Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
NÀY CON, LÒNG TIN CỦA CON ĐÃ CỨU CON.

  

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV B 34); ( 01.07.2012); ( Mc 5, 21-43)

CHÚA NHẬT XIII PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN, NĂM B

NGUYỄN HỌC TẬP 

Đoạn Phúc Âm hôm nay tiếp tục tường thuật lại chuổi các phép lạ Chúa Giêsu thực hiện, minh chứng uy quyền cho lời giảng dạy của Người.

Sau hai phép lạ được kể ra trước đó, phép lạ dẹp sóng gió và chữa người bị qủy ám ( Mc 4, 35-41. 5, 1-17), Thánh Marco bắt đầu thuật lại câu chuyện ông Giairo đến gặp Chúa Giêsu, van xin Người chữa cho con gái ông bị bệnh nặng ( Mc 5, 21-24):

   - " Lúc đó, Người đang ở trên Biển Hồ. Có một trưởng hội đường tên là Giairo đi tới. Vừa thấy Chúa Giêsu, ông sụp xuống dưới chân Người và khẩn khoản nài xin: " Con của con sắp chết rồi. Xin Ngài đến đặt tay lên cháu, để cháu được cứu thoát và được sống" ( Mc 5, 21-23).

Nghe lời van xin, " Người liền ra đi với ông" ( Mc 5, 24).

Trong lúc Chúa Giêsu đi đường, Thánh Marco tháp ghép vào giữa văn mạch cuộc gặp gỡ và chữa trị cho người thiếu phụ bị băng huyết vô phương cứu chữa:

   - " Có một bà kia bị băng huyết đã mười hai năm, bao phen khổ sở vì chạy thầy, chạy thuốc, lại còn nặng thêm là khác...Bà tự nhủ: Tôi mà sờ được vào áo Người thôi, là sẽ được cứu...Người nói với bà. " Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi bệnh" ( Mc 5, 25-34).

Và kế đến Thánh Marco tiếp tục trở lại đoạn tường thuật lại tin tức thảm đạm đau thương về cái chết của cô con gái mới mười hai tuổi, con ông Giairo và phép lạ can thiệp cứu sống tiếp theo của Chúa Giêsu ( Mc 5, 35-43):

   - " Chúa Giêsu còn đang nói, thì có mấy người từ nhà ông trưởng hội đường đến bảo: " Con gái ông chết rồi, làm phiền Thầy chi nữa".Nhưng Chúa  Chúa Giêsu nghe được câu nói đó, liền quay lại bảo ông trưởng hội đường: " Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi"...Người nắm lấy tay cô bé và phán: " Talità kum", nghĩa là " Nầy bé, Thầy truyền cho con, trỗi dậy đi ". Lập tức cô bé đứng dậy và đi lại được; thật vậy, cô bé chỉ mới mười hai tuổi " ( Mc 5, 35-42).  

Việc Thánh Marco xen một biến cố gặp gỡ và phép lạ khác vào giữa câu chuyện đang kể lại không làm cho người đọc lạc hướng, bởi lẽ cả hai đều có những yếu tố đồng nhứt, gắn liền nối tiếp được với nhau, đó là trong cả hai biến cố

   - đối tượng được ân phúc đều thuộc phái nữ, người thiếu phụ bị băng huyết cũng như cố bé gái chết đi ,

   - cả hai đều liên hệ với con số 12:

     * " Có một bà kia bị băng huyết đã mười hai năm" ( Mc 5, 25),

     * Lập tức cô bé đứng dậy và đi lại được, thật vậy cô ấy đã mười hai tuổi " ( Mc 5, 42).

   - nhưng yếu tố nổi bậc mà những người đương cuộc nuôi nấng trong tâm hồn đối với Chúa Giêsu, đó là lòng tin vào Người:

     * " ( Ông Giairo ) sụp xuống dưới chân Người và khẩn xin: " Xin Ngài đến đặt tay lên cháu, để nó được cứu thoát và được sống " ( Mc 5, 23).

