Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
DƯỚI BÓNG THÁNH GIÁ VỚI NGƯỜI TRỘM HỐI CẢI

 

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV C 20 ); ( 24.03.2013); ( Lc 22, 14-23, 56 )

CHÚA NHẬT LỄ LÁ, NĂM C

  NGUYỄN HỌC TẬP

 

A - " Người trộm thống hối là nhân vật hàng đầu, là hình ảnh then chốt của Phúc Âm Thánh Luca ,và có lẽ cũng là hình ảnh cá biệt nhứt của Phúc Âm Thánh Luca ".

 

Đó là lời tuyên bố của một trong những nhà chú giải Thánh Kinh lỗi lạc ở Ý, Cha Pietro Tremolada, giáo sư Viện Thánh Kinh Angelicum - Roma.

Trong đoạn Phúc Âm về cuộc tử nạn Thánh Giá Chúa Giêsu, Thánh Luca đặt xen cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và hai người trộm cướp cùng bị đóng đinh với Người vào giữa hai đoạn kể lại lời nguyện xin Chúa Cha tha thứ những kẻ hành hạ, giết chết Ngài:

 

 - " Lay Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm "( Lc 23, 34) và đoạn ghi lai những lời sỉ vả của dân chúng, quan lính và các kỳ mục:

 

 - " Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo: Hắn đã cứu người khác, thì hãy cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Ki tô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn" ( Lc 23, 35).

 

Trước tiên, ngôn từ của một trong hai người trộm cướp hay của kẻ trộm cuớp không biết ăn năn là tiếng vọng nguyên bản những lời cười nhạo, sỉ nhục của dân chúng, quân lính và các kỳ mục đối với Chúa Giêsu:

 

 - " Một trong hai người trộm cướp bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: Ông không phải là Đấng Ki Tô sao? Hãy tự cứu lấy mình đi và cứu cả chúng tôi với " (Lc 23, 39 ).

 

Giọng điệu thách thức gần như ngông cuồng của anh không khác gì ngôn từ của Satan thách thức Chúa Giêsu trong cơn cám dỗ Người, nói lên tâm địa tội lỗi đen tối, bấn loạn và tuyệt vọng, người trộm cướp trước cái chết gần kề và Satan trước hai lần cám dỗ không thành công:

 

 - " Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì đứng dậy mà gieo mình xuống đi! Vì đã có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ giữ gìn bạn ( Lc 4, 9-10).

 

Phản ứng lại, người trộm cướp thứ hai quở trách anh ta:

 

 - " Anh đang chịu hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa anh cũng không biết sợ! Chúng ta phải chịu như vậy là đích đáng, vì xứng với việc chúng ta làm. Chớ ông nầy đâu có làm điều gì trái ! ( Lc 23, 40-41).

 

Và sau lời khiển trách đối người bạn đồng nghiệp và đồng số phận, anh quay sang Chúa Giêsu cầu nguyện:

 

 - " Lạy Thầy Giêsu, khi Thầy vào Nước Thầy, xin nhớ đến con" ( Lc 23, 42).

 

Và Chúa Giêsu trả lời anh:

 

 - " Thật, Ta bảo thật, hôm nay con sẽ được ở với Ta trên Thiên Đàng " ( Lc 23, 43).

 

B - Một số nhà chú giải Thánh Kinh, trong đó có cha giáo sư Pietro Tremolada, Viện Thánh Kinh Angelicum - Roma, đề nghị rằng câu chuyện đối thoại giữa Chúa Giêsu và hai người trộm cướp bị đóng đinh chung với Ngài, có thể được coi là câu chuyện giữa Chúa Giêsu và chỉ với một người trộm cướp duy nhứt, được Thánh Luca nhân đôi lên và tách ra thành hai nhân vật một cách tài tình, để diễn tả tiến trình phức tạp từ con người tội lỗi, được ơn cứu chuộc của Chúa Giêsu soi sáng, cải hối.

Không phải thiếu lý chứng mà cha giáo sư Pietro Tremolada và các nhà chú giải Thánh Kinh khác có ý nghĩ như vậy.

