Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
NGƯỜI SAI CÁC ÔNG ĐI RAO GIẢNG

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV B 36 ); ( 15.07.2012); ( Mc 6, 7-13)

CHÚA NHẬT XV PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN, NĂM B

 NGUYỄN HỌC TẬP

 

Đoạn Phúc Âm ngắn ngủi của Thánh Marco Chúa Nhật hôm nay ( Mc 6, 7-13) chứa đựng rất nhiều tư tưởng  súc tích để chúng ta suy niệm.

Chúng ta có thể chia đoạn Phúc Âm thành hai đề mục:

a) Chúa Giêsu sai các Tông Đồ đi rao giảng,

b) Hành  trang cần thiết cho sứ mạng.

 

I - Chúa Giêsu sai các Tông Đồ đi rao giảng.

a) Thánh Marco thuật lại cho chúng ta Chúa Giêsu giao cho các Tông Đồ sứ mạng ra đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân bằng một câu  văn rất vắn tắt:

   - " Người gọi Nhóm Mười Hai lại và bắt đầu sai đi từng hai người một" ( Mc 6, 7). 

Đặt lại đoạn Phúc Âm hôm nay vào thứ tự trước sau của chương 6, chúng ta sẽ thấy rằng phần đầu của chương 6 ( Mc 6, 1- 6), Thánh Marco thuật lại cho chúng ta, Phúc Âm của Chúa Nhật vừa qua, việc Chúa Giêsu bị các người đồng hương và bà con của Người coi thường và từ chối không tin, đến nỗi Chúa Giêsu không làm được một phép lạ nào nơi quê hương Nazareth của Ngài và đã phải thốt lên một nhận xét chua chát: 

   - " Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình mà thôi" ( Mc 6, 4). 

Trước hiện trạng thất bại ê chề như vậy, thái độ thông thường của con người là chán nản, phẫn nộ và vất đi những gì mình đang ấp ủ trong lòng để thực hiện.

Nhưng Chúa Giêsu hành động ngược lại, Ngài không bỏ cuộc, mà mở rộng thêm lãnh vực và địa bàn hoạt động, bằng cách gọi các Tông Đồ và sai các Ông trải rộng ra đi rao giảng khắp nơi: 

   - " Người gọi Nhóm Mười Hai lại và bắt đầu sai đi từng hai người một". 

Cách hành xử của Chúa Giêsu cho chúng ta thấy được tình thương vô hạn của Thiên Chúa đối với con người.

Thiên Chúa không ngừng đến với chúng ta, chính Chúa Giêsu thân hành đến hay qua các ngôn sứ của Người và cũng có thể qua các biến cố trong cuộc đời, để nói với chúng ta tình thương và ơn cứu rỗi . Người luôn luôn dành cho chúng ta, mặc cho thái độ rộng mở đón nhận hay khép kín khước từ của chúng ta cũng vậy.

Muốn lãnh nhận được tình thương và ơn cứu rỗi , chúng ta chỉ có việc mở rộng cửa lòng để đón nhận. 

 b) Câu Phúc Âm ngắn ngủi trên Thánh Marco không cho chúng ta biết Chúa Giêsu sai các Tông Đồ đi giảng dạy những gì, chỉ biết là các ông được " sai đi từng hai người một" thôi.

Ai trong chúng ta có qua khóa học về thần học thánh kinh sẽ biết rằng Phúc Âm nguyên thủy Thánh Marco kết thúc ở câu 8, chương 16 ( Mc 16, 8), kể lại cho chúng ta việc các phụ nữ sáng sớm đi viếng mộ Chúa Giêsu, thấy mộ bị mở ra và hai thiên sứ ngồi ở đó. Các bà run sợ, ra về và chạy trốn: 

   - " Vừa ra khỏi mộ, các bà liền chạy trốn, run lẩy bẩy, hết hồn hết vía. Các bà chẳng nói với ai vì sợ hãi" ( Mc 16, 8). 

