BÀI GIÁO LÝ NGÀY THỨ TƯ ( 8A 16)
Công trường Thánh Phêrô, buổi yết kiến ngày thứ tư, 09.05.2012.
ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI
Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay tôi muốn được dừng lại suy nghĩ về giai đoạn cuối cùng đời sống Thánh Phêrô, được Sách Tông Đồ Công Vụ ghi lại: đó là việc bỏ tù ngài do ý muốn của Erode Agrippa và việc giải thoát ngài nhờ sự can thiệp của Thiên Thần Chúa, áp ngày cuộc xử án ngài ở Giêrusalem ( crf Act 12, 1-17).
1 - Đoạn tường thuật một lần nữa được đánh dấu bằng lời cầu nguyện của Giáo Hội.
Thật vậy, Thánh Luca viết:
- " Trong khi ông Phêrô bị giam giữ như vậy, thì Hội Thánh không ngừng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện khẩn thiết cho ông " ( Act 12, 5).
Và sau khi rời khỏi ngục một cách lạ lùng, và trong dịp Phêrô đến viếng nhà bà Maria, mẹ ông Gioan cũng được gọi là Marco, Thánh Phêrô xác nhận rằng
- " Ý thức được như vậy, ông ( Phêrô) đến nhà bà Maria, mẹ ông Gioan, cũng được gọi là Marco,thì ở đó có nhiểu người đang tụ họp và cầu nguyện " ( Act 12, 12),
Giữa hai điều ghi chú quan trọng đó, để nói lên thái độ của cộng đồng Kitô hữu trước cơn nguy biến và bách hại, cuộc giam cầm và giải thoát của Phêrô được thuật lại, động tác cầu nguyện đó kéo dài suốt cả đêm.
Lời cầu nguyện không ngừng của Giáo Hội vang lên Chúa, Chúa lắng nghe và Người thực hiện một cuộc giải thoát không thể tưởng tượng được và bất ngờ, bằng cách gởi một Thiên Thần đến.
Đoạn tường thuật vừa kể nhắc lại những yếu tố quan trọng việc giái phóng Israel khỏi ách nô lệ Ai Cập, Lễ Vượt Qua Do Thái.
Như đã xảy ra trong biến cố chủ yếu đó, ở đây cũng vậy, động tác chính được Thiên Thần Chúa thực hiện, để giải thoát Phêrô.
Và chính các động tác của vị Tông Đồ - được gọi phải lập tức đứng dậy, xỏ dây nịt và thắt lưng - sao chép lại những động tác của dân được chọn trong đêm được giải thoát nhờ vào sự can thiệp của Chúa, khi họ được mời gọi hãy ăn con chiên mau lên, với lưng đã được thắt, dép được mang vào chân, gậy cầm tay, sẵn sàng thoát ra khỏi Xứ:
- " Các ngươi phải ăn thế nầy: lưng thắt gọn, chân đi dép, tay cầm gậy. Các ngươi phải ăn vội vã; đó là lễ Vượt Qua mừng Đức Chúa " ( Ex 12, 11).
Như vậy Phêrô có thể lớn tiếng nói lên:
- " Bây giờ tôi biết thực sự là Chúa đã sai Thiên Sứ của Người đến, và Người đã cứu tôi thoát khỏi tay vua Erode, khỏi mọi điều dân Do Thái mong muốn tôi phải chịu " ( Act 12, 11).
Nhưng Thiên Sứ không những làm cho chúng ta nhớ đến cuộc giải phóng Israel ra khỏi Ai Cập, mà cả đến cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô. Thật vậy Sách Tông Đồ Công Vụ thuật lại:
- " Bỗng Thiên Sứ của Chúa đến bên cạnh ông, và ánh sáng chói rực cả phòng giam. Thiên Sứ đập vào cạnh sườn ông Phêrô, đánh thức ông dậy và bảo: " Đứng dậy mau lên " ( Act 12, 7).
Ánh sáng tràn ngập khắp phòng giam, chính động tác đánh thức vị Tông Đồ, khiến chúng ta nhớ đến ánh sáng giải thoát Lễ Phục Sinh của Chúa, chiến thắng bóng đen của đêm tối và sự dữ.
Sau cùng lời mời gọi;
- " Khoát áo choảng vào và đi theo ta " ( Act 12, 8). làm vang lên lại trong tâm hồn những lời mời gọi đầu tiên của Chúa Giêsu:
- " Các anh hãy theo Ta,..." ( Mc 1, 17).
Và đó cũng là những lời được lập lại sau Phục Sinh trên bờ hồ Tiberiade, ở đó Chúa Giêsu lập lại cho Phêrô đến hai lần:
- " Hãy theo Ta " ( Jn 21, 19.22).
Là một lời kêu gọi thúc giục hãy đi theo làm môn đệ Người: đó là chỉ có khi nào vượt ra khỏi mình và đi theo trên con đường đồng hành với Chúa, hành động theo ý muốn của Người, lúc đó con người mới sống đích thực đời sống tự do.
