Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
NƯỚC BIẾN THÀNH RƯỢU Ở CANA

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV C 11); ( 20.01.2013); ( Jn 2, 1-12 )

CHÚA NHẬT THỨ II  PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN, NĂM C

NGUYỄN HỌC TẬP

 

Đoạn Phúc Âm Thánh Gioan ( Jn 2, 1-12) Chúa Nhật hôm nay, thuật lại biến cố Chúa Giêsu làm phép lạ, biến nước thành rượu trong tiệc cưới ở Cana.

Đọc thoáng qua, đoạn Phúc Âm thuật lại câu chuyện đơn sơ, một phép lạ trong muôn vàn phép lạ Chúa Giêsu đã thực hiện trong cuộc sống trần thế của Ngài.

Suy nghĩ kỷ hơn, chúng ta sẽ thấy nhiều ý nghĩ rất súc tích, Thánh Gioan có ý dùng để chuyển đến chúng ta những sứ điệp thần học sâu xa: mục đích viết Phúc Âm của Ngài. 

a) Trước hết điều mà ai trong chúng ta cũng thấy lạ là Thánh Gioan thuật lại tiệc cưới ở Cana, nhưng không hề đề cập gì đến đôi tân hôn.

Có chăng vị tân lang chỉ được nhắc đến sơ qua, như là một chi tiếc phụ thuộc, ngay cả khi được đề cập, cũng không hề mở miệng nói lời nào: 

   - " Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hóa thành rượu ( mà không biết rượu từ đâu ra, còn những người phục vụ đã múc nước thì biết) ông mới gọi tân lang và nói: Ai cũng thết rượu ngon trước, và sau khi khách đã ngà ngà, mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh lại giữ rượu ngon cho mãi đến bây giờ" ( Jn 2, 9) 

b ) Trong khi đó thì người khách được mời là Chúa Giêsu đã trở thành nhân vật chính, Ngài bàn luận với Mẹ Ngài và ra lệnh cho những người phục vụ phải làm theo:   

     -" Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Chúa Giêsu nói với Người :  Họ không còn rượu nữa" ( Jn 2, 3)

    - " Thưa bà, chuyện đó có can gì đến bà và tôi? Giờ tôi chưa đến" ( Jn 2, 4).

   - " Ở đó có đặt sáu cái chum. Chúa Giêsu bảo họ: Các anh đổ đầy nước vào chum đi“ . (Jn 2, 7). 

c) Và các người phục vụ tuân theo lời người, thực hiện một cách trọn hảo:

   - " Và họ đổ đầy tới miệng" ( Jn 2, 7). 

d) Thánh Gioan kết thúc đoạn Phúc Âm:

   - " Chúa Giêsu làm dấu lạ đầu tiên nầy ( đúng hơn: Sự khởi đầu của các dấu lạ nầy được Chúa Giêsu làm…) tại Cana, miền Galilea và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người" ( Jn 2, 11).

Trong những câu Phúc Âm vừa được trích dẫn , chúng ta thấy Thánh Gioan đã lồng vào nhiều từ ngữ với ý nghĩa thần học của thời viên mãn, thời kỳ giải thoát của dân Do Thái trong Cựu Ước nói riêng  và nhân loại nói chung, từ Chúa Giêsu Nhập Thể,  được sống trong niềm vui cứu chuộc của Thiên Chúa: như giờ của tôi, sáu cái chum,đầy tới miệng, tân lang, quà tặng của Chúa Giêsu từ đâu đến, các dấu lạ, bày tỏ sự vinh quang, tin vào Chúa Giêsu. 

Đoạn Phúc Âm có thể được chia ra thành ba giai đoạn tường thuật chính:

   - Chúa Giêsu, Mẹ Ngài và rượu ( Jn 2, 1-5),

   - Chúa Giêsu ra lệnh cho các người phục vụ ( Jn 2, 6-8),

   - Người quản tiệc, tân lang và rượu ngon ( Jn 2, 9-11). 

   1) Biến cố được khởi đầu thuật lại bằng việc thiếu rượu trong buổi tiệc cưới: " Họ không có rượu nữa" ( Jn 2,3), qua lời nhận xét và là tiếng kêu cứu của Đức Maria.

Từ ngữ " không có " nói lên cuộc sống thiếu thốn triền miên của nhân loại, thiếu thốn vật chất và nhứt là thiếu thốn hạnh phúc, nếu không có Thiên Chúa.

