Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
CẦU NGUYỆN TRONG PHẦN HAI SÁCH KHẢI HUYỀN ( AP 4, 1- 22, 21).

 

BÀI GIÁO LÝ NGÀY THỨ TƯ ( 8A 29)

Thính phòng Phaolồ VI, buổi yết kiến ngày thứ tư, 12.09.2012.

 

ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI

 

Anh Chị Em thân mến,

thứ tư vừa qua, tôi đã nói về cầu nguyện trong phần thứ nhứt Sách Khải Huyền, hôm nay chúng ta đi vào phần thứ hai của quyển sách.

Và như trong phần đầu, lời cầu nguyện quy hướng về nội bộ đời sống Giáo Hội, thì phần hai đặc tâm của lời cầu nguyện được quy hướng về cả thế giới: thật vậy, Giáo Hội đang lữ hành trong lịch sử, là thành phần của lịch sử theo đồ án của Thiên Chúa.

Cộng đồng đang lắng nghe sứ điệp của Thánh Gioan, được biểu tượng qua người đọc, đã khám phá ra

   - bổn phận của chính mình là cộng tác để phát triển Nước Chúa, với tư cách là " các tư tế của Chúa và của Chúa Kitô" ( Ap 20, 6; cfr 1,5; 5, 10)

   - và rộng mở mình ra trên thế giới con người.

Và ở đây nổi bật lên hai phương thức sống năng động có liên hệ với nhau:

   - phương thức thứ nhứt, chúng ta có thể định nghĩa là " hệ thống của Chúa Kitô ", mà cộng đồng vui suớng được thuộc về

   - và phương thức thứ hai, đó là " theo hệ thống trần gian chống lại Vương Quốc và chống lại hoà hợp, được lập nên do ảnh hưởng của Ác Thần ". Sự Ác đó lường gạt con người, muốn thực hiện một thế giới đối ngược lại thế giới Chúa Kitô và Thiên Chúa muốn ( cfr Pontificia Commissione Biblica, Bibbia e Morale, Radice bibliche dell'agire cristiano, 70).

Hiểu như vậy, cộng đồng phải biết đọc một cách sâu xa dòng lịch sử mà mình đang sống, bằng cách tìm học hỏi chuẩn định được giữa đức tin và các biến cố để cộng tác bằng động tác của mình nhằm phát triển Nước Thiên Chúa.

Động tác biết đọc và định chuẩn đó, cũng như hành động, đều có liên hệ với cầu nguyện.

 

   1 - Trước hết sau phần kêu gọi khẩn thiết của Chúa Kitô, trong phần đầu của Sách Khải Huyển, bằng cách lập lại đến bảy lần
   - " Ai có tai nghe, thì hãy nghe những gì Chúa Thánh Thần nói lên trong Giáo Hội " ( cfr Ap 2, 7.11.17.29; 3, 6.13.22),  

cộng đồng được mời gọi hãy lên Trời, để nhìn thực tế bằng chính đôi mắt của Thiên Chúa và ở đây chúng ta gặp được ba biểu tượng, định điểm đối chiếu khởi điểm để bắt đầu đọc hiểu dòng lịch sử: đó là ngai của Chúa, Con Chiên và quyển sách ( cfr Ap 4, 1-5, 14).

   a) Biểu tượng thứ nhứt là ngai của Chúa, trên đó có một nhân vật đang ngồi, mà Thánh Gioan không diễn tả cho biết là ai, bởi vì nhân vật đó vượt lên trên mọi khả năng biểu thị diễn tả của con người. Thánh Gioan chỉ có thể đề cập sơ qua ý nghĩa đẹp và vui tươi, mà ngài cảm nhận được khi đứng trước Người.

Nhân vật bí nhiệm đó là Thiên Chúa.

Thiên Chúa toàn năng không đóng kín mình trên Trời của Người, mà tỏ hiện ra sát gần với con người, đi vào giao ước với con người: Thiên Chúa là Đấng làm cho mình được nhận ra trong lịch sử, một cách bí nhiệm, nhưng thực tiển. Tiếng nói của Người được thể hiện bằng ánh sấm chớp và  tiếng gầm sét. Có nhiều yếu tố hiện diện chung quanh ngai của Chúa, như hai mươi bốn vị bô lão và bốn con thú sống động, không ngừng ngợi khen Thiên Chúa duy nhứt của lịch sử.

