Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
VẬY ANH EM HÃY NÊN TRỌN HẢO NHƯ CHA TRÊN TRỜI

 

SUY NIỆM  PHÚC ÂM ( IV C 4 ); ( 16.12.2012); ( Lc 3, 10-18)

CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG, NĂM C

 NGUYỄN HỌC TẬP

 

A - Đoạn Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay ( Lc 3, 10-18), Chúa Nhật III Mùa Vọng, Thánh Luca thuật lại cho chúng ta những lời giảng dạy của Thánh Gioan Tẩy Giả, kêu gọi dân chúng đến nghe Ngài hãy ăn năn thống hối và hành thiện để tránh khỏi cơn thịnh nộ Thiên Chúa sắp giáng xuống trên họ.

Thánh Gioan Tẩy Giả dùng những lời lẽ thẳng thừng, cứng rắn đối với xã hội Do Thái lúc đó, nếu chúng ta dọc cả đoạn Phúc Âm trước đoạn được trích dẫn trong Thánh Lễ Chúa Nhật hôm nay, với mục đích thuyết phục người nghe phải ý thức và hối cải kẻo quá trể: 

   - " Đám đông kéo đến xin ông Gioan làm  phép rửa, ông nói với họ: Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các ngươi cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống? Các ngươi hãy sinh hoa quả với lòng sám hối. Và đừng vội nghĩ trong bụng rằng: Chúng ta đã có tổ phụ Abraham, vì ta nói cho các người hay Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá nầy trở nên con cháu của ông Abraham. Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt, đều bị chặt đi và quẵng vào lửa" ( Lc 3, 7-9).   

Chúng ta cũng có thể tìm thấy trong Phúc Âm Thánh Matthêu đoạn  bài giảng vừa trích dẫn của Thánh Gioan Tẩy Giả. Chỉ khác một điều là trong Phúc Âm Thánh Matthêu, đoạn  bài giảng vừa kể được Thánh Matthêu dùng ám chỉ đích danh hai nhóm người Pharisêu và Saddox, đại diện cho thành phần trổi vượt trong xã hội Do Thái lúc đó, thành phần " dân chi phụ mẫu" đáng lý ra phải làm gương cho dân chúng trong cách hành xử của mình, đối với Chúa và đối với anh em: 

   - " Thấy có nhiều người thuộc phái Pharisêu và Saddox đến chịu phép rửa, ông nói với họ: Nòi rắn độc kia, ai chỉ cho các ngươi cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống…" ( Mt 3, 7-10). 

Trái lại, bài giảng của Thánh Gioan Tẩy Giả trong Phúc Âm Thánh Luca có tính cách bao quát hơn:  

   - " Đám đông lũ lượt kéo đến xin ông Gioan làm phép rửa…" ( Lc 3, 7). 

Phúc Âm Thánh Luca tường thuật lại tính cách bao quát đại chúng hơn, thay vì nhằm vào một vài thành phần cá biệt trong xã hội, phái Pharisêu và Saddox, để nói lên tính cách phổ quát của ơn cứu rỗi đối với hết mọi người, không phân biệt giai cấp, sang hèn, nghèo giàu, trí tuệ hay thất học,  mà Thiên Chúa sắp đem đến cho nhân loại, như Ngài đã xác nhận ở đoạn Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước, Phúc Âm của ơn gọi và sứ mạng của Gioan Tẩy Giả: 

   - " Rồi hết mọi phàm nhân sẽ được thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa" ( Lc 3, 6). 

Và vì hết mọi người được Thiên Chúa đem đến ơn cứu độ cho, nên mọi người đều phải tỏ lòng thống hối đối với những lỗi lầm của mình.

Sau khi cảnh cáo mọi người trong " đám dộng lũ lượt kéo đến xin ông Gioan làm phép rửa…",  thánh Gioan Tẩy Giả khuyên bảo từng  nhóm người đến hỏi ý kiến Ngài: 

   - " Chúng tôi phải làm gì?" 

Thái độ biết lắng nghe và nhận thức được những sai trái, thiếu sót của mình đối với Thiên Chúa và đối với anh em, để tự hỏi mình và xin ý kiến của người khác giúp để hoàn thiện là thái độ thiện chí đáng kể: " Chúng tôi phải làm gì?".

 Đối với đám đông, Thánh Gioan Tẩy Giả trả lời:

   - " Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn thì cũng làm như vậy" ( Lc 3, 11) 

Câu trả lời vừa kể được chính Chúa Giêsu xác nhận khi Ngài  sẽ đến giảng dạy dân chúng, được Thánh Luca thuật lại trong những đoạn kế tiếp của Phúc Âm:

Đối với dân chúng nghe Ngài giảng dạy, Chúa Giêsu khuyên thực thi tình liên đới đối với anh em: 

   - " Hãy bán tài sản của mình, mà bố thí…" ( Lc 12,33).

