Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
LOẠI BỎ ĐI NHỮNG GÌ LÀM CHO ANH SA NGÃ

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV B 48 ); ( 30.09.2012 ); ( Mc 9, 38-43.45.47-48)

CHÚA NHẬT XXVI, PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN, NĂM B

 NGUYỄN HỌC TẬP 

I . Nhiều  chân lý Phúc Âm được mạc khải là những lời  giảng dạy dị thường, chói tai, nghịch lý và có lẽ cũng " không hợp  nhân tính" đối với tư tưởng thuờng tình của con người.

Thường thì những Đấng Bậc Cao Trọng khi vào Hội Đường, khi cầu nguyện đều muốn cho mọi người chú ý, biết đến, kính trọng, khen tặng, thì Phúc Âm lại khuyên bảo những ai muốn nghe theo: 

   - " Khi anh em cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường hoặc ngoài ngã ba ngã tư cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em: chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh em khi cầu nguyện, hãy vào phòng đóng cửa lại và cầu nguyện cùng Cha anh em , Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha anh em thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh em" ( Mt 6, 5-6).  

Khi bố thí, làm việc từ thiện cũng vậy, con người ai chẳng muốn cho việc công quả giúp cho tha nhân của mình được nhiều ngưòi biết đến, thì Phúc Âm lại khuyên:

   - " Khi bố thí đừng có khua chiên đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt đề người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh em khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh em bố thí được kín đáo. Và Cha của anh em, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại  cho anh em" ( Mt 6, 2-4). 

Cũng vậy, ai là con người lại không muốn trở thành nhân vật quan trọng, là VIP, là người lãnh đạo, được bao nhiêu người ngưỡng mộ, thần phục và phục vụ, thì Phúc Âm lại dạy: 

   -" Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải là người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người.Ai tiếp đón một em nhỏ như em nầy vì danh Thầy là tiếp đón chính Thầy, và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy" ( Mc 9, 35-37).

Và trong khi mọi người Do Thái xem Giêrusalem là Đền Thánh, nơi chứa đựng hòm bia 10 điều răn của Giao Ước giữa Thiên Chúa và dân Người chọn, nơi duy nhứt xứng đáng đề thờ phương Thiên Chúa và tượng trưng cho uy quyền Quốc Gia,  sau bao nhiêu công trình xây cất mới hoàn thành, thì Phúc Âm lại dạy cho người phụ nữ Samaritana: 

   - " Nầy con, hãy tin Ta: đã đến giờ các ngươi sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi nầy hay tại Giêrusalem … Nhưng đã đến giờ ,và chính là lúc nầy đây, giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong Thánh Thần và Chân Lý" ( Jn 4, 21.23). 

Nếu những chân lý trên không phải là những lời chói tai, ngược đời, đụng chạm đến địa vị, quyền hành, thế lực và của cải, Chúa Giêsu đã không bị các " thượng tế, các thầy thông thái luật và các kinh sư loại bỏ, bị giết chết…" ( Mc 8, 31).

Chân lý của Phúc Âm là vậy. Là những lời nói thẳng, nói thật, đụng chạm thẳng đến nội tâm con người, gây khó chịu cho những ai "quen với thói sống người đời", chạy theo của cải, quyền lực, địa vị, sắc đẹp.

Những điều nói thẳng, nói thật, đụng chạm, gây phản ứng khó chịu đó, được Chúa Giêsu lập lại trong Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay: 

" Ai làm cớ cho những kẻ bé mọn đang tin phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển con hơn.

" Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt tay mà được vào cỏi sống còn, hơn có đủ hai tay mà phải sa hỏa ngục, phải vào lửa không hề tắt.

Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thi chặt nó đi; thà cụt chân mà được vào cỏi sống, còn hơn có đủ hai chân mà bị ném vào hỏa ngục.

Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa, còn hơn có đủ hai mắt , mà bị ném vào hỏa ngục, nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt" ( Mc 9, 42-48).  

Ở đây Chúa Giêsu dùng lối nói bóng theo lối chuyển nghĩa ( synecdoque) của Cựu Ước, dùng một phần thân thể để chỉ toàn khả năng hay toàn thể con người:

" Nếu tay anh…: dùng tay để chỉ hành động, sức mạnh, khả năng, quyền thế mà mỗi người có thể dùng đề làm thiện hay ác.

