Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
NƯỚC THIÊN CHÚA NHƯ CHUYỆN MỘT NGƯỜI GIEO RẢI HẠT GIỐNG XUỐNG ĐẤT.

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV B 32); ( 17.06.2012); ( Mc 4, 26-34)

CHÚA NHẬT XI PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN, NĂM B

 

NGUYỄN HỌC TẬP

 

Đoạn Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay kết nối

   - dụ ngôn hạt giống tự mình nảy sinh và lớn lên ( Mc 4, 26-29)

   - và dụ ngôn hạt hạt cải bé nhỏ sinh ra cây to lớn ( MC 4, 30-32).

Cả hai đều tượng trưng nói lên ý nghĩa Nước Thiên Chúa.

 

   1 - Dụ ngôn hạt giống nói lên tiến trình lịch sử gồm ba giai đoạn: gieo rãi, lớn lên và gặt hái.

Khởi đầu là động tác của người nông dân và kế đến được trình bày như là một động tác đã kết thúc. Động từ " gieo rải " trong nguyên bản Hy Lạp ở thì quá khứ ngắn gọn " aoriste ", để diễn tả một động tác đã kết thúc.

Muc đích của việc đề cập đến động tác ngắn gọn đã qua đó là để mở đầu cho những gì sẽ được đề cập đến kế tiếp.

Bởi đó đoạn diễn tả tiếp theo được kéo dài, nói lên thời gian của hạt giống và của đất đai.

Đối với người nông dân, thời gian kéo dài sau đó chỉ là thời gian trôi qua, trong lúc anh thức ban ngày, ngủ ban đêm:

   - " Đêm hay ngày, người ấy ngủ hay thức...,"

và không biết những gì xảy ra đối với hạt giống:

" ...thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào thì người ấy không biết." ( Mc 4, 27).

Đối với đất, thì đây là thời gian sản xuất, sinh sôi nẩy nở " tự động " ( automaté ) chuyển đổi một cách phi thường:

   - " Đất tự nhiên sinh hoa màu: trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt " ( Mc 4, 28).

Đến giai đoạn thứ ba thì người nông dân lại xuất hiện, nhưng văn bản Phúc Âm không đề cập đến anh, mà chỉ nói:

   - " ...đem liềm hái ra gặt, vì đã đến mùa " ( Mc 4, 29).

Động tác của người nông dân được đặt giữa hai yếu tố, mà anh không phải là nhân vật chính:

   - " Lúa vừa chín "  và " đã đến mùa ".

Đó là hai cách diễn tả cần phải được phân tích rõ, có ý nghĩa.

Bản văn không nói. " Khi người nông dân vừa thấy lúa đã chín ", nhưng theo từng chữ văn mạch:

   - " Khi trái vừa cho phép ".

Trái lúa được ban cho con người, Con người không làm ra lúa, mà chỉ gặt hái, đón nhận.

Chính hạt giống một mình làm nên tất cả, từ nẩy mầm, lớn lên, và chín, tự hiến dâng mình sẵn sàng cho con người, để con người đón nhận, gặt hái. 

Những gì chúng ta vừa đề cập nhấn mạnh đến mối tương phản giữa hai thời kỳ. Thời gian của người nông dân, một thời gian rất ngắn, đó là thời gian đễ gieo rải và gặt hái.

Trong khi đó thì thời gian của hạt giống, một thời gian dài, trong đó mọi chuyện đều xảy ra trong mối bí nhiệm thinh lặng của lòng đất. Thời gian dài đó cũng giống như thời gian dài đối với nhiều người chúng ta. Tại sao khi đã được gieo xuống đất hạt giống lại lặng yên lâu như vậy, trước khi tỏ dấu lộ diện cho thấy được?

Thời gian lâu dài đó có ý nghĩa gì, trong khi đó thì mọi chuyện đều bất động, không thấy được gì hết và Thiên Chúa dường như yên lặng?

Hình ảnh giống nhau giữa giữa hai thời gian chờ đợi đó có ý nghĩa: là thời gian quyết định, thời gian Chúa tác động, chớ không phải là thời gian Người khiếm diện.

Trong dụ ngôn, đó là thời gian bất động của người nông dân, " ngủ hay thức ", chớ không phải là thời gian bất đọng của hạt giống, " nẩy mầm, lớn lên, trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trỉu".

Mọi chuyện đều xảy ra trong thinh lặng, bí ẩn, điều đó không phải là dấu chứng Thiên Chúa thinh lặng, mà là Người nói với chúng ta bằng một cách khác.

Bởi đó trong cuộc sống của mình, mọi chuyện có vẻ dường như đi nghich hướng với ý muốn của chúng ta, cả lời cầu nguyện cũng không thấy có động tỉnh gì, chúng ta đừng buông thả mình vào thất vọng, bối rối hay mất kiên nhẫn vô ích.

