Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
CHÚA GIÊSU HIỆN DIỆN VÀ NĂNG ĐỘNG TRONG GIÁO HỘI

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV C 23 ); ( 14.04.2013); ( Jn 21, 1-19)

CHÚA NHẬT III PHỤC SINH , NĂM C

 

NGUYỄN HỌC TẬP 

Chương 21 không phải là phần phụ đính của Phúc Âm Thánh Gioan, được viết sau và thêm vào gượng gạo như một vài nhà chú giải Thánh Kinh có ý kiến, mà là một phần nguyên tác của toàn bộ, bổ túc cho toàn quyển Phúc Âm cũng như cho phần tường thuật các biến cố Phục Sinh ( Jn 20, 1-31), chúng ta đã có dịp suy niệm suốt hai tuần qua. 

Nói cách khác, chương 21 là phần kết thúc khóa Ki Tô học ( Christologia) được Thánh Gioan giảng dạy trong suốt quyển Phúc Âm của ngài. 

Liên kết với chương 20 tường thuật lại các biến cố Phục Sinh, ở chương Phúc Âm đang bàn Thánh Gioan đưa ra một cái nhìn ở độ cao điểm nhứt đối với những gì Ngài thuật lại trước đó: 

1) - Trước đó ở chương 20, niềm tin của các Môn Đệ còn mờ mịt,

“Sáng sớm ngày thứ nhứt trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Magdala đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Simon Phêrô và người Môn Đệ Chúa Giêsu thương mến. Bà nói: Người ta đã đem Chúa ra khỏi mộ, và chúng tôi không biết họ để Người ở đâu” ( Jn 20, 1-2). 

- Và rồi Thánh Gioan diễn tả giai đoạn mờ mịt của đức tin, mặc dầu vừa được nẩy sinh vẫn còn phôi thai non yếu: 

- “Bây giờ người môn đệ kia, kẻ đã đến mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và tin. Thật vậy, trước đó hai ông chưa hiểu rằng: theo Thánh Kinh, Chúa Giêsu phải trổi dậy từ cỏi chết. Sau đó, các môn đệ lại trở về nhà mình” ( Jn 20, 9). 

- Mặc dầu niềm tin Phục Sinh được " người Môn Đệ Chúa Giêsu thương mến!" " đã thấy và tin", bà Maria Magdala vẫn chưa thấy và chưa tin:“

Thiên thần hỏi bà:

" Nầy bà, sao bà khóc. Bà thưa: Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Người ở đâu" ( Jn 20, 13). 

- Cho đến lúc chính Chúa Giêsu hiện ra với bà, bà cũng không nhận ra: 

 - " Chúa Giêsu nói với bà: Nầy bà, sao bà khóc? Bà tìm ai? Bà Maria tưỏng là người làm vườn, liền nói: Thưa ông, nếu ông đã đem Người đi, thì xin ông nói cho tôi biết ông để Người ở đâu, tôi sẽ đem người về " ( Jn 20, 15). 

- Sau đó Thánh Gioan thuật lại Chúa Giêsu hiện ra cho các Môn Đệ hai lần khác, chúc bình an cho các Ngài, thổi hơi ban Chúa Thánh Thần, cho các Ngài xem tay và cạnh sườn và cuối cùng khuyên bảo các Ngài: 

 - " Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc cho những người không thấy mà tin” ( Jn 20, 28). 

Và Thánh Gioan với tư cách là người tường thuật cũng ghi lại những lời xác quyết cuối cùng cho những ai tham dự khóa Ki Tô học của Ngài: 

- " Còn những điều được chép ở đây là để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Ki Tô, Con Thiên Chúa, và anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người " ( Jn 20, 31). 

Câu văn vừa kể được coi là câu kết thúc những gì Thánh Gioan phải viết ra để chuyển đạt tư tưởng của Ngài về niềm tin Phục Sinh. 