" Nếu chân anh …: dùng chân để chỉ cách thức hành động, cách ăn thói ở của con người, hạnh kiểm của con người.

" Nếu mắt anh…: dùng mắt để chỉ sự chú ý, lòng ước muốn đối với của cải, đối với người khác, đối với một biến cố, một sự kiện. Việt ngữ chúng ta cũng có câu: " Mắt không thấy thì lòng không dấy " là vậy.

Nói tóm lại những lời nói bóng trong đoạn Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu có ý khuyên dạy chúng ta loại bỏ đi mọi phương thức hành xử bằng quyền lực, bằng cách thức hành xử hay bằng ước vọng, có thể làm cho chúng ta sa ngã, làm cho chúng ta bị chận đứng lại hay thối lui trên con đường tiến đến  trọn hảo mà mọi người tín hữu Chúa Ki  Tô được kêu gọi bước đi: 

   - " Vậy anh em hãy nên trọn hảo, như Cha anh em trên trời là Đấng trọn hảo" ( Mt 5, 48).  

Đọc  qua sứ điệp của Chúa Giêsu trên,

   - " nếu tay  anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi…, nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chăït nó đi…, nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi…", người ta có cảm tưởng như người tín hữu Chúa Ki Tô là người sống luôn luôn trong sợ hải phải phạm tội, nhìn đâu cũng ra tội, và luôn luôn phải kiên cử, hy sinh, diệt ước muốn dẫu cho là ước muốn trong lành chính đáng.

Không , đọc  sứ điệp Phúc Âm như vậy là là hiểu ý nghĩa từng chữ.

Sứ điệp của Phúc Âm không phải là sứ điệp ám ảnh, tĩ mĩ, sợ hải và hốt hoảng của người mang bệnh tâm thần.

Sứ điệp của Phúc Âm có mục đích cởi trói chúng ta khỏi những nguyên cớ làm cho chúng ta " sa ngã ".

Và " sa ngã " trên con đường đi đến " hãy nên trọn hảo, như Cha anh em trên trời là Đấng trọn hảo" là bị chận đứng lại hay thối lùi lại trên con đường tìm đến Chúa và đến với anh em.

Như vậy những nguyên cớ ( quyền lực, phương thức hành xử, ước vọng) làm cho chúng ta dừng lại hay thối lùi trên con đường tìm đến Chúa là làm cho chúng ta  đặt Chúa ra ngoài cuộc sống của chúng ta, coi Chúa như không có và không có ảnh hưởng gì đến các quyết định và hành động trong cuộc sống.

Những nguyên cớ mà chúng ta cần loại trừ vì làm cho chúng ta " sa ngã" trong con đường đi đến anh em, là những nguyên cớ làm cho những suy tư, quyết định và hành động của chúng ta tạo ra bất công cho anh em, thiếu lòng yêu thương  và liên đới đối với anh em, không tôn trọng anh em, tha hoá địa vị cao cả con người của anh em, được thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh Ngài  ( Gn 1, 27) và là con của Ngài ( Mt 6, 9).

Hiểu như vậy, chúng ta thấy Thiên Chúa Giáo không phải là một tôn giáo tiêu cực, chuyện gì cũng cấm cản, nhìn vào đâu cũng tội.

Thiên Chúa Giáo chỉ loại bỏ đi những nguyên cớ bất chính, " chặt nó đi…, móc nó đi…, nếu nó làm cớ cho anh sa ngã ", nếu nó làm cớ cho anh không còn  

   - " Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực và yêu mến người thân cận như chính mình" ( Mc 12, 33).  

Thiên Chúa Giáo không phải là một tôn giáo tiêu cực, chuyện gì cũng tội, chuyện gì cũng cấm, chuyện gì cũng xấu, chuyện gì cũng cần phải loại trừ.

Có chăng chúng ta cần loại trừ những nguyên cớ bất chính, tư tưởng, lời nói, việc làm, ước vọng, và cả những điều tự ý bỏ qua, làm cho chúng ta loại Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống và tạo bất công, không yêu thương liên đới và đê tiện hoá anh em.

