Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
ANH EM HÃY LUÔN VUI TRONG CHÚA. TÔI NHẮC LẠI: VUI LÊN ANH EM ( PHIL 4, 4).

 

 

BÀI GIÁO LÝ NGÀY THỨ TƯ ( 8A 23 )

Thính phòng Phaolồ VI, buổi yết kiến ngày thứ tư, 27.06.2012.

 

 

ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI

Anh Chị Em thân mến,

Cầu nguyện của chúng ta gồm có, như chúng ta đã thấy trong những ngày thứ tư vừa qua, thinh lặng và lời nói, các giọng ca và những cử chỉ liên hệ cả con người chúng ta: từ miệng lưỡi đến lý trí, từ trái tim đến cả con người.

Đó là một đặc tính mà chúng ta gặp được trong lúc người Do Thái cầu nguyện, đặc biệt là trong các Thánh Vịnh.

Hôm nay tôi muốn được đề cập đến một trong những bài ca hay một trong những bài thánh ca chúc tụng cỗ xưa nhứt trong truyền thống Kitô giáo, mà Thánh Phaolồ trình bày cho chúng ta, một cách nào đó, như là lời trối thiêng liêng: Thư gởi các tín hữu Philipphê.

Thật vậy, đây là một Thư mà Vị Tông Đồ nói lên khi ngài đang ở trong tù, có lẽ ở Roma. Ngài cảm nhận được cái chết gần kề, bởi vì ngài xác nhận cuộc sống của ngài sẽ là một hy lễ hiến dâng:

   - " Nhưng nếu tôi phải đổ máu ra hợp làm một với hy lễ mà anh em lấy đức tin dâng lên Chúa, thì tôi vui mừng và cùng chia xẻ niềm vui với tất cả anh em " ( Phil 2, 17). 

Mặc cho tình trạng nguy kịch đến an toàn thân thể của mình, Thánh Phaolồ, trong cả bản Thư,

   - diễn tả lên niềm vui vì mình là môn đệ Chúa Kitô,

   - vui vì được đi đến để gặp Người,

đến nỗi thấy được rằng chết không phải là mất mác, mà là một lợi nhuận.

Trong chương cuối cùng của bức Thư có một lời kêu gọi mãnh liệt hãy vui mừng, đặc tính nền tảng của người Kitô hữu và của lời cầu nguyện chúng ta. Thánh Phaolồ viết: 

   - " Anh em hãy luôn vui trong Chúa, Tôi nhắc lại: vui lên anh em " ( Phil 4, 4). 

Nhưng làm sao có thể vui lên được khi đứng trước cảnh bị lên án tử hình gần kề ? Từ đâu hay từ ai mà Thánh Phaolồ có được lòng thanh thoảng, sức mạnh, lòng can đảm đi đến cuộc tử đạo  và đổ máu ra?

 

   1 - Chúng ta gặp được câu giải đáp ở phần trung tâm Thư gởi các tín hữu Philipphê, trong phần mà truyền thống Kitô giáo mệnh danh là bài ca Chúa Kitô hay " bài quốc ca Kitô giáo ": một bài hát trong đó tất cả đều tập trung " mọi tình cảm " của mình về Chúa Kitô, tức là

   - về cách suy tư của Người

   - và thái độ thực tế và sống của Người.

Lời cầu nguyện đó được khởi đầu bằng lời khuyến khích : 

   - " Giữa anh em với nhau, anh em hãy có nhũng tâm tình như chính Chúa Giêsu Kitô " ( Phil 2, 5). 

Những tâm tình đó được diễn tả ra trong những câu kế tiếp: tình yêu thương, lòng rộng rãi, khiêm nhường, vâng lời Chúa, hy sinh chính mình.

Điều đó không có nghĩa chỉ là và đơn sơ theo gương Chúa Giêsu, như là gương luân lý, mà là cả cuộc sống của mình hội nhập liên hệ với cách suy tư và hành động của Người.

Cầu nguyện phải hướng dẫn đến

   - sự hiểu biết và hiệp nhứt trong tình yêu thương luôn luôn sâu đậm hơn với Chúa,

   - để có thể suy nghĩ, hành động và yêu thương như Người, trong Người và vì Người.

