Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 5 )

  NGUYỄN HỌC TẬP 

2 - Loan báo Chúa Giêsu sinh ra ( Lc 1, 26-38). 

Lời loan báo nầy song song với lời loan báo trước, loan báo cuộc sinh ra của Thánh Gioan Tẩy Giả . Không phải rút ra từ nguồn mạch Thánh Kinh - Thánh Kinh không bao giờ đề cập đến - mà Thánh Luca chọn lấy tiến trình được đề cập , nhưng là từ nguồn mạch văn chương Hy Lạp.

Lối hành văn được Thánh Luca dùng khiến cho chúng ta tìm hiểu, không phải những khía cạnh giống nhau của hai lần loan báo, mà là những khác biệt.

Điều đó cho thấy chủ đích để cho người đọc khám phá ra Cậu bé nào là cậu trổi vượt hơn cậu kia.

Lược đồ của hai lần loan báo cho phép người đọc nhận ra được khoảng cách giữa Chúa Giêsu và Gioan Tẩy Giả.

Dĩ nhiên bối cảnh của biến cố truyền tin cho Mẹ Maria

   - không được đặt trong bối cảnh nguy nga của Đền Thờ,

   - nhưng một cách khiêm nhường hơn, " ở một thị xã miền Galilea ", trong một tư gia.

Việc truyền tìn mạc khải cho người mẹ tương lai, chớ không cho người cha không phải là điều quan trọng: thật vậy, các lần loan báo được kể lại trong Cựu Ước cho thấy đều có sự hiện diện của người phụ nữ.

Nhưng điều đáng ghi nhận là Đức Maria là một thiếu nữ trinh tuyết.

Nhờ ơn Chúa ban,

   - bà Elisabeth đã thụ thai một người con trai từ người chồng mình;

   - * Đức Maria trái lại, chỉ mới là một thiếu nữ hứa hôn,

     * chưa có được đời sống chung với Thánh Giuse

     * và mang thai không qua việc hiệp nhứt tính dục.

Như vậy,

   - nếu việc biến cố Gioan Tẩy Giả được sinh ra là một biến cố phi thường,

   - thì biến cố Chúa Giêsu Giáng Sinh còn phi hường trổi vượt hơn biết bao ! 

Đặc tính trinh tuyết của Đức Maria cũng giải thích cho biết tính cách khác biệt quan trọng trong lược đồ truyền tin.

Đức Trinh Nữ cũng đưa ra một thắc mắc đối với sứ điệp của thiên sứ bằng một câu hỏi tương tợ như câu vấn nạn của vị tư tế Zaccaria :  

   - " Việc ấy sẽ xảy ra thế nào được, vì tôi không biết đến việc vợ chồng ( tôi không có liên hệ tính dục ) ? ( Lc 1, 34).

Nhưng với câu hỏi đó, khác với lần của ông Zaccaria, thiên sứ không cho đó là dấu chứng thiếu đức tin. Bởi đó thiên sứ trả lời,

  - không đặt vấn đề,

  - cũng không ngần ngại và nói cho Đức Maria một dấu chứng, trái với dấu chứng ngài đã tỏ ra để chữa trị thái độ thiếu đức tin của Zaccaria, bằng cách cho biết là người bà con của Trinh Nữ Maria đã mang thai.

Sự kiện là Đức Trinh Nữ Maria đang đứng trước một tình trạng hoàn toàn mới và khác hẵn những gì đã xảy ra trong Cựu Ước,

   - bởi lẽ Thánh Kinh không đề cập đến việc mang thai không qua việc kết hợp tính dục,

   - trong khi đó thì việc Elisabeth mang thai, không có gì lạ, bỏi lẽ thầy tư tế Zaccaria biết rõ trường hợp lịch sử của Abraham, giống hệt như trường hợp của ngài. 

Như vậy hai lần loan báo song song không còn song song nữa, mà từ đây chia tách khác hướng nhau.

Sự khác biệt đó chúng ta cũng thấy được

   - qua trạng thái bị câm nín của tư tế Zaccaria

   - và thái độ vâng lời, dễ dạy của " nữ tỳ của Chúa ": 

   - " Xin vâng, tôi là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói " ( Lc 1, 38). 

Như vậy Đức Trinh Nữ Maria đặt mình vâng theo " lời " của Chúa, mà sứ thần truyền tin cho. Và cũng như vậy " lời Chúa " được trở thành hiện thực, Ngôi Lời nhập thể vào dòng lịch sử con người.  

