Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
ĐEM TIN MỪNG VÀO CHÍNH TRỊ

Nói đến chính trị thì chẳng mấy ai ưa. Bởi vì chính trị thường được hiểu là phe phái, dơ bẩn, lừa lọc và gian ác. Nói một cách văn chương, đa số người làm chính trị thường dùng câu nói: “cứu cánh biện minh cho phương tiện”, nghĩa là họ có thể làm bất cứ điều gì bất kể xấu tốt miễn là đạt được mục đích, tạo được quyền lực, nắm chính quyền và giữ đươc quyền bính. Nhìn lịch sử qua các thời đại từ thời con người còn ăn lông ở lỗ, phong kiến, quân chủ, đôc tài cộng sản cho đến dân chủ tự do, tranh dành quyền lực thường tạo trù dập, chèn ép, uy hiếp, gây đổ máu….tuy mỗi thời mỗi khác, càng ngày càng tinh vi hơn. Đó là ở phạm vi quốc gia và chính trị được hiểu trên một phạm vị rộng lớn. Nhưng thực ra, hàng ngày những thủ thuật chính trị đó ta thường thấy xẩy ra trong mọi hoàn cảnh sinh hoạt của con người, trong các đoàn thể, hội đoàn, đảng phái, ngay cả ở nơi tôn giáo hay trong gia đình mà chúng ta không để ý tới. Là người công giáo hay một người có lương tâm công chính và ngay thẳng, chắc không ai ưa những mưu mô lươn lẹo, lừa gạt người để mong đạt được điều mình muốn cho dù mình tưởng rằng điều đó là tốt là thiện.

Nhưng chính trị được hiểu một cách trong sáng, quân bình và chân chính là một nghệ thuật hay một khoa học quản trị một quốc gia / xã hội để làm sao cho đất nước được phồn vinh, người dân được giàu sang, ấm no, tự do và hạnh phúc. Đối với các hội đoàn, đoàn thể, gia đình hay cả tôn giáo thì để mọi người được sống an hòa yêu thương nhau. 

Theo Khổng giáo, phương cách trị dân lấy đạo NHÂN làm gốc. Đức Khổng Tử nói: “Nhân Đạo mẫn chính, Địa Đạo mẫn thụ. Phù chính giã giả, bồ lư giã. Cố vi chính tại nhân: thủ nhân dĩ thân, tu thân dĩ đạo, tu đạo dĩ nhân”. Cái thành công của Đạo Người là việc CHÍNH TRỊ, cái thành công của Đạo Đất là sự mọc cây cối xanh tươi. Cho nên làm chính trị cốt ở chỗ biết dùng người hiền, lấy Đạo mà sửa mình, lấy Nhân mà sửa Đạo (Trung Dung). Như vậy mới có người tài kẻ hiền theo phò giúp thì việc chính trị mới có kết quả tốt tựa như đất có tốt thì cây mới nảy mầm, đâm hoa kết trái sinh tươi. Cho nên đạo Nhân là cốt lõi của việc Chính Trị, thánh hiền cần sửa mình để trở thành bậc Nhân hầu mang cái Đạo của mình ra thực hành trong thiên hạ. Do đó Đạo của Khổng là HÀNH ĐỘNG, chứ không phải im lặng ngồi yên mà ngắm cảnh đời. Hành động của con người không gì bằng việc Chính trị, vì chính trị liên quan đến việc hay dở của nhân quần, sự trị loạn của thiên hạ. “Nhân đạo chính vi đại” Đạo Người thì Chính Trị là lớn. (Lễ Ký: Ai công Vấn XXVII). 