Hành động như vậy, học hỏi tâm tình của Chúa Giêsu, là con đường của đời sống Kitô hữu. 

Giờ đây, tôi muốn được dừng lại trên một vài tâm tình của bài ca đầy ý nghĩa nầy, lược tóm con đường Thiên Chúa và nhân loại của Chúa Con và bao gồm cả lịch sử nhân loại:

   - khởi đầu từ thực trạng của Thiên Chúa,

   - đến công cuộc Nhập Thể,

   - chết trên thập giá

   - và được nhắc lên trong vinh quang Chúa Cha.

Điều đó hàm chứa cả thái độ của ông Adong, của con người từ khởi thủy.

Bài hát nầy đối với Chúa Kitô khởi đầu từ trạng thái " en morphe tou Theou ", như văn bản Hy Lạp nói lên, tức là từ trạng thái " hình ảnh Thiên Chúa " , hay đúng hơn trong trạng thái của Thiên Chúa,

   - Chúa Giêsu, Thiên Chúa thật và con người thật, không sống " trạng thái giống như Thiên Chúa " của mình để khải hoàn chiến thắng hay để áp đặt uy thế tối thượng của Người, không coi đó là những gì thuộc sở hữu chủ  của Người,đặc ân của Người, một kho tàng phải  ghen tỵ, bo bo cầm giữ.

   - Trái lại, " Người trút bỏ ", làm cho mình trở nên trống không bằng cách nhận lấy, văn bản Hy Lạp cho biết, " morphe doulos " ( thân phận nô lệ ), thực trạng nhân loại được đánh dấu bằng đau khổ, khó nghèo, chết chóc; Người đã trở nên hoàn toàn giống như con người, ngoài ra tội lỗi, như vậy để hành xử như người nô lệ hoàn toàn chuyên cần dấn thân phục vụ người khác.

Về vấn đề được đề cập, Eusebio di Cesarea - thế kỷ V - xác nhận: 

   - " Người đã nhận lấy trên chính mình những mệt nhọc của các thành phần đau khổ. Người đã nhận lấy làm của mình những cơn bệnh hoạn khiêm tốn của chúng ta. Người đã chịu đau khổ và bị hành hạ vì chúng ta: điều đó thích ứng với tình yêu thương cao cả của Người đối với nhân loại " ( La dimostrazione evangelica, 10, 1, 22). 

Thánh Phaolồ tiếp tục diễn tả trạng thái " lịch sử " trong đó đã được thực hiện việc hạ mình xuống nầy của Chúa Giêsu:

   - " Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến chết..." ( Phil 2, 8). 

Con Thiên Chúa thực sự đã trở nên người phàm và đã thực hiện cuộc hành trình trong hoàn toàn vâng phục và trung thành với ý muốn Chúa Cha cho đến hy sinh thượng đẳng của chính cuộc đời mình.

Còn nữa, Vị Tông Đồ còn xác nhận chi tiếc hơn , " cho đến chết, chết trên thập giá " ( id.).

Trên thập giá, Chúa Giêsu đã đạt đến mức độ khiêm nhường cao cả nhứt, bởi vì việc chịu đóng đinh là hình phạt dành cho giới nô lệ, chớ không phải cho những con người tự do ( mors stupidissima crucis", Ciceron viết ( cfr. in Verrem, V, 64, 165).

 

   2 - Trong Thánh Giá của Chúa Kitô, con người được cứu độ và kinh nghiệm của Adong đã bị đảo ngược: Adong được dựng nên giống hình ảnh và giống như Thiên Chúa, có kỳ vọng trở nên như Thiên Chúa bằng chính sức lực mình, kỳ vọng đặt mình vào chỗ Thiên Chúa, và như vậy Adong đã mất đi phẩm giá nguyên thủy đã được ban cho.

Chúa Giêsu trái lại, đang " ở trong tình trạng Thiên Chúa ", nhưng Người đã tự hạ mình xuống, đã tự đắm chìm mình vào hoàn cảnh của con người, trong vâng phục hoàn toàn vào Chúa Cha, để cứu độ Adong nơi con người chúng ta và ban lại cho con người phẩm giá mà con người đã bị mất đi.