Một lần nữa Đức Trinh Nữ Maria tự xưng mình là " nữ tỳ " :

   - " Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới " ( Lc 1, 48), ngôn từ được Thánh Luca dùng đến những lần khác để ám chỉ thành phần của Giáo Hội:

   - " Trong những ngày đó, Ta cũng sẽ đổ Thánh Thần của Ta trên tôi tớ nam nữ của Ta, và chúng sẽ trở thành ngôn sứ " ( Act 2, 18),

   - " Giờ đây, lạy Chúa, xin để ý đến những lời ngăm đe của họ và cho các tôi tớ Ngài đây được nói lời Ngài với tất cả sự mạnh dạn " ( Act 4, 29),

   - " Cô ( Lydia )  lẽo đẽo theo ông Phaolồ và chúng tôi mà kêu: " Các ông nầy là tôi tớ Thiên Chúa Tối Cao; họ loan báo cho các người con đường cứu độ " ( Act 16, 17).  

Với cách hành văn dùng những ý nghĩ giống nhau và khác nhau như vừa kể, giữa biến cố loan báo cho Zaccaria - Elisabeth và truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Luca làm cho chúng ta chú ý được đến những gì giống nhau và khác biệt nhau, như đã được đề cập. Nếu không, có lẽ đọc thoáng qua, chúng ta không lưu tâm đến.

Bức tranh khởi đầu, nói một cách tổng quát, diễn tả đặc tính khen ngợi đối với các nhân vật liên hệ. Zaccaria và Elisabeth được Thánh Luca cho biết là  

    " những người công chính trước mặt Thiên Chúa " và " sống đúng theo điều răn và mệnh lệnh của Chúa, không ai chê trách được điều gì " (Lc 1, 6). 

Trong khi đó thì trong bức tranh thứ hai, đối với Đức Maria trái lại, không có ,một lời khen ngợi nào. Thánh Luca

   - không hề đề cập gì đến nhân đức của Đức Trinh Nữ Maria,

   - cũng không nói gì đến Đức Maria đang cầu nguyện hay không, hay đang mong đợi gì.

Tất cả đều do Chúa mà đến, cả đều là ân sủng của Người. 

Trong bức tranh thứ nhứt, cách ăn ở, hành xử theo lề luật, được ngưỡng mộ, tưởng thưởng, " không ai chê trách đưọc điều gì ".

Trong bức tranh thứ hai, chính ân sủng của Chúa được tuyên bố cho biết,  

   - " Vui mừng lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng bà...Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa " " ( Lc 1, 28.30 ). 

" Lề luật " và " ân sủng " là hai từ ngữ tự mình đã nói lên được sự khác biệt giữa Cựu Ước và Tân Ước.

Bối cảnh thứ nhứt diễn tả tính cách trọng thể và to lớn trong Đền Thờ, trong lúc đang cử hành tế tự, một vị tư tế đang hành xử phận vụ của mình, trước cảnh tượng dân chúng đang mong đợi: 

   - " Trong giờ dâng lễ đó, dân chúng cầu nguyện ở bên ngoài " ( Lc 1, 11). 

Trong bối cảnh thứ hai không có một cảnh tượng nào, ai trong chúng ta cũng đọc thấy trong đoạn tường thuật. 

So sánh giữa bối cảnh hai bức tranh vừa kể, chúng ta thấy được một cuộc thay phiên liên tục giữa cao cả và nhỏ bé, giữa trọng thể và đơn sơ, làm cho chúng ta có thể tưỏngng tượng được những nét mới mẻ và không thể sai lầm được diện mạo của Thiên Chúa được tỏ ra nơi Chúa Giêsu Nazareth:

   - một bên Thiên Chúa tỏ mình ra với những nét cao cả và long trọng,

   - thì phía bên kia, Thiên Chúa mạc khải mình bằng cách thức tuyệt đối đơn sơ  và cũng chính chính vì đó mà Người mạc khải một diện mạo bất ngờ và không ai nghĩ tới được.

   - Một đàng,là hình ảnh con người đi vào nơi của Thiên Chúa,

   - đàng khácThiên Chúa hội nhập vào nhà của con người. 

 

" Tháng thứ sáu ", từ khi Gioan Tẩy Giả được mang thai. 

" Nazareth ",  nột thị xã không danh tiếng gì, không hề được Cựu Ước đề cập đến, bị chính người Palestine khinh thị trong thời Chúa Giêsu,

   - " Ông Nathanaen liền bảo: " Từ Nazareth làm sao có cái gì hay được ? " ( Jn 1, 46 ),

dân cư ngụ ở đó toàn là dân ganh tị và sóng theo vật chất:

  - " Người nói với họ: " Hẵn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ:  Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình ! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm ở Capharnaum, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem sao... " ( Lc 4, 23-30).   