Như vậy, biểu tượng thứ nhứt là ngai của Chúa. 

   b) Biểu tượng thứ hai là một quyển sách, trong đó chứa đựng đồ án của Chúa về các biến cố và về con người. Quyển sách được đóng kín bởi bảy ấn triện và không ai có khả năng đọc được.

Trước sự bất lực của con người để thấu hiểu được đồ án của Thiên Chúa, Thánh Gioan cảm thấy một nỗi buồn thấm thiá khiến cho ngài bật khóc.

Tuy nhiên có một điều vớt vát được cho khủng hoảng đó của con người trước mầu nhiệm lịch sử, bởi vì có một nhân vật nào đó có khả năng mở sách ra được và cho biết những gì trong đó. 

   c) Và đây là biểu tượng thứ ba: đó là Chúa Kitô, Chiên bị Hiến Tế trên Thánh Giá, nhưng vẫn đứng thẳng người, dấu hiệu cho thấy Người đã Phục Sinh.

Đó chính là Con Chiên, Chúa Kitô đã tử nạn và phục sinh. Người tuần tự mở các ấn triện ra và mạc khải đồ án của Thiên Chúa, ý nghĩa sâu đậm của lịch sử. 

Các biểu tượng đó nói lên những gì ?

Những biểu tượng đó nhắc nhớ chúng ta đâu là con đường để đọc hiểu các sự kiện lịch sử và các biến cố của chính đời sống chúng ta.

Ngước mắt lên trời, trong vị thế hằng tiếp tục liên hệ với Chúa Kitô, mở rộng trái tím và trí óc chúng ta ra với Người trong lời cầu nguyện cá nhân và tập thể, chúng ta học biết được nhìn các sự việc theo phương thức mới và đón nhận ý nghĩa mời đích thực.

Cầu nguyện như là cửa sổ mở ra, cho phép chúng ta phóng tầm nhìn hướng về Chúa, không những chỉ để làm cho chúng ta nhớ đó là mục đích mà chúng ta phải hướng về, mà còn để cho thánh ý Chúa soi sáng cuộc hành trình trần thế của chúng ta và giúp chúng ta sống con đường đó đầy cường độ và chuyên cần.

 

   2 - Chúa hướng dẫn cộng đồng Kitô hữu bằng cách nào để đọc hiểu sâu đậm hơn dòng lịch sử?

Trước tiên bằng cách mời gọi cộng đồng hãy biết nhìn hiện trạng mà chúng ta đang sống bằng cặp mắt thực tế.

Như vậy Con Chiên mở ấn triện thứ nhứt trong bốn ấn triện của quyển sách ra và Giáo Hội thấy được thế giới mà mình được hội nhập vào đó, một thế giới trong đó có nhiều yếu tố tiêu cực khác nhau:

   - có những điều ác, mà con người thực hiện, như bạo lực, được nảy sinh ra do lòng muốn chiếm hữu, người nầy vượt lên trên người kia, đến nỗi đưa đến giết chóc ( đó là ấn triện thứ hai ).

   - hay điều bất công, bởi vì con người không tôn trọng các lề luật đã được ban cho ( ấn triện thứ ba).

   - thêm vào đó những điều ác khác, mà con người phải gánh chịu, như cái chết, đói khát, bệnh tật ( ấn triện thứ tư ).

Trước những thực thể đó, thường là những thực thể thảm đạm, cộng đồng Giáo Hội được mời gọi đừng bao giờ đánh mất đi niềm hy vọng, hãy vững tin rằng quyền năng bề ngoài đầy quyền lực của Ác Thần chạm trán với quyền toàn năng đích thực của Thiên Chúa. Và ấn triện thứ nhứt mà Con Chiên tháo gở ra chứa đựng chính sứ điệp nầy được Thánh Gioan thuật lại:

   - " Tôi thấy kìa một con ngựa trắng, và người cởi ngựa mang cung. Người ấy được tặng một triều thiên và ra đi như người thắng trận, để chiến thắng " ( Ap 6, 2).

Sức mạnh của Thiên Chúa đã đi vào dòng lịch sử của con người, sức mạnh đó không những có khả năng cân bằng sự ác, mà còn chiến thắng nó: màu trắng nhắc lại màu Chúa Phục Sinh. Thiên Chúa đã làm cho mình thể hiện sát gần, đi vào bóng tối của sự chết và chiếu sáng nó bằng ánh sáng chiếu rạng đời sống thần linh của Người; Chúa đã gánh lấy nơi mình điều ác của thế gian để thanh tẩy nó bằng lửa tình yêu của Người. 