Đó là lý do tại sao một ít nhà chú giải Thánh Kinh cho rằng Phúc Âm Thánh Gioan đã kết thúc ở câu nói cuối cùng vừa kể. 

Đối với Thánh Gioan, niềm tin Phục Sinh của các Môn Đệ được xác tín như vừa kể, không còn cần Chúa Giêsu hiện ra cho các Ngài thêm một lần nào nữa và Phúc Âm của Ngài cũng không còn cần phải ghi lại thêm dữ kiện nào nữa để cũng cố đức tin của các Môn Đệ và của những ai đọc Phúc Âm của Ngài. 

Đó chính là điều Thánh Gioan đã viết để nói lên niềm tin Phục Sinh ở điểm cao độ, khi Ngài thuật lại trong chương 21, Chúa Giêsu hiện đến với các Môn Đệ trên mặt hồ: 

- " Không ai trong các ông dám hỏi: Ông là ai?, vì các ông biết đó là Chúa" ( Jn 21, 12). 

Các Môn Đệ đã tin chắc Chúa Giêsu đã sống lại. 

2) - Như vậy viết thêm chương 21, không phải là để ghi thêm dữ kiện, cũng cố thêm đức tin Phục Sinh, mà là để bổ túc sự hiểu biết về Chúa Ki Tô cho các Môn Đệ và cho chúng ta, những người tham dự trong tương lai lớp Ki Tô học của Ngài trong quyển Phúc Âm. 

a) Trước hết phần đầu của bài Phúc Âm trong Thánh Lễ hôm nay ( Jn 21, 1-14), chúng ta có thể đề tựa là " Sứ mạng thất bại, thành công và được bảo đảm".  

Chúng ta có thể suy niệm tuần tự, dựa theo nội dung của phần Phúc Âm được trình bày. 

Trước hết chúng ta đừng nghĩ rằng sau khi Chúa Giêsu chết đi, Thánh Phêrô bàn với các Môn Đệ đi đánh cá trên biển Hồ, như là đề nghị để các ông lui về nghề cũ của các ông trước khi theo Chúa Giêsu: 

 - " Ông Simon Phêrô, ông Tôma gọi là Didimo, ông Natanaele người Cana, miền Galilea, các ông con ông Zabede và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau. Ông Simon Phêrô nói với các ông: Tôi đi đánh cá đây. Các ông đáp: Chúng tôi cùng đi với anh" ( Jn 21, 2-3). 

Có lẽ ý nghĩ bỏ cuộc, lui về với nghề cũ, nghề đánh cá, hợp lý hơn, nếu đoạn văn được viết bởi các Phúc Âm nhất lãm khác.  

Bởi lẽ trong Phúc Âm Thánh Gioan không có đoạn nào nói cho chúng ta biết là bất cứ Môn Đệ nào hành nghề đánh cá, kể cả Phêrô, trước khi theo Chúa Giêsu. 

Vậy thì buổi ra đi đánh cá của các Vị, theo lời báo của Phêrô, chỉ là một buổi đánh cá bất thường nào đó, chớ không phải là chương trình trở lại cuộc sống bằng nghề đánh cá và bỏ cuộc đối với cuộc sống Môn Đệ sau khi Chúa Giêsu chết đi. 

Và càng không có lý chứng hơn sau những gì Chúa Giêsu Phục Sinh đã hiện ra báo và chứng minh cho các ông.  

Mục đích thuật lại cuộc ra đi đánh cá được Thánh Gioan viết ra với ngụ ý những gì Ngài muốn trình bày: 

 - " Rồi mọi người ra đi, lên thuyền, nhưng đêm ấy họ không bắt được gì cả " ( Jn 21, 3).  

“ Đêm ấy họ không bắt được gì cả”. Tại sao?

- Vì không có Chúa Giêsu! Một đêm đánh cá thất bại. 

