Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
CHÚA THÁNH LINH TRONG NGHỊCH CẢNH

  

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV C 15 ); ( 17.02.2013 ); ( Lc 4, 1- 13 )

CHÚA  NHẬT  I   MÙA CHAY, NĂM C

NGUYỄN HỌC TẬP 

A - a) Một đặc tính thần học nổi bậc của Phúa Âm Thánh Luca Chúa Nhật hôm nay ( Lc 4, 1-13)  là sự quan tâm đặc biệt đến mối tương quan giữa Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần.           

Như các Phúc Âm nhất lãm khác, Thánh Luca đặt biến cố Chúa Giêsu bị cám dỗ hôm nay ở thời điểm khởi đầu cuộc đời công cộng của Chúa Giêsu, liền sau khi Người nhận phép rửa ở sông Giordan: 

   - " Chúa Giêsu được đầy Thánh Thần, từ sông Giordan về" ( Lc 4, 1).

   - " Hồi ấy Chúa Giêsu từ Nazareth miền Galilea đến, và được ông Gioan làm phép rửa dưới sông Giordan…Thánh Thần liền đẩy Người vào hoang địa" ( Mc 1, 9. 12).

Nhưng nếu ở Phúc Âm Thánh Marco, Chúa Giêsu bị áp lực của Thánh Thần,  

  -  " Thánh Thần liền đẩy Người vào hoang địa" ( Mc 1, 12), thì  Phúc Âm Thánh Luca diễn tả nét nổi bậc của mối tương quan hòa hợp, hỗ tương và cộng tác  giữa Chúa Giêsu và Chúa Thánh Linh:

   - " Chúa Giêsu được đầy Thánh Thần, từ sông Giordan về. Suốt bốn mươi ngày, Người được Thánh Thần dẫn đi trong hoang địa và chịu cám dỗ" ( Lc 4, 1-2).  

Nói cách khác, Chúa Giêsu có Chúa Thánh Thần ngự trong tâm hồn, "…được  đầy Thánh Thần" và tự mình đi đứng và hành động dưới sự trợ giúp "hướng dẫn" của  Chúa Thánh Thần, "… Người được Thánh Thần dẫn đi trong hoang địa".

Hình ảnh Chúa Giêsu "… được đầy Thánh Thần" là hình ảnh đầy ân sủng của Thiên Chúa, mà Thánh Luca lập đi lập lại nhiều lần trong Phúc Âm Ngài, như là lời cầu chúc và điều khuyên nhủ mỗi người chúng ta phải đạt được trong cuộc sống: 

- Bà Elisabeth được đầy Thánh Thần do  Mẹ Maria đem đến qua lời chào mừng của Mẹ:

   * " Bà Elisabeth vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được tràn đầy Thánh Thần" ( Lc 1, 41). 

- Ông Zaccaria được tràn đầy Thánh Thần khi đem con trai ông là Gioan Tẩy Giả dâng hiến trong Đền Thờ:

    * " Bây giờ, người cha của em , tức là ông Zaccaria, được đầy Thánh Thần, liền nói tiên tri rằng: Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Israel, đã đến viếng cứu chuộc dân Người " ( Lc 1, 67-68). 

- Ông Simeon là người công chính được tràn đầy Thánh Thần và được Thiên Chúa hứa cho thấy Đấng Ki Tô trước khi chết: 

     * " Ông là người công chính và sùng đạo, ông những mong cho niềm an ủi của Israel, và Thánh Thần ngự trên ông. Ông đã được Thánh Thần linh báo cho ông biết là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Đấng Ki Tô của Thiên Chúa" ( Lc 2, 25-26).  

- Và ngoài Chúa Giêsu ra, không ai được đầy Thánh Thần bằng Mẹ Maria:  

     * " Thiên sứ đáp: Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa" ( Lc 1, 35). 

