Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
YÊU MẾN CHÚA HẾT LÒNG VÀ THƯƠNG YÊU NGƯỜI THÂN CẬN NHƯ CHÍNH MÌNH

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IVB 54); ( 04.11.2012); ( Mc 12, 28b-34)

CHÚA NHẬT XXXI PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN, NĂM B

 NGUYỄN HỌC TẬP

 

Đoạn Phúc Âm Thánh Marco hôm nay thuật lại cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và một trong các kinh sư, được cấu trúc một cách đơn sơ: 

- a)  đặt câu hỏi nhập đề: " Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều nào đứng đầu" ( Mc 12, 28),

- b) tiếp theo là câu trả lời của Chúa Giêsu: " Ngươi phải yêu mến Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực...Yêu mến người thân cận như chính mình" ( Mc 12, 29-31).

- c)  câu trả lời của Chúa Giêsu được đón nhận một cách thích thú, người đối thoại bày tỏ ý kiến ngưỡng mộ và lập lại: " Thưa Thầy, Thầy nói rất đúng...Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình, là điều qúy hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ" ( Mc 12, 33).

- d) và đến phiên Chúa Giêsu xác nhận giá trị sự hiểu biết của ông: " Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu " ( Mc 12, 34). 

Câu bình luận cuối cùng của Thánh Marco kết thúc đoạn Phúc Âm và cũng kết thúc chuổi các cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và các người đại diện Do Thái giáo được khởi đầu từ những dòng dầu của chương 12 ( Mc 12, 13): 

- " Sau đó không ai dám chất vấn Người nữa" ( Mc 12, 34b).

1 - Trong đoạn Phúc Âm Thánh Marco tuờng thuật lại cuộc hội thoại hôm nay giữa Chúa Giêsu và vị kinh sư, điều nổi bậc làm chúng ta chú ý là thái độ của vị kinh sư đối với Chúa Giêsu.

Thái độ của ông khác với cử chỉ của những người Pharisêu hay những người thân tín của vua Erode cử đến, được Thánh Marco ghi lại trong các cuộc đối thoại trước đó: 

- " Họ cử mấy người Pharisêu và mấy người thuộc phái Erode đến cùng Người, để Người phải lỡ lời mà mắc bẩy " ( Mc 12, 13).

Hoặc là đối với những người Saddox cũng vậy:

- " Có những người thuộc nhóm Saddox đến gặp Chúa Giêsu. Nhóm nầy chủ trương không có sự sống lại " ( Mc 12, 18). 

Thái độ không có gì là thân thiện của những nhóm người vừa kể cũng được Phúc Âm Thánh Matthêu và Thánh Luca ghi lại: 

- " Khi nghe tin Chúa Giêsu làm cho nhóm người Saddox phải câm miệng, những người Pharisêu họp lại với nhau. Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Chúa Giêsu để thử Người" ( Mt 22, 34-35).

- " Có mấy người thông thái luật kia đứng lên hỏi Chúa  Giêsu để thử Người " ( Lc 10, 25). 

Trong khi đó thì vị kinh sư đối thoại với Chúa Giêsu không có gì là ác cảm đối với Người.

Ông hỏi Người một cách thành thật và cảm nhận giá trị câu trả lời của Người: 

- " Thưa Thầy, trong mười điều răn, điều nào trọng nhứt " ( Mc 12, 28).

- " Thưa Thầy, Thầy nói hay lắm. Thầy nói rất đúng" ( Mc 12, 32).  

Thái độ của vị kinh sư đối thoại với Chúa Giêsu cho thấy không có gì là ngụ ý bất chính bên dưới.

Và câu cảm nhận giá trị của ông, một thành viên có thẩm quyền của Do Thái giáo, cho thấy rằng lời giảng dạy của Chúa Giêsu không có gì ngược lại truyền thống tôn giáo của dân chúng Do Thái, đúng hơn là Chúa Giêsu giải thích Lề Luật Moisen theo chân lý, theo ý muốn của Thiên Chúa, đã được mạc khải ra trong Lề Luật: 

- " Thưa Thầy hay lắm, Thầy nói rất đúng! Thiên Chúa là Đấng duy nhứt, ngoài Người ra không có Đấng nào khác" ( Mc 12, 32). 