" Trinh nữ ", Thánh Gioan nhấn mạnh đến hai lần sự trinh tuyết của Đức Maria:

   - " Bà Elisabeth có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai thiên sứ Gabriel đến một thành miền Galilea, gọi là Nazareth, gặp một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse..." ( Lc 1, 26)

   - " Sứ thần vào  nhà trinh nữ và nói: " Vui mừng lên, hỡi Đâng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng cô "( Lc 1, 28). 

" Maria ", " Mirjam " có nghĩa là " đầy hoan hỷ ". Giuse, vị đính hôn với Đức Maria, là người thuộc dòng tộc Do Thái, có lẽ là dân cư ở Bethlem.

Như vậy, qua Thánh Giuse với tư cách là người cha theo pháp luật, chớ không phải qua Mẹ Maria, Chúa Giêsu là người có quyền thừa kế ngôi báu vua David. 

" Vui mừng lên ", ( chaire ), dựa theo ngôn từ của Cựu Ước, ý nghĩa của lời chào hỏi của thiên sứ  có nghĩa là " hãy vui mừng lên ": 

  - " Hãy reo vui lên, hỡi thiếu nữ Sion, hò vang dậy đi nào, nhà Israel hỡi !

      Hỡi thiếu nữ Israel, hãy nức lòng phấn khởi, Án lệnh phạt ngươi, Thiên Chúa đã rút lại, thù địch của ngươi, Người đã đẩy lùi xa.

      Đức vua Israel đang ngự giữa ngươi, chính là Thiên Chúa.

      Sẽ chẳng còn tai ương nào khiến ngươi phải sợ..." ( Soph 3, 14-17). 

  -" Nào thiếu nữ Sion, hãy vui mừng hoan hỷ!

     Hỡi thiếu nữ Giêrusalem hãy vui sướng reo hò !

     Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi:

     Người là Đấng Chính Trực. Đấng Toàn Thắng,

     khiêm tốn ngồi trên lưng lửa,

     một con lừa con vẫn còn theo mẹ " ( Zc 9, 9). 

 - " Hỡi đất đai, đừng sợ, hãy hoan hỷ vui mừng,

     vì Thiên Chúa đã làm những việc lớn lao " ( Gl 9, 9 ). 

Trong những đoạn vừa trích dẫn thiếu nữ Sion được mời gọi hãy vui mừng.

Trước khi kêu gọi thực hiện một sứ mạng, Thiên Chúa mời gọi hãy vui mừng, phấn khởi.

" Tin mừng " luôn luôn đi trước sứ mạng. Nội dung của " tin mừng ", hãy vui mừng, được cho biết liền sau đó: đó là điều chắc chắn sự hiện diện của Thiên Chúa, " Thiên Chúa ở cùng cô " và tình yêu nhưng không và trung tín của Người. 

   " Hỡi Đấng đầy ân sủng " ( keabaritomene), động từ diễn tả ý nghĩa chính của tình yêu thương nhưng không.

Thể thức dùng động từ ở thể thụ động ( thể thụ động thần học, passif théologique) cho thấy chủ thể tích cực của động từ là Thiên Chúa.

Và động từ được dùng ở thời quá khứ cho thấy hiện trạng cố định của Mẹ Maria, tức là Maria đã được Thiên Chúa ở cùng, ngay cả trước khi có cuộc gặp gỡ với thiên sứ.

Điều đó nói lên ý nghĩa tại sao Giáo Hội mừng Lễ Đức Mẹ Vô Nhiểm Nguyên Tội, Đức Maria đã được Thiên Chúa ở cùng Mẹ ngay từ lúc được thu thai trong lòng mẹ mình, bởi đó " đã được Thiên Chúa ở cùng ", "đã được đầy ân sủng ".

Bởi đó chúng ta có thể dịch Maria " đã được yêu thương nhưng không và chắc chắn ".  

   " Thiên Chúa ở cùng bà " , được giao phó cho một sứ mạng,

   - Thiên Chúa luôn luôn hiện diện bên cạnh Mẹ Maria,

   - nhưng điều đó không làm cho Maria khỏi gặp phải những khó khăn và giới hạn như bản tính con người của chúng ta:

   - " Ông Moisen thưa với Chúa: " Con là ai mà dám đến nói với Pharaon và đưa con cái Isarael ra khỏi Ai Cập ? Người phán: " Ta sẽ ở với ngươi. Và đây là dấu cho ngươi biết ta đã sai ngươi: khi ngươi đưa dân ra khỏi Ai Cập, các ngươi sẽ thờ phượng Thiên Chúa trên núi nầy " ( Ex 3, 11-12). 

