Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 15 )

 

 

NGUYỄN HỌC TẬP 

Từ kêu gọi Phêrô đến kêu gọi Mười Hai Môn Đệ ( Lc 5, 1-6, 16) ( 1 ). 

Mặc dầu đoạn tường thuật lại sứ mạng ở Galilea của Thánh Luca ( Lc 4, 14-9,50) khá giống vớì đoạn tường thuật của Thánh Marco, Phúc Âm Thánh Luca không đặt biến cố kêu gọi Phêrô trước ngày sinh hoạt ở Capharnaum ( như trong Phúc Âm Thánh Marco).

Trái lạ Thánh Luca viết lại biến cố kêu gọi Phêrô theo cách trình bày của ngài và xếp đặt các sự kiện nối tiếp một cách theo thứ tự đặc tính quan trọng ( Lc 1, 3 ): 

 - kêu gọi các môn đệ được đặc tâm chú ý ( Lc 5, 1-11),

 - hơn biến cố chữa trị ( người phong hủi và người bại liệt ) là nguyên nhân đưa đến những cuộc tranh cải ( Lc 5, 13-16. 17-26),

 - kêu gọi Levi, môt môn đệ khác ( Lc 5, 27-39),

 - hơn hai biến cố ( các môn đệ bứt lúa ăn và chữa người bị tay liệt trong ngày sabat ) làm phát sinh ra những cuộc tranh cải mới ( Lc 6, 1-11)

 - và sau cùng là việc tuyển chọn mười hai vị môn đệ ( Lc 6, 12-16).  

 1 ) Kêu gọi Simon Phêrô ( Lc 5, 1-11) ; ( Mc 1, 16-20; 4, 1); ( Mt 4, 18-22); ( Jn 1, 15-21, 1-11).  

Khác với Phúc Âm Thánh Matthêu và Marco, Thánh Luca chỉ bắt đầu giới thiệu việc kêu gọi các môn đệ ( Phêrô, Giacobê và Gioan) sau những phép lạ ở Capharnaum và thêm vào đó là biến cố buổi đánh cá lạ lùng, mà Thánh Gioan ghi lại xảy ra sau Phục Sinh ( Jn 21, 1-11).

Như vậy, một cách thực tiển, đặc tính diễn giải của các Phúc Âm thuật lại các biến cố lịch sử cuộc đời Chúa Giêsu, theo các nhãn quang thần học khác nhau.

Cách tường thuật lại của Thánh Luca là phương thức cấu trúc của ngài, dùng những yếu tố từ các nguồn mạch khác nhau hay là từ kết qủa của các chi tiết truyền thống truyền khẩu được sắp xếp chung lại với nhau.

Tư tưởng truyền thống truyền khẩu là điều có lý chứng hơn cả, bởi lẽ đoạn tường thuật nầy của Thánh Luca rất sung mãn cách hành văn cá biệt của ngài.

Sự kiện đề cập đến những yếu tố địa lý cũng giống như trong Phúc Âm Thánh Marco ( Mc 4, 1),  

 - " Một hôm, Chúa Giêsu đang đứng ở bờ hồ Genezareth, dân chúng chen lấn nhau đến gần Người, để nghe lời Thiên Chúa. Người thấy hai chiếc thuyền đậu dọc bờ hồ, còn những người đánh cá thì đã ra khỏi thuyền và đang giặt lưới. Chúa Giêsu xuống một chiếc thuyền, thuyền đó của ông Simon. Và Người xin ông Simon chèo thuyền ra xa bờ một chút . Rồi Người ngồi xuống và từ trên thuyền Người giảng dạy đám đông " ( Lc 5, 1-3). 

Nhưng sau đó Thánh Marco tiếp tục tường thuật lại dụ ngôn người gieo giống ( Mc 4, 1ss),

Khác với Phúc Âm Thánh Marco ( Mc 1, 17ss), sau đó Chúa Giêsu tiếp tục nói chuyện với cả Andrea, sau khi nói chuyện với Phêrô, và rồi Người kêu gọi cả Giacobê và Gioan. Trong khi đó thì Phúc Âm thánh Luca cho biết, trong đoạn tường thuật liên hệ, Chúa chỉ hàn huyên và kêu gọi Phêrô: 

 - " Bấy giờ Chúa Giêsu bảo ông Simon : " Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người ngư phủ lưới người ta" ( Lc 5, 10).  

