Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
GIẢI ĐÁP CỦA ĐỨC THÁNH CHA (VỀ BA CÂU HỎI CỦA BA GIÁM MỤC HOA KỲ)

 

 

Ngày đầu tiên 16-4-2008 trong cuộc du hành mục vụ tại Hoa Kỳ, sau khi đọc diễn văn  trước Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ tai Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm  Nguyên Tội tại Washington, D.C,  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã trả lời ba câu hỏi của ba Giám Mục đưa ra. Cả ba câu hỏi đều dài, nên chỉ xin lược dịch tóm gọn lấy ý chính thôi.

 

CÂU HỎI  1:

 

Ngày nay, chủ nghĩa thế tục và thuyết tương đối về cuộc sống đang gia tăng, xin Đức Thánh Cha cho biết những nhận xét và lời chỉ dạy phải làm sao để đương đầu với những thách đố đó với tư cách là mục tử hầu việc truyền bá Tin Mừng đạt hiệu quả tốt.

 

 

TRẢ LỜI

 

Vấn đề này tôi đã đề cập sơ lược trong bài diễn văn tôi vừa đọc. Điều đặc biệt đối với tôi là Hoa Kỳ, không giống như nhiều nơi khác ở Âu Châu, tinh thần thế tục, bản tính nó không chống lại tôn giáo. Về phương diện phân biệt giữa Giáo Hội / Tôn giáo và nhà nước, đặc tính của xã hội Hoa Kỳ là vẫn luôn luôn tôn trọng tôn giáo và vai trò xã hội của nó. Nếu những cuộc trưng cầu dân ý là chính xác có thể tin được thì dân Hoa Kỳ có lòng đạo khá sâu xa. Nhưng điều đó không đủ để dựa vào truyền thống tôn giáo này rồi cứ thế mà tiếp tục công việc bình thường hàng ngày cho dù nền tảng của nó đang dần dần thoái hóa mất giá trị. Một sự cam kết đứng đắn để rao truyền Tin Mừng không thể không phân tích cặn kẽ những thách đố thực sự mà Phúc Âm đang phải đương đầu giữa nền văn hóa hiện đại này của Hoa Kỳ.

 

Dĩ nhiên, điều cốt yếu là phải hiểu một cách chính xác tính tự trị đích thực của luật thế tục, một sự tự trị không thể bị tách lìa khỏi Thiên Chúa, đấng tạo hóa và chương trình cứu độ của ngài (cf. Gaudium et Spes, 36). Có lẽ phái theo chủ nghĩa thế tục ở Hoa Kỳ đã đặt ra một vấn đề đặc biệt:  Nó cho phép tuyên xưng, tin tưởng vào Thiên Chúa và tôn trọng vai trò xã hội của tôn giáo và các giáo hội, nhưng đồng thời nó lại từ từ mất tin tưởng tối đa nơi tôn giáo. Niềm tin này đã trở thành một sự chấp nhận thụ động những điều có thực ở “đâu đó ngoài cuộc sống” nhưng lại không biểu hiện trong đời sống thực tế hàng ngày. Kết quả là niềm tin đang dần dần bị tách rời khỏi cuộc sống. Họ sống như thể là “Thiên Chúa không hiện hữu”.  Tình trạng này trở nên trầm trọng hơn khi người ta đến với niềm tin và tôn giáo theo tinh thần cá nhân cơ hội chủ nghĩa: Nó rời xa khỏi niềm tin công giáo là phải “suy nghĩ theo Giáo Hội”. Mọi người tin rằng họ có quyền lựa và chọn để giữ cái mối liên hệ bề ngoài với xã hội nhưng trong nội tại thâm tâm họ lại không cải đổi để quay trở về với luật của Chúa Kitô. Hậu quả là, thay vì sửa đổi và canh tân tâm hồn, người Kito hữu lại dễ dàng xa ngã, bị lôi cuốn đi theo tinh thần của thời đại này. (cf. Rom 12:3). Hiện tượng này ta thấy đang xuất hiện theo đà cấp tính khi một số người công giáo làm gương mù gương xấu cổ động cho cái gọi là quyền phá thai.