     * " Vì bà tự nhủ: " Tôi mà được sờ vào áo Người thôi, là sẽ được cứu " ( Mc 5, 28).

   - Và đức tin cũng là điều cần thiết, mà Chúa Giêsu xác quyết với

      * người thiếu phụ bị băng huyết: " Nầy con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy ra về bằng an và khỏi hẵn bệnh" ( Mc 5, 34).

      * và khuyến khích cha cô bé: " Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi " ( Mc 5, 36). 

 

1 - Ông Giairo, một người trưởng hội đường.

Ông Giairo, một trưởng hội đường ở vùng Biển Hồ xứ Galilea, qua cử chỉ và lời nói, chứng tỏ lòng khâm phục ngưỡng mộ của mình đối với Chúa Giêsu:

   - " Vừa thấy Chúa Giêsu, ông liền sụp xuống dưới chân Người và khẩn khoản nài xin: " Con của con gần chết rồi. Xin Ngài đến đặt tay lên cháu, để nó được cứu thoát và được sống " ( Mc 5, 22-23).

Thái độ " khẩn khoản nài xin " của Giairo cho thấy lòng tin của ông. Lòng tin cậy không nãn chí đó của Giairo nói lên cho chúng ta bài học của đức tin: luôn luôn bền chí trong đức tin, chống lại cả những nghịch cảnh đáng lý làm cho chúng ta tuyệt vọng bỏ cuộc trong cuộc sống mà nhiều lúc chúng ta gặp phải.

Dầu cho người nhà có đến báo cho tình thế tuyệt vọng, không còn gì để tin:

   - " Con gái ông chết rồi, làm phiền Thầy chi nữa" ( Mc 5, 35).

Mặc cho đứng trưóc tình cảnh đó, lòng tin của Giairo vẫn không thay đổi. Bởi đó Thánh Marco không thuật lại một cử chỉ nào khác hơn cử chỉ ban đầu  đối với Chúa Giêsu, " ông liền sụp lạy dưới chân Người và khẩn khoản nài xin" ( Mc 5, 22).

Bởi vì đối với ông, Chúa giêsu vẫn có thể làm được cho con bé gái của ông, mặc dầu cho cô bé đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng, " con gái ông đã chết rồi" ( Mc 5, 35).

Lời van xin của Giairo là xin Chúa Giêsu đặt tay lên con mình, một cử chỉ thông thường để truyền cho sức mạnh và quyền năng hay cả là cử chỉ chúc lành, hiến thánh một đối tượng để dâng lên Thiên Chúa, xin Chúa làm cho cô bé được lành bệnh.

Trong câu nói của Giairo, Thánh Marco ghi lại hai động từ đầy ý nghĩa " để nó được cứu thoát và được sống". Hai động từ vừa kể cho thấy không những Giairo xin Chúa Giêsu cứu con mình khỏi chết , mà còn cho cô bé được đặt trong điều kiện để được sống .

Lời van xin của Giairo được Chúa Giêsu chấp nhận, khiến Người bỏ đó ra đi, và đoàn lủ dân chúng cũng đi theo, bởi lẽ họ đã được nghe lời Người giảng dạy và tin cậy vào quyền năng của Người.

Giờ đây động tác của Chúa Giêsu sẽ minh chứng điều đó.

 

2 - Bối cảnh mới người thiếu phụ băng huyết được ghi xen vào biến cố đang được kể.

Thánh Marco diễn tả rất linh động và ngoạn mục. Ngài cho biết loại bệnh của người thiếu phụ, thời gian đau khổ đã trải qua ( 12 năm ) với bao nhiêu lần tìm cách chữa trị, nhưng khả năng của y khoa đành bó tay:

   - " Có một bà kia bị băng huyết đã mười hai năm, bao nhiêu phen khổ sở vì chạy thầy chạy thuốc đã nhiều, đến tán gia bại sản, mà vẫn tiền mất tật mang, lại còn thêm nặng là khác" ( Mc 5, 25-26).