Những câu nói vừa kể, được nhấn mạnh theo ngôn ngữ Hy Lạp, hàm chứa sau đó có một cuộc thay đổi sâu đậm về cuộc sống của Phêrô.

Ngài sẽ đánh lưới cá con người, với mục đích cứu thoát đời sống của họ, thay gì lưới cá dùng để ăn trong gia đình.

Động từ ở thì tương lai " anh sẽ là người ngư phủ đánh lưới người " giao phó ơn gọi cho Phêrô trong cả cuộc đời của ngài.

Những dòng vừa kể được Thánh Luca viết lên 70 năm sau Thiên Chúa giáng sinh, nói lên cho chúng ta biết tước vị lãnh đạo của Phêrô sẽ không được trao cho bất cứ ai, ngay cả cho Giacobê, như một vài học giả chủ trương, khi các vị khảo cứu Sách Tông Đồ Công Vụ ( Act 10).

Simon Phêrô không phải chỉ là phát ngôn viên cho nhóm người theo Chúa Giêsu, 

 - " Còn anh em, anh em bảo thầy là ai? Ông Phêrô thưa. " Thầy là Đấng Kitô, con Thiên Chúa 2 ( Lc 9, 20), mà ngài còn có phận vụ tương tợ trong nhóm các Tông Đồ ở Giêrusalem, sau Phục Sinh: 

 - " Trong những ngày ấy, ông Phêrô đứng lên giữa các anh em, có khoảng một trăm hai mươi người đang hợp mặt " ( Act 1, 15 ). 

Nhứt là ngài sẽ rao giảng lời Chúa, để " lưới " mọi người, tạo thành cộng đồng Kitô hữu tiên khởi ( Act 2, 14-41). 

Sau hết, trong đoạn cuối cùng, đặc biệt của Phúc Âm Thánh Luca, các môn đệ bỏ lại tất cả mà đi theo Người, chớ không phải chỉ bỏ lại chài lưới như trong Phúc Âm Thánh Marco ( Mc 1, 18).

Điều đó cho thấy theo Chúa Giêsu là một thái độ chọn lựa dứt khoát triệt để. 

Từ ( Lc 5, 12 - 6, 11) gần như Thánh Luca hoàn toàn dùng chất liệu của Phúc Âm Thánh Marco ( Mc 1, 40-45), chỉ có đôi chút sữa đổi.

Về cách thứ tự xếp đặt, hai phép lạ sắp tới ( chữa người phong hủi và người bại liệt ) được diễn tả một cách thích hợp hoàn toàn với hai biến cố ( sự chay tịnh Kitô giáo và ngày sabat ), được kể lại sau khi đã kêu gọi ông Levi. 

 a ) Chữa người phong hủi ( Lc 5, 12-16): ( Mc 1, 40-45); ( Mt 8,1-4).

Thánh Luca thuật biến cố phép lạ chữa người phong hủi nầy " trong một thành phố ": 


 - "
Khi ấy Chúa Giêsu đang ở trong một thành phố kia, có một người đầy phong hủi, vừa thấy Người, liền sấp mặt xuống xin Người rằng: " Lạy Ngài, nếu ngài muốn, xin Ngài có thể làm cho con được sạch " ( Lc 5, 12). 

Trong khi đó thì Phúc Âm Thánh Marco thuật lại biến cố xảy ra ngoài đồng, nơi thích hợp để gặp một người đang ở trong trạng thái bệnh tật khá nặng nề ngoài da, có thể sang bệnh truyền nhiễm cho người khác.

Đối với Thánh Luca, lộ trình của Chúa Giêsu không quan trọng, điều hệ trọng là đối những ai mà Người thốt lên lời dạy bảo.

