Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
HÒA GIẢI

 

 

QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

Chúa Nhật IV Mùa Chay năm C

Gs 5: 9a, 10-12; 2Cr 5:17-21; Lc 15:1-3, 11-32

Bác sĩ NGUYỄN TIẾN CẢNH, MD.

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3uyaE5v

 

Tin Mừng thánh Luca đoạn 15 nói về những gì đã mất được tìm thấy như dụ ngôn chiên lạc (c.1-7), đồng bạc bị mất (c. 8-10), và câu chuyện người cha nhân hậu dùng làm bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay (Lc 15:11-32). Chủ điểm nói về Tha Thứ, Hòa Giải và Ân Huệ.

 Câu chuyện đứa con hoang đàng rất đặc biệt cả ở nội dung lẫn hình thức. Tác giả đã khéo léo vẽ nên một quang cảnh khá linh động, gây được cảm xúc nơi người đọc. Từ hồi hộp đến ngỡ ngàng. Nhưng tác dụng đó cũng tùy người. Vì vậy câu chuyện đã gây tranh cãi khá sôi nổi. Có người khen, kẻ chê người cha. Có người ghét, kẻ thương đứa con hoang đàng. Còn người anh cả chúng ta nghĩ sao?

Theo câu chuyện, người con út sau khi được chia phần gia tài đã bỏ nhà đi hoang, ăn chơi trác táng đến lúc không còn đồng xu dính túi, phải đi ở đợ, đói khổ chịu không nổi mới trở lại với gia đình. Người cha, quá dễ dãi, tha thứ cho con một cách vô tội vạ. Người con cả vì có trách nhiệm, biết cần cù làm ăn, phụng dưỡng cha già, thấy người cha đối xử quá khoan dung với thằng em, thì nổi sùng trách móc cha mình.

Đây là tâm trạng chung của con người bình thường ngày nay cũng như ở thời Chúa Giêsu. Vậy Chúa muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì qua câu chuyện này? 

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã viết trong tông huấn của ngài năm 1984 nhan đề “Hòa Giải và Thống Hối Reconciliatio et Paenitentia”: “Dụ ngôn đứa con hoang đàng là câu chuyện nói về Tình Yêu tuyệt vời không kể xiết của Thiên Chúa Cha đối với người con khi nó trở lại với mình. Ngài đã cho hắn một ơn tặng là sự hòa giải hoàn toàn. (….) Câu chuyện nhắc nhở chúng ta cần phải cải đổi tâm hồn vì lòng khoan dung của Người Cha rồi quyết tâm lướt thắng mọi thù nghịch oán hận…

BA HÌNH ẢNH CỦA NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG

 Theo truyền thống Do Thái, con cả được quyền thừa hưởng hai phần gia tài. Con thứ chỉ được hưởng chừng 1/3 gia sản. Hành động đòi chia gia tài của người con thứ là một xúc phạm đối với người cha, vì nghĩ là cha mình “còn lâu mới chết”. Nó không đủ kiên nhẫn đợi đến khi cha mình qua đời.

 Thế là sau khi được chia phần, nó liền thoát ly gia đình. Nó đi thật xa, vì nghĩ rằng ở nơi xa lạ sẽ có nhiều cơ hội, lắm lạc thú và hạnh phúc mà ở nhà không có. Nhưng kết quả ngược lại. Khi tiêu xài hết tiền của, nó phải đi ở đợ, làm nô lệ, chăn heo, một loại súc vật coi là dơ bẩn, đến độ quá đói chỉ mong có thức ăn của heo để ăn cũng không có.

Theo tục lệ và luật Do Thái, một số súc vật bị cấm không được ăn thịt như heo, gà, lạc đà, dê, ếch nhái… vì bị coi là đồ dơ bẩn. Trường hợp này, đứa con hoang đàng lại đi chăn heo, ăn cả đồ ăn heo… là lỗi luật vô cùng.  