Đó là những gì Thánh Gioan muốn gởi đến chúng ta, trong quan niệm "thần học từ hư vô" ( theologia ex nullo) của Ngài. Không có Cha, mọi sứ mạng đều bị thất bại, không thể thực hiện được.

 

Đó là những gì Thánh Gioan đã viết trong Phúc Âm: 

 - " Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, anh em chẳng làm được gì " ( Jn 15, 5). 

Thánh Gioan tường thuật lại đêm đánh cá thất bại, có thể là một thực tại, nhưng với ngụ ý tượng trưng cho sứ điệp mà Ngài muốn trình bày ở bên dưới: không có Chúa Giêsu hiện diện và năng động, mọi sứ mạng rao giảng Phúc Âm đều thất bai. 

Nhưng rồi sự thất bại của một đêm lao lực, thức sáng " không bắt được gì cả " trở thành kinh nghiệm qúy giá, thành công mỹ mãn, với Chúa Giêsu hiện diện. Các ông vâng lời Ngài một cách tuyện đối, không bàn cải:

 - " Khi trời đã sáng, Chúa Giêsu đứng trên biển, nhưng các Môn Đệ không nhận ra đó chính là Chúa Giêsu…Người bảo các ông: Cứ thả lưới xuống bên phải thuyền thì sẽ bắt được cá" ( Jn 21, 4-6). 

Các Môn Đệ đã tin chắc chắn là Chúa Giêsu đã sống lại.  

Nhưng tin chắc là một chuyện, nhận ra Chúa Giêsu hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, trên thực tế là một chuyện khác: “

Khi trời đã sáng, Chúa Giêsu đứng trên biển, nhưng các Môn Đệ không nhận ra đó chính là Chúa Giêsu…”. 

Buổi đánh cá được kết quả mỹ mãn, cuộc sống hàng ngày của chúng ta, sứ mạng truyền giáo của chúng ta muốn có được kết quả, chúng ta phải nhận ra Chúa Giêsu hiện diện, để vâng lời Người và cộng tác với Người, như các Môn Đệ vâng lời thả lưới phía bên phải thuyền. Có Chúa Giêsu hiện diện, đêm đánh cá, sứ mạng truyền giáo được kết quả mỹ mãn. 

Việc nhận ra Chúa Giêsu đang ở bên cạnh để bảo đảm cho buổi đánh cá, cho sứ mạng truyền giáo, được kết quả tốt đẹp, phải do " người môn đệ Chúa Giêsu thương mến", sống thân tình với Chúa Giêsu , sống trong ân sủng, có trực giác nhận ra, hiểu ngay ý Chúa muốn và báo cho Phêrô: 

 - " Người Môn Đệ được Chúa Giêsu thương mến nói với ông Phêrô: Chúa đó " ( Jn 21, 7). 

Chúa Giêsu hiện diện và năng động trong Giáo Hội, hướng dẫn Giáo Hội đến thành công trong sứ mạng rao giảng Phúc Âm mà Ngài đã ủy thác cho.  

Đó cũng là ý nghĩa những gì Thánh Marco đã ghi lại để kết thúc Phúc Âm của Ngài: 

 - " Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng " ( Mc 16, 20). 

Nhận ra Chúa Giêsu hiện diện là vai trò của những ai sống thân tình với Chúa Giêsu, được Ngài ban cho ân sủng. 

Đó cũng là những gì Thánh Gioan thuật lại cho chúng ta vai trò của " người môn đệ Chúa Giêsu thương mến", và cũng chắc chắn của những ai sống thân tình với Chúa, được ân sủng Chúa ban, cần thiết để phục vụ cộng đồng Giáo Hội.  

