Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TỘI LỖI BẤT HẠNH VÀ NHÂN TỪ THA THỨ

 

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV C 19 ); ( 17.03.2013); ( Jn 8, 1-11)

CHÚA NHẬT V MÙA CHAY, NĂM C

 

  NGUYỄN HỌC TẬP

 

Khi đọc đến phần cuối của đoạn Phúc Âm về Người thiếu phụ ngoại tình hôm nay,

 

 Nghe vậy họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Chúa Giêsu và người phụ nữ đứng giữa” ( Jn 8, 9),

 

Thánh Augustino đã viết một câu suy ngẫm thấm thía: " Chỉ còn lại có hai thực thể, tội lỗi bất hạnh của con người ( người thiếu phụ tội lỗi ) và lòng nhân từ tha thứ của Thiên Chúa ( Chúa Giêsu)" .

 

Trước mặt Thiên Chúa, con người tỗi lỗi, thấp hèn, bất hạnh, cần nhờ lòng đại lượng nhân từ tha thứ của Thiên Chúa.

 

A - Trong quá khứ, đọc câu chuyện " Người thiếu phụ ngoại tình " trong Phúc Âm hôm nay, nhiều lần chúng ta thích thú, ít nhứt là đối với người đang viết những dòng nầy, trước câu nói của Chúa Giêsu:

 

 - " Ai trong các ông sạch tội thì lấy đá mà ném trước đi ! Nghe vậy họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Chúa Giêsu và người thiếu phụ đứng giữa " ( Jn 8, 7b.9).

Chúng ta thích thú vì cho rằng Chúa Giêsu, với câu nói của Ngài, đã " lột mặt nạ " được các kinh sư và người Pharisêu, là những thành phần giả hình, không biết thương yêu người khác. Họ là những thành phần nhiều lần bị Chúa Giêsu khiển trách ( Mt 23, 1-36) .

Đồng thời Chúa Giêsu đứng ra bênh vực người thiếu phụ tội lỗi, như Ngài đã tuyên bố, khi kêu gọi ông Matthêu trở thành Môn Đệ:

 

 - " Vì Ta không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi kẻ tội lỗi " ( Mt 9, 13).

 

Điều suy nghĩ trên có lý, nhưng là lối chú giải hạn hẹp.

Đoạn Phúc Âm hôm nay về " Người thiếu phụ ngoại tình " hàm chứa súc tích hơn những gì chúng ta vừa suy nghĩ.

Trước hết Phúc Âm thuật lại cho chúng ta là khi họ dẫn người thiếu phụ đến và tố cáo nàng trước mặt Chúa Giêsu, mục đích của họ không phải là kết án nàng, cho bằng tìm những sơ hở của Chúa Giêsu để tố cáo kết án và loại trừ Ngài:

 

 - " Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người " ( Jn 8, 6a).

 

Do đó, câu nói của Chúa Giêsu có bênh vực người thiếu phụ tội lỗi, nhưng đó không phải là mục đích chính của Ngài ở đây.

Và nếu mục đích chính không phải là để bênh vực người thiếu phụ, cũng không phải chỉ " lột mặt nạ " thành phần giả hình, như một đôi khi chúng ta nghĩ đến, thì câu Phúc Âm còn có ý nghĩa sâu xa hơn.

Trở lại dụng ý " thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người " của các kinh sư và Pharisêu, chúng ta thấy rằng:

 

- nếu Chúa Giêsu vì lòng nhân từ tuyên bố tha bổng cho người thiếu phụ tội lỗi, chính Ngài tự đặt mình trong vị thế lỗi luật Moisen và có thể bị kết án,

 

- trái lại, nếu Chúa Giêsu cứ " kéo thẳng mực tàu " lên án không thương xót, thì Ngài là kẻ " nói một đàng, làm một nẻo", dạy giáo lý nhẫn nại, đại lượng, thương xót của Thiên Chúa, nhưng lại thẳng tay kết án tử hình không chút thương tình. Bởi lẽ lời nói của Ngài, là một bản án tử hình, mà các kinh sư và người Pharisêu đang đợi để hành quyết:

 

 - " Thưa Thầy, người đàn bà nầy bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Moisen truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?" ( Jn 8, 4-5).

 

Chiếc bẫy các kinh sư và người Pharisêu giăng hôm nay để bắt và tố cáo Chúa Giêsu cũng tương tợ như chiếc bẫy họ đã giăng ở một lần khác về việc có nên hay không nên nộp thuế cho Cesare ( Mc 12, 13-17).