Qua các mối tương quan giữa Chúa Thánh Thần và các nhân vật được trích dẫn, Chúa Giêsu, Mẹ Maria, bà Elisabeth, ông Zaccaria, ông Simeon và còn nhiều nhân vật khác nữa trong Phúc Âm Thánh Luca, chúng ta thấy rằng quan niệm thần học về mối tương quan vừa kể là mối tương quan êm dịu và phấn khởi, được Chúa Thánh Thần gợi ý, khuyến khích, hướng dẫn và trợ lực để thực hiện, khác với sự liên hệ có tính cách bó buộc được Thánh Marco đề cập.  

Chúa Thánh Linh trong Phúc Âm Thánh Luca không bó buộc, " áp đẩy" những ai liên hệ dưới  ảnh hưởng của Ngài như trong Phúc Âm Thánh Marco ( Mc 1, 12).

Con người trong Phúc Âm Thánh Luca, " được đầy Thánh Thần" là con người vẫn còn tự do nguyên vẹn để quyết định hành động.

Ân sủng của Thiên Chúa soi sáng, hướng dẫn và trợ lực để chúng ta hành thiện, chớ không phải là những mãnh lực áp đặt làm cho con người mất tự do, bị áp đặt phải hành động, dầu là hành động hướng thiện.

Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta " giống hình ảnh Ngài" ( Gn 1, 27), có trí khôn và tự do phản ảnh lại trí khôn vô hạn và tự do không bị bất cứ trở lực nào ràng buộc của Người. Từ ngày đó, lúc nào Thiên Chúa cũng tôn trọng khả năng khôn ngoan và tự do quyết định của con người. 

b) " Suốt bốn mươi ngày, Người được Thánh Thần dẫn đi trong hoang địa và chịu qủy cám dỗ" ( Lc 4, 2).

Thánh Luca thuật lại cho chúng ta rằng trong bốn mươi ngày, liên tưởng đến bốn mươi năm lữ hành trên sa mạc của dân Do Thái, Chúa Giêsu liên tiếp bị qủy cám dỗ.

Nhưng qủy vẫn chưa hài lòng và đợi đến ngày chót của cuộc hành trình, sau khi Chúa Giêsu đã kiệt sức đến tột đỉnh vì đói khát, qủy ra đòn tấn công cuối cùng với ba đợt tấn công. Nhưng Chúa Giêsu không sa ngã vì Ngài " …được đầy Thánh Thần …được Thánh Thần dẫn đi…" (Lc 4, 1-2).

Như Mẹ Maria được

     * " Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà…" (Lc 1, 35), vì Mẹ sẽ được giao phó cho một sứ mạng quan trọng, cưu mang và sinh ra Con Thiên Chúa, cũng vậy Chúa Giêsu " …được đầy Thánh Thần …được Thánh Thần dẫn đi …" vì Ngài sắp bị qủy cám dỗ để giảm nghiệm thân tình con cái của Ngài với Chúa Cha và khả năng phải có để  bắt đầu cuộc đời công khai thực hiện chương trình cứu rỗi, chương trình đòi hỏi nhiều gian nan, hy sinh và cả mạng sống.

Như vậy, ơn sủng Chúa ban, " …được đầy Thánh Thần", trùng hợp với những thử thách khó khăn và  trọng trách của sứ mạng sắp thực hiện. 

Như vậy,  chúng ta có thể đặt câu hỏi, nếu Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, Ngài vẫn bị cám dỗ thử thách, thì con người chúng ta là ai mà có thể kỳ vọng trong cuộc sống chúng ta không bao giờ bị thử thách, nhứt là trong cuộc sống Ki Tô hữu?

Và như Chúa Giêsu , bị cám dỗ, nhưng Ngài không sa ngã vì nhờ tâm tình Cha Con của Ngài đối với Chúa Cha, " …được đầy Thánh Thần", không phải một lần, mà luôn luôn được cập nhật hóa mỗi ngày, trước những cạm bẩy nguy hiểm có thể sa ngã.

Đó là con đường của cuộc sống Ki Tô hữu.

c) Đối với thứ tự ba cơn cám dỗ, Phúc Âm Thánh Luca đảo ngược thứ tự lần cám dỗ thứ ba trong Phúc Âm Thánh Matthêu thành lần cám dỗ thứ hai và ngược lại.