Thái độ chính đáng " chờ đợi trong tin cậy ", đó là bài học.

Dĩ nhiên thái độ " chờ đợi trong tin cậy " đó không phải luôn luôn dễ dàng và đối với mọi người, bởi lẽ ai trong chúng ta cũng có khuynh hướng muốn " thấy được và lập tức ":

   - " Thưa Thầy, xin cho chúng con thấy Chúa Cha..." ( Jn 14, 8; cfr. 7, 4) 

Ngoài sự khác biệt đối chọi giữa thời gian lâu dài của hạt giống và thời gian ngắn ngủi hoạt động của người nông dân, giữa thời gian hànhđộng thấy được và hoạt động tự nhiên, còn có một mối tương phản thứ hai mà Thánh Marco tác giả Phúc Âm muốn nhấn mạnh: một đàng là tình trạng bất động của người nông dân, không làm gì, không ảnh hưởng gì đến hạt giống; đàng khác là động tác không ngừng của hạt giống, nẩy mộng, lớn lên, trổ đòng đòng, bông lúa chín nặng trĩu hạt.

Dĩ nhiên giữa hai thực thể, thực thê thứ hai quan trọng hơn: đó là sức mạnh của hạt giống.

Đất đai " tự động " sinh hoa trái. do động tác mầu nhiệm của Chúa.

Nước Thiên Chúa cũng tương tự như vậy: Chúa tác động không ngừng, lạ lùng, nhưng kín đáo không thấy được.

Nước Thiên Chúa đã được đặt để vào lịch sử như hạt giống, được thể hiện, nhưng không phải do động tác của con người làm cho thể hiện và lớn mạnh, trải rộng ra đều khắp cho mọi người.

Không phải các môn đệ bảo đảm cho Nước Trời được thành công, mặc dầu được Chúa giao cho sứ mạng " làm cho muôn dân trở thành môn đệ " ( Mt 28, 19). Bởi vì người môn đệ chỉ phải bảo đảm cho việc loan báo và " gặt hái " khi đến giờ.

Quyết định thời điểm " bông lúa nặng trĩu " chín mùi để gặt hái không phải của người nông dân, mà là hạt giống.

Dĩ nhiên không ai trong chúng ta phủ nhận việc chuyên cần dấn thân của con người trong cuộc sống trần thế, nhưng dù sao đi nữa, thái độ của người tín hữu Chúa Kitô trong dòng lịch sử của cuộc sống là thái độ chờ đợi với lòng tin cậy và chắc chắn phó thác vào Chúa.

Bởi vì Nước Thiên Chúa không phải là những gì của con người, mà của Chúa.

 

  2 - Dụ ngôn hạt cải.

Dụ ngôn được khởi đầu bằng hai câu hỏi:

   - " Chúng ta có thể ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy ví dụ nào mà hình dung được? " ( Mc 4, 30).

Thánh Marco tác giả Phúc Âm ghi lại hai câu hỏi để mở đầu, khiến cho người nghe phải chú ý. Khởi đầu bài diễn văn bằng cách đặt câu hỏi là tiến trình của nghệ thuật hùng biện. Điều đó có chủ đích kích thích người nghe chú ý đến vấn đề, trước khi đưa ra câu giải đáp.

Nhưng trong trường hợp chúng ta không phải chỉ đơn sơ là nghê thật của tài hùng biện.

Thật vậy hai câu hỏi không phải để nói lên phương thức huấn dạy khiến cho vấn đề được hiểu rõ hơn, cho bằng là tìm kiếm giao điểm nối kết giữa kinh nghiệm con người chúng ta và Nước Thiên Chúa.

Dụ ngôn hạt cải kể lại một sự thay đổi, một tiến trình năng động. Điều tương tợ với dụ ngôn hạt giống ở trên là mối tương phản giữa trạng thái "bé nhỏ " của hạt cải và thực thể " to lớn hơn mọi thứ rau cỏ " của cây được hạt cải sinh ra:

   - " cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng " ( Mc 4, 34).

Bằng những tỉnh từ được dùng, " nhỏ nhứt trên mặt đất " và " lớn hơn mọi thứ rau cải ", để nhấn mạnh hai trạng thái trái ngược của lúc khởi đầu và lúc kết thúc lịch sử của hạt cải.

Nhưng chính các động từ là những gì thiết yếu, bởi lẽ làm cho chúng ta nhớ lại trạng thái trái ngược to lớn như vậy, trên thực tế là kết quả của một dòng lịch sử liên tục nối tiếp giữa trạng thái khởi đầu và hiện trạng kết thúc., đó " chính là vì " hạt cải bé nhỏ đó trở nên cây cải to lớn. 

