Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
ANH EM HÃY ĐI VÀ LÀM CHO MUÔN DÂN TRỞ THÀNH MÔN ĐỆ, LÀM PHÉP RỬA CHO HỌ NHÂN DANH CHA VÀ CON VA THÁNH THẦN...

 

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV B 30); ( 03.06.2012); ( Mt 28, 16-20)

CHÚA NHẬT LỄ CHÚA BA NGÔI, NĂM B.

 NGUYỄN HỌC TẬP

 

Phúc Âm Thánh Matthêu kết thúc bằng biến cố Chúa Phục Sinh hiện ra cho Nhóm Mười Một ở Galilea, với sứ mạng được sai đi và lời hứa bảo trợ.

Phúc Âm  không còn đặc tâm chú ý để thuyết phục về thực thể phục sinh nữa, mà chỉ có ý dẫn đến hậu quả của đức tin vào Chúa Kitô.

 

   1 - Con số " Nhóm Mười Một " nhắc lại cho những ai đọc Phúc Âm rằng nhóm khởi đầu là " Nhóm Muời Hai ", bị thu bớt lại vì sự phản bội của Giuda ( Mt 26, 14-16; 27, 3-10).

Nhóm Mười Một đến gặp Chúa Phục Sinh được đánh dấu bằng kinh nghiệm của sự phản bội bất trung. Chúa Giêsu hiện ra giữa các Vị trên núi nầy ở Galilea, là điều thể hiện lời hứa đã được nói lên trong cuộc hành trình lâu dài ban đêm hướng về Giêrusalem:

   - " Nhưng sau khi trỗi dậy, Thầy sẽ đến Galilea trước anh em " ( Mt 26, 32).

Galilea là nơi các môn đệ được kêu gọi ( Mt 4, 18-22), vậy cũng là nơi Chúa Giêsu triệu tâp các môn đệ.

Địa danh đó là nơi cách xa các cơ chế điều hành Đền Thờ Giêrusalem, cơ chế quyền lực chính trị , xa cách thành phố, nhưng  là nơi khởi xuất sứ mạng của các Tông Đồ.

Các môn đệ đến gặp Chúa Giêsu trên " một ngọn núi ":

   - " Mười một môn đệ đi đến miền Galilea, đến ngọn núi Chúa Giêsu đã truyền cho các ông đến " ( Mt 28, 16).

" Ngọn núi " là địa danh nơi Thiên Chúa tỏ mình ra:

   - " Hãy lên núi với Ta và ở lại đó, Ta sẽ ban cho ngươi những bia đá: luật và mệnh lệnh Ta đẽ viết ra để dạy dỗ dân chúng " ( Ex 24, 12),

Có lẽ khi viết câu Phúc Âm trên, Thánh Matthêu liên tưởng đến Cựu Ước, và những những địa danh mà Chúa Giêsu đã hiện diện:

   - các lúc Chúa Giêsu bị cám dỗ,

   - lúc Chúa Giêsu rao giảng Tám Mối Phước Thật,

   - lúc Chúa Giêsu được biến dạng, tỏ mình ra sáng láng.

Các ngọn núi vừa kể đã được chiêm ngưởng một dòng dõi nhân loại mới được phát sinh và chiến thắng.

Giờ đây trên ngọn núi ở Galilea, Chúa Phục Sinh hoàn hảo hóa cuộc chiến thắng đó của dòng dõi nhân loại mới, bởi lẽ cái chết đã bị khuất phục, một dòng dõi mới được năng động hoá bởi lề luật tình thương.

 

   2 - " Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng một vài người hoài nghi " ( Mt 28, 17).

Câu Phúc Âm vừa kể cho thấy Thánh Matthêu ghi  nhận ngay những giây phút sinh nở đầu tiên của Giáo Hội, đã phát hiện ra thái độ hoài nghi. Ngài muốn làm cho chúng ta lưu ý các mối cảm tình và phản ứng  trái ngược của Nhóm Mười Một môn đệ, trước sự hiện diện của Chúa Phục Sinh.

Đức tin va hoài nghi là hai thái độ luôn luôn hiện diện trước mọi lần Chúa Phục Sinh hiện ra ( Mc 16, 14; 24, 11.41).