Người phong hủi bị coi là người ô uế đối với nghi thức phụng tự cũng như đối với đời sống xã hội. Anh ta là người bị đuổi ra bên ngoài trại: 

 - " Người mắc bệnh phong hủi phải mặc áo rách, xoã tóc, che râu và kêu lên: " Ô uế, ô uế ! ". Bao lâu còn mắc bệnh, thì nó ô uế, nó phải ở riêng ra, chỗ ở của nó là một nơi bên ngoài trại " ( Lev 13, 45-46), bởi vì đối với cộng đông dân chúng, anh ta bị coi như là người đã chết, có thể so sánh anh ta như một người nghèo khổ cùng cực chăng?

Người phong hủi gặp Chúa Giêsu hôm đó, không xin Người chữa cho lành bệnh, mà được chữa cho trở nên sạch sẽ: 

 - " Lạy Thầy, nếu Thầy muốn, xin làm cho con được sạch " ( Lc 4, 12), 

. Đó là tâm trạng thể hiện trong cả truyền thống Thánh Kinh, theo đó thì bệnh nhân bị nhiễm phong hủi là người tuyệt vọng cảm thấy mình bị loại ra khỏi cộng đồng xã hội.

Chỉ có khi nào con người đó được trở nên sạch sẽ, mới có thể được tham dự vào các nghi thức tôn giáo và vào cuộc cộng đồng xã hội.  

Biết được truyền thống đó trong Thánh Kinh, chúng ta hiểu được đối với người Do Thái, Chúa Giêsu đang lỗi phạm đối với truyền thống, bởi lẽ Người:  

 - " Người giơ tay đụng vào anh ta và nói: " Tôi muốn, anh sạch đi " . Lập tức chứng phong hủi biến khỏi anh ( Lc 4, 13), như là để nhận lấy bệnh tật của anh vào con người của Người, chữa anh khỏi cơn bệnh và truyền vào con người anh sức mạnh chữa trị của Người. 

Tuy vậy, Chúa Giêsu vẫn công nhiên tuân giữ Lề Luật, khi Người truyền cho anh đến tường trình mình trước mặt các viên chức quyền lực, để được chấp nhận trở lại vào cuộc sống cộng đồng: 

 _ " Đây là lề luật về người phong hủi, trong ngày anh ta được thanh tẩy. Đương sự sẽ được đưa đến với tư tế: tư tế sẽ ra khỏi trại. Tư tế sẽ khám: nếu người phong hủi đã khỏi vết thương phong hủi, thì tư tế sẽ truyền lấy cho người phong hủi hai con chim còn sống và thanh sạch, gỗ bá hương và phẩm cánh kiến và cành hương thảo... " ( Lev 14, 2-4). 

Đoạn tường thuật được kết thúc bằng một lời cầu nguyện.

Trong khi Thánh Marco cho biết rằng Chúa Giêsu phải lui vào sa mạc, để tránh cho đoàn lũ dân chúng khỏi bị kích thích, tổ chức thành phong trào cách mạng chính trị giải thể chế độ hiện tại, thì Thánh Luca nhấn mạnh rõ việc Chúa Giêsu lui vào sa mạc để cấu nguyện và động tác tự nhiên và thường xuyên theo thói quen của Người: 

 - " ...đám đông lũ lượt tuôn đến để nghe Người và để được chữa bệnh. Nhưng Người lui vào nơi hoang vắng mà cầu nguyện " ( Lc 4, 15-16).  

Với lời cầu nguyện, Người có được tất cả những gì dân chúng van xin Người.

Trong biến cố đang bàn, Thánh Luca bỏ qua phần lớn các lời đối thoại, ngài chỉ diễn tả thuật lại biến cố được trôi chảy hơn và chứa đựng một ít đặc tính cá nhân của ngài hơn. 

 b) Chữa người bại liệt ( Lc 5, 17-26); ( Mc 2, 1-12); ( Mt 9, 1-8), ( Jn 5,8).  

Thánh Luca hoàn toàn sắp xếp lại phần khởi đầu của đoạn tường thuật nầy, lấy từ Phúc Âm Thánh Marco.

