Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
PHỤC VỤ : ĐỊA VỊ ƯU ĐẲNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ

 

SUY  NIỆM  PHÚC  ÂM ( IV B 51 ); ( 21.10.2012); ( Mc 10, 35-45)

CHÚA NHẬT XXIX, PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN, NĂM B.

NGUYỄN HỌC TẬP 

Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay được chia làm hai phần:

   - phần đầu ( Mc 10, 35-41): hai Môn Đệ Giacôbê và Gioan xin Chúa Giêsu địa vị ưu đẳng cho hai anh em mình,

   - phần hai ( Mc 10, 42-45): Chúa Giêsu giảng dạy cho các Môn Đệ, giải toả tình trạng căng thẳng trong  nhóm  do yêu sách đặc quyền đuợc hai anh em Giacôbê và Gioan nêu ra. 

Đây không phải là lần đầu tiên, khuynh hướng tranh dành địa vị ưu đẳng và quyền lực xảy ra.

Trước đó, trên quảng đường đến Capharnaum các Môn Đệ cũng đã bàn cải nhau về việc ai sẽ là người lớn hơn hết trong các Ông. Chính Chúa Giêsu đã nghe thấy và dạy cho các ông một lần: 

   - " Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm  người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người?Ai tiếp đón  một em nhỏ như em nầy vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy" ( Mc 9, 35.37). 

Người Môn Đệ xứng đáng, người Môn Đệ lãnh đạo là người Môn Đệ khiêm nhường đối với mọi người và sẳn sàng phục vụ mọi người, dầu là người bé mọn nhứt như một đứa trẻ cũng vậy.

Đó là những gì Chúa Giêsu dạy các Môn Đệ khi vừa về tới nhà ở Capharnaum, có lẽ là nhà nhạc mẫu của ông Simon Phêrô.

Vấn đề địa vị ưu đẳng lại được đưa ra tranh luận một lần nữa trong Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay do tham vọng của hai anh em Giacôbê và Gioan: 

    - " Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây? Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy" ( Mc 10, 35. 37).

 Vấn đề tham vọng quyền lực và địa vị cũng đã xảy ra một lần khác nữa, khi ông Phêrô không muốn nghe việc Chúa Giêsu tuyên bố Ngài phải chịu tử nạn, làm tan biến đi ước vọng địa vị và quyền lực của bất cứ ai đang lặn lội theo Ngài. Ở lần đó Chúa Giêsu khiển trách nặng nề ông Phêrô: 

   - " Ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và trách Người. Nhưng khi Chúa Giêsu quay lại nhìn các Môn Đệ, Người trách ông Phêrô: Satan, lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người " ( Mc 8, 32-33). 

Những gì chúng ta vừa trích dẫn cho thấy tham vọng địa vị và quyền lực vẫn luôn luôn hiện diện trong lòng Giáo Hội, từ khởi thủy giữa các Tông Đồ hay ngay cả trong hiện tại của chúng ta cũng vậy.

Điều đó nói lên cho chúng ta rằng Giáo Hội là  cơ chế được Chúa Giêsu thiết lập bằng yếu tố nhân loại, như Người đã tuyên bố với Phêrô: 

   - " Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô nghĩa là Tảng Đá, trên Tảng Đá nầy, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi" ( Mt 16, 18). 

Và đã là con người, chúng ta có những bất toàn của con người, những tranh chấp, ganh tỵ, tranh đua, sa ngã; bất toàn,  là điều không tránh khỏi. Nói như vậy để chúng  ta đừng ngạc nhiên và thất vọng, một đôi khi đứng trước một vài thực trạng không tốt đẹp của Giáo Hội.  

Nhưng Phúc Âm cũng dạy chúng ta trong Giáo Hội luôn luôn  có Chúa Giêsu. Ngài hiện diện để dạy bảo cho Phêrô khi ông bất đồng ý kiến về cuộc tử nạn của Ngài, cho các Môn Đệ khi các ông  tranh luận về địa vị ưu đẳng lúc đi đường, cho hai anh em ông Giacôbê và Gioan.

Và Chúa Giêsu vẫn hiện diện và sống động trong Giáo Hội, như đức tin dạy chúng ta: 

   - " Nói xong , Chúa Giêsu được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng" ( Mc 16, 20).  

   - " Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế " ( Mt 28, 20). 

Và Chúa Giêsu hành động qua tác động của Chúa Thánh Linh:

   - " Được quyền năng  Thánh Thần thúc đẩy, Chúa Giêsu trở về miền Galilea, và tiếng tăm Người đồn ra khắp vùng lân cận" ( Lc 4, 14). 

