Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
MẠC KHẢI VÀ PHẢN ỨNG

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV C 7); ( 30.12.2012); ( Lc 2, 41-52)

LỄ THÁNH GIA THẤT CHÚA GIÊSU, NĂM C

NGUYỄN HỌC TẬP

 

A -  Đoạn Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay ( Lc 2, 41-52), theo các nhà Thánh Kinh Học, nhứt là theo Giáo Sư J. A. Fitzmeyer, thuộc về hai chương Phúc Âm ( C. 1-2) kể lại thời niên thiếu của Chúa Giêsu, được Thánh Luca viết thêm vào, sau khi đã hoàn tất Phúc Âm của Ngài từ chương 3 trở đi, tường thuật lại ơn gọi và sứ mạng Thánh Gioan Tẩy Giả và sau khi đã viết xong sách Tông Đồ Công Vụ, như chúng ta đã có dịp đề cập ba Chúa Nhật trước đây. 

   a ) Về phương diện tường thuật, đoạn Phúc Âm hôm nay tiên cáo sứ mạng Chúa Giêsu sẽ thực hiện, là

   - đoạn Phúc Âm chuyển tiếp giữa cuộc sống thiếu thời của Chúa Giêsu và sứ mạng của Người trước công chúng;

   -  là đoạn Phúc Âm chuyển tiếp giữa những gì người khác nói về Chúa Giêsu và Chúa Giêsu mạc khải chính Ngài:

Những gì người khác nói về Chúa Giêsu:

   - các thiên sứ mạc khải Chúa Giêsu cho các mục đồng:

      * " Anh em đừng sợ. Nầy tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua David. Người là Đấng Ki Tô Thiên Chúa… Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người Chúa thương" ( Lc 2, 10-11.14).

   - ông Simeon mạc khải Chúa Giêsu cho các người chung quanh:

     * "Được Thánh Thần thúc đẩy ông lên Đền Thờ. Vào lúc cha mẹ hài nhi Giêsu  đem con tới để chu toàn tập tục đã truyền liên quan đến Người, thì ông ẵm lấy hài nhi trong tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng:

                             " Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa,

                               xin để tôi tớ nầy được  bình an ra đi.

                              Vì chính mất con được thấy ơn cứu độ

                              Chúa đã dành cho muôn dân:

                              Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại

                              Là vinh quang của Israel dân Ngài" ( Lc 2, 27- 32). 

Và đây là đoạn Chúa Giêsu mạc khải cho chính Ngài trong Phúc Âm hôm nay:  

   -  "Sao cha mẹ tìm con? Cha mẹ không biết con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?" (Lc 2, 49).

 

B -  Đọc Phúc Âm Thánh Luca, nếu chú ý, chúng ta cũng thấy được một mục đích khác của ngài, khi viết Phúc Âm: con người khao khát đi tìm Thiên Chúa.

Câu trả lời của Ngài cho Mẹ Maria và Thánh Giuse: 

   - " Sao cha mẹ lại tìm con?" ( Lc 2, 49), cũng được các thiên sứ  lập lại đối với các phụ nữ đến tìm xác mai táng của Chúa Giêsu buổi sáng sớm ngày Phục Sinh: 

   - " Sao các bà lại tìm Người Sống giữa kẻ chết. Người không còn ở đây nữa, nhưng đã trổi dậy rồi" ( Lc 24, 5).

Tâm tình khao khát Thiên Chúa đó của con người cũng được Thánh Luca thuật lại khi các mục đồng được thiên thần báo tin:  

   - " Nào chúng ta sang Bethlem để xem sự việc đã xãy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết. Họ liền hối hả ra đi." ( Lc 2, 15-16). 

Và trong suốt cuộc đời công cộng của Chúa Giêsu, nhiều lần Thánh Luca lập lại cho chúng ta đoàn lủ dân chúng luôn luôn kéo đến quanh Ngài, đi tìm Ngài, ngay cả những lúc Ngài lẩn tránh vào nơi hoang địa để cầu nguyện, sống thân tình với Chúa Cha, để nói lên sự khao khát Chúa của con người:  

   - " Sáng ngày, Người đi ra nơi hoang vắng. Đám đông tìm đến Người, đến tận nơi Người đã đến, và muốn giữ Người lại, kẻo Người bỏ họ mà đi" ( Lc 4, 42).

   - "   Bỗng có mấy người khiêng đến  một bệnh nhân bị bại liệt nằm trên giường, họ tìm cách đem vào đặt trước mặt Ngài. Nhưng vì có đám đông, họ không tìm được lối đem người ấy vào, nên họ mới lên mái nhà, dỡ ngói ra, thả người ấy cùng với cái giường xuống chính giữa, trước mặt Chúa Giêsu…" ( Lc 5, 19).

Thái độ khao khát Thiên Chúa đó của con người được chính Thánh Phêrô thay mặt các Môn Đệ và một cách nào đó, thay mặt cả nhân loại, xác quyết với Chúa Giêsu: 

   - " Thầy là Đấng Ki Tô ( Đấng được xức dầu phong vương) của Thiên Chúa" ( Lc 9, 20). 

