Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
TÂN JERUSALEM

Chúa Nhật 5 Phục Sinh

Cv 14:21-27; Kh 21:1-5a; Ga 13:31-33a, 34-35

 

Nguyễn Tiến Cảnh. MD
 

Dựa theo chương 21 sách Khải Huyền (21:1-5a), chúng tôi muốn chia sẻ một vài suy tư về thị trấn Thánh Jerusalem và những địa danh quan trọng của nó theo tinh thần Kito giáo.

 

Thầy cả rabbi có để lại trong kinh sách Talmud Babylone (Kiddushin 49b) một tư tưởng khá lạ lùng là thiên đàng, trần thế và Jerusalem là ba yếu tố chính của linh hồn Do Thái. Thầy còn nói rằng: “Khi thế giới được tạo dựng, Thiên Chúa cho thế giới 10 phần vui mừng, thì Jerusalem được 9 phần; Thiên Chúa cho thế giới 10 phần đẹp đẽ thì Jerusalem được 9 phần; Thiên Chúa cho thế giới 10 phần đau khổ thì Jerusalem chịu 9 phần.”


 

JERUSALEM: TRUNG TÂM LỊCH SỦ, HÌNH ẢNH CỦA CỨU CHUỘC

 

Jerusalem là một thị trấn, nơi hội tụ của những vui mừng hân hoan, những lời nguyện cầu và mọi đau khổ của loài người. Đó là thị trấn của những ước mơ có thể thành tựu hoặc bị tan vỡ. Một bản đồ thời Trung Cổ mà có lẽ ai cũng biết cho thấy Jerusalem và đền thờ Solomon nằm ở trung tâm thế giới, giữa các đại lục Âu Châu, Phi Châu và Á Châu được xếp đặt thành hình cánh quạt tỏa ra giống như những cánh hoa vĩ đại. Hình ảnh địa dư như vậy cho thấy một viễn kiến tương lai “cứu chuộc” phát sinh từ Jerusalem. Jerusalem là trái tim của thế giới và trung tâm của lịch sử.


 

JERUSALEM VUI MỪNG VÀ ĐAU KHỔ

 

Lịch sử cứu chuộc nói trong kinh thánh nằm giữa hai viễn kiến đã tạo thành thảm kịch loài người từ lúc khởi đầu cho tới lúc kết thúc: Viễn kiến về địa đàng bị mất như đã nói trong sách sáng thế và viễn kiến về một Tân Jerusalem đến từ Thiên Chúa đã được tiên đoán trong sách Khải Huyền. Chúng ta từ Thiên Chúa mà đến thì cuối cùng phải trở về với Thiên Chúa. Hai viễn kiến này là hai tiêu điểm tỏa ánh sáng trên muôn vật hiện diện chung quanh có liên hệ đến lịch sử và số phận của loài người đã được tạo dựng do đau khổ và vui mừng.


 

JERUSALEM TRONG CỰU ƯỚC

 

Jerusalem, tự nó đã là một biểu tượng của phần đất được gọi là đất thánh. Thị trấn này là biểu tượng bảo đảm của quyền năng cứu chuộc của Thiên Chúa:

“Jerusalem tứ bề núi đồi bao quanh,”

“Dân Người được Chúa bao bọc muôn đời an vui.” (Tv 125:2)


 

Tác giả Thánh Vịnh/Vua David đã ca tụng Jerusalem với những lời đầy phấn chấn:

“Lòng tôi phấn khởi hân hoan…khi họ nói với tôi:

‘Nào, chúng ta cùng đi về Nhà Chúa’

“Chân ta dừng bước nơi thành cửa, Ôi Jerusalem!” (Tv 122:1-2)

“Lưỡi ta cứng họng tái tê,

“ Nếu chẳng còn nhớ ra ngươi,

“ Chẳng nâng ngươi lên tuyệt đỉnh niềm vui trong đời.” (Tv 137:6)


 

Không ai có thể đoán trước được tương lai Jerusalem tài tình hơn Isaiah, một tiên tri kiêm thi sĩ Do Thái. Sau khi tiên đoán thế giới bị tiêu hủy, Isaiah đã cho biết về tương lai cứu chuộc của đấng thiên sai sẽ xẩy ra ở đồi Jerusalem. Ông tiên đoán một ngày kia tất cả các quốc gia sẽ kết thúc chiến tranh và cùng nhau tụ họp để có hoà giải sau cùng tại ngọn đồi cao nhất gọi là Zion tức Jerusalem. Từ Zion tức “Ngọn núi Nhà Chúa” luật công lý của Thiên Chúa sẽ được ban hành. Hãy nghe lời tiên tri Isaiah tiên đoán (2:1-5): “Vào những ngày sắp tới, núi nhà Chúa sẽ được thiết lập trên đỉnh cao nhất trong các ngọn núi. Mọi quốc gia sẽ tuôn đổ về đó, mọi dân tộc sẽ đến và cùng nói, ‘Nào, chúng ta hãy đi lên núi Chúa, nhà của Thiên Chúa Jacob. Người sẽ dạy chúng ta đường lối của Người và chúng ta sẽ đi theo vết chân Người.’ Và từ Zion, Lời Chúa sẽ được ban hành, xuất phát từ Jerusalem.”