Trong quyền năng của Chúa Thánh Linh, Chúa Giêsu đương đầu với quỷ dữ: 

   - " Bấy giờ Chúa Giêsu được Thánh Thần dẫn vào hoang địa, để chịu qủy cám dỗ."

( Mt 4, 1).

Với quyền năng Chúa Thánh Linh, Chúa Giêsu giải thoát người bị qủy ám: 

   - " Còn nếu Ta dựa vào Thánh Thần của Thiên Chúa mà trừ qủy, thì quả là Nước Thiên Chúa đã đến giữa các ông" ( Mt 12, 28). 

Chính Chúa Thánh Linh hiện diện trong lòng Giáo Hội để soi sáng và bênh đỡ Giáo Hội trong những lúc khó khăn:

   - " Khi người ta điệu anh em đi nộp, thì anh em đừng lo trước phải nói gì, nhưng trong giờ đó, Thiên Chúa cho anh em biết điều gì, thì hãy nói điều đó; thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thánh Thần nói" ( Mc 12, 11). 

Nói tóm lại, Giáo Hội được tổ chức thành cơ chế mà ai cũng thấy được.

Trong cơ chế đó Chúa Giêsu dùng yếu tố con người để thiết lập, với những ưu điểm và  bất toàn của con người.

Nhưng trong Giáo Hội có Chúa Giêsu sống và hành động, qua quyền năng và tác động của Chúa Thánh Linh, để ban ân sủng, nâng đỡ và hướng dẫn Giáo Hội, như Người đã làm lúc Người còn ở với các Môn Đệ.

Giáo Hội là Bí Tích cứu rỗi,  là " dấu nhiệm bề ngoài, chỉ và làm ơn thiêng liêng bề trong, Chúa Giêsu đã lập cho ta được nên Thánh", như sách phần Thánh Giáo Yếu Lý dạy chúng ta. 

Trở lại câu chuyện của hai anh em ông Giacôbê và ông Gioan trong Phúc Âm hôm nay, tham vọng điạ vị ưu đẳng và quyền lực của các ông trong câu nói khiến cho Chúa Giêsu phản ứng, như Ngài đã phản ứng với Phêrô khi Phêrô khuyên Ngài từ bỏ ý định chấp nhận cuộc tử nạn. Chúa Giêsu phản ứng trả lời cho hai ông Giacôbê và Gioan: 

   - " Các anh không biết các anh đang xin gì " ( Mc 10, 38). 

Câu nói có ý nghĩa tương tự như câu trách Phêrô ở trên: 

   - " Satan, lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tương của Thiên Chúa, mà là của loài người « ( Mc 8, 33). 

Thái độ của Phêrô, của Giacôbê và Gioan, của các Môn Đệ trên đường trở về Capharnaum là « lối hành xử của loài người, tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa. »

Nhưng ngoài ra phản ứng bằng những lới trách móc vừa kể, Chúa Giêsu không nặng lời hơn để xoá bỏ hoàn toàn «  lối hành xử của loài người » vừa kể, bởi lẽ Người cũng biết hơn ai hết lợi thú và thăng thưởng là những động lực kích thích con người nổ lực và chú tâm, thích thú hành động  hiệu năng và cần mẫn để đạt được kết quả tốt đẹp. 

Tham vọng địa vị ưu đẳng và quyền lực của hai anh em Giacôbê và Gioan làm cho mười Môn Đệ còn lại bực tức, khó chịu : 

   - «  Nghe vậy, mười Môn Đệ kia đâm ra tức tối với ông Giacôbê và ông Gioan » ( Mc 10, 41). 

Biết được bầu không khí ngột ngạt đang xảy ra trong các Môn Đệ, Chúa Giêsu gọi các ông lại xung quanh Ngài, vừa để giải thích,  vừa dạy các Ông những gì Ngài sắp nói với các Ông như là Nền Tảng, Nội Quy của Cộng Đồng mà Ngài muốn thành lập :   

   - «  Chúa Giêsu gọi các ông lại xung quanh Ngài và nói : Anh em biết, những người được coi là lãnh tụ các dân, thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân? » ( Mc 10, 42). 

Động tác «  gọi các ông lại xung quanh » cũng chính là động tác mà Chúa Giêsu thực hiện khi Ngài thành lập Nhóm Mười Hai Môn Đệ lúc đầu, nói lên tính cách hệ trọng của những gì Ngài sắp nói cho các Ông :  

   - «  Rồi Người lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn?Người lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở lại với Người và để Người sai các ông đi rao giảng? » ( Mc 3, 13-14).

Như trên chúng ta đã nói, Chúa Giêsu hơn ai hết biết lợi thú và thăng thưởng là động năng kích thích con người hoạt động hiệu năng và cầu tiến cho công việc tiến hành tốt đẹp và phát triển, nên Người không khiển trách các Môn Đệ bằng cách xóa bỏ khuynh hướng tự nhiên được lợi thú và thăng thưởng  của con người.

