Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
VUI MỪNG LÊN, HỞI ĐẤNG ĐẦY ÂN SỦNG

  

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV C 2 ); ( 08.12.2012); ( Lc 1, 26-38)

LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI, NĂM C.

NGUYỄN HỌC TẬP

 

Đoạn Phúc Âm Thánh Luca hôm nay về biến cố thiên thần truyền tin cho Mẹ Maria có thể được chia thành ba phần:

- phần đầu câu 26-27: phần dẫn nhập, giới thiệu nơi chốn và các nhân vật chính trong biến cố:

   * " Bà Elisabeth có thai được sáu tháng; thiên sứ Gabriele đến truyền tin;... tại địa danh là làng Nazareth miền Galilea; ...Trinh Nữ Maria đã đính hôn với Giuse, thuộc dòng dõi vua David " . 

- phần hai, câu 28-33: nội dung của lời truyền tin thiên sứ Gabriele:

   * " Vui mừng lên, hởi Đấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng bà...Bà đẹp lòng Thiên Chúa. Bà sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai, đặt tên là Giêsu..., Con Đấng Tối Cao, Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài ngôi vàng David...triều đại Người sẽ vô cùng tận". 

- phần ba: phản ứng của Mẹ Maria và lời giải thích của thiên sứ Gabriele:

   * " Việc ầy sẽ xảy ra cách nào được, vì tôi không biết việc vợ chồng...Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, quyền năng của Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà...Tôi là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi, như lời thiên sứ nói ". 

Đoạn Phúc Âm về biến cố truyền tin cho Mẹ Maria được Thánh Bộ Phụng Vụ trích dẫn để mừng Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội hôm nay, có ý mời gọi chúng ta đặt trọng tâm chú ý suy niệm của chúng ta vào con người của Mẹ Maria, vào các tước vị và đặc tính của Mẹ,  hơn là vào những nhân vật cũng như các yếu tố khác.

 

1 - a) Khởi đầu thuật lại biến cố, Thánh Luca ghi lại bối cảnh trong đó sẽ được diễn tả các nhân vật chính và các động tác liên hệ:

- " Bà Elisabeth có thai được sáu tháng, Thiên Chúa sai sứ thần Gabriele đến một thành ở miền Galilea, gọi là Nazareth,  găp một Trinh Nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng  dõi vua David. Trinh nữ ấy tên là Maria" ( Lc 1, 26-27). 

Maria là một thiếu nữ, đã đính hôn với Giuse, người thuộc dòng tộc vua David, cư ngụ ở Nazareth.

Nazareth là một thị trấn nhỏ, địa danh chưa bao giờ được đề cập đến trong Cựu Ước, không mấy ai được biết.

Bởi đó ông Nathanaen trong Phúc Âm Thánh Gioan mới nghi ngờ về giá trị của địa danh Nazareth, cũng như không mấy tin về Chúa Giêsu, khi được ông Philippe báo cho biết:

   - " Ông Nathanaen liền nói: Từ Nazareth làm sao có cái gì hay được?" ( Jn 1, 46).

Vậy mà Nazareth, là nơi xuất thân của Đấng Cứu Thế,

   - " Đấng mà Luật Moisen và các ngôn sứ nói tới, chúng tôi đã gặp...",

   - " Cứ đến mà xem" ( Jn 1, 45.46).

Điều vừa kể cho thấy ngay từ những dòng đầu giới thiệu địa danh và nhân vật của biến cố truyền tin, Thánh Luca đã muốn cho chúng ta lưu ý Thiên Chúa có thể thực hiện chương trình cứu rỗi của Người, từ những yếu tố bất ngờ, không ai để ý tới, địa danh, thời điểm cũng như lời nói, cử chỉ  khiêm tốn của những người không mấy ai biết tới. 

   b) Một yếu tố quan trọng khác chúng ta cũng có thể suy niệm, đó là việc thiên sứ Gabriele thân hành đến truyền tin cho Mẹ Maria.

Chúng ta biết được thiên sứ Gabriele hiện diện và giải thích cho tiên tri Daniele trong các thị kiến của ông, để cho Daniele biết quyết định thời điểm đã đến, Thiên Chúa quyết định thực hiện đồ án giải thoát  của Người cho dân Israel:

   - " Trong lúc tôi là Daniele nhìn thị kiến và tìm hiểu, thì nầy: có ai đứng trước mặt tôi, trông như một người đàn ông. Và tôi nghe có tiếng từ giữa hai cánh đồng Ulai kêu lên rằng: Gabriele, hãy cho người nầy hiểu thị kiến...Hỡi con người, hãy hiểu là thị kiến nầy nói về thời cùng tận" ( Dn 8, 15-17).