Cả hai Phúc Âm Matthêu và Luca đều khởi đầu đợt các cơn cám dỗ bằng lần cám dỗ về việc hoá đá thành bánh.

Nếu ông Giêsu là Con Thiên Chúa, theo suy tính của Satan, thì việc biến đá thành bánh là việc ông ta có thể thực hiện dễ dàng, đơn sơ nhứt, dễ thực hiện nhứt.

Và cũng do việc ông ta đang bị đói khát cồn cào, nên có bánh làm cho đỡ đói là miếng mồi để gây  phản ứng tự nhiên của con người. Do đó Satan dùng hình ảnh bánh để nhử mồi Chúa Giêsu đang đói lã: 

   - " Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy truyền cho hòn đá nầy hóa bánh đi " ( Lc 4, 3).

Như vậy Thánh Matthêu theo thứ tự của tiến trình các cơn cám dỗ là bánh ăn để sống, tin cậy vào Thiên Chúa và quyền lực thế gian.

Trái lại  đối với Thánh Luca, Satan khởi sự cám dỗ  bằng bánh, với các lý do vừa nói, kế đến là đạt được quyền lực thế gian và sau cùng là thử coi Thiên Chúa có trung thành với lòng tin tưởng của mình  không.

Phúc Âm Thánh Luca quảng diễn cho chúng ta  quan niệm nhân bản ( anthropologique) hơn. Những nhu cầu cho cuộc sống và của cải, ảnh hưởng trần thế dễ đánh động con người hơn là tư tưởng tôn giáo, thiêng liêng.

Sau khi bị Chúa Giêsu từ chối những lời lẽ của lần cám dỗ thứ nhứt, hóa đá thành bánh, Satan nhận thức được là hắn ta đưa ra giá trị con mồi quá ít hấp dẫn đối với một người  "Con Thiên Chúa", do đó hắn ta liền tăng giải thưởng, đưa ra miếng mồi khác có sức khuyến dụ hơn,  hứa ban cho Chúa Giêsu mọi quyền thế  và danh vọng trần gian, nếu Người thờ lạy hắn ta:

   - " Sau đó qủy đem Chúa Giêsu lên cao và trong giây lát, cho Người thấy tất cả các nước thiên hạ. Rồi nó nói với Người: Tôi sẽ cho ông toàn quyền cai trị cùng với vinh hoa lợi lộc của các nước nầy, vì quyền hành ấy đã được trao cho tôi và tôi muốn cho ai tùy ý" ( Lc 4, 5-6). 

Trong khi Thánh Matthêu thuật lại cho chúng ta Chúa Giêsu và kẻ cám dỗ Ngài theo quan niệm Do Thái: như hai giáo trưởng, kinh nghiệm về Thánh Kinh, dùng nhiều đoạn Thánh Kinh để giải thích chính đáng lời Thiên Chúa, thì trái lại Thánh Luca thuật lại Chúa Giêsu như là một con người, mà qủy đang tìm mọi cách để thăm dò các ước vọng của Ngài, tìm cách kích thích các lợi thú của Ngài và gia tăng lời hứa thăng thưởng có sức quyến rủ vượt bực.

Cơn thách đố bắt đầu đề cập đến cơn đói và bánh để ăn, vấn đề sống còn của con người trong hiện tại và đề phòng cơn thiếu thốn trong tương lai.

Sau vấn đề dạ dày là vấn đề quyền lực trần gian, một khi thấy chuyện cơm bánh quá ít oi, như đã nói.

Và sau cùng là ước vọng có thể làm áp lực được Thiên Chúa, để sản xuất ra bao nhiêu phép lạ tùy hỷ, dựa vào lời Người hứa bảo vệ Đấng Cứu Thế của Người.

Qua tiến trình cám dỗ vừa kể, ở đợt tấn công thứ hai, Satan đã nói láo để rơi mặt nạ hai lần.