Có chăng Người biến đổi khuynh hướng lợi thú vị kỷ của cá nhân thành tấm lòng vị tha đại lượng đối với tha nhân, đức bác ái của Thiên Chúa Giáo.

Để biến đổi quan niệm từ vị kỷ đến vị tha vừa kể, Chúa Giêsu dùng hình thức tổng hợp  so sánh ( synchresis) trong câu nói của Ngài: 

   - «  Anh em biết những người được coi là lãnh tụ các dân, thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Nhưng giữa anh em thì không được như vậy : ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em ; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người » ( Mc 10, 42-43). 

Trong câu nói vừa kể Chúa Giêsu so sánh cho thấy tinh thần quyền thế của thế tục và tinh thần phục vụ anh em của Phúc Âm.

Người làm lớn là người phục vụ anh em trong khiêm tốn, hạ mình xuống để nhìn thấy nhân phẩm cao cả  của anh em và từ đó phục vụ anh em.

Không ai trong anh em là người đê tiện hèn hạ, đến nỗi chúng ta được phép  có thái độ « hạ mục vô nhân », dầu cho địa vị xã hội, kinh tế, trí thức của họ, vì lý do nào đó không được khả quan. Bởi lẽ tất cả chúng ta đều  

   - được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa ( Gn 1, 27) 

   - và được Chúa Giêsu đem chúng ta lên địa vị con Thiên Chúa ( Mt 6,9).

Tinh thần phục vụ và sự kính trọng đối với anh em được Chúa Giêsu  lập lại đến hai lần trong câu huấn dạy của Ngài: 

    - «  nhưng giữa anh em thì không được như vậy?, ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải là người phục vụ? » ( Mc 10, 43). 

Đức bác ái, tinh thần phục vụ và khiêm nhường của Ki Tô Giáo khác với thái độ hống hách, trục lợi, cởi lên đầu lên cổ anh em :

   - «  người được coi là lãnh tụ các dân, thì dùng uy mà thống trị dân; người làm lớn thì lấy quyền mà trị dân? » ( Mc 10, 42). 

Đọc lời huấn dạy trên của Chúa Giêsu, có lẽ chúng ta tự hỏi : Chúa Giêsu cho chúng ta thấy sự khác biệt thái độ  hống hách trục lợi ngoại đạo của người đời và tinh thần khiêm tốn, phục vụ, vị tha phải có của  Ki Tô Giáo khi chúng ta hành xử «  giữa anh em ».

Nhưng «  cách ăn thói ở thì » như vậy của người Ki Tô hữu đem lại cho họ được những gì ?

Trong câu nói vừa kể, Chúa Giêsu không nói cho chúng ta biết.

Và như chúng ta đã đề cập ở trên, lợi thú và thăng thưởng là động năng cần thiết, thúc đẩy con người nổ lực hoạt động hiệu năng, tìm phương thức hữu hiệu hơn, thích nghi hơn, tốt đẹp hơn, hoàn hảo hơn để hoạt động, học hỏi để khám phá ra tài nguyên phong phú và phương thức  hoàn hảo hơn. Sự tiến bộ của xã hội con người được phát triển hơn là nhờ vậy.

Sang bằng mạt rệp khiến  mọi người nghèo mạt như nhau, vô sản như nhau, tiêu diệt hết mọi lợi thú làm động năng kích thích, khiến cho xã hội và kinh tế của các Quốc Gia kinh tế chỉ huy ngu dốt, chậm tiến và lạc hậu, ai cũng thấy được.

Trong lời huấn dạy ở trên Chúa Giêsu chỉ khuyên chúng ta phục vụ anh em và phục vụ trong khiêm nhường,

   - «  ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải là người phục vụ anh em, ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người ?», nhưng không nói người Ki Tô hữu hành xử phục vụ như vậy «  giữa anh em », cho anh em, sẽ được thăng thưởng những gì .

Tại sao ?

Tại vì phần thưởng của họ, Chúa Giêsu đã nói với họ trong «  Tám Mối Phước Thật »: 

« Phúc cho ai có tâm hồn khó nghèo?

   Phúc cho ai thương xót người?

   Phúc cho ai bị bách hại vì sống công chính,

  Vì Nước trời là của họ? » ( Mt 5, 1-12).      

Như vậy phục vụ anh em không phải chỉ là biết bố thí những dư thừa của mình cho người nghèo, mà đáng lý người giàu có phải làm : 

   - «  Lại có một người nghèo khó tên là Lazzaro, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được ăn những thứ trên bàn của ông ấy rơi xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta » ( Lc 16, 19-21). 

