BÀI GIÁO LÝ NGÀY THƯ TƯ ( 8A 32 )
Công trường Thánh Phêrô, buổi yết kiến ngày thư tư, 03.10.2012.
ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI
Anh Chị Me thân mên,
Trong bài giáo lý vừa qua tôi đã đề cập đến một trong những suối nguồi đặc biệt của câu nguyện Kitô giáo, "phung vụ" , như Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo xác nhận- là tham dự vào lời cầu nguyện của Chúa van xin lên Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần. Trong phụng vụ mỗi lời cầu nguyện có được nguồn suôi và mục đích của mình " ( n. 1073).
1 - Hôm nay tôi muốn được đặt một câu hỏi cho việc cầu nguyẹn và nhứt là có chỗ cho mối tương giao với Chúa trong cầu nguyện phụng vụ, đặc biệt là Thánh Lễ, như là thời điểm tham dự vào lời cầu nguyện, chính Thân Thể của Chúa Kitô là Giáo Hội không?
Để trả lời cho câu hỏi nầy, chúng ta cần nhớ rằng trước tiên lời cầu nguyện là :
- mối tương giao sống động giữa con cái Thiên Chúa với Cha mình, Đấng vô cùng tốt lành,
- với Chúa Con Giêsu Kitô và với Chúa Thánh Thần ( cfr ibi, 2565).
Như vậy cầu nguyện là
- quen ở trước mặt sự hiện diện của Chúa
- và được lương tâm mình đang sống liên hệ với Chúa như là cách sống thường xuyên trong đời sống chúng ta, sống như cách sống thân tình đối với những ngưòi thân yêu nhứt trong gia đình và đối với bạn bè trân quý nhứt.
Nói đúng hơn, mối tâm giao với Chúa là mối liên quan ban cho chúng ta ánh sáng đến các mối liên hệ khác của chúng ta.
Mối thông giao đời sống nầy với Chúa, là những gì có thể được bởi lẽ nhờ Phép Rửa, chúng ta đuợc hội nhập vào Chúa Kitô, nhứt là chúng ta trở thành một với Người ( Rom 6, 5).
Thật vậy, chỉ có trong Chúa Kitô,
- chúng ta có thể đối thoại với Chúa Cha như là con cái, ngoài ra không thể được,
- cùng thông hiệp với Chúa Con, chúng ta cũng có thể nói với Chúa Cha những gì Người thốt ra: " Abba, Lạy Cha ".
Cùng thông hiệp với Chúa Con, chúng ta có thể biết được Thiên Chúa là Cha thật sự ( cfr Mt 11, 27).
Bởi đó trong cầu nguyện Kitô giáo, điều quan trọng là luôn luôn chú tâm nhìn và bằng phương thức luôn luôn mới mẻ nhờ vào Chúa Kitô,
- thưa chuyện với Người,
- thinh lặng với Người,
- lằng nghe Người, hành động
- và chịu đau khổ với Người
Người tín hữu Chúa Kitô khám phá ra lại căn tính đích thực của mình nơi Chúa Kitô,
- " là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo", nhờ Người mà muôn vật được tồn tại ( Col 1, 15s ).
Trong việc đồng hoà tôi với Người, trong việc trở thành một vật duy nhứt vói Người, tôi khám phá ra căn tính cá nhân của tội,, đó là căn tính của đứa con đích thực nhìn Thiên Chúa, như là một người Cha đầy tính thương.
Nhưng chúng ta đừng quên rằng: Chúa Kitô, chúng ta khám phá ra Người, chúng ta biết được Người sống động, trong Giáo Hội. Giáo hội là " Thân Thể của Người ".
Phẩm chất thân thể đó, chúng ta có thể hiểu được khởi đầu từ những lời Thánh Kinh về người nam và người nữ:
- " cả hai chỉ sẽ trở thành một xương thịt ( Gen 2,4; Eph 5. 30ss); 1 Cor 6, 16s).
Mối liên hệ không thể tách rời được giữa Chúa Giêsu và Giáo Hội, qua mãnh lực nối kết của tình thương yêu, không làm mất đi một " con " và " Chúa " ; trái lại càng làm cho cả hai càng được nâng lên cao đến độ hiệp nhứt và sâu đậm nhất.
Tìm được căn tính của chính mình nơi Chúa Giêsu có nghĩa là đạt được mối thông hiệp với Người, không phải Người làm mất đi bản tính nhân loại của tôi, mà Người nâng tôi lên phẩm giá cao hơn, , phẩm giá Con Thiên Chúa trong Chúa Kitô :
- " lịch sử tình yêu giữaThiên Chúa và Con Người hệ trong chính ở việc cùng chung ý chí thông hiệp nầy về tư tưởng và về cảm tình, thành ra như vậy ý chí của chúng ta và ý muốn của Thiên Chúa trở thành trùng hợp nhau càng lúc càng hơn " ( Enc. Deus caritas est, 17).