Vai trò nổi bậc ân sủng của " người môn đệ Chúa Giêsu thương mến" được thể hiện trong buổi tiệc ly, dưới chân thánh giá, bên ngôi mộ trống và trong buổi đánh cá ban đêm trên biển hồ của đoạn Phúc Âm hôm nay: 

-- " Trong các môn đệ, có một người được Chúa Giêsu thương mến. Ông đang dùng bửa, đầu tựa vào lòng Chúa Giêsu" ( Jn 13, 23), 

- " Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Chúa Giêsu nói với thân mẫu rằng: Thưa bà, đây là con bà. Rồi Người nói với môn đệ: Đây là mẹ anh. Kể từ lúc đó, người môn đệ rước bà về nhà mình" ( Jn 19, 26-27), 

- " Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã đến mộ trước, cũng đi vào: Ông đã thấy và tin " (Jn 20, 8),- 

- " Người môn đệ được Chúa Giêsu thương mến nói với ông Phêrô: Chúa đó ! " ( Jn 21, 7). 

b ) Thánh Gioan có cách viết tường thuật các biến cố, rất chú trọng đến các yếu tố chi tiết, nhưng được Ngài lồng vào văn mạch với chủ đích ngụ ý. 

Trong đoạn Phúc Âm hôm nay, Thánh Gioan kể lại là mặc dầu lưới được nhiều cá, nhưng lưới không bị rách, trước hết có ý liên tưởng đến y phục của Chúa Giêsu không bị xé nát để phân chia, khi Ngài chịu chết để đem đến ơn cứu rỗi: 

 - " Thế là ứng nghiệm lời Thánh Kinh: Áo xống tôi, chúng đem chia chác, cả áo dài, cũng bắt thăm luôn" ( Jn 19, 24). 

Như vậy chiếc lưới đầy cá còn nguyên vẹn, trước sự hiện diện của Chúa Giêsu cũng có một ý nghĩa biến cố cứu rỗi do Chúa Giêsu đem đến:  

- " Cá nhiều như vậy, mà lưới không bị rách " ( Jn 21, 11b). 

Kế đến một tiểu tiết khác cũng được Thánh Gioan ghi lại, khi Ngài cho biết số luợng cá bắt được: 

- " Ông Simon Phêrô lên thuyền rồi kéo lưới vào bờ. Lưới đầy cá lớn, đếm được một trăm năm mươi ba con" ( Jn 21, 11a ). 

Có lẽ thật sự là " một trăm năm mươi ba con ", nhưng cũng có thể Thánh Gioan dùng số 153 viết ra mẫu tự Do Thái, mỗi số tương đương với một chữ và như vậy đọc chung lại số 153 được ghi thành chữ, chúng ta sẽ có lưới cá chứa một " Cộng Đồng Tình Thương", để ám chỉ Cộng Đồng Giáo Hội. 

c ) Ý nghĩa của chương 21 liên quan với toàn quyển Phúc Âm Thánh Gioan. 

Trong cả Phúc Âm, Thánh Gioan không ngừng nhấn mạnh đến việc nhân loại chúng ta không nhận biết Chúa Giêsu là Thiên Chúa, là ánh sáng, là sự sống của chúng ta: 

 - " Người đã đến nhà Người, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận " ( Jn 1, 11). 

 - " Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một Đấng ở giữa các ông, mà các ông không biết " ( Jn 1, 26),

 - " Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước bảo tôi: Ngươi thấy Thánh Thần xuống và ngự trên ai, thì Người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần. Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng được Thiên Chúa tuyển chọn " ( Jn 1, 33-34). 

Và sau bao nhiêu lần không biết, không nhận đó, chương 21 Thánh Gioan cho chúng ta biết rằng các Môn Đệ nhận biết Chúa Giêsu một cách chắc chắn, là thượng đỉnh con người đạt được trong tiến trình đi tìm Thiên Chúa, được Thánh Gioan ghi lại ở đoạn kết của Phúc Âm, như là kết quả ở cao điểm nhứt mà con người đạt được, trong tiến trình đi tìm Chúa: 

 - " Không ai trong các Môn Đệ dám hỏi: Ông là ai?, vì các ông biết rằng đó là Chúa" ( Jn 21, 12). 