 

JERUSALEM ĐỐI VỚI KITO HỮU
 

Tin Mừng thánh Luca và những câu chuyện về Giáo Hội sơ khai trong Công Vụ Tông Đồ do thánh sử viết đã đề cập đến Jerusalem một cách rất tích cực. Tin Mừng Luca khởi đầu và kết thúc đều ở đền thờ Jerusalem. Mở đầu, thánh sử mô tả cảnh sứ thần thông báo Gioan Tiền Hô sẽ ra đời cho ông Zacary, một tư tế lúc đó đang đi vào cung thánh đền Jerusalem để dâng hương tế lễ (Lc 1:10). Tin Mừng kết thúc khi các môn đệ của chúa Giêsu thờ lạy Chúa cũng nơi đền thờ Jerusalem mỗi ngày và đang chờ đợi ơn Chúa Thánh Thần đổ xuống ngày lễ Hiển Linh (Lc 24:52-53).
 

Còn nhiều ám chỉ khác được nói tới trong sách thánh của Kito hữu thuộc Giáo Hội sơ khai về ý nghĩa tinh thần cao cả của Jerusalem. Thánh Phaolo đã đi vào dân ngoại bằng những thông điệp của Tin Mừng, trong đó gồm có lời kêu gọi giúp đỡ “người nghèo khó” của Giáo Hội ở Jerusalem và Judea. Điều đó có ý nghĩa muốn các thành viên của Giáo Hội gốc Do Thái và dân ngoại phải đoàn kết với nhau, phải có tình bác ái thương yêu nhau. Phaolo còn làm nổi bật Jerusalem thành hai, một Jerusalem bên dưới, hay còn gọi là hạ giới/nô lệ và một Jerusalem bên trên, là thương giới hay tự do như trong thư ngài gửi cho các tín hữu Galatians, nhưng Jerusalem vẫn là một cái neo tầu, kim chỉ nam quan trọng và là điểm mốc cần thiết để tìm hiểu và tra cứu.


 

JERUSALEM KHẢI HUYỀN: TÂN JERUSALEM, TỪ TRỜI VÀ TỪ THIÊN CHÚA
 

Đối với ngưòi Kito hữu, Jerusalem là thị trấn của chúa Giêsu chịu chết và sống lại, là trung tâm điểm của lịch sử và của thế giới. Nó cũng là nơi mà danh xưng nó hình dung một thị trấn mới trong tương lai: Tân Jerusalem như đã được nhắc tới trong trong sách Khải Huyền đoạn 21. Trong một giấc mơ, thánh Gioan đã nói về một thị trấn, từ trời, từ Thiên Chúa mà xuống. Tác giả tả cảnh một Tân Jerusalem như là mục đích của lịch sử loài người. Jerusalem sẽ là mẫu mực cho thấy cuộc sống với Chúa sẽ ra sao vào “ngày tận thế”. Elie Weisel người đoạt giải Nobel đã tô điểm lại chủ đề này bằng một đoạn tả cảnh thị trấn thánh này như sau: “ JERUSALEM phải ở tất cả mọi nơi, JERUSALEM là tất cả mọi nơi, ở đó có một nhân vật luôn luôn phấn đấu cho HÒA BÌNH, ở đó con tim được mở rộng cho LỜI NGUYỆN CẦU, cho LÒNG QUẢNG ĐẠI, cho SỰ TRI ÂN.” 


 

THỊ TRẤN CỦA CHÚA CỦA BA TÔN GIÁO LỚN

 

Jerusalem là thị trấn của Chúa, là đền thánh của Chúa, nơi mà mọi tín hữu Do Thái giáo, Kito giáo và Hồi giáo cùng nghe lời Chúa, vì họ ước mong được thờ lạy Chúa. Tôn giáo cũng là một yếu tố cần thiết và chính thức của căn tính con người, cá nhân cũng như tập thể. Nó bao gồm “nhiều người” và “một nhóm người”. Ký ức tôn giáo cũng là một ký ức quốc gia, đặc biệt đối với Do Thái giáo và Hồi Giáo. Đối với người Kito hữu, Jerusalem đã và hiện vẫn là Giáo Hội Mẹ, nơi khai sinh ra cộng đồng Kito giáo.