Các Giáo Phụ nhấn mạnh rằng Người đã biến mình thành vâng lời, trong khi trao trả lại cho con người,  bản tính nhân loại và sụ khiêm nhường của Người, điều đã bị mất đi do thái độ bất vâng lời của Adong.

Trong cầu nguyện, trong tương quan với Chúa, chúng ta mở rộng lòng trí, con tim, ý muốn của chúng ta ra cho động tác của Chúa Thánh Thần để đi vào tiến trình năng động của cuộc sống, như thánh Cirillo di Alexandria xác nhận, mà chúng ta cử hành mừng lễ hôm nay: 

   - " Động tác của Chúa Thánh Thần tìm cách hoán chuyển chúng ta bằng ơn sủng của Người biến chúng ta thành cặp đôi hoàn hảo sự khiêm nhượng của Người " ( Lettere Festale 10, 4).

Lý luận hợp lý của nhân loại trái lại, thường tìm kiếm sự thành đạt của mình bằng quyền lực, bằng đô hộ, bằng những phương thế bạo lực.

Con người vẫn tiếp tục xây cất bằng sức lực của chính mình tháp Babele, để tự mình đến được cao độ của Thiên Chúa, được trở thành Thiên Chúa.

Nhập Thể và Thánh Giá nhắc chúng ta rằng sự thực hiện được hoàn hảo chính mình 

   - hệ tại ở việc hoà hợp ý chí nhân loại với ý muốn Chúa Cha,

   - ở việc làm trống rỗng mình khỏi tính ích kỷ, để làm cho mình đầy ngập tình yêu thương, đức bác ái của Chúa

   - và như vậy trở thành đích thực có khả năng yêu thương nguời khác.

Con người không gặp được chính mình, trong khi vẫn đóng kín con người mình nơi mình, trong khi vẫn xác quyết về chính mình.

Con người chỉ gặp được mình bằng cách ra khỏi chính mình; chỉ khi nào chúng ta ra khỏi chúng ta, chúng ta mới chính là chúng ta.

Và nếu ông Adong muốn bắt chước Thiên Chúa, điều đó không có gì xấu, nhưng Adong sai lầm tư tưởng về Thiên Chúa.

Thiên Chúa không phải là Đấng chỉ muốn điều cao cả.

Thiên Chúa là tình yêu, đã hiến tặng mình trong Chúa Ba Ngôi, và kế đến là trong công trình sáng tạo.

Và như vậy, bắt chước Thiên Chúa có nghĩa là ra khỏi  chính mình, hiến tặng mình trong tình yêu.

 

   3 - Trong phần hai của " bài thánh ca Chúa Kitô " của Thư gởi các tín hữu Philipphê, chủ thể được thay đổi: không còn Chúa Kitô nữa, mà là Chúa Cha.

Thánh Phaolồ nhấn mạnh rằng chính vì vâng lời ý muốn Chúa Cha, Đấng 

   - " đã siêu tôn Người, và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu " ( Phil 2, 9). 

Đấng đã hạ mình xuống sâu thẩm, nhận lấy trạng thái của kẻ nô lệ, được Chúa Cha nâng lên, siêu tôn trên hết mọi sự, ban cho Người danh hiệu " Kyrios " ( Chúa ), phẩm giá tối thượng và tước vị chúa.

Thật vậy, trước danh hiệu mới nầy, là danh hiệu của chính Thiên Chúa trong Cựu Ước, 

   - " ...cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái qùy; và để tôn vính Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: Chúa Giêsu Kitô là Chúa " ( Phil 2, 10-11). 

Chúa Giêsu được nâng lên cao là Chúa Giêsu của Buổi Tiệc Ly, Đấng đã cởi y phục ra, thắc lưng bằng một khăn lau, cuối xuống để rửa chân cho các Tông Đồ va hỏi các ngài: 

   - " Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? Anh em gọi Thầy là " Thầy " , là " Chúa ", điều đó phải lắm, vì quả thật Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy nếu Thấy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau " ( Jn 13, 12-14). 

