Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHÚA THÁNH THẦN VÀ PHÉP THÁNH TẨY CỦA CHÚA GIÊSU KITO
NIỀM TIN THỰC SỰ SẼ MỞ LÒNG MỞ TRÍ CHÚNG TA.
MÀN MỞ ĐẦU THẾ VẬN HỘI THẾ GIỚI NĂM NAY TẠI PARIS LÀ MỘT Ô NHỤC
CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU VĨ ĐẠI NHẤT
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
HỘI ĐỒNG JERUSALEM

Chúa Nhật 6 Phục Sinh

Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

 

Photo credit: CNS photo/courtesy of the Philadelphia Museum of Art by Rembrandt 

Bất đồng ý kiến có phải là xấu không? Chưa chắc đã là xấu, trái lại nó là cơ hội giúp tập thể trở nên đồng nhất và khá hơn. Cộng đồng Giáo Hội thời sơ khai ở Jerusalem không phải là không có vấn đề. Chúng ta thấy rõ ràng có nhiều điều chõi ngược nhau đã xẩy ra như thấy trong bài đọc 1 hôm nay ở chương 15 sách Công Vụ Tông Đồ. 

Khi một số người biệt phái mới trở lại đạo thấy việc truyền đạo đầu tiên của thánh Phaolo thành công (c 1-5) thì yêu cầu phải dạy các dân ngoại giữ luật Maisen. Nhận thức được uy quyền của giáo hội ở Jerusalem, ông Phaolo và Barnabas được cử lên đó để hỏi xem những lương dân khi trở lại Kito giáo có buộc phải giữ những luật cũ không. Hội đồng Jerusalem (Cv 15: 1-35) đã phủ nhận quan niệm đó nói rằng dân ngoại trở lại đạo không bắt buộc phải giữ trọn vẹn luật Maisen. Từ thời điểm này cho đến cuối sách công vụ tông đồ, công việc truyền giáo của thánh Phaolo và dân ngoại đã trở thành mục tiêu chính của thánh thư Luca.

 

NHỮNG TRANH CÃI TRONG GIÁO HỘI SƠ KHAI 

Nếu dân ngoại trở lại đạo thì họ có phải giữ những tập tục cũ của Do Thái không, như phép cắt bì, kiêng khem chay tịnh và luật lệ hôn nhân? Bài đọc 1 hôm nay không những cho chúng ta thấy một trong những tranh cãi lớn lúc đầu ở Giáo Hội sơ khai mà còn cho ta hiểu biết tường tận về truyền thống cũng như việc giải quyết những bất đồng trong Giáo Hội lúc bấy giờ. 

Như trong bài đọc sách công vụ tông đồ, một số người không có quyền lực trong Giáo Hội ở Jerusalem đã đặc biệt coi phép cắt bì như là điều kiện cần để được cứu rỗi trong Giáo Hội ở Antioch. Trong Giáo Hội sơ khai, việc cần phải giữ luật Maisen mới được cứu rỗi là vấn đề quá cổ điển đã được giải quyết rồi. Chúa Giêsu chắc chắn đã giữ luật đó một cách toàn hảo, từ lúc sinh ra Chúa đã chịu phép cắt bì vào ngày thứ 8 (Lc 2:21) và Người không bao giờ hủy bỏ luật Maisen. Trái lại, Người đã tuyên bố rõ ràng: “Anh em đừng nghĩ rằng Thầy đến là để bãi bỏ luật Maisen hay các lời tiên tri. Thầy đến không để bãi bỏ mà để kiện toàn.”(Mt 5:17). Tuy nhiên, thánh Phêro, nhờ sự thúc đẩy của chúa Thánh Thần, đã rửa tội cho người cận vệ viên đại đội trưởng La Mã Cornelius mà không cần phải làm phép cắt bì. 

Các tông đồ và các bô lão đã họp lại để bàn luận về những bất đồng đã đi đến kết luận đồng ý với Giáo Hội Mẹ ở Jerusalem là không buộc phải tuân giữ luật Maisen và nhiều truyền thống của các tôn sư rabbis. Những người đã trở lại đạo, vì phép lịch sự, cũng không buộc phải giữ luật kiêng ăn máu hay súc vật bị giết mà không lấy hết máu, cũng như luật lệ về hôn nhân có liên hệ huyết thống nào đó.

 

TRUYỀN THỐNG VÀ LỊCH SỬ 

Do đó hội đồng Jerusalem đã đưa ra một giáo lý về phép cắt bì và luật Maisen, nhưng là để giữ hòa khí. Đây là một mẫu mực rất tốt để đối sử với những vấn nạn về truyền thống, về việc tiếp tục các truyền thống và những bất đồng hiện nay. Cả hai vấn đề thần học và cảm nghĩ của dân chúng đều rất quan trọng. Hai ông Phêro và Phaolo đều tỏ ra rất kính trọng và tin tưởng vào sự hiện diện của chúa Thánh Thần trong cuộc sống và mọi cảnh huống của người dân. Ngay cả khi Chúa Thánh Thần có vẻ như hủy bỏ cả những truyền thống thánh đã có cả hàng thế kỷ, nhưng ông Phêro và Phaolo vẫn tin rằng Chúa Thánh Thần cũng không bị ràng buộc bởi những truyền thống và lịch sử đó. 