 

Ở một mức độ sâu xa hơn, chủ nghĩa thế tục như đang thách thức Giáo Hội tái xác nhận và theo đuổi tích cực hơn nữa sứ mệnh của mình trong thế giới và đối với thế giới. Như là Công Đồng đã xác nhận rõ ràng là, người tín hữu giáo dân cũng phải có trách nhiệm đặc biệt trong vấn đề này. Riêng tôi cũng công nhận rằng, điều cần thiết là phải có một quan niệm sâu xa hơn về sự liên hệ bản chất nội tại, một mặt là giữa Phúc Âm và luật tự nhiên, một mặt là bản tính hướng thiện của con người như đã ghi trong dân luật và quyết định cá nhân dựa vào luân lý. Trong một xã hội mà người ta coi trọng quyền tự do cá nhân thì Giáo Hội cần phải cổ động giáo huấn của mình ở mọi tầng lớp: trong lớp giáo lý, các bài thuyết giảng, trong chủng viện và  ở đại học; phải dùng thần học để biện giải và bảo vệ sự thực về mạc khải của Đức Kitô, sự hòa điệu giữa Đức Tin và Lý Trí và hiểu biết về hai tiếng Tự Do một cách trong sáng. Loại tự do này phải được diễn tả bằng những danh từ tích cực là sự giải phóng khỏi vòng kiểm tỏa của tội lỗi hầu hoàn thành cuộc sống thực của mình. Tóm lại, Phúc Âm phải được truyền đạt và giảng dạy như là một nhu cầu cần thiết cho đời sống, đưa ra những giải đáp trung thực và hấp dẫn về những vấn nạn một cách trí thức và thực tế. “Cái độc tài của thuyết tương đối”, cuối cùng cũng chẳng khác gì một sự đe dọa tự do thực của con người, loại tự do chỉ có thể trưởng thành trong sự quảng đại và trung thành với sự thật.

 

Dĩ nhiên sẽ còn nhiều điều phải nói về vấn đề này. Nhưng để kết luận, tôi có thể nói rằng: Tôi tin tưởng Giáo Hội Hoa Kỳ, ở thời điểm lịch sử này, đang đứng trước một thách thức để lấy lại cái nhìn thực tế của người công giáo và trình bày nó một cách trừu tượng nhưng hấp dẫn cho một xã hội sẵn sàng trao đổi / mua bán bất cứ một phương thức nào khả dĩ có thể làm con người thỏa mãn. Tôi nghĩ rằng nhu cầu của chúng ta là phải nói thẳng vào tim của giới trẻ, họ -mặc dù thường xuyên bị tiếp xúc với những nguồn tin đối nghịch với Phúc Âm- nhưng vẫn khao khát tìm kiếm sự chính xác, sự thiện hảo và sự thật. Còn nhiều việc nữa cần phải làm, đặc biệt về phương diện giảng thuyết và dạy giáo lý trong các xứ đạo và học đường, nếu muốn việc phúc âm hóa kiểu mới đem lại kết quả là canh tân đời sống của Giáo Hội tại Hoa Kỳ này.

 

 

CÂU HỎI 2:

 

Thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha nghĩ sao về tình trạng xuống cấp từ từ của người công giáo. Họ không hành đạo, đôi khi công khai tuyên bố bỏ đạo, nhưng thường thường là cứ lẳng lặng từ từ bớt đi nhà thờ, bớt đi lễ và rồi coi mình không còn thuộc về Giáo Hội nữa.

 

 

TRẢ LỜI:

 

Chắc chắn, đa số những trường hợp như vậy là do ở nền văn hóa tôn giáo đang chết dần, đôi khi được ví như những “xóm nghèo ổ chuột cùng quẫn” mà lại dự phần làm tiêu biểu cho bản sắc của Giáo Hội. Như tôi đã nói, đây là một trong những thách đố lớn đối với Giáo Hội Hoa Kỳ là phải vun sới cái bản sắc Công Giáo của mình, không phải chỉ bằng hình thức bề ngoài mà còn phải bằng phương cách suy nghĩ và hành động theoTin Mừng Phúc Âm, đã trở nên dồi dào phong phú nhờ ở truyền thống sống động của Giáo Hội.