Và cũng chính vì đó mà đoạn Phúc Âm được dành không cho ai hơn là Chúa Giêsu để cảm nhận định giá và  kết thúc:  " Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu" ( Mc 12, 34) 

Điều vừa kể cho thấy ngụ ý của Thánh Marco muốn nói với vị kinh sư cũng như cho những ai đọc Phúc Âm Ngài: lời giảng dạy của Chúa Giêsu là những  giá trị tuyệt đối, đối với mọi người chúng ta.

 

2 - Câu hỏi dẫn nhập của vị kinh sư, " Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều nào đứng đầu " ( Mc 12, 28) là câu hỏi có liên quan đến bối cảnh bàn cải lúc đó giữa các kinh sư và các thầy thông thái luật Do Thái về tầm mức quan trọng của các giới răn và theo thứ bậc quan trọng nào.

Đọc bản dịch Cựu Ước tiếng Hy Lạp, chúng ta thấy dịch giả có cách dịch không xác quyết như: 

- " Điều răn nào là điều răn thứ nhứt trong hết mọi sự?".  

Nếu đề cập đến Lề Luật Moisen, câu hỏi trên có ý nghĩa là " là điều răn quan trọng nhứt trong các điều răn" hay " điều răn cao cả nhứt ".

Quan trọng nhứt hay cao cả nhứt, bởi vì bản Lề Luật Moisen là bản văn thể hiện thánh ý Thiên Chúa, được diển tả ra bằng các giới điều luật.

Nói cách khác,Thiên Chúa mạc khải thánh ý Ngài qua các điều răn trong Lề Luật.

Và câu trả lời của Chúa Giêsu cho vị kinh sư là những gì Người lấy lại tư tưởng được sách Đệ Nhị Luật ghi lại, và chúng ta đã nghe ở bài đọc thứ nhứt: 

- " Hãy nghe đây, hởi Israel ! Chúa là Thiên Chúa chúng ta, là Chúa duy nhứt. Hãy yêu mến Chúa, Thiên Chúa của anh em hết dạ, hết sức anh em" ( Dt 6, 4-5). 

Thánh Marco không những chỉ  trích lại câu 5, câu nêu lên điều răn:

" Hãy yêu mến Chúa, Thiên Chúa của anh em hết dạ, hết sức anh em", ( Dt 6, 5) mà còn ghi lại cả câu 4 của sách Đệ Nhị Luật:

" ...Chúa là Thiên Chúa chúng ta, là Chúa duy nhứt " ( Dt 6, 4). 

Cách trích lại cả hai câu vừa kể của Thánh Marco từ sách Đệ Nhị Luật cho thấy ngụ ý của ngài. Không những giới răn đặt mỗi người chúng ta có bổn phận đối với  Thiên Chúa bằng tình thương và trách nhiệm cá nhân,

 " Hãy yêu mến Chúa, Thiên Chúa của anh em hết dạ, hết sức anh em ", mà còn đặt mối tương quan tình thương và trách nhiệm đó đối với Chúa trong nhãn quang đức tin của cộng đồng, bởi vì Thiên Chúa không phải chỉ là Thiên Chúa riêng rẻ của mỗi cá nhân, mà còn là Chúa chung của cả cộng đồng nhân loại,  

" Chúa là Thiên Chúa chúng ta, là Chúa duy nhứt ". 

Và thương yêu Chúa bằng tình thương và trách nhiệm trong nhãn quang đức tin của cộng đồng là thương yêu Chúa và có trách nhiệm làm cho anh em của mình cũng biết để thương yêu Chúa như mình, vì Chúa là Thiên Chúa duy nhứt, là nguồn hạnh phúc duy nhứt của cả nhân loại.

Bổn phận truyền  giáo, loan báo cho anh em biết và nhân chứng về Chúa để anh em cũng thương yêu, vâng phục và thờ phượng Người, là bổn phận của mỗi người đã được biết Chúa. 

Còn nữa, câu (  Dt 6, 4 ) sách Đệ Nhị Luật được Thánh Marco trích dẫn còn nói lên đặc tính duy nhứt và độc quyền tình thương của con người phải có đối với Chúa: " Chúa là Thiên Chúa chúng ta, là Chúa duy nhứt ".

Ngoài Thiên Chúa ra, không có một chúa nào khác.

Cũng không có bất cứ của cải vật chất hay tinh thần nào khác là Chúa khiến con người phải thờ phượng và thương yêu. Quyền lực, của cải tài sản, trí khôn ngoan thông minh,  sắc đẹp, kể cả tình thương đôi lứa, gia đình không  thể là trung tâm điểm của cuộc sống con người và con người có thể hy sinh, cúng hiến cuộc sống mình cho những thực tại đó.