Cả hai ông Phêro và Phaolo cũng không sợ phải mang những trường hợp này và những vấn nạn của các ông ra trước toàn thể những vị lãnh đạo của Giáo Hội. Kết quả cuối cùng đã được quyết định qua cầu nguyện, ăn chay hãm mình, bàn hỏi và bỏ phiếu. Điều quan trọng thiết yếu bên trong và trên hết tất cả mọi sự là ước muốn giữ hòa khí bằng mọi giá, mà không phải cam kết về những nguyên tắc hay luật nhân quyền gì cả. Sau hết tặng phẩm Chúa Giêsu ban cho Giáo Hội lúc giã từ là BÌNH AN, không chia rẽ, không bất đồng. Phán đoán và quyết định của chúng ta phải dẫn chúng ta và mọi thế hệ mai sau tới đích cuối cùng của chúng ta là một Tân Jerusalem được thiết lập trên mặt đất này, vương quốc của công lý, hòa bình và hạnh phúc.

 

LUẬT SƯ BIỆN HỘ 

Bài Tin Mừng hôm nay (Ga 14:23-29) nhắc nhở chúng ta là những ai gặp Chúa Kito và kết bạn với Người thì sẽ được Thiên Chúa Ba Ngôi yêu mến và đón chào hiệp thông với Người, đúng như Chúa Giêsu đã hứa với các môn đệ của Người: “Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ Lời Thầy. Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy.” (Ga 14: 23)  

Chúa Giêsu cũng nói Người sẽ gửi “một vị cố vấn khác” đến bên cạnh chúng ta (Ga 14: 23-29). Thánh Gioan dùng tiếng Hy Lạp là “parakletos”, có nghĩa là “người đồng hành, đi bên cạnh” để giúp đỡ chỉ bảo chúng ta về pháp luật như là một luật sư biện hộ vậy. Về phương diên pháp luật thì Chúa Giêsu có ý nói một luật sư biên hộ, nhưng lại là hình ảnh một công tố viên. 

Chính chúa Giêsu bị đóng đanh và chịu chết. Dưới mắt người đời thì Chúa bị xét sử và bị kết án có tội. Tuy nhiên sau khi chết, “luật sư biện hộ đó” sẽ lật ngược bản án và kết tội thế gian, chứng minh Chúa vô tội. (Ga 16: 8-11). 

Chúa Giêsu cùng với Chúa Cha là vị cố vấn thứ nhất của chúng ta. Vị cố vấn mới này không phải là đại diện được sai đến để thay thế Chúa vắng mặt, trái lại để bảo đảm sự hiện diện của Người cũng như của cha Người. Các ngài sẽ “đến như một” và ở “với” Người như Chúa Giêsu đã hứa. Không phải với những người khác là những kẻ không yêu mến Chúa và không giữ lời Chúa. 

Vị luật sư cố vấn này cũng ở với bất cứ ai yêu Chúa Giêsu và giữ các giới răn của Người. Sự hiện diện của Người không có giới hạn không gian và thời gian (14: 15-17). Đó là phương cách “hay nhất” Người đến với chúng ta. Những lời chúa Giêsu nói về vị luật sư cố vấn đồng hành này đã được diễn tả tuyệt vời trước mặt các tông đồ trong bữa tiệc ly cuối cùng. Ảnh hưởng của nó còn đi xa hơn cả những người hiện diện lúc đó trong lịch sử. Chúa Giêsu cũng đã nói với chúng ta như vậy ngày hôm nay. 

Vị luật sư cố vấn đồng hành này cũng hiện diện cùng với các môn đệ hiện nay của Chúa Giêsu như đã hiện diện cới các tông đồ tiên khởi của Người. Không ai có thể nghĩ là Chúa Giêsu đã bỏ rơi Giáo Hội ngày nay của Người. Người vẫn tiếp tục gửi Thánh Thần sự thật Chúa đến với chúng ta. Tin Mừng đã cho chúng ta thấy “Đấng mà Thiên Chúa Cha gửi đến cho chúng ta sẽ dạy chúng ta mọi sự và giúp chúng ta nhớ lại tất cả những gì chúa Giêsu đã nói với chúng ta” (c.26). Những tư tưởng này đã đưọc diễn nghĩa một cách huy hoàng trong Sách Giáo Lý Công Giáo câu 1099 về “Chúa Thánh Thần là ký ức sống động của Giáo Hội”. Chúa Thánh Thần sẽ tăng sức mạnh cho chúng ta để chúng ta yêu mến chúa Giêsu và những người anh chị em huynh đệ của chúng ta, để chúng ta sống trong Lời Chúa, vâng theo các giới răn Chúa truyền và chia sẻ một cách quảng đại và thoải mái với tất cả mọi người những điều chúng ta đã nhận được.