Tôi muốn được nhấn mạnh đến khía cạnh khác của thái độ Phêrô trong tù.
Thật vậy, chúng ta lưu ý rằng trong khi cộng đồng Kitô hữu liên lĩ cầu nguyện cho Phêrô, thì Thánh Phêrô lại " đang ngủ " ( Act 12,6).
Đang trong một tình trạng nguy kịch và trầm trọng như vậy, đó là thái độ có vẻ thật kỳ hoặc. Nhưng lại cho thấy thái độ yên tỉnh và tin cậy của Phêrô. Ngài phó thác cho Chúa, biết rằng mình đang được bao bọc bởi tình liên đới và lời cầu nguyện của anh em mình và hoàn toàn phó thác mình trong tay Chúa.
Như vậy, đó cũng phải là lời cầu nguyện của chúng ta: kiên trì, hiệp nhứt với người khác, hoàn toàn tin cậy vào Chúa, Đấng hiểu biết tận thâm tâm của chúng ta và chăm lo cho chúng ta đến nỗi, như Chúa Giêsu nói:
- " ngay cả tóc trên đầu anh em, Người cũng đã đếm cả rồi. Vậy anh em đừng sợ, ... " ( Mt 10, 30-31).
Phêrô sống đêm trong tù ngục và giây phút được giải thoát khỏi tù như là thời gian của ngài đi theo làm môn đệ Chúa, Đấng toàn thắng âm u của đêm tối, giải thoát khỏi nô lệ của xiềng xích và khỏi mối nguy hiểm của sự chết.
Cuôc giải thoát của ngài là một cuộc giải thoát lạ lùng, được đánh dấu bằng nhiều chuyển tiếp khác nhau, được ghi lại một cách tỉ mỉ:
- được Thiên Thần hướng dẫn,
- mặc cho có lính canh gát,
- đi ngang qua cửa kiểm soát thứ nhứt và thư hai,
- cho đến cửa sắt mở đường vào thị xã, và cửa tự động mở ra trước mặt các vị:
- Qua vọng canh thứ nhứt, rồi vọng canh thứ hai, thiên sứ và ông tới cửa sắt thông ra đường phố. Cửa tự động mở ra trước mặt hai người " ( Act 12,10).
Phêrô và Thiên thân Chúa cùng đi chung một đoạn đường, cho đến khi tự ý thức được, vị Tông Đồ biết đưọc rằng Chúa đã thực sự giải thoát mình, và sau khi suy nghĩ, Phêrô đi đến nhà bà Maria, mẹ của Marco, nơi mà đông đảo các môn đệ đang hợp nhau cầu nguyện.
Như vậy, một lần nữa đáp ứng của cộng đồng đối với khó khăn và nguy hiểm là phó thác mình vào Chúa, bằng cách tăng cường thêm mối liên hệ mình với Người.
2 - Đến đây, tôi nghĩ rằng là điều hữu ích nhắc lại một trường hợp khác không phải dễ dàng, mà cộng đồng Kitô hữu tiên khởi đã sống qua.
Đó là điều Thánh Giacobê nói đến trong Thư của ngài.
Đây là một cộng đồng đang trong cơn khủng hoảng, đang gặp khó khăn, không phải do các cuộc đàn áp, nhưng là do trong nội bộ có những sự ganh tỵ và tranh dành ( cfr Gc 3, 14-16). Thánh Tông Đồ tự hỏi làm sao chuyện như vậy xảy ra được. Và ngài tìm được hai nguyên nhân chính:
- nguyên nhân thứ nhứt là vì để cho mình bị cai trị bởi lòng ham muốn, bởi tính độc tài của những ước vọng của chính mình, bởi ích kỷ:
* " Bởi đâu có tranh giành, bởi đâu có xung đột giữa anh em ? Không phải là bởi chính những khoái lạc, của anh em đang gây chiến trong con người anh em đó sao? Thật vậy, anh em ham muốn mà không có, nên anh em chém giết, anh em ganh ghét cũng chẳng được gì, nên anh em xung đột với nhau, gây chiến với nhau " ( Gc 4, 1-2).
- và nguyên nhân thứ hai , đó là vì thiếu cầu nguyện:
* " vì anh em không xin " ( Gc 4, 2b), hay có cầu nguyện, nhưng cầu nguyện một cách không chính đáng:
* " anh em xin mà không được, vì anh em xin với tà ý, để lảng phí trong việc hưởng lạc " ( Gc 4, 3).
Tình trạng đó có lẽ đã thay đổi, theo ý Thánh Giacobê, nếu cả cộng đồng đều cùng nhau nói lên với Chúa, cầu nguyện thực sự một cách bền bĩ và đồng thanh hiệp nhứt.
Cũng vậy việc rao giảng về Chúa cũng có cái nguy mất đi động lực nội tại và nhân chứng trở thành cằn cỗi,
- nếu không được năng động hoá, nâng đỡ và cùng đồng hành bởi lời cầu nguyện, bởi động tác tiếp tục đối thoại sống động với Chúa.