Phần còn lại của Phúc Âm là phần được các cộng đồng Ki Tô hữu tiên khởi thêm vào ( Mc 16, 9-20), phần nói về việc Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ và sai các ông đi rao giảng, cũng như chỉ dẩn cho các ông phải rao giảng những gì. 

Để qua một bên phần Phúc Âm được các cộng đồng Ki Tô hữu tiên khởi thêm vào, chúng ta thấy được ngụ ý sâu xa của Thánh Marco khi viết cho chúng ta câu Phúc Âm ngắn ngủi trên.

Như vậy Chúa Giêsu  sai các Tông Đồ, " sai đi từng hai người một" để rao giảng những gì?

Câu trả lời, Thánh Marco đã viết khi Ngài thuật lại việc Chúa Giêsu kêu gọi các Tông Đồ: 

   - " Rồi Người lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn…Người lập Nhóm Mười Hai Người, để các ông ở lại với Người và để sai các ông đi rao giảng và trừ qủy…" ( Mc 3, 13-15). 

Đoạn Phúc Âm hôm nay không nói cho chúng ta Chúa Giêsu sai các Tông Đồ đi rao giảng những gì.

 Điều đó có nghĩa là các ông giảng và hành xử theo tất cả những gì Chúa Giêsu đã dạy cho các ông, trong suốt thời gian các ông " ở lại với Người ".

Như vậy, những gì các Tông Đồ giảng dạy và hành xử, cũng như  những Vị kế tiếp  sứ mạng của các Ngài, là những gì  chúng ta  lãnh nhận, được Chúa Giêsu giảng dạy cho các Ngài trong thời gian các Ngài " ở lại với Người " và các Ngài truyền lại cho chúng ta.

Sự liên hệ tông truyền trong Giáo Hội bảo đảm cho chúng ta rằng đức tin của chúng ta là chính đức tin mà Chúa Giêsu đã dạy bảo các Tông Đồ khi các Ngài " ở lại với Người", và các Thánh Tông Đồ đã truyền lại cho chúng ta:

   - " Con tin kính Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền… " ( Kinh Tin Kính), điều tối quan trọng  cho đức tin  là vậy. 

 

II - Hành trang cần thiết cho sứ mạng.

a) Về hành trang cần thiết phải mang theo để rao giảng Phúc Âm, Thánh Marco kể lại cho chúng ta thật nghèo nàn, không có gì:

   - " Người chỉ thị cho các ông không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang theo lương thực, bao bị, tiền nong để giắt lưng; được đi dép, không được mặc hai áo" ( Mc 6, 8-9). 

Có lẽ chúng ta không nên hiểu hai câu Phúc Âm vừa kể với tinh thần cực đoan  (intégraliste).

Phúc Âm được viết ra ở môi trường và hoàn cảnh sống khác với những điều kiện sống của xã hội chúng ta, nhứt là ở những xã hội kỹ nghệ hóa.

Phúc Âm được viết ra trong hoàn cảnh xã hội nông nghiệp lúc đó, nên điều kiện sống trong tương giao xã hội khác với mọi tâm thức trao đổi vật dụng và tiền bạc trong xã hội hiện đại chúng ta. Câu nói "thêm một cái chén, một đôi đủa" trong xã hội Việt Nam những năm trước đây, mỗi khi có khách đến, nói lên tính cách đơn giản của cuộc sống.

Ngày nay không ai có thể nghĩ một vị chủ chăn

   - " không mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang theo lương thực, bao bị, tiền nong để giắt lưng; được đi dép, không được mặc hai áo", khi phải ra đi giảng dạy, đi thăm các gia đình trong họ đạo, hoặc đi thăm nhiều họ đạo khác nhau. Có lẽ vị chủ chăn không có đủ xăng để đi thăm, chớ đừng nói trở về nhà xứ.