Và không những vậy, ở những thời điểm khởi đầu, mà ngay cả lúc các môn đệ đồng hành với Chúa Giêsu ( Mt 8, 26; 14, 31; 16,8).

 

   3 - Chúa Giêsu đầy uy quyền phán với các môn đệ:

     * " Thầy đã được trao toàn quyền trên trời, dưới đất " ( Mt 28, 18).

" Thầy đã được trao toàn quyền ...", đây là hình thức thể thụ động thần học ( passif théologiaue), Chúa Giêsu nhận thức rằng Người đã được Chúa Cha trao cho mọi quyền.

" Mọi quyền " là từ ngữ nói lên uy quyền và khả năng hành đông, được Chúa Cha trao cho. Và bởi vì Người là Chúa Con, nên quyền được trao cho phải được hiểu là quyền tối thượng, mà Người hành động hoàn toàn hoà hợp với ý muốn của Chúa Cha.

" Trên trời, dưới đất ", cách dùng hai từ ngữ đối ngược " trời / đất " là thể thức nói lên đặc tình hoàn toàn, trọn vẹn: Chúa Giêsu xác quyết rằng Người có mọi quyền và hành động bất cứ ở đâu. 

Trong đời sống công cộng, không thiếu những trường hợp trong đó Chúa Giêsu xác nhận quyền thượng đẳng của mình,

   - khi Người giải thích Lề Luật theo ý muốn của Người: " Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: " Lạy Chúa, lạy Chúa là được vào Nước Trời đâu! Nhưng  chỉ ai thi hành ý  nuốn của Cha Thầy, là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi " ( Mt 7, 21).

   -    khi người tha tội lỗi: " Vậy để các ông biết, ở dước đất nầy, Con Người có quyền tha tội - bấy giờ Chúa Giêsu bảo người bại liệt - " Con hãy đứng dậy, vác giường đi về nhà ! Người bại liệt đứng dậy đi về nha " ( Mt 9, 6).

Và giờ đây là lần đầu tiên, Người công khai xác nhận rằng Người có quyền với trương độ tuyệt đối,    " trên trời dưới đất ".

Quyền tối thượng phổ quát đó của Chúa Giêsu là căn cội từ đó phát xuất sứ mạng phổ quát đều khắp.Nói tóm lại cả diễn từ của Chúa Giêsu gồm tóm tư tưởng phổ quát đều khắp hoàn hảo.

Tỉnh từ " mọi, tất cả " được lập đi lập lại đến bốn lần: " mọi quyền " ( Mt 28, 18), " mọi dân nước " ( Mt 28, 19), " mọi điều Thầy đã truyền cho anh em " và " mọi ngày cho đến tận thế " ( Mt 28, 20).

 

   4 - Quyền được giao cho Chúa Giêsu có ảnh hưởng quan trọng đến cộng đồng các môn đệ ( Mt 28, 19).

Chúa Giêsu đã khai trương một phương thức mới, giờ đây được giao cho các môn đệ Người. Như Người đã đi để gặp các con người trong thời đại của Người, các môn đệ Người cũng phải ra đi làm như vậy.

Sứ mạng làm Phép Rửa cho mọi dân tộc, nhân danh Chúa Ba Ngôi và " dạy họ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em " thuộc về bản thể cấu trúc của cộng đồng các môn đệ: Giáo Hội tự bản thể của mình là cộng đồng truyền giáo.

" Làm cho trở thành môn đệ " là mục đích của sứ mạng. Từ ngữ rất quan trọng, hàm chứa tất cả các ý nghĩa mà danh từ môn đệ có trong Phúc Âm, và đó cũng là định nghĩa ngắn gọn và chính xác đời sống Kitô hữu.

Người tín hữu Chúa Kitô không phải chỉ có bổn phận đem đến cho người khác một sứ điệp, mà là thiết lập nên sự liên hệ cá nhân với vị Thầy, đó mới là bổn phận tiên khởi, " làm cho trở thành môn đệ ", tức là người bước theo Chúa Giêsu.