 

Vấn đề này rõ ràng là có liên quan đến những yếu tố cá nhân chủ nghĩa và gương mù gương xấu nơi tôn giáo. Chúng ta hãy đi thẳng vào trọng tâm của vấn đề: Đức Tin không thể sống được nếu nó không được nuôi dưỡng và kiến tạo bởi Đức Ái (cf Gal 5:6). Phải chăng ngày nay người ta khó có thể gặp được Thiên Chúa nơi các Giáo Hội của chúng ta? Phải chăng những bài giảng của chúng ta đã mất đi hương vị mặn nồng  của muối? Có lẽ nhiều người đã quên hoặc chẳng bao giờ thực sự học hỏi được cách thức cầu nguyện trong Giáo Hội và với Giáo hội?

 

Ở đây, tôi không nói tới những người từ bỏ Giáo Hội để đi “thử nghiệm”một loại tôn giáo chủ quan; đây là một đề tài về mục vụ cần phải được bàn luận riêng. Tôi nghĩ rằng chúng ta đang muốn nói về những người bị bỏ rơi bên lề đường mà thâm tâm họ không chối bỏ niềm tin vào Đức Kitô, nhưng vì một lý do nào đó họ đã không có được cuộc sống do phụng vụ, các phép bí tích và lời giảng dạy đem lại. Tuy nhiên,  như chúng ta biết, niềm tin Kito giáo chính yếu là ở Giáo Hội mà nếu không có một liên kết ràng buộc sống động nào với cộng đoàn thì niềm tin đó sẽ chẳng bao giờ phát triển và trưởng thành được. Thực vậy,  trở lại vấn nạn mà tôi đã bàn, kết quả là họ âm thầm từ bỏ đạo.

 

Tôi xin đưa ra hai nhận xét ngắn gọn về vấn đề “xuống cấp” này để chúng ta suy ngẫm.

 

Thứ nhất, như quí huynh đệ đã biết, trong xã hội Tây Phương của chúng ta, càng ngày càng khó có thể nói về sự “Cứu Độ” một cách có nghĩa lý. Tuy nhiên, sự cứu độ -một sự giải thoát khỏi thực tế tội lỗi và là tặng vật của đời sống mới và của tự do trong Chúa Kitô- chính là trọng tâm của Tin Mừng Phúc Âm. Chúng ta cần phải khám phá cho ra, như tôi đã gợi ý, những phương thức cam kết mới để rao truyền sứ điệp này và làm sống lại lòng khao khát hoàn chỉnh của con người mà chỉ có một mình Chúa Kitô có thể đem lại. Chính ở ngay trong nghi thức phụng vụ của Giáo Hội, và trên hết, ngay trong bí tích Thánh Thể mà những thực thể này được thể hiện một cách rất hùng hồn và sống động trong đời sống của người tín hữu. Có lẽ chúng ta còn phải làm việc nhiều hơn nữa để thực hiện cái viễn tượng của Công Đồng về phụng vụ trong khi thi hành thiên chức linh mục để công việc tông đồ mau chóng sinh hoa kết trái trên thế giới.

 