Lần thứ nhứt giả bộ mình là con Thiên Chúa, người thừa kế gia tài của Chúa: 

   - " Tôi sẽ cho ông quyền cai trị, cùng với vinh hoa lợi lộc của các nước nầy, vì quyền hành ấy đã được trao cho tôi" ( Lc 4, 6).

Và lần thứ hai tuyên bố như mình chính là Thiên Chúa, cho rằng mình có quyền được người khác thờ lạy và đổi lại sẽ ban cho họ mọi quyền hành: 

   - " ...vì tôi sẽ cho ai tùy ý. Vậy, nếu ông bái lạy tôi, thì tất cả sẽ thuộc về ông" ( Lc 4, 6b-7). 

Đợt tấn công thứ hai nầy là đợt tấn công nguy hiểm nhứt vì làm cho Chúa Giêsu hoang mang lẫn lộn lương tâm con Thiên Chúa của mình, như Phúc Âm Thánh Luca vừa diển giải.

Và Chúa Giêsu lột mặt nạ Satan: 

   - " Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ lạy một mình người mà thôi" ( Lc 4, 8). 

Điều đó có nghĩa là Người không bái lạy Satan, vì hắn ta không phải là Thiên Chúa, mà chỉ là kẻ giả dạng Thiên Chúa để lường gạt.

Và đợt tấn công thứ ba là tấn công để thử thách Thiên Chúa: 

   - " Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì đứng đây mà gieo mình xuống đi! Vì đã có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ gìn giữ bạn…" ( Lc 4, 10). 

  Và trước đợt tấn công nầy, Thánh Luca kể lại lời Chúa Giêsu dùng để nói tạt mặt Satan: 

   - " Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi " ( Lc 4, 11). 

Đó cũng là lời Thánh Luca thuật lại để kết thúc đoạn Phúc Âm hôm nay, được khởi đầu bằng lời diễn tả xác tính:

   - " Chúa Giêsu được đầy Thánh Thần, từ sông Giordan về…Người được Thánh Thần dẫn đi…" ( Lc 4, 1-2). 

B -a)  Đọc cả các Phúc Âm Nhất Lãm, chúng ta thấy rằng các Phúc Âm đều đề cập đến Thiên Chúa trong biến cố Chúa Giêsu bị cám dỗ hôm nay, qua động tác của Chúa Thánh Linh:

  - " Bấy giờ Chúa Giêsu được Thánh Thần dẫn vào hoang địa để chịu qủy cám dỗ" ( Mt 4, 1),

  - " Thánh Thần liền đẩy Người vào hoang địa. Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Satan cám dỗ…" ( Mc 1, 12-13),

  - "Chúa Giêsu được đầy Thánh Thần, từ sông Giordan về. Suốt bốn mươi ngày, Người được Thánh Thần dẫn đi trong hoang địa và chịu qủy cám dỗ" ( Lc 4, 1-2). 

Trước những hình ảnh vừa kể, chúng ta có thể tự hỏi Thiên Chúa có mục đích gì tích cực khi Người  hiện diện với vai trò được đề cập trong các cơn cám dỗ, mặc dầu Người không giữ vai trò trực tiếp, vai trò đứng ra cám dỗ như việc Satan làm?

Để trả lời câu hỏi quan trọng trên, chúng ta nên trích lại một đọan văn của Thư Thánh Giacobê: 

   - " Khi bị cám dỗ, đừng ai nói : Tôi bị Chúa cám dỗ, vì Thiên Chúa không thể bị cám dỗ làm điều xấu, và chính Ngài cũng không cám dỗ ai. Nhưng mỗi người có bị cám dỗ , là do dục vọng của mình lôi cuốn và dùng mồi mà bắt. Rồi một khi dục vọng đã cưu mang thì đẻ ra tội; còn tội khi đã phạm rồi, thì sinh ra cái chết" ( Jc 1, 13-15). 

Qua những gì Thánh Giacobê vừa viết, nếu " cám dỗ " với ý nghĩa hành động để làm cho con người sa ngã, chắc chắn đó không phải là tác động của Thiên Chúa, " …và Ngài cũng không cám dỗ ai".

