúa Giêsu, mà còn có ý nói lên cho chúng ta biết những gì Chúa Giêsu đã nói, không những Ngài đã nói trong thời điểm lịch sử đã qua, mà còn đang trực diện nói với mỗi người chúng ta trong hiện tại : 

 - « Chiên của Ta thì nghe tiếng Ta ; Ta biết chúng và chúng theo Ta. Ta ban cho chúng sự sống đời đời Ta và Cha Ta là một ». 

Những lời đó, Chúa Giêsu đang nói với chúng ta và đang có giá trị cho mỗi người chúng ta. Người tín hữu Chúa Kitô đang sống thông hiệp cuộc sống đời đời mà Chúa đã và ban cho chúng ta.

Rước Thánh Thể, rước Chúa Giêsu cùng thông hiệp với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần nguồn mạch sự sống đời đời vào con người của mình, người tín hữu Chúa Kitô đang có đầy sức sống, đang sống thông hiệp cuộc sống đời đời của Ba Ngôi Thiên Chúa.

 

B - Tương quan liên hệ giữa Chúa Giêsu và Chúa Cha.

Cuộc sống của người môn đệ theo Chúa Giêsu không phải là cuộc sống không có thử thách.

Nếu người Do Thái mạt sát và hành hung đối với Chúa Giêsu, 

 - « Nhiều người trong nhóm nói : Ông ấy bị quỷ ám và điên khùng rồi...Người Do Thái lại lấy đá ném Chúa Giêsu » ( Jn 10, 20.31), thì chắc chắn các môn đệ Người không thể có cuộc sống «  ngồi mát ăn bát vàng ».

Con đường cuộc sống Ki Tô hữu là con đường đầy thử thách, nhưng người Ki Tô hữu biết lắng nghe và theo Chúa Giêsu, « Chiên của Ta thì nghe tiếng Ta ; ta biết chúng và chúng theo Ta », chắc chắn sẽ được Người « dẫn ra đồng cỏ » ăn uống no nê, được Người « ban cho sự sống đời đời " .

Xác tín đó không phải được xây dựng trên ảo tưởng, hay trên tâm tính tự cao tự đại của cá nhân, mà trên những gì Chúa Giêsu đã hứa. Chúa Giêsu biết từng con chiên một của Người. Người đưa bàn tay uy quyền của Ngài để hướng dẫn và bảo vệ chiên khỏi bị sói vồ hay cướp bóc : 

 - « Không ai cướp được chúng khỏi tay Ta » ( Jn 10, 28).  

Và rồi hình ảnh người môn đệ được Chúa Giêsu đưa bàn tay uy quyền của Ngài để bảo vệ và dẫn dắt không ngừng lại ở đó. Bởi lẽ hình ảnh đó lại được tăng cường thêm bởi bàn tay toàn năng của Chúa Cha bảo đảm cho người môn đệ đạt đến sự sống đời đời : 

 - « Cha Ta, Đấng đã ban chúng cho Ta , thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Cha Ta » ( Jn 10, 29). 

Như vây cuộc sống Ki Tô hữu, cuộc sống của những ai hành xử theo gương 

 - « Chiên của Ta thì nghe tiếng Ta ; Ta biết chúng và chúng theo Ta » không phải là một canh bạc, đánh lô tô, xổ số kiến thiết không biết thắng hay thua, « lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục », mà là một cuộc sống trong tình thương Cha con với Thiên Chúa, được bàn tay quyền năng của Chúa Giêsu hướng dẫn và bảo vệ, trong cánh tay toàn năng của Chúa Cha. Bởi vì Chúa Giêsu ở trong Chúa Cha, cùng bản tính, cùng hành động và ý hướng như Chúa Cha : 

 - « Ta và Cha Ta là một » ( Jn 10, 30). 

Hạnh phúc đời đời của người Ki Tô hữu, « nghe tiếng Ta và …theo Ta » là cuộc sống hạnh phúc được Thiên Chúa ban cho và được chính Thiên Chúa Ba Ngôi bảo đảm cho đạt được :

 - « Ta ban cho chúng sự sống đời…không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha. Ta và Cha ta là một » ( Jn 10, 28.30).

 

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!