Đối với người chủ nhà mời Người dùng bửa: 

   - " Rồi Chúa Giêsu nói với kẻ mời người rằng: Khi nào ông đải khách ăn trưa, hay ăn tối, thì đừng mời bạn bè, anh em hay láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. Trái lại khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khổ, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế ông mới thật có phước, vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại " ( Lc 14, 12-14). 

Sống yêu thương và liên đới với anh em qua lời dạy và gương của Chúa Giêsu vừa kể đã được các cộng đồng Ki Tô hữu đầu tiên đem ra thực hiện: 

   - " Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bửa với lòng đơn sơ vui vẻ…" ( Act 3, 44-46). 

Và đây là câu trả lời của Thánh Gioan Tẩy Giả đối với người siết thuế và các quân nhân, một cách nào đó họ là những người hành xử quyền lực Quốc Gia. Lời dạy dỗ của Thánh Gioan Tẩy Giả đối với họ, cũng như đối với những ai hành xử quyền lực, đừng cậy quyền ỷ thế chèn ép, đàn áp, hành xử bất công, chà đạp người khác.

Đối với nhóm người thâu thuế ( siết thuế ): 

   - " Đừng đòi hỏi quá mức đã ấn định cho các anh" ( Lc 3, 13). 

Cũng vậy đối với các quân nhân, những người có quyền dùng vũ lực trên người khác: 

   - "Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình" ( Lc 3, 14). 

Qua các lời dạy của Thánh Gioan Tẩy Giả, chúng ta rút ra được kết luận gì?

Sự sám hối chân thật phải đi liền với cách hành xử công chính và bác ái đối với người khác. Liên đới giúp đở người khác, suy tư và hành động  công chính như những gì Chúa Giêsu sẽ dạy sau nầy trong Tám Mối Phước Thật ( Mt 5, 1-12)

Dĩ nhiên Ki Tô giáo không phải chỉ là một triết lý luân lý xã hội, bởi lẽ

   - ngoài ra cách hành xử ngay chính của người đối với người,

   - con người cũng có những liên hệ với Thiên Chúa, trong câu nói của Thánh Gioan: 

   *  " Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa" ( Lc 3, 16). hay nói như Chúa Giêsu , chúng ta phải thờ phượng Thiên Chúa trong Thánh Thần và chân lý: 

   * " Nhưng giờ đã đến và chính lúc nầy đây, giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong Thánh Thần và chân lý, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. Thiên Chúa là Đấng Thiêng Liêng, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong Thánh Thần và chân lý" ( Jn 4, 23-24).

 

B - Nhưng Thiên Chúa trong quan niệm của Thánh Gioan Tẩy Giả là Thiên Chúa được trình bày như một quan toà, phán xét, thưởng công , phạt tội nghiêm ngặt mà con người phải luôn luôn thức tỉnh và lưu ý: 

   - " Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các ngươi cách tránh cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống…Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa… Tay Người cầm nia sàng sạch lúa trong sân: lúa tốt thì thu vào kho lẫm, lúa lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi" ( Lc 3, 7.9. 17).

Dĩ nhiên muốn đánh động tâm thức của dân chúng để họ thức tỉnh và hối cải, Thánh Gioan Tẩy Giả phải dùng những lời lẻ mạnh bạo để đánh động.

Nhưng đọc những lời nói sấm sét trên, người ta có cảm tưởng Thiên Chúa Giáo là một tôn giáo đầy khiếp đảm. Và Thiên Chúa là một quan tòa chính trực, nhưng bất nhân, không thương sót, không lay chuyển.

Thật ra chính Thánh Gioan Tẩy Giả cũng đã thú nhận Ngài không phải là Đấng Ki Tô và chắc chắn Thiên Chúa Giáo mà Ngài tiên báo không phải là Ki Tô giáo của Chúa Giêsu đem đến, không hoàn hảo như Ki Tô giáo của Chúa Giêsu: 

   - " Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép Ngài…" ( Lc 3, 16). 

So với Chúa Giêsu, Thánh Gioan Tẩy Giả không những không có vương vị như Chúa Giêsu, mà giáo lý của Ngài cũng không cao cả và hoàn hảo như Ki Tô giáo của Chúa Giêsu. Thánh Gioan Tẩy Giả chỉ là người Tiền Hô, một Sứ Giả, tiên báo và dọn đường cho Chúa Giêsu, Thiên Chúa Nhập Thể phải đến: 

   - " Có tiêng hô trong hoang địa: hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người " ( Lc 3, 4.16). 

