Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHÚA THÁNH THẦN VÀ PHÉP THÁNH TẨY CỦA CHÚA GIÊSU KITO
NIỀM TIN THỰC SỰ SẼ MỞ LÒNG MỞ TRÍ CHÚNG TA.
MÀN MỞ ĐẦU THẾ VẬN HỘI THẾ GIỚI NĂM NAY TẠI PARIS LÀ MỘT Ô NHỤC
CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU VĨ ĐẠI NHẤT
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỒNG MỸ KIM MẤT GIÁ HAY LÀ NGUY CƠ LẠM PHÁT.

 

Mấy tháng nay giá xăng tăng vọt, lên xuống thất thường mỗi tuần, có khi từng ngày, có nơi giá xăng thường (Regular) đã tới $4.00 một gallon. Lúc đó dân chúng mới nháo nhác hôt hoảng bắt đầu để ý đến tình trạng kinh tế, mặc dù tiền chợ, tiền chi tiêu đủ thứ từ lâu đã vượt chỉ tiêu làm vơi túi tiền, ngân quĩ gia đình mà ít người để ý tới. Họ có ngờ đâu chỉ vì một thùng dầu thô, theo tin đài BBC nay đã nhảy vọt lên hơn  $100.00.

 

Mấy tờ báo địa phương nơi tôi ở cũng không cho tôi biết nhiều hơn. May có tờ Financial Times of London mà tôi biết được tình trạng khủng khoảng kinh tế thế giới đang xẩy ra.. Lý do vì có hàng triệu người Hoa Kỳ không trả được tiền nợ nhà, đưa đến hậu quả đồng mỹ kim mất giá.

 

Bốn mươi năm trước, thế giới cũng có tình trạng khủng khoảng kinh tế tương tự. Đồng bảng Anh Sterling mất giá 14.2 %.  Hiện nay thì đồng Mỹ Kim mất giá 16%. So sánh với tình trang 40 năm về trước, chúng ta thử phỏng đoán để biết tình trạng kinh tế hiện nay rồi sẽ ra sao. Hiện tượng “déjà vue”.

 

BÀI HỌC LỊCH SỬ

 

Một thế kỷ trước, bản vị tiền Anh được công nhận làm căn bản, là chuẩn mậu dịch trên thương trường quốc tế. Muốn được như vậy bản vị tiền dự trữ phải vững, có bảo đảm để cho mọi quốc gia tin tưởng, dựa vào đó để buôn bán trao đổi mâu dịch với nhau..

 

Trước thế chiến I, thí dụ Trung Hoa muốn mua hàng hóa của Pháp hay của Đức thì phải trả bằng tiền Anh là đồng Sterling. Họ không nhận tiền bản xứ Trung Hoa, vì không có giá trị quốc tế. Thế giới chỉ tin tưởng và nhận đồng Bảng Anh Sterling khi trao hàng / trả tiền.

 

Để được coi là chuẩn, đồng tiền Anh phải được bảo đảm bằng một số lượng vàng tương đương, nghĩa là đồng bảng Anh khi trao đổi buôn bán phải có giá trị tương đương với vàng thực. Ngân hàng Anh bảo đảm điều đó và Anh Quốc có một số lượng vàng dự trữ tương đương cất giữ ở trong ngân hàng, bất kể có bao nhiêu người muốn đổi tiền giấy ra thành vàng kim loại thực.

 

Vào thời kỳ khủng khoảng kinh tế, Anh quốc phải lấy bản vị tiền tệ của mình khỏi tiểu chuẩn vàng. Tuy nhiên đồng Bảng Anh / Sterling vẫn còn được coi là bản vị tiền chính để trao đổi buôn bán. Hiện nay thì đồng Mỹ Kim cũng vẫn còn được dùng làm chuẩn cho mậu dịch quốc tế.

 

Sau thế chiến II, Anh Quốc đã kiệt quệ vì chiến tranh, nhưng bản vị tiền Anh vẫn còn được dùng làm căn bản để buôn bán trao đổi trong những vùng ảnh hưởng của Anh quốc là những quốc gia thuộc địa Anh chiếm đến ¼ thế giới, vì vậy mâu dịch giữa mẫu quốc và các thuộc địa với nhau vẫn còn khá. Hệ thống kinh tế giữa Anh và các nước thuộc Anh vẫn được bảo đảm tại Luân Đôn.