Đọc câu trả lời của Chúa Giêsu cho người giàu có trong Phúc Âm chúng ta thấy rỏ tư tưởng trên của Thiên Chúa Giáo: 

   - "… anh chỉ còn thiếu một điều, là hãy về bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được kho tàng trên trời" ( Mc 10, 21).

Thiên Chúa Giáo không phải là một tôn giáo tiêu cực, xem của cải vô giá trị, đáng khinh chê,  đáng vất bỏ đi.

Chúa Giêsu không bảo người giàu có hảy vất đi của cải anh có, như là những đồ vật vô giá trị. Không, Ngài bảo anh " bán những gì anh có". "Những gì anh có " có thể bán được là vì chúng có một giá trị nào đó.

Thiên Chúa dựng nên thế giới và vạn vật cho con người, một cách nào đó, Ngài dựng nên của cải, quyền lực, địa vị, sắc đẹp cho con người, thì không có lý do gì Ngài lại dạy chúng ta " chặt nó đi…, móc nó đi…", vất nói đi.

Thánh kinh thuật lại cho chúng ta Thiên Chúa dựng nên vũ trụ trong sáu ngày, và cứ mỗi ngày sau khi dựng nên những sự vật, Thiên Chúa đều hài lòng nhìn lại công trình tạo dựng của Ngài : 

   - " VàThiên Chúa nhìn thấy đó là điều tốt đẹp" ( Gn 1, 9.12.18.21.25.31). 

Không phải một lần, mà sáu lần Thánh Kinh lập lại cho chúng ta là Thiên Chúa hài lòng về công trình tác tạo thế giới và vũ trụ  của mình cho con người.

Do đó chúng ta không có lý do gì cho rằng Thiên Chúa Giáo là tôn giáo tiêu cực, khinh bỉ thế giới và vạn vật được Chúa dựng nên cho chúng ta, " Và Thiên Chúa nhìn thấy đó là điều tốt đẹp".

Thiên Chúa như người cha, xây dựng một ngôi nhà khang trang cho các con, để các con có được một cuộc sống xứng đáng, như là những đứa con của Ngài.

Thái độ phải có của chúng ta là nhìn thấy tình thương của Ngài đối với chúng ta trong thế giới "… là điều tốt đẹp" mà Ngài trao cho chúng ta, biết cám ơn Ngài và biết dùng sức lực và trí khôn ngoan Ngài ban cho để cộng tác với Ngài: 

   - " Đức Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn địa đàng, để trồng trọt và trông coi " ( Gn 2, 15), tạo nên cuộc sống xứng đáng cho chúng ta và cho anh em.

Thái độ bi quan, yếm thế, tiêu cực, than thân trách phận là thái độ vừa đi ngược lại những gì đã chép trong Thánh Kinh, vừa không biết ơn đối với những gì Thiên Chúa đã ưu ái tạo dựng "… là điều tốt đẹp" cho chúng ta, và vô trách nhiệm đối với  những gì Thiên Chúa giao cho chúng ta thực hiện cho chính mình và cho anh em.

" Dương gian nầy là chốn lưu đày, đoàn con như khách lữ hành…", nếu không phải là lời hát để nói lên tình thương gắn bó với Đức Mẹ, mong mau được gặp Đức Mẹ cho đở tình nhớ thương, sẽ là câu nói vô nghĩa, nếu không muốn nói ngược lại những gì chúng ta tìm thấy trong Thánh Kinh vừa kể.

Với cái nhìn tích cực về thế giới "…là điều tốt đẹp" mà Thiên Chúa đã ban tặng chúng ta, con cái của Ngài, càng thêm lý chứng không có lý do gì Chúa Giêsu khuyên dạy chúng ta  "chặt nó đi…, móc nó đi…", quyền lực, cách hành xử, ước vọng trong cuộc sống chúng ta, nếu đó không phải là những nguyên cớ bất chính đối với Chúa và đối với anh em.

 

II - Một tư tưởng khác, chúng ta vẫn thường gặp, đó là lối giải thích từ chương và áp dụng quá khích tư tưởng của đoạn Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay.