Việc đọc trong ý nghĩa Kitô giáo vừa kể làm cho chúng ta  được tăng trưởng như thế nào ?

Sách Khải Huyền cho chúng ta biết rằng cầu nguyện nuôi dưỡng mỗi người chúng ta và trong cộng đồng nhãn quang ánh sáng nầy và niềm hy vọng sâu xa: mời gọi chúng ta đừng để mình bị sự dữ chiến thắng, mà hãy chiến thắng sự dữ bằng điều lành, hãy nhìn lên Chúa Kitô Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh đang hội nhập chúng ta vào cuộc chiến thắng của Người.

Giáo Hội sống trong dòng lịch sử, không đóng khuôn chính mình lại, nhưng can đảm đối đầu cuộc hành trình của mình giữa những khó khăn và đau  khổ, bằng cách thấy rằng rốt cuộc sự ác không thắng được điều thiện, tăm tối không làm lu mờ được ánh sáng chói lọi của Thiên Chúa.

Điều vừa kể quan trọng đối với chúng ta, với tư cách là người tín hữu Chúa Kitô, chúng ta không bao giờ được bi quan.

Chúng ta biết rõ rằng trong cuộc hành trình đời sống chúng ta, chúng ta thường gặp bạo lực, gian dối, ghen ghét, bách hại, nhưng những gì vừa kể không làm cho chúng ta thối chí.

Nhứt là cầu nguyện dạy chúng ta thấy được các dấu chỉ của Chúa, sự hiện diện và động tác của Người, đúng hơn Người hiện diện ở với chúng ta chính các ánh sáng của điều thiện đang phổ biến lan tràn niềm hy vọng và chỉ cho thấy chiến thắng là của Chúa.

 

   3 - Viễn ảnh đó thúc đẩy chúng ta dâng lên Chúa và Con Chiên lòng biết ơn và lời ca ngợi khen.

Hai mươi bốn vị bô lão và bốn con thú sống đang cùng đồng thanh hát lên " bài ca ngợi mới ", chúc tụng công trình của Chúa Kitô Con Chiên, Đấng " đổi mới mọi sự " ( Ap 21, 5 ). 

Nhưng công cuộc đổi mới đó là một ơn ban, chúng ta cần phải cầu xin.

Và ở đây chúng ta gặp được một yếu tố khác, đặc thù của cầu nguyện: đó là khẩn khoản van xin Chúa, xin Nước Người được thể hiện. xin cho con người có được con tim vâng nghe dễ dạy trước vương quyền của Chúa, xin thánh ý Người hướng dẫn đời sống chúng ta và thế giới.

Trong nhãn quang Sách Khải Huyền lời cầu nguyện van xin đó chiếm một địa vị quan trọng cá biệt:     " hai mươi bốn vị bô lão " và " bốn con thú sống " đang cầm trong tay mình, cùng chung với cây đàn đang hoà điệu với lời hát của mình, " những chén vàng đầy hương " ( Ap 5, 8a).

Đó là, như được giải thích kế tiếp, " những lời cầu nguyện của dân thánh " ( Ap 5, 8b), tức là của những người đã đạt được đến Chúa, nhưng cũng là của tất cả chúng ta, là những kẻ đang trên đường lữ hành.

Và chúng ta cũng thấy được trước ngai Chúa, một thiên thần đang cầm trên tay một bình hương vàng mà vị ấy đang tiếp tục bỏ vào đó các hột hương, tức là các lời cầu nguyện của chúng ta, mà mùi hương ngọt ngào cùng với những lời cầu nguyện bay lên trước nhan Chúa ( cfr Ap 8, 1-4).

Đó là một biểu tượng nói cho chúng ta biết tất cả các lời cầu nguyện của chúng ta - với tất cả những giới hạn, mệt nhọc, nghèo khổ, khô khan, những bất toàn mà lời cầu nguyện có thể có - cũng dường như được thanh tẩy và đạt đến được trái tim Chúa.