Bởi lẽ nếu chúng ta lấy lại Phúc Âm Thánh Marco, Phúc Âm có trước bản Phúc Âm Thánh Luca, chúng ta sẽ thấy rằng có hai người trộm cướp cùng bị đóng đinh với Chúa Giêsu, nhưng cả hai đều là hai tên trộm cướp dữ tợn, hằn học, chửi bới, chế giễu Chúa Giêsu:

 

“ - " Bên cạnh Người, chúng còn đóng đinh hai tên cướp, một đứa bên phải, một đứa bên trái. Kẻ qua người lại đều nhục mạ Người, vừa lắc đầu vừa nói: Ê, mi là kẻ phá Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại được, có giỏi thì xuống khỏi thập giá mà cứu mình đi. Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nổi mình ( Mc 15, 27.29.31).

 

Và như chúng ta biết, chính Thánh Luca cũng xác nhận rằng Ngài dùng những gì các người đi trước Ngài đã viết ra, sắp xếp lại và viết lại Phúc Âm như là một bản giáo lý theo thứ tự đề mục của đức tin, cho các Cộng Đồng Ki Tô hữu tiên khởi và cho chúng ta, con cháu các vị trong đức tin:

 

“- " Thưa ngài Theofilo đáng kính, có nhiều người đã ra công soạn bản tường thuật những sự việc đã được thực hiện giữa chúng ta. Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài, mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc " (Lc 1, 1.3-4).

 

Như vậy hai người trộm cướp trong Phúc Âm Thánh Luca, một người trộm dữ và một người trộm lành, là hình ảnh của một tội nhân duy nhứt được Thánh Luca nhân đôi lên và tách rời ra thành hai trạng thái hành động của con người, con người tội lỗi và con người được ơn Chúa soi sáng, cảm nghiệm được tình thương Cha con của Thiên Chúa, sám hối, trở lại và tin cậy vào Ngài:

 

“- " Lạy Thầy, khi nào Thầy vào Nước Thầy, xin Thầy nhớ đến con " ( Lc 23, 42).

 

Thánh Marco trình bày cuộc chạm trán trực diện giữa ơn cứu rỗi và tội lỗi, giữa Chúa Giêsu và hai người trộm cướp khinh dễ, nhạo báng Ngài, một sự bất tương hợp giữa công chính và bất chính, giữa Thiên Chúa và tội lỗi.

Trái lại Thánh Luca được xem là “" Scriptor mansuetudinis Christi "”, là nhà viết văn thuật lại lòng nhân lành của Chúa Giêsu. Giữa ơn cứu rổi thánh thiện và tội lỗi có sự chạm trán trực diện lúc khởi đầu, mà thái độ từ chối và khinh dễ của người trộm cướp không biết thống hối là một lý chứng. 

Nhưng rồi tâm hồn tội lỗi, đen tối được ánh sáng cứu độ chiếu dọi, tạo ra những phản ứng đối chọi, dẫn đưa đến sám hối.

 

C - Như vậy " trộm dữ và trộm lành " là hai trạng thái của con người, của bất cứ ai, là con người chúng ta trước ân sủng của Thiên Chúa.

Đó chính là cách trình bày một cách tài tình của Thánh Luca, trình bày biến cố cứu rỗi tiếp xúc với lương tâm tội lỗi của con người, có khả năng biến hóa lương tâm tội lỗi của chúng ta thành lương tâm sám hối trở lại và tin cậy vào tình thương đại lượng, nhân hậu và bao la của Thiên Chúa.

Ân sủng cứu rỗi lúc vừa chạm trán với lương tâm tội lỗi sẽ tạo ra phản ứng chống đối, tự vệ, đóng kín khuôn ốc vào chính mình, coi thường người khác, coi thường ngoại cảnh chung quanh, cho dù ngoại cảnh đó là gì đi nữa lương tâm phạm tội cũng bị tội lỗi làm đen tối, thiếu sáng suốt,và không nhận biết.