Phúc Âm / Tin Mừng Chúa là một kho tàng phong phú dạy chúng ta làm chính trị, vì chính Chúa Kitô cũng đã làm chính trị. Nhưng Chúa không mưu cầu quyền lực trần gian, không dùng thủ đoạn lừa lọc gian dối mà dùng Tình Thương và Bác Ái. “Nếu ai vả con má này thì hãy đưa má kia cho họ” (Mt.5, 38-42). Hàng ngày cha xứ giảng trên tòa cũng không ngoài mục đích chuyển đạt lời Chúa, cũng là một hành động chính trị. “Hãy thương yêu nhau như yêu thưong chính mình vậy”(Mt.22, 39).Thương người như thể thương thân” (Ca dao Việt Nam). Thấy một em bé bị đứa lớn ăn hiếp, giật đồ ăn hoặc tiền mẹ cho hàng ngày, ta lên tiêng bênh vực, ngăn cản tức đã áp dụng 10 điều răn Chúa, “Không nên ăn cướp của người”. Trên phạm vị quốc gia hay quốc tế cũng vậy. Nếu kẻ mạnh / chính quyền có quyền thế ức hiếp dân lành, chà đạp tự do nhân phẩm nhân quyền, cướp đất cướp ruộng, cướp nhà của dân chúng hay của giáo hội…., chúng ta là người công giáo thực hành lời Chúa, có bổn phận phải lên tiếng phản đối, cản ngăn, đừng kể hàng giáo sĩ là những người chuyên rao giảng lời Chúa lại càng phải đi trước thiên hạ, làm gương nhiều hơn. Cường quyền trà đạp nhân phẩm, cướp đoạt tự do của dân là trái với lời Chúa, đi ngược lại Tin Mừng, chúng ta có bổn phận phải lên tiếng. Hành động đó là hành động chính trị, theo tiếng gọi của lương tâm, lời dạy của Chúa nhưng không  với mục đích mưu cầu quyền lực hoặc lợi lộc phe phái hay cá nhân mà chỉ đòi hỏi Công Bằng Bác Ái như lời Chúa dạy để mọi người đựoc sống chung nhân hòa hạnh phúc tự do. Trên bước đường rao giảng Tin Mừng, Chúa có lúc dịu dàng có lúc nóng giận. Đã có lần Chúa mắng chửi những tên cứng đầu cứng cổ, làm gương mù gương xấu. “Những ai làm cớ cho những người đang tin vào Chúa mà xa ngã thì hãy buộc đá vào cổ chúng mà quẳng xuống song” (Mt.18, 6) hoặc thẳng tay xua đuổi những kẻ làm ô uế nhà Chúa. “Đức Giêsu vào đền thờ, đuổi tất cả những người đang mua bán trong đền thờ, lật bàn của những người đang đổi chác tiền bạc, xô ghế của những kẻ đang bán bồ câu rồi Chúa tuyên bố: Nhà ta là nhà cầu nguyện mà các ngươi lại biến thành hang trộm cướp” (Mt.21, 12-13). Nhưng Chúa cũng rất dân chủ, biết lắng nghe, đối thoại phải trái như trường hợp những kinh sư và người Pharisieu muốn lừa Chúa để bắt bẻ, đòi ném đá người thiếu phụ bị bắt quả tang ngoại tình. “ Vừa tảng sáng, Người trở lại đền thờ, ngồi xuống giảng dạy cho họ. Lúc đó các kinh sư và người Pharisiêu dẩn đến trước mặt Đức Giêsu một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa rồi nói với Người: Thưa Thày, người đàn bà này bị bắt quả tang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Maisen truyền dạy phải ném đá. Còn Thày, Thày nghĩ sao? Họ nói vậy để thử Người hầu có cớ tố cáo Người. Nhưng Đức Giêsu cúi xuống làm lơ, lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ cứ hỏi mãi nên Người ngẩng lên và hỏi họ: Ai trong các ông sạch tội thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi. Rồi Người lại cúi xuống tiếp tục viết trên đất. Nghe vậy họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Sau cùng chỉ còn một mình Chúa Giêsu và người phụ nữ vẫn đứng ở giữa. Đức Giêu su ngẩng lên và nói: Này chị, họ đi đâu cả rồi? Không ai lên án chị sao? Người đàn bà đáp: Thưa ông, không có ai cả. Đức Giêsu bèn nói: “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị về đi và từ nay đừng phạm tội nữa!” (Ga 8, 2-11). Phải chăng đó là nghệ thuật chính trị mà Chúa muốn chúng ta học biết và thực hành. Lấy Tình Thương, Công Bằng và Bác Ái mà đối xử với nhau. 

Chúng ta không thích làm chính trị vì chính trị được đa số hiểu theo nghĩa hẹp là phe phái dơ bẩn, gian ác và thất đức. Tại sao chúng ta không dùng Tin Mừng Chúa để cải hóa môi trường chính trị dơ bẩn. Nói rằng tôi không làm chính trị tức đã chối bỏ mang  ánh sáng Phúc Âm Tin Mừng Chúa vào nơi tối tăm. Muối phải được dùng để ướp cá cho khỏi ươn. Đèn phải để trên bục để soi sáng cho cả nhà. (Mt.5, 13-14).

Đừng sợ làm chính trị. Hãy nói lên Ý Thức Chính Trị Công Bằng, Bác Ái, Tự Do Chúa dạy. Hãy coi Tin Mừng Phúc Âm là bản hiến chương chúng ta phải theo và sống trong cuộc sống cá nhân hàng ngày  và nơi cộng đồng xã hội. 

Một nhà báo hỏi Đức Gioan-Phaolo II:

-         Thưa ngài, ngài có làm chính trị không?

-         Đừng hiểu chính trị theo nghia hẹp. Giáo hoàng có bổn phận rao giảng Phúc Âm mà trong Phúc Âm có con người tức có nhân quyền, tự do, nhân phẩm và lương tâm cùng tất cả những gì thuộc về con người. Nếu tất cả những cái đó có một giá trị chính trị thì tôi làm chính trị. Vì tôi bênh vực con người. (Ezio Mauro e Paulo Mieli. P.G.II, La Stampa 04.03.91, p.2).

Nguyễn Tiến Cảnh, MD.Ph.D.

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!