Trong trạng thái " môn đệ hay đệ tử " của Do Thái không đặt tầm quan trọng mối tương quan thầy- trò, như là điều kiện tiên khởi phải có, mà là phải học biết lý lẽ mà thấy giảng dạy cho.

Đó không phải là điều kiện người môn đệ của Chúa Giêsu: người môn đệ của Chúa Giêsu là người gắn chặt, khắn khít với Thầy và dấn thân chia xẻ đồ án cuộc sống với Người. Điều đó cho thấy mối tương quan thầy / trò trong người " môn đệ " của Chúa Giêsu, không phải là " học biết ", mà " bước theo " Chúa Giêsu:

   - " ...Lập tức các ông bỏ chài lưới, mà đi theo Người..., Lập tức các ông bỏ thuyền, bỏ cha lại mà đi theo Người " ( Mt 4, 18-22).

Như vậy việc " làm môn đệ " được thực hiện bằng cách đi theo Chúa Giêsu, sống theo lời Người dạy bảo cho và theo hành động của Người.

" Mọi dân tộc ", một vài câu xác quyết trong Phúc Âm Thánh Matthêu làm cho chúng ta có cảm tương rằng Phúc Âm ngài có những tư tưởng giới hạn, đóng kín, hay nói cách khác là có mặc cảm chỉ  dành cho người Do Thái:

   - " Anh em đừng đi đến dân ngoại, đừng đi vào các thị xã dân Samaritani, đúng hơn anh em hãy chăm lo cho các con chiên thất lạc của nhà Israel "

   - " Ta không được sai đến, nếu không phải cho các con chiên lạc nhà Israel " ( Mt 15, 24).

Nhưng giờ đây vào phần kết thúc Phúc Âm, nói một cách rõ ràng, chân trời của sứ mạng được mở rộng ra cho cả thế giới:

   - " Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ..." ( Mt 28, 19).  

" Làm cho muôn dân trở thành môn đệ " không có nghĩa là tất cả đều phải hoán chuyển, theo Kitô giáo, mà là tác động truyền giáo phải được lan rộng đến hết mọi người.

Cách diễn tả vừa kể làm chúng ta nhớ lại đặc tính phổ quát, cho hết mọi nguời, sứ mạng các môn đệ được sai đí, không loại trừ Israel:

   - " Các dân thiên hạ sẽ tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách chiên với dê " ( Mt 25, 32).

Nếu đối với Chúa Giêsu trong cuộc sống trần thế, một sứ mạng giới hạn vào đất đai Israel, thì đối với Chúa Giêsu phục sinh, , sứ mạng được trải rộng ra cho mọi dân tộc. 

Phận vụ được giao cho các môn đệ là " làm Phép Rửa " và " dạy bảo ":

   - " Làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần " ( Mt 28, 19).

Phép rửa của Thánh Gioan Tẩy Giả trước kia là phép rửa thống hối, một dấu chứng bên ngoài của lòng thành tâm thiện chí,

Trái lại, Phép Rửa Kitô giáo là động tác hội nhập con người vào thông hiệp với Chúa Ba Ngôi, " nhân danh Cha và Con và Thánh Thần ".

Qua Phép Rửa Kitô giáo, con người được hội nhập vào, kết hợp với Chúa Kitô và qua Người, được  kết hợp với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.

Người tín hữu Chúa Kitô nhận được Phép Rửa nhân danh Chúa Giêsu,

   - " vì được dìm trong cái chết của Người, chúng ta cũng đã cùng được mai táng với Người. Bởi vậy, cũng như Người đã được sống lại từ cỏi chết nhờ quyền năng của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống lại một cuộc đời mới " ( Rom 6,4). 

Người tín hữu Chúa Kitô trở thành Đền Thờ của Chúa Thánh Thần,

   - " Hay anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần sao? Mà Thánh Thần đang ngự trơng  anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em. Như vậy anh em đâu còn thuộc về thế gian nữa " ( 1 Cor 6, 19), và trở thành nghĩa tử của Chúa Cha:

   - " Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con, thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa " ( Gal 4, 7).

 

   5 - " Dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em " Mt 28, 20).

" Tuân giữ "  không chỉ có nghĩa là " gìn giữ, không quên đi ", mà còn áp dụng, hành động, thực hiện trong cuộc sống.