Nhưng mỗi người chúng ta do dục vọng thúc đẩy.

Trái lại, nếu hiểu cám dỗ  và thử thách với ý nghĩa giá trị để có kinh nghiệm huấn dạy , để xác nhận giá trị của nội tâm, các suy tính và quyết định ẩn chứa trong tâm thức, cần được lột trần đem ra ánh sáng, Thánh Kinh không ngần ngại cho rằng đó là tác động của Thiên Chúa: 

   - " Người đã bắt anh em phải cùng cực, phải đói, rồi cho anh em ăn Manna là của anh em chưa từng biết và cha ông anh em cũng chưa từng biết, ngõ hầu làm cho anh em nhận biết rằng người ta sống không phải chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mỗi lời miệng Chúa phán ra…Suy nghĩ lại anh em phải nhận biết rằng Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, giáo dục anh em như một người giáo dục con mình. Anh em phải tuân giữ các mệnh lệnh của Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em mà đi theo đường lối của Người và kính sợ Người" ( Dt 8, 3.5-6).

Qua những gì đã suy niệm đến đây, người  Ki Tô hữu, thay vì xin Chúa cho chúng ta khỏi bị cám dỗ thử thách, điều mà chính Chúa Giêsu cũng phải trải qua, để chứng minh tình hiếu thảo và khả năng xứng đáng với  trách nhiệm,  chúng ta nguyện xin Chúa cho chúng ta sức mạnh để lướt thắng các thử thách như Chúa Giêsu, xin Chúa hướng dẫn và nâng đỡ chúng ta  trong các cơn cám dỗ để chúng ta khỏi vấp ngã: 

   - " …Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ" ( Kinh Lạy Cha). 

Bởi lẽ các cơn cám dỗ hàm chứa bản tính xấu xa và tai hại của chúng, " nhưng xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ ".

Và chúng ta dâng lời nguyện xin đó với tâm tình con cái, xác tín vào lòng ưu ái và  trung thành của Chúa là Cha đối với chúng ta: 

   - " Hãy xem chim trời, chúng không gieo, không gặt, không thu tích trữ vào kho, thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng qúy giá hơn chúng sao?" ( Mt 6, 26). 

b) Ở trên chúng ta có dịp  nói đến Thánh Luca dùng câu nói cuối cùng của Chúa Giêsu để kết thúc đoạn Phúc Âm hôm nay được khởi đầu bằng câu nói xác tín: 

     - " Chúa Giêsu được đầy Thánh Thần, từ sông Giordan trở về…" ( Lc 4, 1). 

Và Ngài kết thúc bằng câu nói của Chúa Giêsu:

   - " Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi" ( Lc 4, 11).  

Trong suốt đoạn Phúc Âm tường thuật cơn cám dỗ hôm nay, Chúa Giêsu dùng ba lần lời Thánh Kinh để chứng tỏ Ngài ở thế thượng phong hơn Satan, để bác bỏ những đề nghị cám dỗ của anh ta:

   - " Đã có lời chép rằng: Con người sống không phải chỉ nhờ cơm bánh" ( Lc 4, 4),

   - " Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người" ( Lc 4, 8),

   - " Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi" ( Lc 4, 11).  

Tất cả những điều đó, được Chúa Giêsu thốt ra, vì Ngài ở thế thượng phong, vì Ngài "…được đầy Thánh Thần…".

Đó là câu Phúc Âm đầu tiên được Thánh Luca viết ra để tường thuật lại hoàn cảnh khó khăn của cơn cám dỗ của Chúa Giêsu hôm nay.

Đó cũng là những gì Thánh Luca ngụ ý nói với người Ki Tô hữu trong cuộc sống không đơn giản của sứ mạng cao cả của họ. Muốn chiến thắng được các cơn cám dỗ như Chúa Giêsu, chúng ta phải sống trong ân sủng, phải " …được đầy Chúa Thánh Thần" như Ngài, nhứt là trong nghịch cảnh cần phải được hiểu biết, nâng đở và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!