- " Tôi còn đang dâng lời cầu nguyện, thì Gabriele, nhân vật tôi đã thấy trong thị kiến ban đầu, bay sà xuống đất bên tôi vào lúc dâng hiến lễ ban chiều...( bảo tôi) hãy am tường thị kiến: Bảy mươi tuần đã được ấn định cho dân và Thành Thánh của Người, để chấm dứt gian tà, xoá sạch tội ác, đền xong lỗi lầm, để đem lại công chính vĩnh cữu" ( Dn 9, 21-24). 

Hiểu như vậy, sự hiện diện của thiên sứ Gabriele truyền tin cho Mẹ Maria, là loan báo thời điểm quyết định thực hiện ơn cứu rỗi cho nhân loại đã đến, và Thiên Chúa sai ngài đến loan báo cho Mẹ Maria quyết định khởi đầu thời điểm thực hiện của Thiên Chúa.

c) Đọc những ý nghĩa vừa kể cùng với bài đọc thứ nhứt, sách Sáng Thế Ký, chúng ta hiểu được đồ án của Thiên Chúa cho nhân loại.

Trong lời lên án con rắn, hình ảnh của quỷ dữ, đã cám dỗ tổ tiên chúng ta, khiến hai ông bà nhẹ dạ, bị lưòng gạt không tuân lệnh Chúa, nói lên cho chúng ta một cuộc chiến đầu không ngừng giữa dòng giống nhân loại và tội ác: 

- " Con rắn đã lừa dối con, nên con ăn. Chúa là Thiên Chúa phán với con rắn: Mi đã làm điều đó, nên mi đáng bị nguyền rủa nhứt trong các loài súc vật và mọi loài dã thú...Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó  sẽ đánh vào đầu mi và mi sẽ cắn vào gót nó" ( Gn 3, 13-15). 

Chính trong viễn ảnh đó mà Chúa Giêsu, con Mẹ Maria được sinh ra. Người sẽ tiêu diệt tội lỗi, sự ác và sự chết nô lệ hoá con người, để vĩnh viễn giải thoát con người. 

d) Một tư tưởng khác cũng được Thánh Luca đề cập liên hệ với biến cố truyền tin cho Mẹ Maria trong Phúc Âm hôm nay. Đó là việc trong Cựu Ước, Thiên Chúa thường can thiệp giúp cho những thiếu phụ hiếm hoi, nhứt là những thiếu phụ già nua không còn khả năng sinh con.

Lần can thiệp đó được Thánh Luca nhắc lại trong Phúc Âm liên quan đến gia đình ông Zaccaria và bà Elisabeth:

- " Sứ thần bảo: Nầy Zaccaria, đừng sợ, vì Thiên Chúa đã nhận lời ông cầu xin: bà Elisabeth, vợ ông sẽ sinh một con trai, và ông phải đặt tên là Gioan...Em bé sẽ đưa nhiều con cái Israel về với Chúa là Thiên Chúa của họ...Tôi là Gabriele, hằng đứng chầu trước mặt Chúa, tôi được sai đến nói với ông và loan báo tin mừng ấy cho ông" ( Lc 1, 13.16.19). 

Trái lại đời sống trinh tiết của Mẹ Maria cho thấy qua Mẹ, Thiên Chúa sắp thực hiện một cái gì đó hoàn toàn mới mẽ, khác với cách hành xử  quen thuộc của con người: 

   - " Việc ầy sẽ xảy ra cách nào được, vì tôi không biết việc vợ chồng?"

   - " Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế Đấng Thánh sắp được sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa...Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được" ( Lc 1, 34-35.37). 

Mẹ Maria là Đấng

- được diễm phúc, vì Mẹ " đươc đẹp lòng Thiên Chúa" ( Lc 1, 20),

- được quyền năng Thiên Chúa che chở " quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà ",

- được chọn làm Mẹ Đấng Thánh là Con Thiên Chúa, " Đấng Thánh sắp được sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa" ( Lc 1, 35).

Tất cả nội dung trạng thái diễm phúc đó của Mẹ Maria được tiềm ẩn trong lời chào của thiên sứ Gabriele.

Lời nói đầu tiên khi diện kiến Mẹ Maria, thiên sứ Gabriele thốt lên trong bản dịch Hy Lạp: " Kiare !":     ( Hãy vui mừng lên! )  ( Lc 1, 28).

" Hãy vui mừng lên! ", vì sự cứu rỗi của Thiên Chúa sắp thực hiện.

Nhưng thiên sứ chưa nói đến ơn cứu rỗi sắp được thực hiện, trước khi ngợi khen hoàn cảnh " diễm phúc" của Mẹ Maria:  

   -  " Đấng đầy ân sủng!" ( Lc 1, 28).  