Cầu nguyên có nghĩa là nâng mình lên cao độ của Chúa , nhờ vào sự chuyển đổi dần dần con người của chúng ta.
Như vậy, trong khi tham dự vào phụng vụ, chúng ta cầu nguyện bằng tiếng của Mẹ Giáo Hội, chúng ta học biết được nói lên trong Mẹ và nhờ Mẹ.
Dĩ nhiên như tôi đã nói, đều đó được xảy ra dần dần.
Tôi phải dần dần đắm chìm vào các lời của Giáo Hội, bằng lời cầu nguyện của tôi, bằng đời sống của tôi, bằng sự đau khỗ, niềm vui và tư tưởng của tôi. Đó là một cuộc hành trình biến đổi chúng ta.
2 - Tôi nghĩ rằng những suy tư nầy cho phép chúng ta đáp ứng lại câu hỏi mà chúng ta đã đặt ra ngay từ lúc đầu: tôi phải học biết cầu nguyện như thế nào, cầu nguyện của tôi được tẳng trưởng lên như thế nào?
Nhìn vào khuôn mẫu mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta, Kinh Lạy Cha, chúng ta thấy rằng từ ngữ đầu tiên là tiếng " Cha " và từ ngữ thứ hai là " chúng con ".
Như vậy lời đáp ứng thật rõ ràng: tôi khởi đầu cầu nguyện, nuôi nấng lời cầu nguyện của tôi, hướng về Thiên Chúa như là Cha và cùng cầu nguyện với nhiều người khác, cầu nguyện với cả Giáo Hội. Cuộc đối thoại mà Thiên Chúa thiết định với mỗi người chúng ta và chúng ta với Người trong cầu nguyện, luôn luôn có hàm chứa từ ngữ " với ": không thể cầu nguyện Chúa theo phương thức cá nhân.
Trong cầu nguyện phụng vụ, nhứt là trong Thánh Thể, và được phụng vụ thiết định - trong mỗi lời cầu nguyện , chúng ta không cất lên tiếng nói như là cá nhân đơn thuần, nhưng chúng ta đi vào từ ngữ " chúng con " của Giáo Hội đang cầu.
Và chúng ta phải thay đổi từ ngữ "con " của chúng ta, bằng cách hội nhập vào " chúng con " nầy.
Tôi muốn được lưu ý Anh Chị Em một khía cạnh quan trong khác. Trong Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo chúng ta đọc được:
- " Trong Phụng Vụ của Giao Ước Mới , mỗi động tác phụng vụ đặc biệt là việc cử hành Thành Thể và các Phép Bí Tích, là buổi gặp gỡ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội " ( n. 1097).
Như vậy là " Chúa Giêsu toàn diện, tất cả Cộng Đồng, Thân Thể Chúa Kitô hiệp nhứt với Đầu mình đang cử hành. Vậy thì phụng vụ không phải là một tự - khoe trương mình của công đồng, mà đúng hơn là một trạng thái trong đó những gì là chính mình- trạng thái đóng kín nơi mình, và đi vào cuộc đại dạ tiệc, được hội nhập vào đại cộng đồng sống động ,trong đó chính Thiên Chúa nuôi chúng ta.
Phụng vụ hàm chứa ý nghĩa phổ quát và tính cách phổ quát đó cần phải được luôn luôn đi vào tâm thức của tất cả mọi người.
Phụng vụ Kitô giáo là việc tôn thờ đền thờ phổ quát là chính Chúa Kitô Phục Sinh. Đôi tay của Người được giăng ra trên thập giá để quy tựu tất cả vào vòng tay ôm ấp tính yêu của Thiên Chúa.
Đó là một cuộc thờ phượng giữa bầu trời được mở ra. Chưa bao giờ là biến cố của một cộng đồng đơn độc, được đặt trong không gian và thời gian.
Điều quan trong là mỗi tín hữu Chúa Kitô đều cảm nhận được và thực sự được hội nhập vào từ ngữ " chúng con " phổ quát nầy, là ý nghĩa cung cấp nền tảng và nơi trú ân cho ý nghĩa cá nhân " tôi, con ",trong Thân Thể Chúa Kitô là Giáo Hội.
Trong điều đó, chúng ta phải có ý thưc và chấp nhận tính cách hợp lý sự nhập thể của Thiên Chúa. Người đã làm cho mình trở nên gẫn gũi, hiện diện, bằng cách đi vào lịch sử và vào bản thể của nhân loại, làm cho mình trở thành một người như chúng ta-
Sự hiện diện đó vẫn tiếp tục trong Giáo Hội, Thân Thể của Người.