   - " Sứ thần Chúa hiện ra với ông ( Ghedeone ) và nói : " Chào chiến sĩ can trường ! Thiên Chúa ở với ông ". Ông Ghedeone đáp: " Ôi, thưa Ngài, nếu Thiên Chúa ở với chúng tôi, thì sao chúng tôi đến nông nỗi nầy ? ...Bấy giờ Thiên Chúa quay lại nhìn ông mà nói: " Hãy mạnh bạo lên đường cứu Israel khỏi tay quân Madian. Không phải chính Ta sai ngươi sao ? ...Thiên Chúa phán với ông: " Ta sẽ ở với ngươi và ngươi sẽ đánh quân Madian như đánh có một người " ( Jdc 6, 11-16).

Giao cho một sứ mệnh,

   - Thiên Chúa bảo đảm luôn luôn sự hiện diện của Người,

   - nhưng không tước đi khỏi chúng ta những khó khăn trỡ ngại cũng như những yếu hèn của chúng ta. Một vài phó bản Hy Lạp ( cod. Alexandria, một bản viết tay của Thánh Efreim... còn thêm ): " Bà có phúc nhứt trong mọi phụ nữ ".   

   " Bà sẽ thu thai, sinh hạ một con trai và đặt tên là Giêsu " , Mẹ Maria có hiểu ngay  rằng thiên sứ đang loan báo cho Mẹ rằng đứa con của Mẹ là Con Thiên Chúa, Ngôi Hai của Thiên Chúa Ba Ngôi hay không ?

   - Chúng ta nên nhớ rằng Thánh Luca không đang viết lại bản nhật ký của ngày truyền tin, mà là một Phúc Âm ( Tin Mừng ) cứu rổi,

   - Điều thứ hai cũng cần nhớ là Maria là " dân thường ", không có thói quen suy nghĩ theo lý luận triết lý về con ngưòi và về thiên nhiên ( Chúa Giêsu là một con người, nhưng có hai bản tính, Thiên Chúa và nhân loại ).

Nhưng Mẹ sẽ rất lấy làm lạ lùng về quyền thế và lòng tốt lành vô hạn của Chúa trong lời nói và động tác của Chúa Giêsu.  

Đoạn tường thuật lại thời niên thiếu của Chúa Giêsu được ghi chép lại trong thời sau biến cố Hiện Xuống, nói lên một cách khá rõ ràng về thiên tính của Chúa Giêsu. Bản văn của Thánh Luca chịu nhiều ảnh hưởng của Zc 3, 14-17; Gioe 2, 21-27).

Nhưng trong khi đề cập đến thời gian cứu độ và Thiên Chúa hiện diện giữa dân Người,

   - Cứu Ước không xác quyết Thiên Chúa hiện diện trong một cá nhân " con người -thiên chúa " nào,  

   - trái lại Thánh Luca đặc tâm áp dụng một cách chính xác vào con người Chúa Giêsu: 

   - " Người sẽ trở nên cao cả và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao " ( Lc 1, 32).

   - " Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rọp bóng trên bà, vì thế Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa " ( Lc 1, 35). 

   " ..., vì tôi không biết đến việc vợ chồng " ( không biết đến người đàn ông), việc đính hôn của Maria với Giuse ( chớ chưa thành hôn, vợ chồng, như bản dịch Viêt Ngữ, Kinh Thánh Trọn Bộ, NXBTPHCM, 1998, trg. 1938 )  cho thấy rằng Mẹ Maria nghĩ đến một đời sống hôn nhân bình thường, như cuộc sóng chúng ta.

Các nhà nghiên cứu về vấn nạn của Mẹ Maria đối với lời truyền tin của thiên sứ đua ra nhiều giải pháp khác nhau:

   a) Maria nghĩ rằng đây là một biến cố mang thai tức khắc, và như vậy đặt thành vấn đề các việc liên hệ hôn nhân không được phép, cho đến hết thời kỳ mãn hạn một năm đính hôn.

   b) Một ý kiến khác của các nhà chú giải công giáo cho rằng Maria đã đã tuyên hứa sống đồng trinh suốt đời, ngay cả trước khi có cuộc đính hôn với Giuse. Và Giuse đã chấp nhận cuộc hôn nhân mặc cho điều kiện bất thường nầy. 

   c ) Một vài học giả khác cho rằng Mẹ Maria đã quyết định tuyên hứa giữ mình trinh khiết trọn đời nầy, khi được nghe thiên sứ truyền tin biến cố mang thai Chúa Giêsu,   

    hoặc vì lý do như là dấu chứng, trong sách tiên tri Isaia: 

      * " Vì vậy, Thiên Chúa Tối Cao sẽ ban cho anh em một dấu. nầy đây một trinh nữ mang thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Emmanuel " ( Is 7, 14). 