Ngay cả ở những lời khởi đầu, Thánh Luca ghi nhận rằng biến cố nầy " bỗng xảy ra ": 

 - " Bỗng có người khiêng đến một bệnh nhân bị bại liệt nằm trên giường, họ tìm cách đem vào đặt trước mặt Người " ( Lc 5, 18). 

Chương trình mà Chúa cho xảy đến, chúng ta không thể dự tính được.

Điều quan trọng là biết đặc tâm chăm chỉ nhận ra các biến cố đó đang xảy ra giữa chúng ta và ý nghĩa muốn nói lên cho chúng ta.

Đoạn tường thuật được diễn tả khá dài với chi tiết làm thế nào người bại liệt nằm trên giuờng có thể đến được trước mặt Chúa Giêsu.

Đó là một cố gắng, mà Chúa Giêsu nhận ra như là một dấu chứng đức tin: 

 - " Thấy họ có lòng tin như vậy..." ( Lc 5, 20). 

Nhưng mặc dầu với đức tin đó, hay chính vì có được đức tin đó , Chúa Giêsu dường như muốn thử thách làm cho lòng ao ước người bại liệt được chữa trị của họ bị thất vọng.

Những người đem người bại liệt đến cũng như chính bệnh nhân, đến để xin được chữa lành bệnh, thì lại nghe Chúa Giêsu nói : 

 - " Nầy anh, tội của anh đã được tha rồi " ( Lc 5, 20b). 

Chúa Giêsu ban cho người bệnh hơn cả những gì anh mong muốn, chớ không phải ít hơn, nhưng không phải là điều mà bệnh nhân mong đợi.

Đối với bệnh nhân, điều anh đang đợi là sức khoẻ, được lành bệnh; đối vói Chúa Giêsu điều quan trọng hơn cả và trước tiên là mối liên hệ với Thiên Chúa.. 

Câu xác nhận bất ngờ của Chúa Giêsu, " tội của anh đã được tha rồi " làm hoàn toàn đổi hướng đoạn tường thuật: điều then chốt không còn phải là quyền phép của phép lạ, mà là định ý của Chúa Giêsu ban cho ơn tha tội.

Thật vậy, Do Thái giáo nhân biết các nghi thức tha tội trong lúc tế tự trong đền thờ: ơn tha tội con người có thể nhận được bằng lòng thống hối và nhứt là bằng vật hiến tế để xin tha tội ( Lv 4, 1-5, 13). 

Từng nhóm người, như nhóm dân chúng theo Thánh Gioan Tẩy Giả, ơn tha tội con nguời có thể nhận được nhờ hoán cải nội tâm và đón nhận phép rủa: 

 - " Ông liền đi khắp vùng sông Giordano, rao giảng, kêu gọi dân chúng chịu phép rửa, tỏ lòng sám hối, để được ơn tha tội " ( Lc 3, 3 ).  

Nhưng ơn tha tội đối với Chúa Giêsu

 - không còn phải nhận được qua hệ thống các đền thờ,

 - cũng không có dấu gì cho thấy tội lỗi được gội rửa sạch bằng nước, như những gì Gioan Tẩy Giả đã làm.

Ở đây, biến cố lành bệnh thể xác của người bị bại liệt ( " hãy đứng dậy mà đi " ( Lc 5, 23 ) là dấu chứng ơn tha tội đã được lãnh nhận ( " tội của anh đã được tha " ( Lc 5, 20b ).

Từ nay sự việc được lành bệnh chỉ là dấu chứng hướng dẫn con người nhìn đến một chân trời khác: 

 - " Vậy để các ông biết, dưới đất này, Con Người có quyền tha tội " ( Lc 5, 24 ) . 

Con người nhân loại của chúng ta

 - cần có được sức khoẻ,

 - nhưng cũng cần có được ơn tha tội.

Điều đó giải thích tại sao Chúa Giêsu

 - không những chữa lành bệnh cho người bại liệt,

 - mà còn còn ban cho anh ơn tha tội

 - và kêu gọi hãy sám hối.

 

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!