Đây là lần đầu tiên từ ngữ "không có" được Thánh Gioan đề cập đến trong Phúc Âm và còn được Ngài lập lại nhiều lần khác:

   - " Thưa Thầy, Thầy không có gầu mà giếng lại sâu.Vậy Thầy lấy đâu ra nước hằng sống?"  ( Jn 4, 11).

   - " Thưa Thầy, khi nước khuấy lên, không có người đem tôi xuống hộ. Lúc tôi tới đó, thì có người đã tới trước tôi rồi" ( Jn 5, 7),

   - " Nhưng các ông không có để cho lời Người ở mãi trong lòng, bởi vì chính các ông không tin vào Đấng Người đã sai đến" ( Jn 5, 38),

   - " Ta không cần người đời tôn vinh. Nhưng Ta biết các ông không có lòng yếu mến Thiên Chúa" ( Jn 5, 42).

   - " Chúa Giêsu nói với họ: Thật, Ta bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình" ( Jn 6, 53). 

Trước lời kêu cứu họ " không có" rượu nữa của Đức Maria, Chúa Giêsu đã ra tay làm cho họ có 6 chum rượu " đầy ấp tới miệng" ( Jn 2, 7).

Trước việc con người thiếu thốn bất hạnh, "không có", Chúa Giêsu  hiện diện và bằng các phép lạ của Người để cho con người "có  sự sống đời đời ", hạnh phúc mà bất cứ con người nào, ở thời đại nào cũng ao ước: 

   - " Ta là bánh từ trời xuống. Ai ăn bánh nầy sẽ được sống muôn đời ( sẽ có sự sống muôn đời)…và Ta sẽ cho người ấy sống lại ngày sau hết" ( Jn 6, 51.54.58). 

   2) Rượu được đề cập đến trong phép lạ Cana là biểu hiệu trong Thánh Kinh

   - cho của cải Thiên Chúa hứa với dân được Ngài tuyển chọn: 

    * " Người sẽ yêu thương anh em, chúc phúc cho anh em, sẽ làm cho anh em nên đông đúc. Người sẽ chúc phúc làm cho lòng dạ và đất đai của anh em sinh hoa kết quả: lúa mì, rượu mới, dầu tươi, lứa bò, lứa chiên ở trên mặt đất mà Người đã thề với cha ông anh em là sẽ ban cho anh em" ( Dt 7, 13). 

- cho nỗi vui mừng của thời viên mãn được Chúa cứu thoát:

     * " Ta sẽ đổi vận mạng của Israel, dân Ta: chúng sẽ tái thiết những thành phố điêu tàn và định cư ở đó; chúng sẽ uống rượu vườn nho mình trồng, ăn thổ sản vườn mình canh tác" (Am 9, 14), 

     * " Người cho mưa đổ rào xuống trên anh em, mưa đầu mùa và mưa cuối mùa như thuở trước. Lúa mì sẽ đầy ấp, rượu mới, dầu tươi tràn bể chứa" ( Gl 2, 24).

- cho niềm vui trong buổi tiệc được Đấng Khôn Ngoan ban cho:

     * " Đấng Khôn Ngoan đã xây cất nhà mình, dựng lên bảy cây cột, hạ thú vật, pha chế rượu, dọn bàn ăn và sai các nữ tỳ ra đi. Đấng Khôn Ngoan còn lên các nơi cao trong thành phố mà kêu gọi: Hãy đến mà ăn bánh của Ta và uống rượu do Ta pha chế" ( Prov 9, 2.5). 

   3) Sáu cái chum được đề cập đến trong bài tường thuật cũng không phải là con số ngẩu  nhiên. Con số sáu, nói lên những gì thiếu sót đã và đang hiện diện trong Cựu Ước cho đến thời Chúa Giêsu ( 6 = 7-1). Con số 7 mới là con số hoàn hảo được Thánh Kinh đề cập.

Nhưng trước sự thiếu sót đó, Chúa Giêsu đến để làm cho trở nên đầy đủ, sung mãn,  hoàn hảo bằng cách dạy bảo các người phục vụ buổi tiệc và họ vâng lời Ngài: 

   - " Chúa Giêsu bảo họ: Các anh đổ đầy nước vào chum đi! Và họ đổ đầy tới miệng" (Jn 2,7). 