Bởi vì Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa:

   - " Khi toàn dân đã chịu phép rửa, Chúa Giêsu cũng chịu phép rửa, và khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra, và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dạng bò câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng: Con là Con của Cha; ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con" ( Lc 3, 21-22).

Chúa Giêsu là vua vũ trụ, dưới đất cũng như trên thiên quốc: 

   - " Lạy Đức Giêsu, khi nào Ngài vào nước Ngài, xin nhớ đến con !...Và Người phán với  anh: Ta bảo thật anh, hôm nay anh sẽ được ở với Ta trên Thiên Đàng" ( Lc 23, 42). 

Chúa Giêsu có toàn quyền trên trời dưới dất:

   - " Thầy đã được trao toàn quyền trên trời, dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em" ( Mt 28, 18-20). 

Và trước tôn nhan Chúa Giêsu, các thiên thần cũng phải qùy thờ lạy Ngài:

   - " Khi đưa Trưởng Tử vào thế giới loài người, Thiên Chúa phán: Mọi Thiên Thần của Thiên Chúa phải thờ lạy Người " ( Heb 1,6). 

Đó là những gì khiến cho Thánh Gioan Tẩy Giả tuyên bố sự cách biệt giữa Ngài và Chúa Giêsu:

     - " nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép Người ". 

Nhưng sự khác biệt giữa Chúa Giêsu và Thánh Gioan Tẩy Giả không hệ tại ở nơi tước vị và quyền lực, mà còn ở giáo lý của Ngài trổi vượt hơn giáo lý của Thánh Gioan.

Giáo lý của Chúa Giêsu không phải là giáo lý răn đe, trừng phạt, kéo thẳng mực tàu, như những lời Thánh Gioan tuyên bố để đánh động, mà là đạo làm người Cha con đối với Thiên Chúa và đạo anh em, liên đới hỗ tương và thương yêu  đối với người đồng loại.

Chúa Giêsu đến trong thế gian không phải để sát phạt con người, mà là để giải thoát con người:

   - " Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Thiên Chúa" ( Lc 3, 18-19).

Chúa Giêsu đến và Người đứng hẳn về phía những kẻ bé mọn, tội lỗi, để bênh vực họ, đem lại cho họ tin tưởng vào tình thương của Chúa Cha, để họ hối cải và trở lại sống trong thân tình Cha con với Thiên Chúa: 

   - " Ta đến không phải để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi " ( Mc 2, 17).

   - " Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người mà được cứu độ. Ai tin vào Con của Người , thì không bị lên án; nhưng những kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa" ( Jn 3, 17-18). 

Và trong tinh thần cứu độ đó, tình thương và ơn cứu rỗi của Chúa Cha được Chúa Giêsu đem đến cho hết mọi người, Chúa Cha không muốn cho bất cứ một ai phải hư mất: 

   - " Cũng vậy, Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn nầy phải hư mất" ( Mt 18, 14). 

Gương của nhẫn nại và đại lượng đó của Thiên Chúa, Ngài cũng muốn cho chúng ta hành xử đối với nhau: 

   - " Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không? Chúa Giêsu đáp: Thầy không bảo là đến  bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy" ( Mt 18, 21-22).  

Dĩ nhiên phương thức hành động đại lượng và nhẫn nại của Thiên Chúa không phải là để khuyến khích chúng ta " điềm nhiên toạ thị ", dững dưng, bất động, bất cần và cứ tiếp tục sống bất chính vô luân đối với Chúa và đối với anh em, mà là ý thức được lòng đại lượng của Chúa, ăn ở ngay chính trong tự do và trong tình thương, hành xử như  một đứa con sống trong gia đình, gia đình của Thiên Chúa: 

   - " Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thánh Thần của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: Abba, Cha ơi! Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con, thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa" ( Gal 4.6).  

Và như con cái, chúng ta không có lý do phải sống trong phập phồng, khiếp đảm lo sợ, nhìn dáo dác như kẻ nô lệ làm việc tắc trách sợ ông chủ bắt gặp, mà là sống ngay chính với tinh thần trách nhiệm, hành xử trong tình kính yêu Thiên Chúa và yêu thương anh em, hướng đến sự hoàn thiện theo gương của Thiên Chúa là Cha chúng ta: 

   - " Vậy anh em hãy nên trọn hảo, như Cha anh em trên trời là Đấng trọn hảo" ( Mt 5, 48).  

Tục ngữ Việt Nam chúng ta dạy: " Cha nào, con nấy " là vậy.

  

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!