Tư tưởng đó được Chúa Giêsu giải thích để nhấn mạnh trong Phúc Âm Thánh Marco:  

- " Ngươi phải yêu mến Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi" ( Mc 12, 30). 

Câu giải thích vừa kể hơi khác một chút đối với câu trong sách Đệ Nhị Luật: 

- " Hãy yêu mến Chúa, Thiên Chúa của anh em hết dạ, hết sức anh em " ( Dt 6, 5). 

Tuy nhiên cả hai câu đều có cùng một ý nghĩa, nói lên tình thương đối với Chúa là tình thương liên hệ, bao gồm đến tất cả mọi khả năng của con người.

Không những chỉ thương yêu Chúa bằng tình cảm xôn xao trong tâm hồn, mà là quy động tất cả mọi khả năng con người chúng ta, từ " linh hồn" đến tình cảm " hết lòng", trí khôn , đến cả thân thể và sức lực thể xác " hết trí khôn và hết sức ngươi ".

Nói tóm lại, tình yêu dành cho Thiên Chúa là tình yêu trọn vẹn, từ thể xác đến tinh thần, từ tài sản vật chất đến gia sản tâm linh, từ trí khôn đến sức lực thân thể.

 

3 - Đoạn sách Đệ Nhi Luật ở bài đọc thứ nhứt nói cho chúng ta mối tương quan giữa " mến yêu Thiên Chúa" và " tuân giữ mọi lề luật ": 

- " Như vậy, anh em cũng như con cháu anh em sẽ kính sợ Chúa, Thiên Chúa của anh em, mọi ngày trong suốt cuộc đời, tuân giữ tất cả những chỉ thị và mệnh lệnh của Người, mà tôi truyền cho anh em, và anh em sẽ được sống lâu " ( Dt 6, 2).

Tình yêu nói lên nền tảng sâu xa, phát xuất từ nội tâm sâu thẩm của con người, đối với các động tác của con người, ý thức và tự do chọn lựa tác động của mình để thực hành.

Tuân giữ lề luật mà không được hướng dẫn bằng xác tín lý trí là hành động chính đáng, bằng tình thương, chỉ là động tác máy móc, trống rổng bên ngoài.

Mối tương quan giữa " tình yêu " và " tuân giữ mọi lề luật " đó, được Chúa Giêsu lấy lại từ điều răn thứ nhứt, " ngươi phải yêu mến Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng..." kết hợp với điều răn thứ hai, " yêu mến người thân cận như chính mình", liên tưởng đến tư tưởng trong sách Levi: 

- " Các ngươi không được trả thù, không được oán hận những người thuộc về dân ngươi. Ngươi phải yêu thương người đồng loại như chính mình: Ta là Thiên Chúa" ( Lv 19, 18). 

Theo văn mạch của đoạn văn vừa kể thì " người thân cận" được đề cập đên trong Phúc Âm Thánh Marco là người cùng một " quốc tịch" ( những người thuộc về dân ngươi ( Lv 19, 18) hay " đồng bào", nói theo ngôn ngữ Việt chúng ta, dĩ nhiên kể cả " đồng bào Thượng ",như chúng ta thường nói, mặc dầu có lẽ chúng ta không cùng  một chủng tộc.

Ý nghĩa vừa kể được đề cập đến trong bản dịch Hy Lạp, được gọi là bản dịch " Bảy Mươi ", danh từ " người thân cận" ( plesion), ám chỉ những người không cùng quốc tịch Do Thái, nhưng cùng sống chung với dân Do Thái  bên ngoài khuôn viên lãnh thổ đặc thù của họ, cũng phải được xem là " người thân cận", không phân biệt quốc tịch, chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, là " người đồng loại  " ( Lv 19, 18).

Và như vậy, dựa vào văn mạch Cựu Ước, thành ngữ " như chính mình" ( Mc 12, 31; Lv 19, 18), có nghĩa là cũng phải lo lắng cho họ nhu cầu cần thiết, ước vọng và lợi thú của " người thân cận", như là chính mình đứng ra lo cho mình.