Chi tiếc vừa kể, Phúc Âm Thánh Luca bỏ đi " bao nhiêu năm khô sở vì chạy thầy chạy thuốc đã nhiều đến tán gia bại sản vẫn tiền mất tật mang", có lẽ vì Thánh Luca là bác sĩ, bỏ đi để khỏi làm mất mặt giới ý sĩ đồng nghiệp của mình:

   - " Có một bà kia bị băng huyết đến mười hai năm, không ai có thể chữa được" ( Lc 8, 43).

Sau bối cảnh thảm đạm vừa kể của nạn nhân, Thánh Marco nói lên tâm tình của người thiếu phụ bệnh tật, để cho những ai đọc Phúc Âm ngài có thể  cảm thông và hiểu được tâm tình và suy nghĩ của nàng:

   - " Vì bà tự nhủ: " Tôi mà được sờ vào áo Người thôi, là sẽ được cứu " ( Mc 5, 28).

Tâm tình và suy tư của bà được mãn nguyện ngay sau đó. 

Do đức tin đơn sơ thành thật của người thiếu phụ, chúng ta thấy được một cái gì đó thật là ngây thơ trong cách suy tư của bà.

Có thể một vài nhà thần học chú giải Thánh Kinh gán cho lòng tin của bà là lòng tin dị đoan.

Người thiếu phụ không muốn cho  Chúa Giêsu thấy mình, vì bà bị băng huyết, mà theo Lề Luật thì bà đã trở nên "không thanh sạch",  dơ bẩn. Và từ đó, bất cứ ai hay vật gì bà chạm đến đều trở nên dơ bẩn.

Điều đó giải thích tại sao bà lén chạm đến áo Chúa Giêsu, lợi dụng đám đông chen lấn đi theo Người. Và điều đó giải thích tại sao bà trở nên sợ hãi và rung rẩy khi bị khám phá là bà đã chạm đến áo Chúa Giêsu.

Trong khi đó thì trái lại, Chúa Giêsu không che giấu mà tuyên báo cho mọi người biết là Người đã khám phá có ai đó chạm đến Người, nhưng Người đã không cảm thấy mình trở nên dơ bẩn như Lề Luật Do Thái truyền, khi người thiếu phụ băng huyết chạm đến áo Người.

Trái lại, Người còn biến người phụ " phạm nhân" thành vị nữ anh hùng, bằng cách không những cho bà được lành bệnh thể xác, mà còn được niềm hân hoan sống một cuộc sống mới:

   - " Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và được khỏi hẳn bệnh" ( Mc 5, 34).

Cử chỉ của người thiếu phụ bệnh nhân can đảm là mẫu gương cho cuộc sống đức tin của chúng ta. 

Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu cũng có thể được thể hiện qua cử chỉ đơn sơ, đụng đến áo Người, nhưng là cử chỉ được thúc đẩy bằng tâm hồn đầy đức tin trưởng thành.

Đức tin của người thiếu phụ lâm bệnh khiến bà tin chắc rằng Chúa  Giêsu có thể làm được  những gì mà cả các y sĩ lúc đó điều bó tay:

   - " ...bao nhiêu phen khổ sở vì chạy thầy, chạy thuốc đã nhiều đến tán gia bại sản vẫn tiền mất tật mang..." ( Mc 5, 25-26).

Đức tin của bà được đặt trên xác tín đó, Chúa Giêsu có thể chữa lành bệnh cho mình, và đức tin đó được thể hiện ra bằng động tác chạm đến áo Người.

Cũng vậy, yếu tố Chúa Giêsu cảm thấy một nguồn năng lực phát xuất ra từ Người, mới đọc qua chúng ta có cảm tưởng như là một hiện tượng phản ứng tự động:

   - " Ngay lúc đó Chúa Giêsu thấy có một năng lực nơi mình phát ra, Người quay lại giữa đám đông mà hỏi: " Ai đã sờ vào áo Ta?" ( Mc 5, 30).