Thứ hai, chúng ta phải công nhận với nỗi ưu tư rằng ý thức về đời sau với thiên đàng, hỏa ngục, luyện tội…cũng đã bị lu mờ hầu như hoàn toàn ngay cả nơi những xã hội Kitô giáo cổ truyền mà, như quí huynh đệ biết, tôi đã nêu lên trong tông thư Spe Salvi. Không cần nói nhiều cũng phải hiểu rằng Đức Tin và Đức Cậy ( Hy Vọng) không giới hạn ở thế giới này: Đó là các nhân đức hướng thần (Tin, Cậy, Mến) liên kết chúng ta với Thiên Chúa và  thúc đẩy chúng ta hoàn thành không chỉ số phận  của cá nhân chúng ta mà cả số phận của tất cả nhân loại. Đức Tin và đức Cậy là một linh hứng và là nền tảng cho những cố gắng của chúng ta để sửa soạn ngày Nước Chúa trị đến. Trong Kito giáo, không có chỗ đứng cho một tôn giáo hoàn toàn riêng tư: vì Chúa Kito là đấng cứu chuộc nhân loại ( cho toàn thể thế giới), chúng ta là chi thể của Chúa đựơc chia phần nước trời, chức tư tế và ngôn sứ của người, chúng ta không thể tách rời tình yêu thương Chúa ra khỏi những cam kết xây dựng Giáo Hội và mở rộng nước Chúa được.  Biến tôn giáo thành một việc hoàn toàn riêng tư, thì sẽ mất linh hồn mà thôi.

 

Để kết luận tôi xin trích dẫn vài lời rất hiển nhiên: Cánh đồng lúa đã chín sẵn sàng để gặt… (cf. Ga 4:35);….Chúa vẫn đang tiếp tục giúp nó phát triển (cf. 1Cor 3: 6). Cùng với Đức Gioan Phaolo II, chúng ta có thể và phải tin rằng Thiên Chúa đang sửa soạn một mùa xuân mới cho Kito giáo (cf. Redemptoris Missio, 86). Điều cần thiết trên hết, trong thời điểm này của lịch sử Giáo Hội Hoa Kỳ, là phải canh tân, làm sống lại tinh thần tông đồ nhiệt thành mà các chủ chăn trước kia được linh hứng để mà tích cực đi tìm lại những người đã mất, hàn gắn vết thương cho những người bị khổ đau, mang lại sức mạnh cho những người bị hao mòn yếu đuối (cf.Ez 34:16).

 

Vậy thì, như tôi đã nói, việc này đòi hỏi một cách thức suy tư mới dựa trên những chẩn đoán và  phân tích thật tỉnh táo và trong sáng những thách đố của thời đại ngày nay và quyết tâm làm tròn sứ mệnh phục vụ Giáo Hội cho thế hệ hiện tại.

 

 

CÂU HỎI 3

 

Xin ĐTC giải thích cho chúng con biết tình trạng thiếu hụt ơn gọi, mặc dù số lượng người Công Giáo vẫn gia tăng.  Cũng xin ĐTC cho chúng con biết một ứng viên tự nguyện cần phải có những đức tính cá nhân và lòng khao khát đặc biệt đối với đời sống thánh hiến thế nào để có thể cho chúng con hy vọng

 

 

TRẢ LỜI:

 

Phải thành thực mà nói thẳng rằng: Khả năng vun trồng ơn gọi đời sống linh mục và đời sống tu trì là dấu hiệu chắc chắn cho biết một Giáo Hội địa phương có lành mạnh hay không. Về vấn đề này không thể nói đến chuyện tự mãn được. Chúa luôn luôn kêu gọi giới trẻ, còn chúng ta có bổn phận khuyến khích để chúng đáp ứng lời Chúa gọi một cách tự do và quảng đại. Nói một cách khác không một ai trong chúng ta có thể ỷ lại vào cái ẩn sủng đó.

 

Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đã dạy chúng ta cầu nguyện xin Chúa là chủ mùa gặt sai thợ gặt đến. Chính Chúa cũng công nhận rằng lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì thiếu (cf Mt.9:37-38). Tôi nghĩ rằng cầu nguyện –Unum necessarium/Một điều cần thiết- là một hình thức hành động để có ơn gọi mà chúng ta thường hay quên hoặc không coi là trọng.