 

NHỮNG THẮC MẮC ĐỂ SUY NIỆM

 

Jerusalem hiển nhiên là như vậy từ cổ chí kim cho đến tương lai, chúng ta nghĩ sao khi mà cư dân Jerusalem và cả thế giới vẫn còn chiến tranh tương tàn như đang đe dọa ngày tận thế

 

Tại sao thị trấn Jerusalem lại quan trọng đến như vậy? Jerusalem có ý nghĩa gì đối với tôi? Những khía cạnh nào của Do Thái giáo và Hồi giáo đã soi sáng cho tôi và giúp tôi thăng tiến niềm tin của tôi? Tôi nghĩ thế nào về một viễn kiến tương lai của Jerusalem?

 

Khi tôi nghĩ về Giáo Hội thì hình ảnh nào đến trong đầu tôi? Hình ảnh của tôi về Giáo Hội phản ảnh thế nào trên kinh nghiệm của tôi với tư cách là một thành viên của Giáo Hội? Nếu chúng tôi là đền thờ sống động của Thiên Chúa, chúng tôi phải hành động thế nào để chứng tỏ mình là giáo hội? Biểu tượng nào mà bạn nghĩ là nói lên được tình đoàn kết của người Kito hữu?

 

Tất cả mọi cư dân ở Jerusalem ngày nay đang chiến đấu đòi phải có ngay lập tức một nền tảng xã hội công bằng và bảo đảm. Tiếp tục thảm cảnh của đất thánh tức là tiếp tục thảm cảnh của niềm tin. Vậy thì tôn giáo sẽ là căn cớ của chiến tranh và tranh cãi bao lâu nữa giữa những người tín hữu cùng tin vào một Thiên Chúa? Đó không phải là lý do mà Thiên Chúa đã tỏ mình cho chúng ta và nói với chúng ta nơi đất thánh này, mà chính là cho sự cứu chuộc nhân loại và tình yêu nhân thế, một khí cụ xây dựng duy nhất và là đường hướng độc nhất đưa tới công lý.

 

Tôi tiên đoán thế nào về một tương lai của Jerusalem? Biểu tượng và ẩn dụ tôn giáo nào giúp tôi có một viễn kiến về thị trấn thánh này? Tưởng tượng về tôn giáo của tôi có dẫn đưa tôi đến một viễn kiến hoà bình và công lý không hay chỉ phát sinh ra những cảm nghĩ hận thù, loại bỏ và bạo động?


 

THAY LỜI KẾT: TRUNG THÀNH VỚI JERUSALEM VÀ LA MÃ

 

Để kết luận bài chia sẻ này, xin chuyển dịch lời nguyện cầu của Hồng Y Carlo Maria Martini, sj trong cuốn sách của ngài nhan đề “Due Pellegrini per la Guistizia” (Centro Ambrosiano: Edizioni Piemme, 1992).Tôi biết kinh này khi đi hành hương Jerusalem 10 năm trước đây.

 

Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con,

Chúng con cầu xin Chúa,

Chúng con chúc tụng Chúa, vì Jerusalem…

Vì Chúa ban thị trấn này cho chúng con,

Như biểu tượng câu chuyện của Chúa và nhân loại;

Dấu hiệu tình yêu Chúa thương chúng con,

Lòng Chúa thứ tha tội lỗi chúng con.

Biểu tượng cuộc hành hương dương thế của chúng con đi về nhà Chúa,

Đầy gian nan và tranh chấp.


 

Chúng con cầu xin cho Jerusalem,

Cho tất cả những người anh chị em huynh đệ,

Do Thái và Ả Rập…

Chúng con tạ ơn Chúa,

Vì Chúa đã kêu gọi chúng con phụng sự Chúa Kito,

Vác Thánh Giá Chúa ngày nay trong Giáo Hội,

Một Giáo Hội có trung tâm tại La Mã.

Vì Chúa đã kêu gọi chúng con trở nên một với Con Chúa,

Chúa dạy chúng con đặt tên cho sự kết hợp ấy của chúng con,

Như lời thánh Ignatius Loyola.


 

Vị hôn thê đích thực của Đức Kito Chúa chúng con,

Là Giáo Hội Mẹ chúng con.

Chúng con cám ơn Chúa vì Giáo Hội và La Mã

Là hình ảnh của hiệp nhất,

Là hành hương đi về thống nhất,

Đi đến tòa phán xét chúng con phải chịu

Để hoàn thành tình hiệp nhất ấy.


 

Chúng con xin Chúa ban ơn trung thành

Với Jerusalem và La Mã,

Với Con Chúa và Giáo Hội,

Trong cuộc hành trình chung của nhân loại,

Hướng về trái tim Thiên Chúa Ba Ngôi,

Để chiêm nghiệm dung nhan Chúa,

Đức Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen.


 

Fleming Island, Florida

April 28, 2013

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!