Thành ngữ " Đấng đầy ân sủng " vừa kể

   - một đàng nói lên cho chúng ta biết Thiên Chúa ban cho Mẹ tràn đầy ơn phước của Người, cuộc sống của Mẹ là cuộc sống đầy hạnh phúc, được ân sủng của Chúa bao bọc, tràn ngập, " ...quyền năng Đấng Tối cao sẽ rợp bóng trên bà ",

   - nhưng đàng khác cũng nói lên chính con người của Mẹ, bản thể của Mẹ, Mẹ được Chúa dựng nên nguyên vẹn, tinh tuyền, không tỳ ố, " đầy ân sủng", " đẹp lòng Thiên Chúa", khôngcòn tỳ vết của nguyên tội, xứng đáng là nơi cư ngụ của " Đấng Thánh sắp được sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa".

Mẹ Maria là người con nhân loại duy nhứt, " đầy ơn phước, Đức Chúa Trời ở cùng Mẹ..." , " đầy ân sủng, đẹp lòng Thiên Chúa", là nơi cư ngụ xứng đáng,  mà Chúa Cha đã chuẩn bị sẵn cho Chúa Giêsu, Con của Người, từ lúc Mẹ được thu thai trong lòng mẹ mình và sinh ra, hay Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, ý nghĩa chúng ta mừng và chúc tụng Mẹ hôm nay.

Như vậy " đầy ơn phước" được chúng ta dùng để gọi, như là tên thứ hai của Mẹ, trong kinh Kính Mừng chúng ta đọc hằng ngày, để chúc tụng và tưởng nhớ tín điều " Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội".

Đọc lại đoạn Phúc Âm, chúng ta thấy Zaccaria và Elisabeth được Thánh Luca trang trọng nhìn nhận " cả hai đều là người công chính của Chúa" ( Lc 1, 6), trong khi đó thì Mẹ Maria được thiên sứ Gabriele cho biết được Thiên Chúa yêu thương " đẹp lòng Thiên Chúa", được Thiên Chúa ban ân sủng tràn đầy và được Người tạo dựng nên nguyên vẹn, " đầy ân sủng"  trong trắng, không tỳ vết của nguyên tội, " Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội ".

 

2 - a) Trong phần hai của đoạn Phúc Âm, trước tiên chúng ta thấy được phản ứng của Mẹ Maria, làm nổi bậc con người của Mẹ, rộng mở đón nhận lời Chúa, nhưng không phải là đón nhận thụ động, mà là đón nhận, suy nghĩ và tìm hiểu mình phải làm gì: 

   - " ...tự hỏi lời chào ấy có nghĩa gì " ( Lc 1, 29). 

Trong câu trả lời tiếp theo, thiên sứ một lần nữa lập lại mối liên hệ giữa Mẹ và ân sủng của Thiên Chúa: 

   - " Thưa bà Maria, bà đừng sợ, vì bà đẹp lòng Chúa" ( Lc 1, 30). 

Và từ ân sủng tự bản thể vô nhiễm nguyên tội của Mẹ, thiên sứ báo tiếp cho Mẹ biết đặc ân khác Chúa sẽ thực hiện nơi Mẹ:  

   - " ...bà sẽ thu thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao...Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua David...và triều đại của Người sẽ vô cùng tận " ( Lc 1, 31-33). 

Như vậy " đầy ân sủng " đối với Mẹ, liên quan đến những gì Thiên Chúa sẽ ban cho Mẹ, không phải chỉ liên hệ đến một mình Mẹ đón nhận, mà là liện hệ đến  phần rỗi của cả nhân loại, qua mọi thời đại, 

   -  " ...và triều đại của người sẽ vô cùng tận ".  

Một lần nữa phản ứng của Mẹ Maria trước lời tiên báo của thiên sứ:  

   - " Việc ấy xảy ra thế nào được, vì tôi không biết đến việc vợ chồng" ( Lc 1, 34), cho thấy Mẹ không thụ động đón nhận đồ án của Thiên Chúa nơi Mẹ, mà tìm hiểu, đối thoại với hoàn cảnh sống thực tại.

Điều vừa kể cho thấy người tín hữu Chúa Ki Tô không đón nhận đức tin, ân sủng Chúa ban cho một cách thụ động, " giữ đạo ", mà là tìm hiểu thánh ý Chúa và hành động dưới ánh sáng đức tin trong cuộc sống hiện tại, hành xử thế nào những gì liên quan đến mình và liên quan đến anh em, thăng tiến mình và thăng tiến anh em như ý Chúa muốn. 

 b) Một tư tưởng khác chúng ta cũng có thể suy niệm về Mẹ Maria dưới sự hiện diện và động tác của Chúa Thánh Thần.