Đoạn văn ghi chú kết thúc,

    *  " cành lá xum xuê đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng " ( Mc 4, 32)

có hai vai trò quan trọng:

   - vai trò thứ nhứt là tăng cường thêm sức mạnh cho mối tương phản , bằng cách nói lên trạng thái to lớn của cây cải không thể so sánh được đối với các cây rau cải khác.

   - vai trò thứ hai, là cung cấp cho người nghe chìa khoá để hiểu được.

Thật vậy, hình ảnh cây cối trên đó chim trời có thể đến đậu là hình ảnh có nhiều liên tưởng Thánh Kinh ( Ex 17, 22-24. 31,4; Dn 4, 10-12.17-23). Tất cả các ý nghĩa liên tưởng đó đều quy tựu vào lòng mong đợi Nước Thiên Chúa, mà sự cao cả của Nước Người đối ngược lại với trạng thái khó khăn trong đó dân Người đang sống. Trong một đoạn của sách tiên tri Isaia chẳng hạn, bóng mát là hình ảnh biểu tượng cho Thiên Chúa, mà dưới đó sau cùng dân Người sẽ tìm được thanh bình và cuộc sống sung mãn: 

   - " ...là mái lều làm bóng rặm ba ngày cho khỏi nóng, là nơi nương ẩn khi bảo táp mưa sa " ( Is 4,6). 

Phương diện mà trên đó được so sánh  là mối tương quan giữa trạng thái bé nhỏ của hạt cải và mức độ to lớn của cây lớn lên; đồng thời cũng là mối tương phản tuyệt đối và tiếp nối bất khả phân ly:

   - không phải là sự so sánh cố định giữa trạng thái bé nhỏ của một đàng và mức độ to lớn của đàng khác,

   - mà là giữa trạng thái bé nhỏ và to lớn của cùng một vật thể, trong thời điểm khởi đầu và trạng thái cuối cùng của sự biến đổi, trở nên.

Cây cải to lớn thoát xuất từ hạt cải bé nhỏ. Hạt cải bé nhỏ biến thành cây cải to lớn.

Điều vừa kể cho biết dụ ngôn muốn chuyển đến chúng ta sự chắc chắn rằng ngay những lúc khởi đầu khiêm nhường chúng ta cũng nhận ra được thực hiện cuối cùng của Thiên Chúa, có thể cảm nhận được Nước Thiên Chúa đến.

Mặc dầu điều muốn mà dụ ngôn muốn nhấn mạnh là mối tương phản giữa trạng thái bé nhỏ khởi đầu và trạng thái kết thúc huy hoàng, điều đó cũng  xác định mối tương phản giữa lúc khởi đầu và kết thúc của thời gian giữa lúc đang diễn ra của Nước Thiên Chúa đang đến. 

Trong sứ mạng của Chúa Giêsu, dụ ngôn có một chỗ đứng xác định: mục đích của dụ ngôn không phài là để diễn tả tương lai, hay nói cho biết khi nào Nước Người sẽ đến, mà là để làm cho chúng ta  hiểu được giá trị quyết định của thời điểm hiện tại.

Bằng dụ ngôn nầy, Chúa Giêsu muốn đưa ra câu giải đáp cho những ai đang mong đợi một vương quốc vinh quang và đều khắp của Người, bởi lẽ họ lắc đầu trước một vị Rabbi ( Thầy) chưa được biết đến với một nhóm môn đệ bằng bụm tay, một vị Thầy lại đón nhận dân chúng không có tư tưởng rõ ràng trong sáng, còn tệ hơn nữa là giao tiếp như bọn thu thuế, gái điếm và kẻ tội lỗi.

Tất cả những gì không đáng khích lệ đó sẽ được  chuyển đổi trong Nước Thiên Chúa chăng ?

Chúa Giêsu trả lời, bằng cách kêu gọi họ hãy nhìn xem hạt cải có vẻ bé nhỏ và vô ý nghĩa, nhưng trong trạng thái bé nhỏ và vô nghĩa của nó sẽ phát triển ra một cây cải to lớn. 

Nước Thiên Chúa giống như hạt cải : mặc cho đặc tính còn ẩn giấu và không thấy được lúc khởi đầu, nhưng là một thực thể sống động, đã hiện diện, nhưng còn phải được thực hiện hoàn hảo.

Qua lời giảng dạy và động tác của Chúa Giêsu, Nước Thiên Chúa đã hiện diện giữa con người, mặc dầu chưa được hiện thực hoàn hảo.

Qua dụ ngôn hạt cải và hạt giống lớn lên một mình, Chúa Giêsu diễn tả sự hiện diện còn ẩn giấu của Nước Thiên Chúa .

Trong sự hiện diện khiêm tốn của Chúa Giêsu, Nước Thiên Chúa đã được làm cho hiện diện giữa con người.

Nước Thiên Chúa đã hiện diện nơi Người.                  

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!