4 ) Và nếu rượu trong Cựu Uớc, tượng trưng cho niềm vui, sự cứu thoát và sự sống, thì chính Chúa Giêsu trong tiệc cưới Cana làm cho nước trở thành rượu, đem lại niềm vui, sự cứu thoát và sự sống bằng chính sự hiện diện của Ngài và bằng chính lời Ngài: 

   - " Người phụ nữ thưa: Con biết Đấng Messia, gọi là Đức Ki Tô, sẽ đến. Khi Người đến, Người sẽ loan báo cho chúng con mọi sự. Chúa Giêsu nói: Đấng ấy, chính là Ta, người đang nói với con đây" ( Jn 4, 25-26).

   - " Quả thế, Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Moisen, còn ân sủng và chân lý thì nhờ Chúa Giêsu Ki tô mà có" ( Jn 1, 17). 

5 ) Một tư tưởng nữa được kết tựu do nhận xét và lời kêu cứu của Mẹ Maria với Chúa Giêsu và lời khuyên của Mẹ đối với những người phục vụ trong buổi tiệc cưới: 

   - " Họ không có rượu nữa,Thân mẫu Người bảo các người phục vụ: Người bảo gì các anh cứ làm theo như vậy" ( Jn 2, 2.5). 

Và rồi những người phục vụ vâng nghe theo lời khuyên của Mẹ, họ thực hiện hoàn hảo lời dạy của Chúa Giêsu: 

   - " Và họ đổ đầy tới miệng chum nước" ( Jn 2, 7). 

 Đó là hình ảnh phúc đức của dân tộc được chọn luôn luôn vâng phục ý Thiên Chúa, trên đoạn đường được Ngài giải thoát khỏi ách nô lệ ngoại bang hướng về đất hứa: 

   - " Toàn dân đồng thanh đáp lại: Mọi điều Thiên Chúa phán bảo, chúng tôi xin làm theo" (Ex 19,8),

   - " Ông Moisen xuống thuật lại cho dân mọi lời của Chúa và mọi điều luật. Toàn dân đồng thanh đáp: Mọi lời Chúa phán, chúng tôi sẽ thi hành ( Ex 24,3). 

Nói tóm lại, qua đoạn Phúc Âm tường thuật bề ngoài có vẻ đơn sơ biến cố phép lạ Chúa Giêsu hóa nước thành rượu ở tiệc cưới Cana, Thánh Gioan đã lồng vào các yếu tố Thánh Kinh về thời viên mãn, Thiên Chúa quyết định thực hiện ơn cứu rổi đã được Thánh Kinh loan báo, Chúa Giêsu hiện diện trong tiệc cưới là bằng chứng.

Thuật lại biến cố phép lạ như vậy để nói lên Chúa Giêsu là Thiên Chúa Nhập Thể để đem ơn cứu rỗi,  mà nhân loại hằng mong đợi, đến cho mọi người hay tuyên bố rõ ràng như Phúc Âm Thánh Matthêu: 

   - "Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần" ( Mt 3, 2),

   - " Còn nếu Ta dựa vào Thánh Thần của Thiên Chúa mà trừ qủy, thì quả là Nước Thiên Chúa đã đến giữa các ông" ( Mt 12,28),

cũng đều có cùng một ý nghĩa.

Sự hiện diện của Chúa Giêsu trong tiệc cưới và Người bắt đầu làm các phép lạ, nói lên ơn cứu rổi của Thiên Chúa đã thực hiện cho nhân loại,  

   - " …Nước Thiên Chúa đã ở giữa các ông". 

Chắc chắn chúng ta không thể nào suy niệm hết các tư tuởng thần học rất súc tích trong đoạn Phúc Âm Thánh Gioan hôm nay, mặc dầu được tường thuật một cách rất đơn sơ phép lạ biến nước thành rượu.

Ở những lần khác, khi chu kỳ phụng vụ trở lại, chúng ta sẽ tiếp tục suy niệm thêm, nếu chúng ta còn gặp lại nhau như thánh ý Chúa muốn.

Ý nghĩa cuối cùng để kết thúc bài Suy Niệm Phúc Âm hôm nay, đó là hình ảnh của Mẹ Maria trong tiệc cưới.

Ai trong chúng ta cũng có dịp chiêm ngắm mẫu gương của Đức Mẹ trong cuộc sống Đức Tin và lòng khiêm nhường.