Đây cũng là điều nhắc nhở quan trọng đối với chúng ta và cộng đồng chúng ta, các cộng đồng nhỏ bé như gia đình, hay những cộng đồng rộng lớn hơn như họ đạo, giáo phân, cả Giáo Hội.
Điều vừa kể khiến cho tôi nghĩ rằng họ cũng cầu nguyện trong cộng đồng Thánh Giacobê, nhưng họ không cầu nguyện tốt lành, mà chỉ vì theo lòng ham muốn của chính mình.
Luôn luôn chúng ta cần phải học biết cầu nguyện tốt lành, cầu nguyện thực sự, hướng mình về Chúa, chớ không phải về lợi thú của mình.
3 - Trái lại cộng đồng cùng đồng hành với lúc tù tội của Phêrô là một cộng đồng cầu nguyện đích thực, suốt cả đêm,cùng hợp nhứt nhau.
Một nỗi vui mừng không thể nào chứa đựng hết được, đó là niềm vui mừng đã tràn ngập xâm chiếm tâm hồn mọi người, khi Vị Tông Đồ bất thần đến gỏ cửa. Đó là niềm vui mùng và nỗi ngạc nhiên sững sờ trước động tác của Chúa đã lắng nghe.
Như vậy từ Giáo Hội lời cầu nguyện vang lên cho Thánh Phêrô và Phêrô trở về trong Giáo Hội để kể lại
- " Chúa đã đưa ngài ra khỏi tù như thế nào " ( Act 12, 17).
Trong Giáo Hội đó, nơi mà Phêrô được đặt để như là tảng đá ( cfr Mt 16, 18), ngài kể lại cuộc " Vượt Qua " giải thoát của ngài: ngài có kinh nghiệm sự tự do đích thực nằm trong chính động tác đi theo làm môn đệ Chúa Giêsu, ngài đã được bao phủ bằng ánh sáng chói lọi của Phục Sinh và vì đó mà ngài có thể nhân chứng cho đến tử đạo rằng Chúa là Đấng Phục Sinh và
- " ...thực sự đã sai thiên sứ của Người đến, đã cứu tôi khỏi tay vua Erode " ( Act 12, 11).
Cuộc tử đạo mà ngài sẽ chịu ở Roma sau đó, sẽ vĩnh viễn kết hợp ngài với Chúa Kitô, Đấng đã nói với ngài:
- " Nhưng khi đã về giá, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn " ( Jn 21, 18-19), để chỉ cho Phêrô biết với cái chết nào ngài vinh danh Thiên Chúa.
Anh Chị Em thân mến,
biến có cuôc giải thoát Thánh Phêro được Thánh Luca kể lại rằng Giáo Hội, mỗi người trong chúng ta,trải qua cơn thủ thách trong đem tối, chính sự canh thức không ngừng của lời cầu nguyện là điều nâng đỡ chúng ta.
Cả tôi cũng vậy, ngày từ thời điểm đầu của cuộc tuyển chọn tôi Kế Nghiệp Thánh Phêrô, tôi luôn luôn cảm nhân thấy mình được lời cầu nguyện của Anh Chị Em nâng đỡ, được lời cẩu nguyện của Giáo Hôi , nhứt là trong những lúc khó khăn nhứt,
Tôi hết lòng cám on tất cả- Với lời cầu nguyên kiên trì và phó thác tin tưởng , Chúa giải thoát chúng ta, phá các dây lòi tói, dẫn đắt chủng ta vượt qua bất cứ những đêm tối tù tội nào có thể kềm kẹp con tim của chúng ta và ban cho chúng ta có đươc tâm hồn thanh thoảng để đối đầu lại các khó khăn trên, ngay cả việc từ chối, thái độ đối nghịch, sự đàn áp.
Biến cố của Phêrô cho thầy sức mạnh của lời cầu nguyện,
Vị Tông đồ mặc dầu bị xiềng xích trói buộc, vẫn cảm thấy mình yên tỉnh, trong xác tin rằng mình không bao giờ trơ trọi.: bởi công đồng đang cầu nguyện cho, Chúa ở gần bên cạnh, đúng hơn ngài biệt rằng sức mạnh của Chúa
- " được biểu lộ trong sự yếu đưối." ( 2 Cor 12,9)
Lời cầu nguyện kiên tri và hiệp nhứt là một dụng cụ qúy báu cũng để vượt thắng những cơn thử thách có thể nổi lên trong hành trinh của cuộc sống, bởi vì
- thông hiệp sâu đậm với Chúa
- cũng cho phép chúng ta được thông hiệp sâu đậm với nguời khác,
Cam ơn Anh Chị Em.
Phỏng dịch tư nguyên bản Ý Ngữ; Nguyễn Học Tập.
( Thông tấn www.vatican.va , 09,05.2012,)