 

LÀM KẾT: MỘT MẪU MỰC 

Hội đồng Jerusalem đã để lại cho chúng ta một khuôn mẫu để đối ứng với những tình trạng khó khăn trong Giáo Hội. Đối với các tông đồ thì cả hai vấn đề thần học và cảm nghĩ của dân chúng đều rất quan trọng. Ngay cả khi Chúa Thánh Thần tỏ ra không chấp nhận những truyền thống thánh đã có từ nhiều thế kỷ, nhưng Phêro và Phaolồ cũng nhận biết là Chúa Thánh Thần không bị ràng buộc vào truyền thống và lịch sử. Có thể nói rằng những kế hoạch hay phương cách đó ngày nay cũng không thể ứng dụng được trong một số thay đổi phụng vụ mà chúng ta cảm thấy trong thế giới nói tiếng Anh hay cả ngay ở Á Đông và Việt Nam mình. 

Ngày 28-4-2010 Giáo hoàng Biển Đức XVI đã gặp ủy ban quốc tế Vox Clara / tIẾNG Nói Trong Sánh ở Vatican. Các hồng y, giám mục và những chuyên viên phụng vụ trong ủy ban đã phải làm việc rất cực nhọc từ nhiều năm để thành lập và kết thúc việc chuyển dịch mới Thánh Lễ Misa Roma qua tiếng Anh, nhưng cũng bị chỉ trích và kết án một cách bất công vì hiểu lầm về nhiều phương diện. Đức Thánh Cha đã có những lời an ủi ủy ban, phản ảnh nhiều mặt sự nhậy cảm mục vụ và ý nghĩa lịch sử đã một thời xấy ra ở Hội Đồng Jerusalem tiên khởi.  

Chúng ta thử nhắc lại những lời Biển Đức XVI đã nói với ủy ban phụng vụ để học hỏi và chuẩn bị “chấp nhận” bản chuyển dịch thánh lễ Misa Roma bằng tiếng Anh: “Tôi cám ơn quí hiền huynh trong ủy ban Tiếng Nói Trong Sánh / Vox Clara đã cực nhọc làm việc trong 8 năm qua, giúp đỡ và cố vấn cho Bộ Phụng Tự và Bí Tích hoàn thành trách nhiệm của mình trong việc chuyển dịch các bản kinh phụng vụ qua tiếng Anh. Đây là một việc làm có tính cộng đoàn thực sự. 

Thánh Augustine đã diễn tả một cách tuyệt vời sự tương quan giữa Gioan Tiền Hô, một tiếng kêu trong sáng/vox clara đã từng một thời vang dội trên bờ sông Jordan và Lời ngài đã nói ra. Một tiếng kêu -ông nói- dùng để chia sẻ với người nghe sứ điệp đã in sâu trong tâm của người phát ngôn. Một khi Lời đã được phát ra thì nó hiện diện trong tâm của cả hai người, (người nói và người nghe); và như vậy, tiếng nói khi đã hoàn thành, có thể sẽ phai lạt đi dần dần (Sermon 293). 

“Tôi hân hoan chào mừng bản dịch tiếng Anh sách lễ Misa Roma sớm hoàn chỉnh và cho xuất bản, để bản văn mà quí huynh đã dày công làm việc cực nhọc có thể được dùng trong các nghi thức phụng tự trên khắp thế giới nói tiếng Anh. Qua những bản văn thánh và những tác động nó mang lại, Chúa Kitô sẽ hiện diện và hoạt động giữa dân Người. Tiếng nói khi đã giúp cho những lời này nói ra được thì bổn phận của nó sẽ hoàn thành. 

“Lúc bấy giờ, một bổn phận mới sẽ tự nó xuất hiện, bổn phận nào lạc ra ngoài quyền hạn trực tiếp của Vox Clara / Tiếng Nói Trong Sáng, nhưng bằng cách này hay cách khác, sẽ liên quan đến tất cả quí huynh -bổn phẩn chuẩn bị cho hàng giáo sĩ và giáo dân đón nhận bản dịch mới. Nhiều người sẽ cảm thấy khó khăn để thích ứng với những bản văn mới xa lạ khi đã quen dùng những bản văn cũ liên tục từ 40 năm nay rồi. 

“Sự thay đổi này cần phải được giới thiệu với sự tế nhị phải có, và đây là cơ hội cần phải nắm lấy cho việc giảng dạy giáo lý. Theo chiều hướng đó, tôi cầu nguyện để cho bất cứ một hiểm nguy nào gây lẫn lộn hoặc xáo trộn cũng sẽ được điều chỉnh và, sự thay đổi này sẽ làm đà cho cuộc canh tân và đào sâu lòng sùng kính Mình Thánh Chúa trên khắp thế giới nói tiếng Anh.” 

Fleming Island, Florida

May 5, 2013

NTC

 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!