Vừa khi được thiên sứ cho biết Mẹ sẽ thụ thai Chúa Giêsu và đó là ý muốn của Thiên Chúa, Mẹ Maria liền cuối đầu vâng phục: 

   - " Vâng tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời thiên sứ nói" ( Lc 1, 38). 

Nhận biết thân phận thọ tạo hèn mọn của mình được Chúa đoái thương, Mẹ Maria không ngớt lời ngợi khen cảm tạ Chúa:

   - " Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ tôi" ( Lc 1, 47). 

Và trước những gì vượt quá tầm hiểu biết của con người, Mẹ Maria khiêm nhường ghi lại trong lòng để suy niệm hồng ân Chúa ban cho:

   - " Riêng Mẹ Người, thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng " ( Lc 3, 51). 

Và đức tin của Mẹ là đức tin bằng " tin cậy và phó thác" mình vào trong cánh tay che chở của Chúa, như Mẹ đã nhắn nhủ những người phục vụ trong tiệc cưới Cana, vì biết Thiên Chúa là Cha, Ngài biết hành xử thế nào tốt đẹp nhứt cho chúng ta: 

   - " Người bảo gì, các anh cứ làm theo như vậy" ( Jn 2, 5). 

Đó là những gì chúng ta thường được dạy dỗ về Mẹ Maria. Nhưng không mấy khi chúng ta được dạy cho biết Mẹ Maria quan tâm đến nhu cầu của người khác, mà đoạn Phúc Âm Thánh Gioan hôm nay thuật lại: 

   - " Họ không có rượu nữa" ( Jn 2, 3). 

Mẹ Maria dịu hiền, Mẹ Maria khiêm nhường, Mẹ Maria thánh thiện.

Nhưng nếp sống đạo đức không phải chỉ gồm có việc biết cầu nguyện, đi nhà thờ, tham dự phụng tự, rước kiệu, mà là sống nếp sống công chính đối với Chúa và đối với người khác, như Chúa Giêsu chúc phúc trong Tám Mối Phước Thật: 

   - " Phúc cho ai khao khát nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng…

Phúc cho ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ" ( Mt 5, 6.10).   

Người sống đạo đức và công chính không thể là người sống chỉ sống bên cạnh người khác, mà không hề sống với người khác, không hề thấy được nhu cầu của người khác, chia xẻ những lo âu, thiếu thốn, bất hạnh của người khác, như vị tư tế và thầy thông thái luật đến bên cạnh người lữ hành bất hạnh bị cướp đánh thập tử nhất sinh bên vệ đường, " lách sang rồi bỏ đi luôn", trong dụ ngôn người Samaritano nhân lành ( Lc 10, 29-37). 

Người sống công chính được Chúa Giêsu chúc phúc là

   - người biết nhìn thấy nhu cầu và ước vọng của anh em,

   - biết đứng ra nâng  đở anh em trong cảnh khốn cùng của họ,

   - biết can đảm hy sinh đứng ra bênh vực lẽ phải, bênh vực người bị áp bức, yếu thế chống lại bất công và bạo quyền cho dầu có phải hy sinh cả tính mạng. 

Chúa Giêsu kết luận dụ ngôn người Samaritano:  ai muốn trở thành người công chính được chúc phúc, hãy hành xử như người Samaritano nhân lành: 

   - " Anh hãy đi, và cũng hãy làm như vậy" ( Lc 10, 37). 

Mẹ Maria dịu hiền, Mẹ Maria khiêm nhường, Mẹ Maria thánh thiện, nhưng Mẹ Maria không thiếu can đảm đứng ra can thiệp, kêu cứu đến Chúa Giêsu trước nhu cầu của người khác, mặc dầu thời giờ của Ngài chưa đến: 

   - " Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Chúa Giêsu nói với Người: Họ không có rượu nữa!" 

Chúa Giêsu đáp: " Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến" (Jn 2, 3-4).

" Họ không có rượu nữa!" Đó là những gì Mẹ Maria cũng muốn gởi đến chúng ta trong cuộc sống công chính để được Chúa Giêsu chúc phúc.

Chúng ta cũng " hãy đi và cũng hãy làm như vậy", như Chúa Giêsu dặn, trước những bất hạnh của anh em chúng ta đang phải gánh chịu..

 

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!