Chúng ta không thể đòi buộc vị chủ chăn sống như cách sống của xã hội hơn hai ngàn năm trước đây. Nhưng tinh thần " khó nghèo", " không vướng víu với của cải vật chất" của Phúc Âm vẫn còn giá trị đối với những ai hy sinh theo Chúa để loan báo Phúc Âm  phục vụ anh em.

Của cải vật chất không phải là mục đích của cuộc đời tận hiến loan báo Phúc Âm và phục vụ anh em. Đó là mục đích của cuộc đời chức nghiệp và kinh doanh của thế tục.

Chính Chúa Giêsu cũng đã nói rõ lý do cho các môn đệ: 

   - " Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong cùi được sạch và khử trừ ma qủy. Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy. Đừng kiếm vàng bạc hay tiền giắt lưng" ( Mt 10, 8-9).

Đối với bản thân vị chủ chăn đã vậy, Thiên Chúa cũng không cần phải có lâu đài tráng lệ, lễ lạc rình rang tốn kém, để vì đó có thể viện cớ để chạy theo và thu tóm của cải như là mục đích chính của sứ mạng rao giảng Phúc Âm.

Chính Chúa Giêsu đã xác nhận với người thiếu phụ Samaritana: 

   - " Này con hãy tin Ta: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi nầy hay tại Giêrusalem .Nhưng đã đến giờ và chính lúc nầy đây, giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong tinh thần và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế" ( Jn 4, 21.23). 

Còn nữa, kết quả của sứ mạng rao giảng Phúc Âm không phải hệ tại ở tiền bạc dồi dào, tổ chức hoàn hảo , mà là ở sức mạnh của tình thương và ơn Chúa ban cho trong tâm hồn người lãnh nhận.

Nhìn về phía vị chủ chăn như vậy, nhưng chúng ta đừng quên bổn phận chúng ta, những người được chủ chăn, "khó nghèo" và nhiều khi hy sinh đến cả mạng sống để lo lắng cho. Bổn phận đó, Chúa Giêsu nhắc chúng ta một cách gián tiếp: 

   - " Đi đường đừng mang theo bao bi, đừng mặc hai áo, đừng đi dép hay cầm gậy. Vì thợ thì đáng được nuôi ăn" ( Mt 10, 10). 

Chúng ta có bổn phận đừng để vị chủ chăn phải sống trong cùng cực, thiếu thốn, một con người đã hy sinh tất cả, kể cả mạng sống cho chúng ta.

" Vì thợ đáng được nuôi ăn", đó là những gì các cộng đoàn Ki Tô hữu tiên khởi đã lo lắng cho các vị chủ chăn của họ, đem đến cho các vị thức ăn và hiện vật để tiêu dùng.

Ở các Quốc Gia Tây Âu, chúng ta trả thuế và dành một phần thuế để nuôi sống các vị linh mục và tu sĩ ( 0,8% ở Ý), bởi lẽ các giáo sĩ được coi là những người làm việc " lợi ích cho xã hội". Chúng ta đừng thiếu bổn phận đối với các vị.

Nhưng có lẽ chúng ta cũng đừng quên rằng những vị chủ chăn cũng là những con người cần được nâng đỡ và thông cảm, chúng ta đừng quên cầu nguyện cho các vị và đừng để các vị lẻ loi. 

b) Những lúc phũ phàng.

Cuộc đời rao giảng Phúc Âm của Chúa Giêsu không phải lúc nào cũng được mọi người hoan hô chúc tụng, ngay cả tại quê hương Ngài.

Các Tông Đồ và chúng ta, những người nối tiếp sứ mạng của các Ngài cũng vậy. Chúa Giêsu đã báo trước: 

   - " Còn nơi nào người ta không tiếp đón và nghe lời anh em, thì khi ra khỏi đó, hãy giũ bụi chân tỏ ý phản đối" ( Mc 6, 11). 