Lương tâm tội lỗi đen tối và tuyệt vọng không thể nhìn thấy sự giải thoát nào ngoài ra chính tự mình đứng ra cứu lấy mình, không những là thái độ của người trộm cướp không ăn năn , mà cả dân chúng, kinh sư và kỳ mục cũng có thái độ như vậy:

 

“ - " Ông không phải là Đấng Ki Tô sao? Hãy tự cứu mình đi và cứu chúng tôi. Hắn đã cứu người khác, thì hãy tự cứu lấy mình đi, nếu hắn là Đấng Ki Tô của Thiên Chúa. Nếu ông là vua Do Thái, thì hãy tự cứu lấy mình đi " ( Lc 23, 35-37.39).

 

Và lương tâm tội lỗi đen tối làm cho con người không còn phân biệt phải trái, vì đóng kín vào khuôn ốc chính mình, không nhận ra và không chấp sự thật dù cho minh bạch cũng vậy.

Trước khi người trộm cướp không thống hối thốt ra những lời chế giểu Chúa Giêsu, trước khi dân chúng, quân lính và các kỳ mục thốt ra những câu nói nhục mạ Chúa Giêsu, mặc dầu trong cơn đau đớn khỗ nạn và sắp chết, Ngài đã tỏ ra tư cách nhân hậu và vương giả của Ngài qua lời nguyện với Chúa Cha, nhưng họ không thể hiểu được và định giá được:

 

“ - "Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm "” ( Lc 23, 34).

 

Chỉ có lương tâm được ân sủng Thiên Chúa soi sáng, thống hối nhận ra được chân lý, ai là kẻ tội lỗi nô lệ chịu hình phạt và ai là Đấng chịu khổ nạn vì tình thương để cứu rỗi:

 

“ - " Anh đang chịu chung hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa anh cũng không biết sợ. Chúng ta chịu thế nầy là đích đáng, vì xứng với việc chúng ta làm. Chứ ông nầy dâu có làm điều gì sai " ( Lc 23, 39-40).

 

Có lẽ đối với lương tâm người trộm cướp không hối cải cũng như của dân chúng, quân lính và các kỳ mục, Chúa Giêsu thay vì cầu nguyện xin tha cho những ai làm khổ Người, Người nên tìm cách thoát thân thì đúng hơn.

Riêng đối dân chúng và các kỳ mục cũng vậy, lương tâm tội lỗi đen tối và thù hằn của họ đã làm cho họ mù quáng đến độ Philato và Erode tuyên bố Chúa Giêsu vô tội, họ cũng không thể hiểu được:

.  Philato nói với các thượng tế và đám đông:

 

 - "Ta xét người nầy không có tội gì. Các ngươi nộp người nầy cho ta, vì cho là tay kích động dân, nhưng ta đã hỏi cung ngay trước mặt các ngươi, mà không thấy người nầy có tội gì, như các ngươi đã tố cáo cả" ( Lc 23, 4. 14).

 

Và rồi chính Philato cho biết Erode cũng có cùng một phán đoán như ông:

 

“ - " Cả vua Erode cũng vậy, bởi lẽ nhà vua đã giải ông ấy lại cho ta. Và các người đã thấy ông ấy chẳng có tội gì đáng chết cả " ( Lc 23, 15).

 

Nhưng rồi trước sự hiện diện và mời gọi của Thiên Chúa, lương tâm tội lỗi đóng kín qua các phản ứng đối ngược, bị phân chia ra, và kết tựu trở lại khi phần đen tối, tự vệ, ích kỷ của lương tâm bị làm cho im tiếng đi.

Lương tâm được ân sủng của Thiên Chúa đánh thức và chiếu sáng, nhận biết được chính tà, phân biệt công lý và bất chính:

 

“ … - " chúng ta đang chịu thế nầy là đích đáng, vì xứng với việc chúng ta làm. Chứ ông nầy đâu có làm điều gì sai " ( Lc 23, 40).