 

Tuy nhiên, tôi không nói rằng để có ơn gọi chỉ cần cầu nguyện thôi. Cầu nguyện tự nó được phát sinh nơi những gia đình công giáo, được nuôi dưỡng bởi một nền giáo dục Kitô giáo và trở nên vững mạnh nhờ ân sủng của các phép bí tích. Cầu nguyện là bước tiên khởi, nhờ đó chúng ta có thể biết được ý Chúa muốn chúng ta sống cuộc sống nào. Mở rộng ra, chúng ta dạy giới trẻ cầu nguyện, cầu nguyện thật nhiều và thật sốt sáng. Chúng ta phải cộng tác với tiếng Chúa gọi. Những chương trình, đề án và kế hoạch có cái giá trị riêng của nó, nhưng nhận ra được ơn gọi, trên hết chính là kết quả của cuộc đối thoại thân tình giữa Chúa và các môn đệ của ngài. Nếu giới trẻ biết cách cầu nguyện thì chúng sẽ biết chúng phải làm gì để đáp lại lời Chúa gọi.

 

Nên để ý là ngày nay cũng có nhiều người trẻ khao khát đời sống thánh hiến, và mặc dù ít ỏi, nhưng những ai tình nguyện đều có một lý tưởng cao cả và một thề nguyện chắc chắn. Chúng ta nên lắng nghe và tìm hiểu ý nguyện của họ và khuyến khích họ cổ động thêm những bạn bè cùng tìm hiểu nhu cầu cần thiết phải có linh mục và tu sĩ cũng như vẻ đẹp cao quí của đời sống thánh hiến phục vụ Chúa và Giáo Hội. Đối với tôi các giám đốc và các cha giáo chủng viện cũng cần phải có đủ đức tính và khả năng, vì các ứng viên ngày nay, hơn bao giờ hết cũng cần phải được huấn luyện đầy đủ và chắc chắn cả về đức dục lẫn trí dục để họ có thể đáp ứng không phải chỉ những vấn nạn và nhu cầu thực tế của thời đại, mà còn giúp cho cuộc cải đổi của họ trở nên chín chắn và cuộc tận hiến suốt đời cho ơn gọi của họ được bền vững. Là giám mục, quí huynh đệ nên ý thức và chấp nhận hy sinh khi nhu cầu đòi hỏi cần linh mục tài giỏi về làm công tác huấn luyện ở chủng viện. Tôi  yêu cầu quí huynh đệ nên đáp ứng với lòng quảng đại vì lợi ích của toàn thể Giáo Hội.

 

Sau cùng, tôi nghĩ rằng quí huynh đệ, với kinh nghiệm, tất cả đều biết rằng đa số những người anh em linh mục của quí huynh đệ đều sung sướng thỏa mãn với ơn gọi của họ. Điều quan trong mà tôi muốn nói ở đây là cần phải có sự đoàn kết hiệp nhất và cộng tác giữa các linh mục với nhau. Tất cả chúng ta đều cần phải vượt qua những chia rẽ, bất đồng và thiên kiến, cùng nhau lắng nghe tiếng Chúa Thánh Thần hướng dẫn Giáo Hội về một tương lai hy vọng. Mổi người chúng ta ai cũng biết tình nghĩa huynh đệ giữa các linh mục với nhau nó quan trọng thế nào trong đời sống của chúng ta. Tình huynh đệ đó không đơn thuần chỉ là một báu vật, mà còn là một nguồn mạch vô tận để canh tân đời sống linh mục và nuôi dưỡng thêm những ơn gọi mới. Tôi cũng mong quí huynh đệ nên thường xuyên tổ chức những cuộc hội thoại và họp mặt huynh đệ giữa các linh mục với nhau, nhất là những linh mục trẻ. Tôi tin rằng nó sẽ mang lại kết quả rất lớn làm phong phú, tăng thêm lòng ái mộ thiên chức linh mục và Giáo Hội, đồng thời giúp cho công việc tông đồ đạt nhiều hiệu quả hơn.

 

Quí huynh đệ Giám mục thân mến, đó là vài nhận xét của tôi. Một lần nữa, tôi ước mong  quí huynh đệ tiếp tục hăng say trong công tác mục vụ phục vụ giáo dân. Tôi cũng khuyên quí huynh đệ nên tin cậy vào lòng ưu ái và sự cầu bầu của Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ Giáo Hội.

 

 

Pace Islands, Florida  4-5-2008

 

Bs. Nguyễn Tiến Cảnh

Lược dịch

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!