 

Vào năm 1967, Anh Quốc lại bị khủng khoảng kinh tế trầm trọng một lần nữa. Các nhà máy và các cơ sở thương mại bị xa xút. Để kích thích giúp đỡ các trung tâm kỹ nghệ, nhà máy sản xuất…, bộ Lao Động lúc bấy giờ đã phải hạ thấp giá trị đồng Sterling xuống để giá hàng xuất cảng sẽ rẻ hơn, nhờ đó có thể cạnh tranh được dễ dàng hơn với hàng hóa của những nước khác.

 

Không ngờ quyết định đó đã đưa đến hậu quả là đồng Sterling đi tới chỗ chết và bản vị tiền Anh không còn ở vị thế tiền tệ chuẩn cho mậu dịch quốc tế nữa.

 

TÍNH TRẠNG CỦA ĐỒNG MỸ KIM RỒI RA CÓ BỊ THAY ĐỔI KHÔNG?

 

Nhìn vào quá khứ gương Anh quốc, liệu Hoa Kỳ có học được bài học không? Từ thế chiến II đồng Mỹ Kim bắt đầu trở thành bản vị tiền tệ chuẩn cho mậu dịch quốc tế. Khi Ghana ở Tây Phi Châu, mua dầu thô từ xứ láng giềng Nigeria, giá dầu được định giá bằng Mỹ Kim và trả tiền dầu cũng bằng tiền Mỹ chứ không phải bằng tiền Ghana hay tiền Nigeria.

 

Cả hai loại tiền của hai nước này đều không có giá trị mậu dịch quốc tế và được gọi là  tiền “mềm”. Nó không thể hoán đổi được ở bất cứ một ngân hàng nào trên thế giới. Phần lớn tiền của đa số những quốc gia đều giống như vậy (như tiền Việt Nam chẳng hạn) vì nó là loại tiền  “mềm”, chỉ có giá trị ở trong nội địa quốc gia của mình mà thôi.

 

Chỉ có một số rất ít bản vị tiền được gọi là tiền “cứng”. Loại tiền này có thể hoán đổi hầu như bất cứ nơi nào trên thế giới như đồng Mỹ Kim, đồng Euros, đồng Bảng Anh Sterling, đồng Canada, đồng Úc và đồng Yen của Nhật. Gọi là tiền cứng bởi vì giá trị của nó rất vững và được mọi người tin tưởng.

 

Đồng Mỹ Kim, ngoài giá trị là tiền cứng, nó còn được công nhận là loại tiền dự trữ của thế giới. Nhiều loại hàng hóa như xăng dầu được định giá bằng tiền Mỹ Kim. Đây là một lợi điểm của Hoa Kỳ. Nhưng hiện nay nếu chỉ theo dõi những gì truyền thông báo chí Mỹ nói thì ở Hoa Kỳ rất ít người nhận ra được hậu quả của sự thay đổi giá trị của đồng Mỹ Kim. Nhưng thực sự là nó đã xẩy ra từ cuối tuần vào ngày 18 tháng 11 năm 2007.

 

Các nước thuộc OPEC đã họp tại Saudi Arabia và một số thành viên kêu gọi dùng đồng Euros hoặc một bản vị tiền nào khác để định giá dầu xăng. Duy nhất chỉ có Saudi Arabia là lên tiếng chống lại đề nghị đó không cho xẩy ra.

 

Tổng thống Rafael Correa của Ecuador sau khi tổng kết những ý kiến muốn thay đổi bản vị tiền bán dầu, đã tuyên bố là “OPEC cần bán dầu bằng ‘bản vị tiền mạnh’. Ý kiến này đã được Iran và Venezuela hoan nghênh nhiệt liệt. Ông nói tiếp: ‘Nếu chúng ta cứ tiếp tục mua bán dựa vào bản vị tiền yếu như đồng Mỹ Kim…thì chúng ta sẽ phải bán nhiều dầu hơn mới có thể mua cùng một số lượng hàng hóa và dịch vụ như trước’”   (Financial Times, Nov.19, 2007).