Như vậy, người môn đệ Chúa Kitô không phải chỉ là người có trí óc nhớ dai những gì mình được dạy bảo, mà còn là người phải đem ra thực hiện trong cuộc sống và hành động như Chúa Giêsu đã làm và chỉ dẫn cho.

Nói cách khác, người tín hữu Chúa Kitô phải biến đổi mình giống như Chúa Giêsu, thành một Chúa Giêsu thứ hai.

Người tín hữu Chúa Kitô được mời gọi phải " tuân giữ ", tức là phải hành đông theo lời Chúa dạy bảo, phải là người rao giảng Phúc Âm cho người khác bằng đời sống, trước khi bằng lời nói.

Ai đón nhận lời giảng dạy của các môn đệ, sẽ là người được kêu gọi nhân chứng, làm cho người khác thấy được bằng đời sống cuộc sống môn đệ Chúa Kitô của mình.

Người môn đệ là nguời có bổn phận giải thích lời của Vị Thầy bằng gương mẫu đời sống.

Trên thực tế, điều đó được Chúa Giêsu dạy một cách ngắn gọn:

   - " Vậy tất cả những gì anh em muốn người khác làm cho mình, anh em hãy làm cho người ta ..." ( Mt 7, 12). 

Nói cách khác, đó là tình yêu đối với Chúa và đối với anh em:

   - " Tất cả Luật Moisen và các sách Ngôn Sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy " ( Mt 22, 40).

Đó là sứ mạng mà Chúa Giêsu giao phó cho các môn đệ và các người tín hữu Chúa Kitô, con cái của các vị trong đức tin, tức là tất cả chúng ta.

 

   6 - Sứ mạng Chúa Phục Sinh giao cho các môn đệ được bảo đảm.
   - " Thầy ờ cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế " ( Mt 28, 20).

Thánh Matthêu đã đề cập đến chủ đề nầy ngay khi khởi sự Phúc Âm của ngài. Chúa Giêsu là Đấng thực hiện lời hứa cho Acaz: Người là Đấng Emmanuel

   - " Vì vậy, chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu:nầy đây người trinh nữ mang thai, sinh hạ một con trai và đặt tên là Emmanuel" ( Is 7, 14), là Thiên Chúa ở cùng chúng ta:

   - " Bà sẽ sinh một con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ. Tất cả sự việc nầy đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia: Nầy đây Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh một con trai, con trẻ sẽ được gọi là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta  " ( Mt 1, 22-23).

Chúa Giêsu trong cuộc sống trần thế của Người, Người đã chỉ cho con đường phải đi theo.

Giờ đây, là Chúa Phục Sinh, Người ban cho sức mạnh để bước đi. Sức mạnh đó thoát xuất từ sự hiện diện của Người, Người vẫn là động lực thúc đẩy cho công đồng Giáo Hội, liên hợp với Người và tùy thuộc vào Người.

Người không từ biệt các môn đệ Người, bởi vì Người không rời xa các vị, chỉ thay đổi sự hiện diện.

Cuộc hẹn ước gặp nhau ở Galilea là để nhắc nhớ rằng Người luôn luôn hiện diện với các vị.

Đây là lần hẹn cuối cùng với các môn đệ, nhưng là lần hẹn nhau đầu tiên cho tất cả mọi người.

Ta sẽ ờ cùng anh em cho đến khi nào cho đến thời gian nầy kết thúc. Đó là cầu xác định, mà qua câu đó Thánh Matthêu kết thúc Phúc Âm.

Đó là một câu kết thúc bất ngờ; Chúa Phục Sinh không ra đi, Người đã sống lại đê luôn luôn ở giữa các môn đệ Người,

Lời hứa, mà danh tánh Chúa Giêsu nói, lên, " Thiên Chúa ở cùng chúng ta, Emmanuel ", vẫn được giữ nguyên vẹn. 

Sứ mạng của các môn đệ, của người tín hữu Chúa Kitô, của Giáo Hội được Chúa Giêsu bảo đảm, trong Giáo Hội có Chúa Giêsu Phục Sinh:

   - " Nầy đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế ".

 

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!