Trong đoạn Phúc Âm hôm nay, Thánh Luca diễn tả cho chúng ta Mẹ Maria như là Đấng được tràn đầy ân sủng của Chúa Thánh Thần: 

   - " Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, Đấng sắp được sinh ra sẽ được gọi là con Thiên Chúa..." ( Lc 1, 35). 

Và ý nghĩa đó cũng chínhThánh Luca ghi lại cho chúng ta qua  lời của Chúa Giêsu hứa với các môn đệ:

   - " Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Chúa Thánh Thần, khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ làm chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp miền Giudea, Samaria và cho đến tận cùng trái đất " ( Act 1, 8).

Đặt hai đoạn văn của Thánh Luca vừa kể bên cạnh nhau, chúng ta thấy Thánh Luca nhấn mạnh nổi bậc động tác của Chúa Thánh Thần khi Chúa Giêsu được sinh ra, cũng như trong cuộc sống rao giảng và chứng nhân cho Chúa Giêsu của Giáo Hội.

Điều vừa kể cho thấy có lẽ Thánh Luca muốn nói lên mẫu gương Mẹ Maria cho các môn đệ Chúa Ki Tô, luôn luôn sống hiệp thông liên kết với Chúa Thánh Linh trong cuộc sống và mọi động tác sứ mạng truyền giáo của mình, phải có Chúa Thánh Thần nơi mình,  

   - " Thánh Thần sẽ ngự xuống nơi  bà ", chúng ta mới có thể  

   - " ...làm chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp miền Giudea, Samaria và cho đến tận cùng trái đất ".

 

3 - Và rồi sau khi thiên sứ Gabriele diễn tả con người của Mẹ Maria cho chúng ta,

   -  " được đẹp lòng Thiên Chúa",

   - " Đấng đầy ân sủng ", được Chúa ban cho tràn ngập ơn của Người, cũng như từ ngay từ lúc được thụ thai trong dạ mẹ, bà Anna, Mẹ Maria được Chúa dựng nên trong trắng không tỳ vết nguyên tội. Chính Mẹ Maria cho chúng ta biết về mình: 

- " Tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói " ( Lc 1, 38). 

Cho mình là " nữ tỳ " của Chúa, Mẹ Maria đặt mình vào chuổi các " tôi tớ " Chúa trong Cựu Ước,  Abraham, Moisen, David, các tiên tri và những kẻ đau khổ để thực hiện sứ mạng của Chúa cho dân được chọn.

Mẹ Maria là " nữ tỳ " để thực hiện sứ mạng cứu rỗi của Chúa cho mọi dân nước và mọi thời đại,  

   - " ...và triều đại của Người sẽ vô cùng tận" ( Lc 1, 33). 

" Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói " một lần nữa cho thấy thái độ đón nhận lời Chúa, đón nhận đức tin của Mẹ Maria.

Đó không phải là cách phải lãnh nhận " cực chẳng đã " hay hoàn toàn thụ động, vì không thể hiểu được hay không làm cách nào khác hơn được, cho bằng là lời chấp nhận đầy mừng vui, phấn khởi, đồng thuận, cộng tác với Chúa  

   - " xin Chúa cứ làm cho tôi...". 

Đó cũng là mẫu gương của Mẹ cho tất cả chúng ta cầu nguyện hằng ngày, " ...vâng ý Cha dưới đất cũng như trên trời...".

Và như Mẹ Maria được thiên sứ Gabriele báo cho

   - " được đẹp lòng Thiên Chúa",

   - " Đấng đầy ân sủng", mỗi người chúng ta, mỗi tín hữu Chúa Ki Tô cũng cảm thấy sung suớng cảm kích không kém được Chúa dành chỗ cho mình trong trái tim của Người, từ trước tạo thiên lập địa Người đã nghĩ đến mỗi người trong chúng ta, chọn chúng ta làm con của Người, như Thánh Phaolồ cho chúng ta biết ở bài đọc thứ hai: 

- " Trong Chúa Ki Tô, người đã chọn chúng ta trước khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người. Theo ý muốn và lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho chúng ta làm nghĩa tử, nhờ Chúa Giêsu Ki Tô, để ta hằng ngợi khen ân sủng rạng ngời, ân sủng Người ban tặng cho chúng ta trong Thánh Tử yêu dấu" ( Heb 1, 4-5). 

Hãy hợp niềm cảm kích sung sướng con cái Thiên Chúa của chúng ta với niềm hạnh phúc hân hoan của Mẹ " được đẹp lòng Chúa", " Đấng đầy ân sủng ", tràn đầy ơn Chúa và " Vô Nhiễm Nguyên Tội " của Mẹ chúng ta mừng lễ hôm nay, dâng lên Chúa lời chúc tụng cám ơn đã thương yêu cả Mẹ con  chúng ta.

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!