Chính Chúa Giêsu đã bị xua đuổi ra khỏi hội đường và sau cùng bị lên án tử hình, vì rao giảng Phúc Âm của Ngài. Chúng ta cũng vậy.

Nếu các Tông Đồ được ban cho quyền phép trừ qủy, như là dấu chứng Phúc Âm của các Ngài rao giảng là Phúc Âm của Chúa Giêsu, đem đến ơn  cứu rỗi của Nước Trời: 

   - " Người ban cho các ông được quyền trừ qủy" ( Mc 6, 7), và là thời kỳ cánh chung của Nước Trời đã đến: 

   - " Còn nếu Ta dựa vào Thánh Thần của Thiên Chúa mà trừ qủy, thì quả thật Nước của Thiên Chúa đã đến giữa các ông" ( Mt 12, 28), thì việc các Tông Đồ và cả chúng ta, con cái của các Ngài đang tiếp tục công việc rao giảng Phúc Âm của các Ngài, bị từ chối, lên án và bách hại cũng là dấu chỉ được Chúa Giêsu tiên báo bằng chính cuộc tử nạn của Ngài.

Chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II cũng đã xác nhận tư tưởng trên khi Ngài khuyến khích người công giáo Việt Nam mạnh dạn rao giảng và làm chứng nhân chân lý Phúc Âm: 

   - " Khi qúy Vị trở về đất nước cao qúy của qúy Vị, xin qúy Vị hãy nói cho các linh mục, các tu sĩ nam nữ, các thầy giảng, giáo dân và đặc biệt giới trẻ rằng Đức Thánh Cha  cầu nguyện và khuyến khích họ hãy lãnh nhận những thách đố mà Phúc Âm đem lại. “Giáo Hội Việt Nam được mời gọi hãy ra khơi“ để truyền bá Phúc Âm và thực hiện các chương trình tông đồ trong dũng cảm và chấp nhận thách đố, noi gương các Thánh và các Tử Đạo đã đi trước trên con đường Đức Tin. Máu các vị đã đổ ra là hạt giống của cuộc sống mới cho đất nước" ( ĐTC Gioan Phaolồ II, Huấn Dụ gởi HĐGMVN, 22.01.2001, đoạn 1). 

Tư tưởng sau cùng được Chúa Giêsu khuyên bảo các Tông Đồ khi bị từ chối ngược đải: 

   - " Còn nơi nào không tiếp đón và nghe lời anh em, thì khi ra khỏi đó, hãy giũ bụi chân tỏ ý phản đối ". 

Hãy chấp nhận bình thản những từ chối, bắt bớ và ngược đải và ra đi  , khi đã đến lúc phải ra đi, sau khi đã hết lời và tìm mọi cách để loan báo Phúc Âm cho họ.

Ở một Đất Nước, mà trên 36 năm nay Phúc Âm vẫn hiện diện trên và tiếp tục huấn dạy:

   - con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa và giống như Thiên Chúa ( Gen 1, 26-27) ,

   - con người đã được Chúa Giêsu nâng lên địa vị con Thiên Chúa ( Mt 6, 9)

   - con người đã được Thiên Chúa ban cho quyền tham dự vào bản tính của Người, sống đời sống nội tại mà Thiên Chúa đang sống ( 2 Pt 1, 4), vậy mà giới lãnh đạo của Đất Nước đó vẫn dững dưng cho phép hay cùng đồng thuận đập nát tượng Đức Mẹ Sầu Bi, đập nát từng mảnh tượng Thánh Giá, dân chúng thì bị " bịt miệng ", " trấn nước ", dân oan bị cướp của, đánh đập, đê tiện hoá không thua gì súc vật.

Đã đến lúc "giũ bụi chân tỏ ý phản đối " để ra đi khỏi tư tưởng và cách hành xử bịt tai, ương ngạnh của giới lãnh đạo chưa?

Hỏi để mọi người chúng ta trả lời.

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!