Đó là điều quan trọng mà chúng ta phải luôn luôn nhớ trong lời cầu nguyện của chúng ta và trong đời sống chúng ta:

   - " Lên với Thiên Chúa được xảy ra chính trong lúc hạ mình xuống phục vụ, trong lúc hạ mình xuống trong tình yêu thương, là bản tính của Thiên Chúa và như vậy đó chính là sức mạnh thanh tẩy, khiến cho con nguời có khả năng nhận ra và thấy được Thiên Chúa " ( Gesù di Nazareth, Milano 2007, p. 120).

Bài thánh ca của Thư gởi các tín hữu Philipphê tặng những chỉ dẫn quan trọng cho lời cầu nguyện của chúng ta.

   a) Chỉ dẫn trước tiên là lời van xin " Lạy Chúa ", để thưa lên Chúa Giêsu, đang ngự bên hữu Chúa Cha: chính Người là Chúa duy nhứt của đời sống chúng ta, giữa bao nhiêu " cai trị " muốn định hướng và dẫn dắt áp đặt. Bởi đó chúng ta cần có một bậc thang giá trị, mà tiên quyết phải dành cho Chúa, để có thể nói như Thánh Phaolồ: 

   - " Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời là được biết Chúa Giêsu Kitô, Chúa của tôi " (Phil 3, 8). 

Gặp gỡ với Chúa Phục Sinh đã làm cho ngài biết rằng chính Người là kho tàng duy nhứt, mà vì đó có thể tiêu hao cả mạng sống. 

   b) Chỉ dẫn thứ hai đó là thái độ sấp mình xuống, " muôn vật phải bái qùy " trên trời cũng như dưới đất. Điều đó nhắc lại một cách diễn tả của tiên tri Isaia, khi ngài nói về thái độ thờ phượng mà mọi tạo vật đều phải có đối với Chúa: 

   - " Trước mặt Ta, mọi người sẽ qùy gối và mở miệng thề rằng: chỉ có Chúa mới cứu độ và làm cho mạnh sức ..." ( Is 45, 23). 

Cử chỉ bái gối trước Phép Bí Tích Cực Thánh hay qùy gối xuống trong lúc ầu nguyện diễn tả chính thái độ thờ phượng trước nhan Chúa, cả bằng thân thể.

Bởi đó điều quan trọng là thực hiện cử chỉ đó, không phải do thói quen và hối hả, nhưng với ý thức sâu đậm. Khi chúng ta

   - qùy gối trước mặt Chúa,

   - chúng ta tuyên xưng đức tin của chúng ta vào Người,

   - nhận biết Người là Chúa duy nhứt của cuộc đời chúng ta.

 

Anh Chị Em thân mến,

   - trong khi cầu nguyện chúng ta chăm chú nhìn lên Chúa Chịu Đóng Đinh,

   - chúng ta hãy thường dừng lại để cầu nguyện thường xuyên hơn trước Thánh Thể, để làm cho cuộc đời chúng ta hội nhập vào tình yêu thương của Chúa, Đấng đã khiêm nhường hạ mình xuống để nâng chúng ta lên đến Người. 

Lúc khởi đầu buổi giáo lý, chúng ta đã tự hỏi làm sao Thánh Phaolồ có thể vui tươi được trước mối nguy hiểm gần kề của việc tử đạo và đổ máu mình ra.

Điều vừa kể có thể được, bởi vì Vị Tông Đồ không bao giờ ngoảnh mắt xa cách cái nhìn của mình khỏi Chúa Kitô  cho đến khi nào trở thành đồng dạng với Người trong cái chết, 

   - " với hy vọng có ngày được sống lại từ trong cõi chết " ( Phil 3, 11). 

Như Thánh Phanxicô đứng trước Chúa chịu đóng đinh, chúng ta cũng hãy nói lên;

   - " Lạy Thiên Chúa Tối Cao, Thiên Chúa vinh quang, xin Chúa soi sáng những nẻo tâm tối trong con tim của con. Xin Chúa ban cho con một đức tin ngay chính, niềm hy vọng vững chắc và bác ái hoàn hảo, định chuẩn và phán đoán để thực hiện đích thực và thánh thiện của Chúa,Amen ( cfr Peghieradavanti al sacrifisso FF ( 276).

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!