Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 3 )

 
 

 NGUYỄN HỌC TẬP


( Chúng ta đang sắp bước vào Năm Phụng Vụ mới, Năm C, với phần lớn các đoạn Phúc Âm được trích dẫn trong Phụng Vụ là những trích dẫn từ Phúc Âm thánh Luca. Bởi đó, xin tạm ngưng các bài Tìm Hiểu Phúc Âm Thánh Marco mà chúng ta đang học hỏi, để tìm hiêu Phúc Âm của Năm Phụng Vụ C. Nếu còn được Chúa cho sống thêm 2 năm nữa, chúng ta sẽ trỏ lại tiếp tục lại Phúc Âm Thánh Marco. Kính chúc tất cả hiểu biết nhiều hơn về Phúc Âm và  tham dự Phụng Vụ sốt sắng ) .

I - Lời tựa ( Lc 1, 1-4).
 

Thánh Luca là tác giả Phúc Âm duy nhứt viết lên Lời Tựa trước những dòng viết kế đến của ngài  về Phúc Âm, trong những dòng chữ tiên khởi đó, ngài xác nhận
  - nguồn mạch từ đâu ngài đã múc lấy để viết lên:
    *  " Các vị đó viết theo những điều mà các vị đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho chúng ta " ( tức là các vị thừa tác viên ) ( Lc 1, 2);
  - và mục đích cùng với đặc tính của công việc viết lên, mà ngài sắp thực hiện:
   * " Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra , để kính tặng ngài, mong ngài nhận thức được giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc " ( Lc 1, 3-4).

Trong đoạn Lời Tựa đang  đề cập, Thánh Luca dùng thể thức cỗ điển Hy Lạp và một loại thể thức viết  rập khuôn các bài khảo của Hy Lạp thời đó, trong đó tác giả cho biết
  - tại sao mình viết ra quyển sách
  - và phương thức theo đó quyển sách sẽ được thành hình.
Dưới hình thức đó, Thánh Luca cho biết rõ ràng rằng quyển sách của ngài là quyển ghi lại thời sự, được viết ra cho những người đương thời lúc đó không phải Do Thái.

Ngay từ lúc đầu, Thánh Luca rằng mình có liên lạc với một vài tác giả đã viết ra trước đó. Theo ngài, các tác giả vừa được đề cập
  - không có được những đặc tính mà ngài hy vọng sẽ thực hiện được,
  - cũng không có được những nguồn mạch mà ngài có, nhờ đó có được dữ kiện để ghi lại trong sách: ví dụ như Phúc Âm Thánh Marco
    * không ghi lại biến cố Chúa Giêsu sinh ra,
    * cũng không đề cập đến những lần hiện ra của Chúa Phục Sinh,
    * cũng như Phúc Âm Thánh Marco chỉ là một tác phẩm ghi lại các lời giảng dạy của Thầy ( " nguồn Q " ), không chứa đựng một đoạn tường thuật nào.

Những nguồn mạch có trước Phúc Âm Thánh Luca ( Phúc Âm Thánh Marco và nguồn Q), để viết lên được những điều mình viết, đã múc lấy từ " Truyền Thống ", tức là từ truyền thống truyền khẩu của các Tông Đồ, là những vị đã là
  - những nhân chứng mắt thấy tai nghe lời huấn dạy và hành động của Chúa Giêsu ( nội dung của Phúc Âm Thánh Luca )
  - và là các thừa tác viên giảng dạy lời Người ( nội dung của Sách Tông Đồ Công Vụ ).

Thánh Luca xác nhận rằng ngài chăm chỉ chí thú đặc tâm lắng nghe truyền thống Giáo Hội và viết lại theo thứ tự.
Tuy nhiên điều ghi chú đó không có ý nói lên theo thứ tự thời gian tính, nhưng có ý cho biết rõ là quyển sách có ý định làm sáng tỏ phương thức mà Thiên Chúa dẫn dắt, từ biến cố nầy đến biến cố kia, đồ án cứu rỗi của Người trong lịch sử người Hy Lạp và La Tinh đương thời lúc đó.

Tác phẩm của Thánh Luca được viết nhằm kính tặng cho " Thưa ngài Theophilo đáng kính ", một người dân ngoại trở lại đạo, có lẽ là một nhân vật quan trọng trong nền hành chánh Roma lúc đó. Mục đích mà Thánh Luca nhằm đến là thuyết phục " Theophilo " về tính cách vững chắc của giáo huấn mà ông đã nhận được.

Để kết luận đoạn Phúc Âm, chúng ta cần lưu ý đến hai điều:
  

a) Điều ghi chú thứ nhứt,
    * đó là việc truyền bá lại các biến cố về Chúa Giêsu là những gì được lưu truyền trong một cộng đồng các tín hữu: đó là ý nghĩa của từ ngữ " đã phục vụ Lời Chúa ", mà Thánh Luca cũng xem các tín hữu đó, cũng như những người kế tiếp là những  nhân chứng.
Người phục vụ Lời Chúa nói lên thái độ hội nhập đồng hoá mình với Lời Chúa và cẩn thận tìm mọi cách để không phản bội lại những gì Chúa huấn dạy cho, các nhân chứng để cho mình được Lời Chúa mà mình nhân chứng cuốn lấy hội nhập vào: đó là các môn đệ của Chúa, chớ không phải là người xa lạ, không can dự gì.
  

b) Điều ghi chú thứ hai, đó là không phải chỉ xác nhận các biến cố của Chúa Giêsu đòi buộc phải được loan truyền trong một cộng đồng Kitô hữu.
Cần phải đi xa hơn nữa và xác nhận rằng đời sống của cộng đồng Kitô hữu là thành phần liên kết kế tiếp không thể tách rời của các biến cố đã xảy ra: bởi lẽ cần phải loan báo
  - một Chúa Kitô đang sống,
  - hiện đang tác động,
chớ không phải chỉ đơn sơ là ký ức của quá khứ.

Cộng đồng là nơi mà các biến cố của Chúa Kitô trở thành sống động, hiện thực và cứu độ, trở thành " Phúc Âm ngày hôm nay ", tức là lịch sử cứu rỗi đang xảy ra " giữa chúng ta ".  

Với trực giác đó, Thánh Luca có thể nói, một cách rất thâm sâu, về những biến cố đã xảy ra giữa chúng ta, tức là trong cộng đồng Kitô giáo, mặc dầu trên thực tế đã xảy ra trong quá khứ.

Và cũng chính vì lý do đó, mà ngài cảm thấy cần phải viết lên, tiếp tục theo dòng lịch sử của Chúa Kitô, dòng lịch sử của Giáo Hội ( Sách Tông Đồ Công Vụ ).   
 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!