Và nhờ vượt thắng được sự tối tăm của con người không nhận ra Thiên Chúa, con người đạt đến đức tin vào Chúa và là cửa ngỏ để vào sự sống đời đời: 

 - " Còn những điều được chép ở đây là để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Ki Tô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống nhờ danh Người " ( Jn 20, 31), 

 - "  Tôi viết những điều đó cho anh em, là những người tin vào danh Con Thiên Chúa, để anh em biết rằng anh em có sự sống đời đời " ( 1 Jn 5, 13). 

3) - Phần còn lại của đoạn Phúc Âm Thánh Lễ hôm nay đề cập đến sứ mạng của Thánh Phêrô và của Thánh Gioan ( Jn 21, 15-24), liên hệ và bổ túc nhau bằng chức năng và ân sủng như chúng ta đã có lần đề cập đến trong đoạn Phúc Âm Chúa Nhât Phục Sinh ( Jn 20, 1-18). 

Mặc dầu Thánh Phêrô được Chúa Giêsu cân nhắc lên địa vị lãnh đạo của Giáo Hội, chức vị mà mọi người phải kính trọng, kể cả Thánh Gioan, " người môn đệ Chúa Giêsu thương mến".  

Thánh Phêrô là tảng đá trên đó Chúa Giêsu xây dựng Giáo Hội Ngài ( Mt 16, 16), là cột trụ đức tin để nâng đở đức tin của anh em ( Mc 22, 31-32), nên Thánh Gioan phải kính nhường: 

 - " Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào" ( Jn 20, 4-5). 

 Thánh Phêrô là tảng đá nền tảng của Giáo Hội, là cột trụ đức tin của cả Cộng Đồng Dân Chúa, nhưng không được Chúa ban cho ân sủng có trực giác " đã thấy và tin" ngay (Jn 20, 8) như Thánh Gioan, và cũng không nhận ra Chúa Giêsu khi Ngài hiện ra với các Môn Đệ buổi sáng trên biển Hồ. 

Chính Thánh Gioan, " người môn đệ Chúa Giêsu thương mến" nhận ra và báo cho, Thánh Phêrô mới nhận biết và nhảy xuống biển đến với Ngài: 

 - " Người môn đệ được Chúa Giêsu thương mến nói với ông Phêrô: Chúa đó! Vừa nghe nói: Chúa đó!, ông Phêrô vội khoác áo vào vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển" ( Jn 21, 7). 

Điều đó cho thấy địa vị uy quyền và ân sủng trong Giáo Hội được Chúa ban cho mỗi người khác nhau, để bổ túc nhau, cùng cộng tác phục vụ Cộng Đồng Dân Chúa: 

 - " Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thánh Thần. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Thiên Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người…Nhưng chính Thánh Thần duy nhứt ấy làm ra tất cả những điều đó, và phân chia cho mỗi người mỗi cách, tùy theo ý của Người” ( 1 Cor 12, 4.5.11). 

Riêng đối với chức vị Thánh Phêrô, Ngài được Chúa Giêsu ban cho chức vị chăn dắt "chiên con " và " chiên mẹ" của Người qua ba lần tuyên xưng tình thương của Ngài đối với Chúa, phục hồi lại ba lần lỗi phạm đã chối Chúa trong lúc khỗ nạn ( Jn 18, 17-18.25-27). 

Và Thánh Phêrô đã kết thúc cuộc đời mình bằng gương tử đạo, phục vụ chăn dắt " chiên con " và “ " chiên mẹ " của Chúa Giêsu, chớ không phải của mình:

 - " Hãy chăn dắt các con chiên con của Thầy " ( Jn 21, 15),

 - " Hãy chăn dắt các con chiên mẹ của Thầy " ( Jn 21, 16) ,

 - " Hãy chăn dắt các con chiên mẹ của Thầy " ( Jn 21, 17).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!