Nhưng ý nghĩa thâm sâu của câu nói cho thấy Chúa Giêsu chữa bệnh tật cho người thiếu phụ, " phản ứng lại ", đáp lại lòng tin vững mạnh của bà, vì Người biết lòng tin tưởng thâm sâu của bà.

Hiểu như vậy, câu hỏi của Chúa Giêsu không phải là câu hỏi bởi vì Người không biết ai là " thủ phạm ", " ai đã sờ vào áo Ta?", cho bằng là một bài học giáo lý. Người muốn dạy toàn thề dân chúng theo Người hôm đó mẫu gương đức tin của người thiếu phụ, bởi đó Người nhìn bà nói tiếp.

   - " Nầy con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh" ( Mc 5, 34).

Nói cách khác, Người cắt nghĩa cho dân chúng cử chỉ của người thiếu phụ, nói lên tâm tình và đức tin của bà, cho biết đó là mẫu gương cho người tín hữu chúng ta muốn theo Người.

Câu nói của Chúa Giêsu còn cho thấy Người không những chỉ bằng lòng chữa khỏi bệnh tật thể xác cho bà, Người muốn nói lên cho bà và cho mọi người biết đây là cuôc gặp gỡ có ý nghĩa và tầm vóc lịch sử, cuộc gặp gỡ thay đổi hẳn cuộc đời của bà:

   - " Nầy con, lòng tin của con đã cứu con ".

Động từ " cứu " không những nói lên chữa lành bệnh thể xác, mà cả sự lành mạnh trong tâm hồn, ban cho bà sự lành mạnh thể xác và cuộc sống tâm hồn.

Bổn phận của Chúa Giêsu, được Chúa Cha sai đến trần gian là giải cứu toàn diện con người, như những gì Người đã nói với người bất toại trước đó, không những Người chữa cho anh khỏi bại xụi, mà còn tha tội cho anh:

   - " Nầy con, con đã được tha tội rồi " ( Mc 2, 5).

 

3 - Trở lại bối cảnh về cô con gái của ông Giairo.

Cái chết đã làm cho cô bé trọng bệnh tắt thở.

Không còn có gì có thể làm được nữa, đó là những gì các người nhà đến đưa tin cho ông Giairo, đang ở bên cạnh Chúa Giêsu:

   - " Con gái ông đã chết rồi, làm phiền Thầy chi nữa" ( Mc 5, 35).

Đối với con người, cái chết là ngưởng cửa một khi đã bước qua, không bao giờ có thể trở lại được.

Một trường hợp tương tự cũng đã xãy ra, đó là trường hợp của Lazzaro: con người chỉ có thể can thiệp được bằng các phương tiện y tế hữu hiệu, thần  dược, khi bệnh nhân còn trong tình trạng bệnh hoạn.

Cái chết loại bỏ hết các hy vọng con người có thể làm gì được cho nạn nhân:

   - " Có vài người trong nhóm họ nói: " Ông ta mở mắt cho người mù, lại không thể làm cho ông ấy khỏi chết sao?" ( Jn 11, 37).

Dân chúng chưa hiểu được khả năng thực sự của Chúa Giêsu, bởi lẽ họ chưa biết được Người, chưa biết rõ về Người.

Chúa Giêsu trấn an lòng tin của ông Giairo, như thái độ Người đã đáp lại lời van xin của ông trước đó:

   - " Con gái con gần chết rồi. Xin Ngài đến đặt tay lên cháu, để nó được cứu thoát và được sống". Người liền ra đi với ông" ( 5, 23).

   - " Ông đừng sợ, chỉ cần có lòng tin thôi" ( Mc 5, 36).

Thật ra đối với đám đông lúc đó, cũng như đối với mỗi người chúng ta, cần phải có đức tin phi thường, để có thể vượt thoát được lên trên thực trạng nhãn tiền đang chứng kiến. Bởi đó, trước thực trạng đứa bé nằm chết, nhiều người chế nhạo Chúa Giêsu:

    - " Sao lại náo động và khóc lóc như vậy? Con bé có chết đâu, nó ngủ đó! Họ chế nhạo Người" ( Mc 5, 39-40).