Qua câu Phúc Âm: " Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thi chặt nó đi…, nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã thì chặt nó đi…, nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã , thì móc nó đi…", nhiều trường phái diễn giải theo lối chính thống quá khích ( intégraliste) đem áp  dụng theo nghĩa đen, những gì Chúa Giêsu dùng hình thức văn chương nói bóng theo lối chuyển nghĩa( synecdoque).

Lối diễn giải chính thống quá khích trên cho rằng phải thực hiện đúng những gì Chúa Giêsu đã dạy.

Áp dụng vào trường hợp, người ăn trộm, ăn cắp bị bắt quả tang sẽ bị chặt tay. Nếu anh bắt được anh ta ăn cắp mà không chặt tay anh ta, anh sẽ mang tội đồng lõa với kẻ cắp thêm trọng tội, vì anh ta sẽ tái phạm trong tương lai. Tội đó anh sẽ phải trả lẽ trước toà phán xét của Đấng Cao Cả.

Cũng may mà trong Thiên Chúa Giáo, tình trạng áp dụng chính thống quá khích như trên chưa bao giờ xãy ra, nếu không khi ra đường người ta sẽ chứng kiến từng đoàn lủ người cụt tay, què chân, chột mắt! Đó là những người Ki Tô hữu!

Ngay cả ở các Cộng Đồng Ki Tô Giáo đầu tiên cũng không xãy ra, bởi lẽ chúng ta không tìm được dấu vết nào trong các thư thánh Phaolồ, thánh Giacôbê, thánh Phêrô, thánh Gioan và sách Công Đồ Tông Vụ…

Đối với chúng ta, những người tín hữu Chúa Ki Tô nói chung và người giáo dân sống giữa trần thế nói riêng, chúng ta không thể rút ra những sứ điệp của Phúc Âm, đem áp dụng trực tiếp vào các lãnh vực trần thế.

Giữa tinh thần Phúc Âm và các tổ chức trong lãnh vực trần thế, Phúc Âm cần phải được chúng ta trung gian điều giải ( mediation) mới có thể áp dụng.

Trở lại trường hợp anh bạn ăn cắp bị chúng ta bắt được quả tang, thay vì áp dụng trực tiếp và chính thống quá khích những gì Phúc Âm chỉ dạy là chặt tay chân anh bạn, qua tiến trình trung gian điều giải, dĩ nhiên là công phu hơn, chúng ta có thể đặt câu hỏi:

   - " Tại sao anh ta ăn cắp?".

Lý do có thể là tại vì

   - anh ta nghèo, không có gì đề sống,

   - không có nghề nghiệp gì để kiếm ra tiền,

   - không có nghề nghiệp, có lẽ vì anh ta không có học hành gì để có khả năng,

   - có lẽ vì không có gia đình và không ai nâng đở va khuyên bảo…

Trước những suy tư đó, vậy thì tại sao

   - chúng ta không có tổ chức xã hội trợ giúp để anh ta sống,

   - không tạo ra học đường và điều kiện để anh ta có thể đến trường học hành để hiểu biết và có được nghề nghiệp trong tay để tự làm tự sống,

   - xã hội chúng ta có cơ xưởng cung cấp đủ chổ làm cho những ai muốn tìm việc không,

   -  hệ thống tiền tệ chúng ta có vững chảy, để tiền bạc không bị phá giá, mức lạm phát không tăng và tạo ra thất nghiệp không,

   - lợi tức giữa người dân với nhau có quá chênh lệnh không,

   - tình trạng an ninh xã hội có được bảo đảm không…

Và còn những câu hỏi khác nữa, người tín hữu Chúa Ki Tô muốn sống Phúc Âm, muốn đem tinh thần Phúc Âm tránh trộm cắp vào xã hội, phải trung gian điều giải và trả lời. 

Trung thành với Phúc Âm không có nghĩa là học thuộc lòng và lập lại chính xác từng câu từng chữ của Phúc Âm, mà còn biết trung gian điều giải  Phúc Âm  trong cuộc sống, giải thích Phúc Âm bằng cách nhìn  thấy  nhu cầu, tiên đoán trước mục đích và phương thế khả thi và hiệu năng để đạt được theo tinh thần Phúc Âm.

Đó cũng là lý do mà " Thiên Chúa đặt con người trong vườn địa đàng , để trồng trọt và trông coi "  trong xã hội của chúng ta hôm nay vậy. 

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!