 

Nếu dầu được định giá bằng đồng Euros thì Hoa Kỳ phải trả nhiều tiền Mỹ hơn để mua dầu. Sau này nếu đồng Mỹ Kim trở thành tiền ‘mềm’ vì giá trị của nó không vững, bị mất tin tưởng thì Hoa Kỳ sẽ phải mua dầu bằng tiền Euros. Lúc đó Hoa Kỳ phải bán đủ số hàng hóa cho Âu Châu mới có thể mua dầu ở Trung Đông đủ cho nhu cầu.

 

Dân Hoa Kỳ đã quen hưởng thụ đời sống xa hoa thượng hạng vì giá dầu rẻ, một phần do ở chỗ dầu được định giá bằng Mỹ Kim. Các quốc gia khác thì phải chịu cảnh giá tiền lên xuống thất thường và thiếu hụt ngân sách vì phải chấp nhận không những giá đồng Mỹ Kim tăng mà còn vì đồng Mỹ Kim là tiền đứng đầu thế giới.

 

Cứ như hiện trạng thì chẳng bao lâu Hoa Kỳ sẽ gặp phải bất trắc với đồng Euros. Vậy thì Hoa Kỳ sẽ kiếm Euros ở đâu ra? Nhờ đồ xuất cảng và du khách. Nhưng ngay bây giờ, theo như Fareed Zakaria viết trong tờ Newsweek thì “Hoa Kỳ hiện nay là quốc gia lớn duy nhất trên thế giới mà khách du lịch giảm sút trong khi kỹ nghệ du lịch lại đang lúc phát triển”. Ông còn thêm: “Tất cả mọi người Mỹ có bạn ở ngoại quốc đều được nghe kể một câu chuyện kỳ lạ là họ bị làm khó dễ, rắc rối khi nhập nội Hoa Kỳ và lúc ra khỏi Hoa Kỳ” (America the Unwelcoming”. Nov.26, 2007). Phải chăng cái khó bó cái khôn?

 

ĐÂU LÀ CĂN NGUYÊN CỦA VẤN ĐỀ?

 

Căn nguyên gốc rễ của vấn đề có thể nói gọn trong một tiếng  NỢ.  Dân Mỹ, cả chính phủ lẫn dân thường đều đã ăn tiêu bừa phứa từ mấy thập niên nay. Gần đây những món nợ đó lại được tài trợ bởi những quốc gia khác.

 

Chỉ một mình Hoa Kỳ có thể làm được điều đó, bởi vì đồng Mỹ Kim là bản vị tiền được dùng làm chuẩn cho mậu dịch trên thế giới. Các quốc gia khác chấp nhận đồng Mỹ Kim là bản vị tiền để mua bán trao đổi hàng hóa và những nhu cầu của họ.

 

Nhưng hiện bây giờ thì không còn được như vậy nữa. Gần đây, trên khắp thế giới người ta đã nhận ra thực tế là đồng Mỹ Kim không còn giá trị như xưa nữa vì nó đã mất giá rồi. Hậu quả là họ không còn muốn đầu tư đồng Mỹ Kim nữa. Nhưng họ phải làm từ từ để tránh tình trạng khủng hoảng cấp kỳ có thể gây nên cảnh tất cả đều cùng ngã xuống hố với nhau.

 

Đây rõ ràng là điều mà Trung Quốc, ông chủ nợ hàng tỷ Mỹ Kim đang làm thay đổi các bản vị tiền tệ khác.

 

Nợ là lý do chính của cuộc khủng khoảng kinh tế hiện nay.  Khủng khoảng tiền nợ nhà chỉ là cái cớ kích động làm hiện tượng bùng phát mà thôi, chứng tỏ hầu hết mọi người dân Mỹ đều ăn tiêu vung tay quá trán và mắc nợ.