Đối với Chúa Giêsu là Thiên Chúa, mọi chuyện đều đơn sơ, bởi đó Người nói : " Con bé có chết đâu, nó ngủ đó!". 

Nhờ Thánh Marco, lần đầu tiên chúng ta được nghe nguyên vẹn tiếng Chúa Giêsu bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của Người, tiếng "Aramaico" :

   - " Talità kum ", nghĩa là " Nầy bé, Thầy truyền cho con: trỗi dậy đi " ( Mc 5, 41).

Trước lệnh truyền của Chúa Giêsu là Thiên Chúa, không gì có thể cưởng lại được. Bởi đó cô bé đứng dậy, đi lại và ăn uống, tất cả các dấu chỉ tác động của sự sống bắt đầu luân chuyển lại nơi cô.

Dĩ nhiên mọi người hiện diện đều ngạc nhiên, nhưng vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa của biến cố. Từ biến cố thực tại nhãn tiền, cần phải đi lên ngược dòng, tìm hiểu con người Chúa Giêsu là ai và hiểu biết Người nhiều hơn.

Đó là điều kiện cần thiết để có thể bước theo Người và " ở lại với Người " như các môn đệ, luôn luôn và bất cứ ở đâu.

Ngay cả những lúc gặp nhiều trở ngại như con đường đi lên Giêrusalem và hướng về đỉnh Calvario, nơi Chúa Giêsu bị xử tử như một phạm nhân.

Luôn " ở lại với Người " và kết hợp với Người, người môn đệ mới có thể chiêm ngưỡng được cuộc Phục Sinh của Người và cũng là biểu tượng  trước cho cuộc phục sinh của mỗi người chúng ta.

Chúa Giêsu luôn luôn là Chúa của sự sống. 

Với đoạn tường thuật hôm nay, Thánh Marco kết thúc loạt tường thuật lại bốn phép lạ, để làm sáng tỏ quyền năng của Chúa Giêsu ( Mc 4, 35-5, 43).

Chúng ta có thể đặt tên cho loạt tường thuật các phép lạ vừa kể bằng lời của Thánh Phaolồ:

   - " Cái chết ơi, chiến thắng của ngươi ở đâu?",

trước quyền năng của Chúa Giêsu là Thiên Chúa,  đối với các môn đệ, các tín hữu của Người?

 

4 - Đức tin trước thực tại nhãn tiền.

Cuộc sống đức tin như là một quyển sách.

Để đọc và giải thích những trang bị các mối đau khổ làm cho tối nghĩa, cần có đức tin, cần phải khám phá ra sự hiện diện của Chúa Giêsu trong cuộc sống mình, Chúa Giêsu hiện diện như là người Samaritano Nhân Lành đi qua bên cạnh mình, để băng bó các vết thương cho mình và cùng đồng hành với mình.

Phúc Âm không chỉ cho một con đường tắt, một lối đi dành riêng dễ dàng nào khác.

Con đường duy nhứt là con đường mà chính Chúa Giêsu cũng đã đi qua: đó là con đường với bao nhiêu khó khăn và hy sinh nặng nhọc, nhưng là con đường đưa chúng ta chắc chắn đến cùng đích, đến được mục đích. Mục đích  đó ởđâu? Thánh Augustino chỉ cho chúng ta.

   - " Cuộc sống có gì thích thú chăng, nếu không đưa chúng ta được đến đời sống bất tận?".

Đó là con đường đưa chúng ta đến gặp được Chúa, được hạnh phúc chiêm ngưỡng dung nhan Người.

Được sống lại để kéo dài thêm cuộc sống trần thế, là một đặc ân được Chúa Giêsu ban cho một ít người trong cuộc sống trần gian của Người.

Nhưng được sống lại để có một cuộc sống mới, sống hạnh viên mãn và mãi mãi, là ơn trọng đại Chúa Giêsu ban cho tất cả mọi người quyết định theo Người, Thiên Chúa của sự sống. 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!