 

Lương tâm được ân sủng Thiên Chúa mời gọi và chiếu sáng nuôi hy vọng ở một tương lai, bên kia cuộc sống đời nầy, nơi số phận của kẻ ngay chính và người bất lương được sáng tỏ.

Lương tâm được ân sủng Thiên Chúa mời gọi sám hối và chiếu sáng vừa kể được Thánh Luca đề cập, có cùng một niềm tin như niềm tin của Thánh Phaolồ gởi các tín hữu Do Thái: không những có Thiên Chúa hiện hữu, mà Thiên Chúa sẽ trả công tùy theo hành động của con người:

 

“ -"Không có đức tin thì không thể làm đẹp lòng Thiên Chúa, vì ai đến gần Thiên Chúa thì phải có đức tin là có Thiên Chúa và tin Người là Đấng ban phần thưởng cho những ai tìm kiếm Người ( Heb 11,6).

 

Và nhứt là lương tâm được ân sủng soi sáng biết nhận ra Chúa Giêsu đang bị đóng đinh trên thánh giá đó là vị vua cả, " Rex ex ligno " , là Đấng Cứu Thế bị ruồng bỏ bằng cái chết khổ nhục nầy, nhưng là Đấng sẽ vào Nước Trời với địa vị vinh quang Thiên Chúa của Ngài.

Do đó người trộm lành hay lương tâm tội lỗi được ân sủng soi sáng và sám hối nhận biết Ngài và hạ mình xuống cúi phục, cầu nguyện với Ngài:

 

“ - " Lạy Thầy Giêsu, khi nào Thầy vào Nước Thầy, xin nhớ đến con " ( Lc 23, 42).

 

Lương tâm được soi sáng và sám hối đó, qua thái độ cầu nguyện vừa kể, nói lên cùng một niềm tin của các Thánh Tồng Đồ, được chính Thánh Luca ghi lại trong sách Tông Đồ Công Vụ:

 

“ - " Nhưng như vậy là Thiên Chúa đã thực hiện những điều Người dùng miệng tất cả các ngôn sứ mà báo trước: Đấng Ki Tô của Người phải chịu khỗ hình. Vậy anh em hãy sám hối và trở lại cùng Thiên Chúa, để Người xoá bỏ tội lỗi cho anh em" ( Act 3, 18-19).

 

Nói tóm lại, qua hình ảnh của người trộm lành thống hối hay qua lương tâm tội lỗi được ân sủng mời gọi và sám hối, Thánh Luca đã viết thành một cuốn giáo lý để cắt nghĩa một cách tài tình lịch sử cứu rỗi của Chúa Giêsu và đức tin của Giáo Hội vào Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa nhập thể để đem lại tình thương, lòng nhân ái tha thứ và cuộc sống Nước Trời cho mọi người.

 

D - Một hôm một anh thanh niên đến thăm một vị linh mục già nua trong một viện dưỡng lão. Anh thanh niên hỏi Ngài một câu:

 

“ - "Thưa cha, chúng ta tốn bao nhiêu công sức để nhằm đạt được Nước Trời. Cha nghĩ rằng mình có đạt được không? ".

 

“ - " Cha chắc chắn là sẽ thừa hưởng được Giêrusalem trên thiên quốc ( Gal 4, 26), đã được ghi trên Nước Trời ( Heb 12, 23). 

Cha hoàn toàn tin tưởng vào Đấng đã hứa, vì Người là Đấng luôn luôn trung tín (Heb 10, 23).

Tại sao mình có thể nghi ngờ được?

Trong cả đời, cha đã hiếu khách cho đỗ nhờ như Abraham, kiên nhẫn như Giobe, khiêm nhượng như David, hiền từ như Moisen, thánh đức như Aronne, ẩn dật như Thánh Gioan, ăn năn thống hối như Geremia, thông minh như Phaolồ, trung tín như Phêrô, khôn ngoan như Salomon.

Và cha tin cậy như người trộm lành rằng, Đấng đã thương ban cho cha tất cả những điều đó do lòng đại lượng của Người, cũng sẽ ban cho cha Nước Trời " ( Lm. Giovanni il Persiano).

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!