Như vậy, chúng phải chắc chắn rằng không có lời cầu nguyện nào là lời câu nguyện dư thừa, vô ích , không có lời cầu nguyện nào bị đánh mất đi. Và những lời cấu nguyện đó đều có được lời đáp ứng, mạc dầu đôi khi là những đáp bí nhiệm, bởi vì Chúa là Tình Yêu  và Nhân Từ vô cùng.

Thánh Gioan viết:

   - " Thiên thần cầm bình hương, lấy lửa trên bàn thờ bỏ vào và ném xuống đất. Liền có tiếng sấm, tiếng sét, ánh chớp và động đất " ( Ap 8, 5 ) . 

Hình ảnh đó có nghĩa là Thiên Chúa không  vô cảm đối với những lời van xin của chúng ta. Người can thiệp và làm cho chúng ta cảm nhận được quyền năng của Người và tiếng nói của Người trên mặt đất, làm rung động và đảo lộn hệ thống của Ác Thần.

Thường thường, đứng trước sự ác chúng ta có cảm tưởng là không thể làm gì được, nhưng chính lời cầu nguyện của chúng ta là câu trả lời thứ nhứt và hữu hiệu nhứt, mà chúng ta có thể làm được và làm cho việc chuyên cần dấn thân của chúng ta để bênh vực điều thiện trở nên mạnh mẽ hơn.

Quyền lực của Thiên Chúa làm cho sự yếu hèn của chúng ta trở thành sung mãn ( cfr Rom 8, 26-27).

 

   4 - Tôi muốn được kết thúc bằng một vài lời đề cập đến phần đối thoại cuối cùng ( Ap 22, 6-21).

Chúa Giêsu lập đi lập lại nhiều lần khác nhau:

   - " Nầy đây, Ta sẽ đến liền " ( Ap 22, 7.12).

Lời xác quyết đó không chỉ nói về cho viễn ảnh tương lai khi thời gian kết thúc, nhưng cho cả hiện tại: Chúa Giêsu đến, đặt nơi cư ngụ của Người ở nơi những ai tin vào Người và đón nhận Người.

Như vậy, cộng đồng được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, lập lại với Chúa Giêsu lời mời gọi khẩn thiết hãy hiện diện luôn luôn sát gần: 
    - " Xin Chúa hãy ngự đến " ( Ap 22, 17a).

Và như " vị hôn thê " đang nóng bỏng mong đợi cuộc hôn lễ được kết thúc hoàn hảo:

   - " Xin Ngài ngư đến " ( Ap 22, 17).

Và đến cả ba lần cộng đồng còn dùng đến lời van xin:

   - " Amen, Hãy đến, lạy Chúa Giêsu " ( Ap 22, 20b).

Và người đọc kết thúc bằng cách diễn tả nói lên ý nghĩa của sự hiện diện đó:

   - " Chúc mọi người được đầy ơn sủng của Chúa Giêsu " ( Ap 22, 21). 

Sách Khải Huyền, mặc dầu phức tạp với các biểu tượng, cũng thu hút chúng ta vào một lời cầu nguyện rất sung mãn,  bởi đó chúng ta cũng lắng nghe, ngợi khen, cảm tạ, chiêm niệm Chúa, xin Người tha thứ cho.

Cấu trúc của Sách Khải Huyền nhằm cho lời cầu nguyện cả thể cho cộng đồng cũng là lời nhắn nhủ chúng ta khám phá ra sức mạnh phi thường và chuyển hóa của Phép Thánh Thể, một cách đặc biệt tôi muốn mạnh dạn mời gọi Anh Chị Em hãy trung thành với Thánh Lễ ngày Chúa Nhật, trong ngày của Chúa, ngày Chúa Nhật là trung tâm điểm của tuần lễ !

Sự sung mãn giàu có của cầu nguyện Sách Khải Huyền  làm cho chúng ta nghĩ đến một viên kim cương, có một loạt các mặt nhỏ thật là hấp dẫn, nhưng giá trị qúy báu của viên kim cương hệ tại ở độ tinh ròng của khối nhân duy nhứt.

Các phương thức cầu nguyện, mà chúng ta gặp được trong Sách Khải Huyền làm cho sáng chói óng ánh lên đặc tính qúy báu duy nhứt và không thể phân chia của Chúa Giêsu Kitô.

Cám ơn Anh Chị Em. 

Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập.

( Thông tấn www.vatican.va , 12.09.2012).

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!