Như vậy phụng vụ
- không phải là việc nhắc nhớ lại các biến cố đà qua,
- mà là sự hiện diện Mầu Nhiệm Phục Sinh Chúa Kitô, Đấng vượt lên trên và hiệp nhứt mọi thời đại và không gian.
Nếu cuộc cử hành không làm nổi bật được tính cách trung tâm điểm của Chúa Kitô, chúng ta không có phụng vụ Kitô giáo, hoàn toàn túy thuộc vào Chúa và được nâng đỡ bằng sự hiện diện sáng tạo của Người.
Thiên Chúa hành dộng nhờ Chúa Kitô. Và chúng ta chỉ có thể hành động nhờ Người và trong Người.
Mỗi ngày chúng ta càng phải lớn lên nơi chúng ta xác tín rằng phụng vụ không phải là của chúng ta, là một " động tác " của tôi, nhưng là động tác của Chúa trong chúng ta và cùng với chúng ta.
Như vậy, không phải cá nhân . linh mục hay giáo dân - hay một nhóm người cử hành phụng vụ, mà phụng vụ trước tiên là động tác của Thiên Chúa qua Giáo Hội, có cả dòng lịch sử, truyền thống dồi dào và sáng kiến của mình.
Đặc tính phổ quát nầy và thái độ cởi mở nền tảng, chính là những gì của phụng vụ, Đó là một trong những lý do khiến cho phụng vụ
- không thể được nghĩ ra
- hay bị thay đổi thêm bớt bỏi một cộng đồng hay bởi các nhà có kinh nghiệm.,
- mà phải trung thành với những thể thức của Giáo Hội hoàn vũ.
Ngay cả phụng vụ trong các cộng đồng nhỏ bé vẫn luôn luôn hiện diện cả Giáo Hội.
Bỏi đó không có ai là " ngoại quốc" trong cộng đồng phụng vụ, Trong mỗi buổi cử hành phụng vụ, cả cộng đồng Giáo Hội đều tham dự, trời và đất, Thiên Chúa và con người.
Phụng Vu Kitô giáo mặc dầu cho cả khi được cử hành trong một nơi chốn hay một thời không gian thực tiển, phụng vụ đều nói tiếng " xin vâng " của cộng đồng xác định, và vì một lý do bản tính công giáo,
- mọi chuyện đều thoát xuất từ và đều được hướng dẫn về sự hiệp nhứt vói ĐTC,
- với các Giám Mục,
- với các tín hữu ở mọi thời đại và ở khắp mọi nơi..
Môt cuộc cử hành phụng vụ
- càng được kính trọng đồng hoà bằng chính lương tâm nầy,
- càng đưọc mang lại nhiều kết quả hơn cho cuộc cử hànhh đó, bởi lẽ trong đó thưc hiện được đích thực tư tưởng chính đáng về phụng vụ.
Các bạn thân mến, Giáo Hội làm cho mình hiện diện thấy được bằng nhiều phương thể.
- trong động tác bác ái,
- trong các chương trình truyền giáo,
- trong phận vụ tông đồ cá nhân mà mỗi người tín hữu Chúa Kitô đều phải thực hiện trong bối cảnh của mình.
Tuy nhiên nơi mà Giáo hội có được kinh nghiệm hoàn hảo, đó chính là phụng vụ. Phụng vụ là động tác mà
- chúng ta được hưởng gia tài Thiên Chúa đi vào thực thể của chúng ta và
- và chúng ta có thể gặp được Người, chúng ta có thể động chạm đến được Người.
Đây là một động tác mà chúng ta đi vào giao tiếp với Thiên Chúa: Thiên Chúa đến với chúng ta va chúng ta được Người soi sáng cho.
Bởi đó trong các cách suy tư về phụng vụ, chúng ta đặc tâm chỉ chú ý làm thế nảo cho phụng vụ được hấp dẫn hơn , lý thú và đẹp mắt hơn, chúng ta có cái nguy là quên đi những gì là chính yếu của phụng vụ:
- phụng vụ được cử hành cho Chúa , chớ không cho chính chúng ta;
- phụng vụ là động tác cộng trình của Người, chính Người là chủ thể chủ động,
- còn chúng ta phải rộng mở chúng ta ra cho Người, để cho chúng ta được Người hướng dẫn và được hướng dẫn bởi thân Thể Người là Giáo Hội.
Chúng ta hãy câu xin Chúa, để hằng ngày được học biết sống thánh phụng vụ, nhứt là trong cuộc cử hành Thánh Thể, bằng cách cầu nguyện trong từ ngữ " chúng con " của Giáo Hội, đang quy hướng đối mắt không phải về mình mà vềThiên Chúa và bằng cách cảm nhận được mình là phần của Giáo Hội ở mỗi thời gian và không gian .
Cám ơn Anh Chị Em
Phỏng dịch tư nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập.
( Thông tấn www.vatican.va 03,10.2012).