Chính câu trả lời đó được Thánh Matthêu ghi lại cách tuyên xưng một cách rỏ ràng hơn: 

   - " Thầy là Đấng Ki Tô, Con Thiên Chúa hằng sống" ( Mt 16, 16). 

Nói tóm lại ơn cứu rỗi của Thiên Chúa cho con người,

   -  không phải chỉ là giải thoát con người khỏi ách nô lệ và sự chết chóc của tội lỗi,

   - mà là ban chính Thiên Chúa là nguồn sống và hạnh phúc của con người.

Con người không thể sống hạnh phúc không có Thiên Chúa.

Nỗi khao khát đó, Thiên Chúa đã đặt vào tâm khảm con người khi Ngài dựng nên họ: 

   - " Thiên Chúa dựng con người giống hình ảnh Ngài,

       Giống hình ảnh Thiên Chúa Ngài dựng nên.

       Người nam và người nữ, Ngài dựng nên" ( Gn 1, 27).  

Công Đồng Vatican II cũng đã dạy chúng ta về lòng khao khát đó, được chính Chúa đặt trong tâm khảm chúng ta: 

   - " Thật vậy, Thánh Kinh dạy rằng " con người được dựng nên gióng hình ảnh Thiên Chúa", có khả năng nhận biết và yêu mến Đấng đã dựng nên mình…" ( GS  12, 3).

Thiên Chúa Giáng Trần

   - không phải chỉ là để đánh bại Satan, xoá bỏ đi tội lỗi,

   - mà là Thiên Chúa đem chính mình Ngài  đến cho con người, để thoả mãn khát vọng hạnh phúc của con người.

Con người sẽ sống bất hạnh, nếu không có Thiên Chúa.

Thánh Tomaso d'Aquino diển tả chính xác nỗi khát vọng đó:  

   - " Tâm hồn tôi chỉ có thể an nghĩ, khi chiếm hữu được Thiên Chúa làm của riêng tôi ". 

Và Thánh Phêrô diễn tả hạnh phúc đó của con người:   

   - " Nhờ vinh quang và sức mạnh ấy ( của Chúa Giêsu), Thiên Chúa đã ban tặng cho chúng ta những gì rất qúy báu và trong đại Người đã hứa, để nhờ đó, anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa…" ( 2 Pt 1,4).

 

C -  Cũng trong nhản quang

   - Thiên Chúa là nguồn hạnh phúc viên mãn và bất diệt của con người

   - và con người luôn luôn khao khát đi tìm Thiên Chúa,

chúng ta có thể đọc Phúc Âm Thánh Luca dưới một cái nhìn khác: Thiên Chúa mạc khải và con người bị vấy động, phản ứng.

Trong hai chương đầu của Phúc Âm tường thuật lại thời niên thiếu của Chúa Giêsu, Thánh Luca diễn tả cho chúng ta thấy sơ đồ kết cấu vừa kể của Phúc Âm ngài: mỗi lần Thiên Chúa mạc khải là con người phản ứng. 

( 1 ) Thiên sứ đến truyền tin cho Mẹ Maria( Lc 1, 26- 33), Mẹ Maria phản ứng: 

   - " Việc ấy xảy ra thế nào được, vì tôi không biết đến việc vợ chồng" ( Lc 1, 34). 

Và đây là phản ứng của Mẹ sau khi được thiên sứ Gabriel giải thích ( Lc 1, 35- 37):

   - " Vâng , tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như  lời sứ thần nói" (Lc 1, 38). 

Phản ứng kế tiếp của Mẹ Maria, sau khi nhận được hồng ân của Chúa, đi thăm người chị bà con Elisabeth:

   - " Hồi ấy, bà Maria vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuda. Bà vào nhà ông Zacaria và chào hỏi bà Elisabeth" ( Lc 1, 39-40). 

( 2 ) Bà Elisabeth được Mẹ Maria chào mừng, " mạc khải " , bà liền phản ứng: 

   - " Bà Elisabeth vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được tràn đầy Thánh Thần: " Bởi đâu mà tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế nầy? "  Vì nầy đây, tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui mừng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em" ( Lc 1, 41-45).

( 3 ) Được bà Elisabeth xác nhận hồng ân Thiên Chúa mà  thiên sứ Gabriel "mạc khải"  cho, Mẹ Maria " phản ứng" bằng lời ca ngợi Chúa Magnificat: 

   - " Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng, vì Thiên Chúa Đấng Cứu Độ tôi.

Phận tỳ nữ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay  hết muôn đời sẽ ngợi khen tôi diễm phúc" ( Lc 1, 46-48).

( 4 ) Được ẵm hài nhi Giêsu trên tay, ông Simeon phản ứng chúc tụng Thiên Chúa:

   - " Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ nầy được an bình ra đi. Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ, Chúa đã dành sẵn cho muôn dân: Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Israel dân Ngài" ( Lc 2, 29-32). 