 

4 - Trong câu trả lời của vị kinh sư, đặt tầm quan trọng của hai điều răn được đề cập, liên quan đến các nghi thức và lễ vật tế tự: 

- " Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực và yêu người thân cận như chính mình, là điều qúy hơn mọi lể toàn thiêu và hy lễ"     ( Mc 12, 33). 

Nhận xét của ông thoát xuất từ những gì các tiên tri đã dạy bảo trong Cựu Ước: 

- " Ông Samuel nói: Chúa có ưa thích các lễ vật toàn thiêu và hy lễ, như ưa thích người ta vâng lời Chúa không? Nầy, vâng phục thì tốt hơn là dâng hy lễ, lắng nghe thì tốt hơn là dâng mỡ cừu" ( 1 Sam 15, 22).

- " Chúa phán: Ngần ấy hy lễ của các ngươi, đối với Ta nào có nghĩa lý gì? Lễ toàn thiêu chiên cừu, mỡ bê mập, Ta đã ngấy. Máu bò, máu chiên Ta chẳng thèm" ( Is 1, 11).

- " Vì Ta muốn tình yêu chớ không cần hy lễ, thích được các ngươi nhận biết hơn là của lễ toàn thiêu" ( Os 6,6).

Những đoạn văn vừa trích dẫn các sách tiên tri cho thấy không phải Thiên Chúa lên án hay từ chối của lễ dâng lên Người, cho bằng người đòi buộc con người vâng phục thánh ý Người:

   * " ...vâng phục thì tốt hơn là dâng hy lễ, lắng nghe thì tốt hơn là dâng mỡ cừu" ( 1 Sam 15, 22).

   * " ...thích được các ngươi nhận biết hơn là của lễ toàn thiêu" ( Os 6, 6). 

Điều vừa kể cho thấy những gì Thiên Chúa đòi buộc nơi con người không thể  hay không phải chỉ là những tác động thờ phượng, dâng cúng, tế tự bên ngoài, mà là sự dâng hiến bằng tác động và tâm tình sâu thẩm trong tâm hồn của mình cho Người,  

" ...hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hêt sức lực" ( Mc 12, 29). 

Trong lời bình luận cuối cùng của đoạn Phúc Âm Thánh Marco hôm nay cho thấy Người nhìn nhận sự hiểu biết chính đáng và tâm hồn ngay thẳng của vị kinh sự đối thoại với Người:

- " Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu " ( Mc 12, 34). 

Nói một cách khái quát hơn, ai biết giải thích Thánh Kinh một cách đúng đắn, như vị kinh sư đang đối thoại với Chúa Giêsu, hiểu được thánh ý Chúa Cha trong Sách Thánh và Lề Luật, sống vâng theo những gì Người muốn, là người sẽ

" không còn xa Nước Thiên Chúa đâu".

Và chắc chắn ghi lại câu khen ngợi vừa kể của Chúa Giêsu đối với vị kinh sư, Thánh Marco viết một cách ẩn ý.

Ân ý đó, chúng ta có thể làm sáng tỏ hơn bằng cách đặt câu hỏi:  

" Vậy thì vị kinh sư cần làm gì khác hơn, để tới được Nước Thiên Chúa, hội nhập vào và thực sự trọn hưởng được mọi hạnh phúc trong Nước Thiên Chúa?". 

Câu trả lời được Phúc Âm Thánh Marco đặt sẵn trước mặt vị kinh sư: Chúa Giêsu đang đứng trước mặt ông!

Đó là hội nhập vào Chúa Giêsu, bước theo Người,trở thành môn đệ Người, sống với Người, bởi vì Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, nơi con người Chúa Giêsu Thiên Chúa làm cho vuơng quốc của Người hiện diện: 

- " Còn nếu Ta dựa vào Thánh Thần của Thiên Chúa mà trừ qủy, thì quả là triều đại Thiên Chúa đã đến giữa các   ông " ( Mt 12, 28). 

Triều đại Thiên Chúa đang được Chúa Cha mạc khải cho chúng ta nơi con người Chúa Giêsu. 

Qua những gì suy niệm, đoạn Phúc Âm Thánh Marco hôm nay là một lời mời gọi mọi tín hữu Chúa Ki Tô

- sống nhân chứng Phúc Âm, trở thành môn đệ Chúa Giêsu, sống khắn khít với Chúa Giêsu, yêu thương Chúa Cha với tất cả con người của mình

- và yêu thương, lo lắng, tạo mọi tốt đẹp cho anh em như cho chính mình.

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!