Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỂU PHÚC ÂM I - PHÚC ÂM THÁNH MARCO ( 6 )

                                                                                                                        NGUYỄN HỌC TẬP

II - Sứ mạng của Chúa Giêsu ở Galilea.

   Chúa Giêsu và đoàn lủ dân chúng ( Mc 1, 14-3, 6).

Sau khi đã loan báo cho biết Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế ( Messia ) và là Con Thiên Chúa, giờ đây Thánh Marco bắt đầu thuật lại Chúa Giêsu tuần tự mạc khải bí nhiệm căn tính của Người trong việc thi hành sứ mạng của mình.

Chúa Giêsu loan báo:

   - " Thời ký đã mãn và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng " ( Mc 1, 14),

là cách loan báo đặt ở điểm nổi bậc lòng chờ đợi của dân chúng đối với Đấng Cứu Độ, nhưng đồng thời Người cũng đứng tách biệt ra.

Khác với niềm hy vọng của dân Do Thái trông ngóng về tương lai, Chúa Giêsu cho họ biết rằng thời điểm của Đấng Cứu Độ đã đến, giờ đây đang hiện diện giữa họ, trong  lời nói và hành động của Người. Lời loan báo của Chúa Giêsu như vậy được nói lên với một cung cách vui mừng và cấp bách,

" anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng ".

Đặc tính thứ hai lời loan báo của Chúa Giêsu có tính cách phổ quát. Người kêu gọi cho tất cả, cả những ai thường được coi là ở bên ngoài niềm vui của Đấng Cứu Độ, tức là những kẻ nghèo khổ, người tội lỗi, kẻ bé mọn, người ngoại quốc ( hay dân ngoại đạo đối với người Do Thái ) .

Điều lạ lùng là Chúa Giêsu

   - không tự giới thiệu mình đơn sơ như một vị ngôn sứ loan báo biến cố can thiệp của Thiên Chúa,

   - mà loan báo động tác đó của Thiên Chúa đang hiện diện trong con người của Người, trong lời nói và hành động của Người.

Nếu triều đại đó đang hiện diện " ngày hôm nay " trong Giáo Hội và giữa trần thế, vậy thì thái độ phải có của chúng ta là phải " sám hối ".

Trước tiên thái độ sám hối như là động tác đáp ứng lại một biến cố, đáp ứng lại tin mùng nầy, đó là    " anh em hãy tin vào Tin Mừng ", phải mở rộng tâm hồn ra: nơi Chúa Giêsu đang hiện diện tình yêu Thiên Chúa đối với mọi người chúng ta, đối với mỗi người chúng ta.

Đó là biến cố mà tôi phải đón nhận, tin tưởng và sám hối cải hoá con người của tôi cho thích hợp. Tôi phải hoán cải chính con người của tôi.

Sám hối không phải chỉ là một cuộc biến đổi một phần nào đó của con người tôi, mà là môt cuộc hoán chuyển toàn vẹn

   - từ ích kỷ đến yêu thương,

   - từ thái độ khước từ để bênh vực các đặc  ân mà mình có được, chuyển đổi đến tình liên đới đích thực đối với mọi người.

Sám hối ở đây không có nghĩa là một động tác thay đổi một phần nào đó trong con người, mà là hoán chuyển tất cả con người.

Một người đang chạy sai hướng, dầu cho có dùng hết sức lực cũng không có ích gì, cho đến khi có một người nào đó thuyết phục được anh ta phải thay chiều đổi hướng ( sám hối ) để chạy đúng hướng.

Phúc Âm Thánh Marco chứa đựng nhiều đoạn tổng kết khác nhau ( Mc 1, 39; 3, 7-12; 6, 6b):

   - " Rối Người đi khắp miền Galilea, rao giảng trong các hội đường của họ và trừ qủy " ( Mc 1, 39),

   - " Chúa Giêsu và các môn đệ của Người lánh về phiá biển hồ. Từ miền Galilea ngưòi ta lũ lượt đi theo Người. Và từ miền Giudea, từ Giêrusalem, từ Idume, từ miền bên kia sông Giordano và hai vùng phụ cận thành phố Tiro và Sidon, người ta lũ lượt đến với Người, vì nghe biết những gì Người đã làm... Quả thế, Người đã chữa lành nhiểu bệnh nhân, khiến ai ai có bệnh đêu đổ xô đến sờ vào Người. Còn thần ô uế, hể thấy Chúa Giêsu, thì sấp mình dưới chân Người và kêu lên: " Ông là Con Thiên Chúa ! ".Nhưng Người cấm ngặt chúng không được tiết lộ Người là ài " ( Mc 3, 7-12),

   - " Rồi Người đi các làng chung quanh mà giảng dạy " ( Mc 6, 6b).

Đoạn tổng hợp thứ nhứt mà chúng ta gặp được, đó là lời giảng dạy nầy của Chúa Giêsu:

   - " Sau khi ông Gioan bị nộp, Chúa Giêsu đến miền Galilea rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: " Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng " ( Mc 1, 14-15).

Hình ảnh ông Gioan bị nộp là một hình ảnh báo trước số phận của Chúa Giêsu:

   - " Nhưng Thầy nói cho anh em biết: ông Elia đã đến, và họ đã xử ông theo ý họ muốn, như Sách Thánh đã chép về ông " ( Mc 9, 13).

   - " Nầy, chúng ta lên Giêrusalem và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư . Họ sẽ lên án xử tử Người và nộp Người cho dân ngoại " ( Mc 10, 33).