Phục vụ anh em cũng không phải chỉ gồm tóm việc 

«  hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo » ( Mc 10, 21b), mà nhiều khi còn phải biết can đảm đứng lên bênh vực người yếu thế, bênh vực nhân phẩm con người, bênh vực lẽ phải, cho dầu hành động đó có phải hy sinh đến cả sự nghiệp và mạng sống mình, 

   - «  Phúc cho ai bị bách hại vì sống công chính ?» ( Mt 5, 10) 

Nói cách khác, cuộc sống Ki Tô hữu đích thực không phải chỉ gồm tóm trong các nghi thức phụng tự xưng tội, rước lễ, đọc kinh, lần hạt, đi kiệu Đức Mẹ La Vang, viếng Đền Thờ Thánh Phêrô, đi hành hương ở Lourdes và đôi khi bố thí một vài đồng cho «  mấy đứa ăn mày », mà là một cuộc sống dấn thân với tất cả con người của mình để phục vụ Chúa và phục vụ anh em, cho dầu phải trả đắt giá:

   - «  Phúc cho ai bị bách hại vì sống công chính? ». 

 Mẫu gương dấn thân để phục vụ đó, Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II trong  Huấn Dụ của Ngài gởi cho 26 Giám Mục và 2 Cha Giám Quản , tháng giêng năm 2002 đã nêu lên một cách rỏ rệt : 

   - «  Giáo Hội Việt Nam được mời gọi hãy ra khơi „ để truyền bá Phúc Âm và thực hiện các chương trình tông đồ?trong dũng cảm, chấp nhận thách đố, noi gương các Thánh và các Vị Tử Đạo đã đi trước“, máu các Vị là hạt giống của cuộc sống mới của xứ sở » ( ĐTC Gioan Phaolồ II, Huấn Dụ cho HDGMVN, đoạn 1). 

Mẫu gương dũng cảm dấn thân phục vụ anh em với tất cả con người của mình, chấp nhận những «  bách hại vì sống công chính », «  ?dũng cảm, chấp nhận thách đố, noi gương các Thánh và các Vị Tử Đạo? » đến đổ máu ra như các Vị, người Ki Tô  hữu được gì để khích lệ ?

Chắc chắn họ không được thăng thưởng « dùng uy mà thống trị dân, lấy quyền mà cai quản dân », như quan niệm quyền hành của thế tục.

Chúa Giêsu đã nói với họ : 

   - «  Vì Nước Trời là của họ? » ( Mt 5, 3.10).

Trong Phúc Âm «  Nước Trời » của Phúc Âm Thánh Matthêu, «  Nước Thiên Chúa » các Phúc Âm Thánh Marco, Luca và Gioan, hay «  Sự Sống Đời Đời » Phúc Âm Thánh Marco, cùng đồng nghĩa với chính Thiên Chúa.

Như vậy phần thưởng của những ai biết khiêm nhường và phục vụ anh em trong Ki Tô Giáo chính là Thiên Chúa. Họ chiếm hữu được Thiên Chúa làm của họ. 

Đọc lại kỷ hơn «  Tám Mối Phước Thật », chúng ta sẽ thấy rằng

«  Phúc cho ai yêu chuộng hòa bình?

    Phúc cho ai chịu đau khổ?

    Phúc cho ai khao khát trở nên người công chính?

    Phúc cho ai thương xót người?

    Phúc cho ai có tâm hồn trong sạch?.

    Phúc cho ai xây dựnh hòa bình?

đều được Chúa Giêsu hứa  

     - " Họ sẽ được Đất Hứa?, sẽ được an ủi, sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa, sẽ được gọi là con Thiên Chúa", 

Nhưng đối với những ai " có tâm hồn khó nghèo, bị bách hại vì công chính, bị vu khống,sỉ vả „vì Thầy",

tức là những ai dám dấn thân hy sinh tất cả con người của mình để phục vụ anh em và phục vụ Chúa, những người đó đã chiếm được Nước Trời hay đã chiếm được chính Thiên Chúa là Cha mình ngay cả ở đời nầy.

Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu lập lại hai lần  

   - " vì Nước Trời là của họ" ( Mt 5, 3.10). chớ không phải " vì Nước Trời sẽ là của họ".

Họ đã chiếm được Thiên Chúa ngay cả ở đời nầy.

Mẫu gương của con người sống đời Ki Tô hữu đích thực là con người dám  dấn thân phục vụ Chúa và phục vụ anh em với tất cả con người của mình:

   - " Phúc cho ai bị bách hại vì sống công chính,

   Vì Nước Trời là của họ?" ( Mt 5, 10).

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!