Phúc Âm thuật lại cho chúng ta câu chuyện không được kết thúc một cách mau chóng. Chúa Giêsu thinh lặng không trả lời và những kẻ tố cáo chắc chắn lập đi lập lại bản án. Do đó đoạn Phúc Âm được viết bằng cách dùng động từ ở thể  thì bán khứ ( temps imparfait), để chỉ động tác kéo dài và lập đi lập lại trong khoảng thời gian, theo nguyên bản Aramaico cũng như bản Pháp văn chúng tôi có trong tay:

 

- " Họ nói với Người: Thưa Thầy, người đàn bà nầy bị bắt quả tang. Họ nói thế nhằm thử Người, Vì họ cứ nói mãi... " ( Jn 8, 6-7): Ils disaient à Jésus: Mai^tre, cette femme a été surprise en flagrant délit d'adultère.Il disaient cela pour Lui tendre un piège. Come ils insistaient.. ( La Sainte Bible, L'Éùcole Biblique de Jérusalem, Cerf, Paris, 1961, 1409).

 

Có lẽ câu chuyện không kết thúc mau chóng, vì Chúa Giêsu không trả lời ngay cho những kẻ tố cáo người thiếu phụ. Ngài cuối xuống đất và viết :

 

 - « Nhưng Chúa Giêsu cuối xuống, lấy ngón tay, viết trên đất » ( Jn 8, 6b).

 

Chúa Giêsu viết những gì ?

Phúc Âm không thuật lại cho chúng ta biết.

Nhưng hiểu được giáo lý nhân ái của Chúa Giêsu và những gì Ngài sẽ nói với họ ở phần cuối của đoạn Phúc Âm, cũng như tình trạng căng thẳng quyết định lúc đó, chúng ta có thể đoán được là Ngài viết cho họ , có thể là một đoạn của sách tiên tri Gêrêmia : một vài chỉ dẫn trong giai đoạn Xuất Hành ra khỏi Ai Cập:

 

 - « Lạy Đức Chúa, niềm hy vọng của Israel là Ngài, hết những ai lìa bỏ Ngài sẽ phải xấu hỗ, những kẻ quay lưng lại với Ngài sẽ phải đói khát, vì họ đã lìa bỏ Đức Chúa là mạch nước trường sinh » ( Jer 17, 13).

 

Và trước đó một vài câu, tiên tri Gêrêmia nhấn mạnh :

 

 - « Tội của Giuđa phải được ghi bằng bút sắt và khắc bằng mũi kim cương vào tâm hồn và vào những góc bàn thờ của chúng » ( Jer 17, 1).

 

Mệnh lệnh đó của tiên tri Gêrêmia, có thể được Chúa Giêsu diễn tả bằng những chữ viết của Ngài trên mặt đất cho các kinh sư và người Pharisêu là những người thông thạo Thánh Kinh, với đại ý của mệnh lệnh là : dân tộc Israel, không trừ ai, kể cả những kẻ đang đứng trước mặt Chúa Giêsu lúc đó, đều phải biết mình sẽ là đối tượng phán xét của Thiên Chúa, phải biết nhận lỗi lầm của mình, khiêm nhường, thống hối và nhận biết lòng nhân từ tha thứ của Thiên Chúa.

Có lẽ bằng chữ viết trên đất vừa kể, Chúa Giêsu cũng đã nói lên được sứ điệp Ngài muốn nói với họ, ít nhứt là cho một số người đã hiểu ý, vì họ là những người thông thạo Thánh Kinh.

Nhưng chắc cũng có một số người khác chưa hiểu, nên họ lập đi lập lại câu hỏi để thúc bách Ngài:

 

 - « Nhưng vì họ cứ nói mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ » ( Jn 8, 7).

 

Và câu nói của Chúa Giêsu, hiểu như văn mạch những chỉ dẫn của Thánh Kinh trong giai đoạn Xuất Hành vừa kể, không có gì khác hơn là cách diễn tả lại bằng lời nói rỏ ràng hơn sứ điệp Ngài đã bảo họ bằng chữ viết :

 

 - « Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá ném trước đi » ( Jn 8, 7b ).

 

Và như chúng ta đã đề cập, sứ điệp của giai đoạn Xuất Hành có nội dung cho biết tình trạng bất trung, lỗi lầm của dân Do Thái, tất cả mọi người không trừ ai, mọi người cần thống hối và nhận biết lòng nhân từ tha thứ của Thiên Chúa.

Từ đó chúng ta hiểu được tại sao khi nghe câu nói vừa kể của Chúa Giêsu, lần lần họ rút lui :

 

 - « Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi » ( Jn 8, 9).

 

Bởi lẽ ai cũng là người tội lỗi, bất xứng trước mặt Thiên Chúa, cần được lòng nhân từ tha thứ của Ngài.

Hay chỉ còn lại hai thực thể : « tội lỗi bất hạnh và lòng nhân từ tha thứ của Thiên Chúa », nói như Thánh Augustino.