   - " Giuda Iscariot, một trong Nhóm Mười Hai, đi gặp các thượng tế để nộp Người cho họ. Nghe hắn nói, họ rất mừng và hứa cho tiền. Giuda tìm cách nộp Người cho họ...Kẻ nộp Chúa Giêsu đã cho họ một ám hiệu, hắn dặn rằng: " Tôi hôn ai, thì chính là người đó. Các anh bắt lấy và điệu đi cho cẩn thận  " ( Mc 14, 10-11.44).

" Chúa Giêsu đi về hướng Galilea ", mầu nhiệm Galilea là trung tâm điểm của Phúc Âm Thánh Marco. Có lẽ Thánh tác giả Phúc Âm đưa vào một cách có hệ thống địa điểm nầy, vì ý nghĩa thần học, hơn là cho biết nơi chốn: bởi lẽ đó là địa danh không phải chỉ có liên hệ đến sứ mạng trần thế của Chúa Giêsu, mà còn địa điểm hẹn gặp với Chúa Phục Sinh:

   - " Xin các bà về nói với các môn đệ Người và ông Phêrô rằng Người sẽ đến Galilea trước các ông.. Ở đó các ông sẽ đươc thấy Người, như Người đã nói với các ông " ( Mc 16, 7).

Có lẽ Thánh Marco  có ý khuyến khích Giáo Hội Giêrusalem hãy hướng nhìn về Giáo Hội ở " Galilea " nầy, bằng cách nhận biết rằng nơi địa danh sứ mạng trần thế của Chúa Giêsu là nơi chốn của Người  hiện ra sắp đến.

" Trong khi rao giảng Tin Mừng  của Chúa " : có lẽ chính Chúa Giêsu gọi sứ điệp của Người là " Tin Mừng ", liên tưởng đến các lời của tiên tri Isaia:
   _ " Thánh Thần của Chúa ngự trên tôi và Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho người tù nhân, công bố một năm hồng ân của Chúa, một ngày báo phục củaThiên Chúa chúng ta " ( Is 61, 1-2).

   - " Hỡi kẻ loan tin mừng cho Sion, hãy trèo lên núi cao. Hỡi kẻ loan tin mừng cho Giêrusalem, hãy cất tiếng lên cho thật mạnh" ( Is 40, 9).

  - " Đẹp thay trên đồi núi bước chân người loan báo tin mừng, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ..." ( Is 52, 7).

Dầu sao đi nữa, các từ ngữ " rao giảng Phúc Âm " và " tin mừng của Chúa " là những từ ngữ chúng ta có thể gặp được nơi Thánh Phaolồ:

   - " Tôi lên đó vì được Thiên Chúa mạc khải, và đã trình bày cho người ta Tin Mừng tôi rao giảng cho dân ngoại - cách riêng cho các vị có thế giá - vì sợ rằng tôi ngược xuôi và đã ngược xuội vô ích " ( Gal 2, 2).

   - " Anh em chỉ cần giữ vững đức tin, cần được xây dựng vững chắc, cương quyết và đừng vì nao núng mà lià bỏ niềm hy vọng anh em đã nhận được khi nghe loan báo Tin Mừng. Tin Mừng nầy đã được rao giảng cho khắp thiên hạ và tôi, Phaolồ, tôi đã được trở nên người phục vụ Tin Mừng " ( Col 1, 23),

   - " Thưa anh em, hẵn anh em còn nhớ nỗi khó khăn vất vả của chúng tôi: đêm ngày chúng tôi đã làm việc, để khỏi thành gánh nặng cho một người nào trong anh em, suốt thời gian chúng tôi đã loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa cho anh em " ( 1 Ts 2, 9).

Bởi đó có lẽ từ ngữ vừa kể là một ghi chú thêm vào khi phát hành Phúc Âm Thánh Marco để nói lên một tổng kết theo chương trình  lời huấn dạy của Chúa Giêsu bằng từ ngữ Kitô giáo cá biệt ( Mc 1, 1).

" Thời kỳ đã mãn và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần, anh em hãy sám hối ... " ,

Thánh Marco đảo ngược thứ tự Phúc Âm Thánh Matthêu, " Anh em hãy sám hối, vì Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần ", và khởi đầu bằng " thời kỳ được thiết định " ( động tác cứu độ của Thiên Chúa) đã mãn, để nhấn mạnh đến bản tình thời cánh chung sự hiện diện của Chúa Giêsu tại miền Galilea, trong khi liên tưởng đến Cựu Ước:

   - " Giờ đã điểm, ngày đã tới: người mua đừng hý hửng, kẻ bán nữa, chớ buồn rầu, vì cơn thịnh nộ giáng xuống tất cả mọi người " ( Ez 7, 12).

   - " Phần ngươi, Daniel, hãy cất giấu những lời nầy, hãy niêm cuốn sách lại cho đến thời cùng tận. Bấy giờ nhiều người sẽ đọc và được hiểu biết thêm...Người đáp: " Không sao, Daniel, những lời ấy được giữ kín và niêm phong cho đến thời cùng tận " ( Dan 12, 4.9).

   - " Trong thời ấy, Ta sẽ cần đèn mà lục soát Giêrusalem. Ta sẽ trừng phạt bọn đàn ông, những kẻ cứ điềm nhiên như rượu trên lớp cặn " ( Sph 1, 12).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!