     * hoặc do nhu cầu nóng bỏng đòi buộc phải có cho mầu nhiệm Mẹ Thiên Chúa. 

   " Quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà " , bóng của Chúa Thánh Thần rợp bóng trên Mẹ Maria là những gì liên tưởng đến bóng của Thiên Chúa tràn ngập Đền Thờ Giêrusalem: 

   - " Ông Moisen không thể vào Lều Hội Ngộ được, vì đám mây đậu trên đó, và vinh quang Thiên Chúa đầy tràn Nhà Tạm " ( Ex 40, 35 .

   - " Khi các tư tế ra khỏi Cung Thánh, thì có đám mây toả đầy Đền Thờ Thiên Chúa " ( 1 Re 8, 10). 

Biến cố Chúa Thánh Thần ngự xuống và lời tuyên bố về Con Thiên Chúa làm cho câu Phúc Âm có cung điệu của lời tuyên bố trong Sách Khải Huyền.

Chủ đề về Đền Thờ cũng như tinh thần của thời cánh chung đòi buộc đức trinh khiết và kiên cữ, nhân đức đòi buộc phải có nơi người tín hữu, cũng như những chiến sĩ ra trận:


   -  " Khi một người đàn bà giao hợp với một người đàn ông, thì cả hai phải lấy nước mà tắm rửa, và sẽ ra ô uế cho đến chiều " ( Lc 15, 18).

   - " Tư tế trả lời ông David rằng: " Tôi không có sẵn bánh thường, chỉ có bánh thánh hiến, miễn là các đầy tớ đã giữ mình, không gần gũi đàn bà " ( 1 Sam 20, 5).

   - " Ông Uria thưa với vua David: " Hòm Bia cũng như Israel và Giuda đang ở lều, chủ tướng tôi là ông Joab và các bề tôi của Chúa Thượng đang đóng trại ở ngoài đồng trống, mà tôi đây lại về nhà ăn uống và nằm với vợ tôi sao? Tôi xin lấy mạng sống của ngài, lấy chính mạng sống của ngài mà thề: tôi sẽ không làm điều ấy " ( 2 Sam 11, 11).  

Như vậy đức trinh tuyết của Me Maria là

   - nhũng gì nhắc nhớ lại cuộc chiến đấu khải huyền của Thánh Giá

   - và nhắc nhớ đến bối cảnh trinh khiết phụng vụ của Giáo Hội thời tiên khởi . 

   " Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được ", đức trinh khiết của Mẹ Maria chứng tỏ cho thấy tầm mức mới và ý nghĩa sâu đậm mới: đó là lòng tin cậy và hoàn toàn vâng lời  Chúa. Như vậy Mẹ Maria cũng như Osea tượng trưng cho  Israel, vị hôn thê trinh khiết của Thiên Chúa ( cfr. Is 2, 21). 

   " Tôi đây ", câu trả lời cho thấy thái độ sẵn sàng của Mẹ Maria.

Theo Thánh Kinh, thái độ " tôi đây  " ( con đây ) là căn tính của mỗi người chúng ta trước nhan Chúa. Nếu danh tánh của Thiên Chúa là   " Ta là Đấng đang ở với con ", thì thái độ của chúng ta phải là " con đây ", sẵn sàng đối với Người.  

   " Nữ tỳ của Chúa ", đây là danh tánh thứ ba của Mẹ Maria, được ghi lại trong đoạn tường thuật.

Thánh Luca gọi Mẹ là

   - " Maria " ,

   -  " bà luôn luôn đẹp lòng Thiên Chúa " ( luôn luôn được Thiên Chúa thương mến ) ,

   - và Mẹ Maria tự gọi mình là " nữ tỳ của Chúa ".

Danh tánh thứ nhứt được thiên sứ gọi, để phân tách Mẹ Maria khỏi những phụ nữ khác,

Danh tánh thứ hai là danh tánh được của Mẹ trước Thiên Chúa, nói lên căn tính của Mẹ, " hằng được Thiên Chúa yêu mến ".

Danh tánh thứ ba , " nữ tỳ " nói lên sứ mạng của Mẹ, cách thức Mẹ hành xử trước mặt Chúa và trước mặt anh em đồng loại của mình.

  

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!