 

Các ngân hàng cũng gây nên tình trạng đó vì phát hành quá nhiều thẻ tín dụng khiến người dùng thẻ cứ tiêu sài thả dàn, mua bất cứ cái gì mình thích vượt cả khả năng, bất kể có thể cáng đáng chịu đựng được hay không. Thế là nợ cứ vậy mà chồng chất lên thôi.

 

Trở thành nạn nhân, mất tiền vì người dùng thẻ tín dụng khai phá sản để khỏi phải trả, các ngân hàng vận động các dân biểu nghị sĩ thay đổi luật lệ khắt khe hơn đối với những người cố ý trốn chạy những món nợ chồng chất. Nhưng chính điều này, cộng với lãi xuất linh động tiền nhà tăng vọt,  ảnh hưởng ngược lại các ngân hàng, lúc đó mới nhận ra rằng dân chúng đang vật lộn phấn đấu để trả nợ thẻ tín dụng và tiền nhà cao quá không chịu nổi phải để cho ngân hàng lấy mất nhà.

 

Thảm trạng này không chỉ xẩy ra ở Hoa Kỳ. Theo đài BBC, sau Hoa Kỳ còn có Anh Quốc và Úc là hai quốc gia có số người dân  mắc nợ cao nhất. Ba quốc gia này sẽ phải chịu cùng một luồng gió chướng khắc nghiệt về kinh tế đang chờ đón ở tương lai.

 

Hình như đa số dân Hoa Kỳ vẫn không biết đồng Mỹ Kim xuống giá và nó có thể ảnh hưởng đến chính bản thân và gia đình họ.  Dù sao thì hàng ngày họ vẫn cần phải có xăng để lái xe đi làm, mà giá xăng thì mỗi ngày mỗi tăng. Giá xăng cao sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi sự vì hầu như tất cả mọi vật dụng nhu cầu chúng ta mua đều phải được chuyên chở, do đó giá cả sẽ tăng theo giá xăng tức nhiên sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người.

 

Khôi hài là khi chính phủ bá cáo tình trạng nòng cốt lạm phát thì lại không đả động tới giá xăng nhớt và đồ ăn, mà chỉ thấy nói là mức sống gia tăng. Thực vậy, cuộc sống của đa số người dân Hoa Kỳ  sẽ trở nên khó khăn hơn  trong những ngày tháng  sắp tới.

 

Ngân hàng dự trữ liên bang cũng đang điên cái đầu. Wall Street thì kêu gọi giảm lãi xuất xuống nữa. Tuy nhiên thế giới lại muốn giữ lãi xuất như cũ hoặc tăng lên hầu có thể ổn định và giữ vững giá trị đồng Mỹ Kim. Tình trạng khó xử này đã khiến tờ Financial Times ở Luân Đôn ngày 17-11-2007 đưa lên trang đầu bài viết chủ đề: “Fed and Markets Set to Clash on Rates”.

 

Chúng ta hãy để ý xem ngân hàng dự trữ liên bang sẽ chọn giải pháp nào: Giữ giá đồng Mỹ Kim để củng cố vị thế bản vị của nó trên thế giới như cũ hay cúi đầu chịu áp lực dân chúng trong nước hầu giải tỏa món nợ chồng chất mà người dân Hoa Kỳ đang phải chịu đồng thời tăng thêm lợi tức cho các công ty xí nghiệp. Khi quí vị đọc được bài này thì quí vị có thể đã có được câu trả lời rồi và quí vị cũng sẽ hiểu rõ ràng hơn về hậu quả dài hạn của sự chọn lựa đó.

 

Kinh Thánh từ bao nhiêu ngàn năm trước cũng đã tiên đoán về sự xuất hiện của một siêu cường thống lãnh có tính địa dư chính trị trước khi Chúa Kito giáng lâm trở lại. Siêu cường đó phải chăng chính là Liên Hiệp Âu Châu? Nhưng buồn thay, Kinh Thánh cũng nói trước về sự xuống dốc, xụp đổ của những quốc gia con cháu giống Hồng Mao, trong đó có Hoa Kỳ và Úc Châu.

 

Nguyễn Tiến Cảnh

Pace Islands, Florida  1-4-2008

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!