( 5 )  Và rồi trong chính bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay, lễ Thánh Gia Thất, khi được Chúa Giêsu mạc khải cho:

   - " Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?" ( Lc 2, 49), thì cha mẹ Chúa Giêsu phản ứng: 

   - " Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói…Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng" ( Lc 2, 50.52).

Thiên Chúa mạc khải, trực tiếp hay gián tiếp và con người phản ứng.

Phản ứng đó có thể là

   - những phản ứng chấp nhận, vui mừng, vâng phục như của Mẹ Maria khi được truyền tin , của Elisabeth, của Simeon.

  -  cũng có thể là phản ứng bối rối, không hiểu, suy nghĩ như phản ứng của cha mẹ Chúa Giêsu như vừa kể, hay như phản ứng của các phụ nữ sáng sớm ngày Phục Sinh ra mộ để tìm Chúa Giêsu: 

   - " Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết? Người không còn ở đây nữa, nhưng đã trỗi dậy: Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Galilea, là Con Người phải bị nộp choo phường tội lỗi, bị đóng đinh vào thập giá, rổi ngày thứ ba sống lại" ( Lc 24, 5-7). 

Phản ứng cũng có thể vì không hiểu được chân lý cao cả được mạc khải, con người đâm ra ngờ vực và phẩn nộ, như trường hợp các người Do Thái xua đuổi Chúa Giêsu ra khỏi hội đường: 

   - " Nghe vậy, mọi người trong hội đường đều phẩn nộ. Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành- thành nầy được xây trên núi. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực. Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi" ( Lc 4, 28-30). 

Nhưng dù dưới thái độ nào,

   - vui mừng chấp nhận,

   - chưa  hiểu, đâm chiêu,

   - suy nghĩ hay phẩn nộ đều cho thấy con người đang tìm kiếm hạnh phúc của mình, ở nguồn hạnh phúc mà của cải và hạnh phúc trần gian không thể đáp ứng được.

Đăm chiêu, suy nghĩ hay phẩn nộ cho thấy con người đang bấp bênh, chưa tìm được hướng đi và mục đích mà con người đang tìm kiếm.

Không có ánh sáng của Chúa soi đường và không có Chúa làm mục đích hạnh phúc tối hậu, con người sống quờ quạng và sống bất hạnh. 

Phúc Âm của Thánh Luca là Phúc Âm mạc khải. Một cách nào đó, trực tiếp hay gián tiếp,

   - được trực tiếp ẵm Chúa Giêsu trên tay,

   - được Chúa Giêsu trực tiếp trả lời " Sao cha mẹ lại tìm con? Cha me không biết con có bổn phận ở nhà Cha con sao?",

   - hay gián tiếp được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm như bà Elisaeth hay được thiên sứ báo tin  như các mục đồng,

Chúa Giêsu Con Thiên Chúa mạc khải Thiên Chúa là nguồn sống và hạnh phúc của con người cho con người.

 

   D -  Con người

   - có trực giác hiểu biết và chấp nhận,

   - đăm chiêu suy nghĩ và phẩn nộ và nhiều khi  thất vọng đứng trước chân lý mạc khải vượt quá khả năng hiểu biết nhân loại của mình:

   -   "Nghe nói vậy, các môn đệ vô cùng sửng sốt và nói: Vậy thì ai có thể được cứu?".

   -  " Chúa Giêsu nhìn thẳng vào các ông và phán: Đối với loài người, thì điều đó không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa , thì mọi sự đều có thể được" ( Mt 10, 25-26). 

Hay nói như Phúc Âm Thánh Luca:

   - " Đối với Thiên Chúa, không có gì mà Thiên Chúa không làm được" ( Lc 1, 37). 

Chân lý của ơn cứu rỗi vượt quá khả năng hiểu biết của con người, Thiên Chúa ban chính mình Ngài cho con người, nên không phải ai và không phải bất cứ lúc nào con người cũng có trực giác, hiểu biết và đón nhận lập tức.

Điều đó cắt nghĩa tại sao cả Phúc Âm Thánh Luca là một chuổi tiếp diển lập đi lập lại tiến trình " mạc khải" và " phản ứng" của Thiên Chúa và con người.

Thiên Chúa nhẫn nại mạc khải chính Ngài cho con người.

Ngay cả đoạn Phúc Âm lễ Thánh Gia  Thất hôm nay ( Lc 2, 41-52) cũng thuật lại cho chúng ta tiến trình " mạc khải" và " phản ứng" giữa Chúa Giêsu, cha mẹ Ngài và các thầy thông thái luật trong Đền Thờ, để  nói lên Thiên Chúa nhẫn nại mạc khải chính Ngài cho nhân loại

Thiên Chúa là nguồn hạnh phúc vô hạn của con người.

Không có Thiên Chúa, con người sống bất hạnh.

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!