Như vậy, họ rút lui, từ bỏ việc tố giác người thiếu phụ tội lỗi hay đúng hơn là từ bỏ ý hướng bất chính nhằm gài bẩy để tố giác Chúa Giêsu, không phải chỉ là dấu hiệu bấn loạn bên ngoài, nhưng là dấu chỉ bên ngoài những gì đang thay đổi ở nội tâm, nhờ cử chỉ và lời kêu gọi xét mình thống hối của Chúa Giêsu.

Do đó câu trả lời của Chúa Giêsu trong câu chuyện hôm nay không phải chỉ là lời lẽ để « lột mặt nạ » các thành phần gian dối, bất chính , mà là lời kêu gọi hối cải và biết thương người, để được Thiên Chúa nhân từ thứ tha, cả đối với họ « các kinh sư và người Pharisêu giả hình » ( Mt 23, 1-32).

Chúa Giêsu nhân danh Chúa Cha đến để giúp đỡ người tội lỗi, bất cứ người tội lỗi đó là ai :

 

 - «  Vì Ta không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi » ( Mt 9, 13).

 

Và Ngài đem Nước Trời đến cho tất cả mọi người, không trừ ai.

 

B - a) Đối với người thiếu phụ tội lỗi, một lần nữa Thánh Augustino đã có nhận xét chí lý về câu nói cuối cùng của Chúa Giêsu với người thiếu phụ :

 

 - « Ta cũng vậy, Ta cũng không lên án con ! Hãy ra đi, và từ nay đừng phạm tội nữa » ( Jn 8, 11b).

 

Qua câu nói của Chúa Giêsu, Thánh Augustino cho chúng ta nhận xét :

Chúa Giêsu không lên án tội nhân, con người : « Ta cũng vậy, Ta cũng không lên án con ! ».

Nhưng Chúa Giêsu lên án tội lỗi : « và từ nay đừng phạm tội nữa ! ».

Trong câu nói vừa kể, Chúa Giêsu tha tội cho người thiếu phụ, « Ta cũng không lên án con », nhưng không phải vì đó mà Ngài cho rằng nàng vô tội  vạ, tội nàng lỗi phạm không đáng kể.

Tội nàng vấp phạm là một trọng tội, lỗi phạm đối với Chúa và xúc phạm, bất chính đối với người khác.

Tội lỗi là những gì sai trái, xấu xa, bất chính đối với Chúa và đối với anh em.

Bởi đó, với lòng nhân từ, Chúa Giêsu tha cho nàng, nhưng khuyên răn nàng đừng tái phạm, «  và từ nay đừng phạm tội nữa !».

 

b ) Cử chỉ của Chúa Giêsu, qua lời nhận xét của Thánh Augustino, cũng là gương mẫu cho cách hành xử của chúng ta, người Ki Tô hữu.

Chúng ta có thể noi gương Chúa Giêsu tha thứ cho những ai ( con người) có hành vi bất chính, sai trái, lỗi phạm, «  Ta cũng không lên án con ».

Tha thứ , không có nghĩa là chúng ta biện hộ cho những sai trái họ làm là điều « vô thưởng vô phạt, không đáng kể ».

Tha thứ cho con người lỗi phạm, nhưng chúng ta không thể chấp nhận tội lỗi, tư tưởng và quan niệm bất chính, ý thức hệ sai lạc, xúc phạm đến Thiên Chúa, bất chính và đê tiện hóa nhân phẩm con người.

Tội lỗi, quan niệm bất chính, ý thức hệ sai lạc, bất chính và đê tiện hóa nhân phẩm con người, là những gì vi phạm đến hai giới răn quan trọng nhứt của Ki Tô giáo : kính Chúa và yêu người.

Đối với tội lỗi, quan niệm bất chính, ý thức hệ sai lạc, cách hành xử bất công và đê tiện hoá nhân phẩm con người, chúng ta không thể lẫn tránh trách nhiệm. Phải biết can đảm lên án như Chúa Giêsu đã lên án : « và từ nay, đừng phạm tội nữa ! ».

 

c ) Chúa Giêsu tha thứ cho người thiếu phụ tội lỗi, trả lại cho nàng tự do quyết định, trách nhiệm để định đoạt hành động trong tương lai và địa vị con Thiên Chúa, để nàng sống lại tình con cái mà Thiên Chúa luôn luôn dành cho con người.

Đem ơn sủng trở lại cho nàng và địa vị con Thiên Chúa, Chúa Giêsu cũng đồng thời ủy thác cho nàng sứ mạng đem kinh nghiệm niềm vui được tha thứ và tình thương của Thiên Chúa đến cho anh em, qua câu nói :

 

 - « Con hãy đi, và từ nay đừng phạm tội nữa » ( Jn 8, 11b) ( Va, désormais ne pèche plus »( La Sainte Bible, id.).

 

« Con hãy đi  », hãy đi và đem kinh nghiệm tình thương và niềm vui ân sủng Thiên Chúa đến cho anh em.

Đó cũng là ơn gọi của mỗi người tín hữu Chúa Ki Tô.

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!