Chuyện kể anh ta đã “ăn tiêu phung phí hết cả phần tài sản của mình.” Ở đây ngoài nghĩa đen ta nên hiểu thêm nghĩa bóng về hành vi của người con hoang đàng. Tư cách của nó cũng bị tiêu tan”. Không chỉ tiêu xài hết tiền bạc, nó còn trác táng làm mất cả nhân cách, đồi bại gia phong, đạo giáo của gia tộc!

Đến đây anh chàng “hồi tâm nghĩ lại”. Nhớ đến thời vàng son ở với gia đình. Quả là điên khùng mới đi đến “nông nỗi này”. Đó là khởi đầu của “hối hận”, tự nó chưa phải là thống hối thực sự.

NGƯỜI CHA NHÂN HẬU 

Điểm nổi bật nhất ở “người cha” là, ông đã đi bước trước. Khi vừa nhìn thấy con mình từ xa đi lại, thất thểu, bệ rạc, sợ hãi, ông liền chạy lại ôm chằm lấy con mà hỏi han, thay vì đợi con lê lết vào nhà và mắng chửi

Theo lẽ bình thường, cử chỉ của người cha như vậy có vẻ không thích hợp và kỳ cục. Bởi vì hành động đó là quá đáng không xứng hợp với một đứa con hư đốn như vậy. Nhưng ở một khía cạnh khác, tình yêu thương đầy lòng cảm thông và trắc ẩn của người cha. Ông “ôm con, hôn con lên trán, lên cổ, lên má, vuốt ve mặt mũi con tỏ vẻ lo âu sao con mình gầy gò ốm yếu, xanh xao dơ bẩn thế này”. Ông lại truyền cho gia nhân đem quần áo mới ra mặc cho cậu, giày mới cho cậu đi như không có chuyện gì đã xẩy ra. Đó là dấu hiệu của Tự Do, của ân huệ, hình ảnh của Gia Đình, của cái gì mất bây giờ tìm lại được! Một tình thương vượt qua cả hận thù!

Thực ra, người cha có quyền đuổi người con đi, không cho vào nhà, vì đã quá hư đốn. Không nghe lời cha. Bỏ nhà đi hoang. Không chỉ làm mất danh giá gia đình, đồi bại gia phong mà còn nêu gương xấu cho xóm làng. Họ sẽ chê trách, thù oán cha mình vì con họ có thể sẽ bắt chước gương xấu đó mà hư thân.

NGƯỜI CON CẢ TỰ KỶ ÁM THỊ.

Đối với người anh cả, phản ứng của anh không có gì là sai trái. Anh phẫn nộ là hợp lý. Anh nói, anh đã chu toàn bổn phận làm con, mà cha anh không tỏ vẻ gì gọi là quảng đại yêu thương anh. Anh cảm thấy anh “bị lạm dụng”. Việc phụng dưỡng cha già từ bao năm nay không được thưởng công gì cả. Anh không có ý kể công nhưng anh cảm thấy anh bị hất hủi và bỏ quên. Anh đau khổ vì tự kỷ ám thị chăng?

Đối với người em, anh rất thực tế khi kết án người em. Vì đã “tiêu xài hết tiền của với bọn đĩ điếm”, đã làm mất gia phong tập quán tốt. Trước hai nghịch cảnh đó, thiên hạ sẽ nghĩ sao về đứa con út của ông chủ trại đi hoang; nay thân tàn ma dại thì trở về, lại được chiêu đãi linh đình? Là anh cả, anh cũng phải chịu một phần nhục nào chứ? Anh đâu chỉ biết nghĩ xấu về em mình, và kết án người em với những cáo buộc cay đắng nhất?

Anh đã nhất quyết “đá văng em mình ra khỏi lòng mình” cho rằng nó chỉ là “con của người cha thôi”, không phải là em mình, như chúa Giêsu đã từng nói: Bề ngoài là con đấy, nhưng trong tâm thực sự lại không phải là con. 

Đúng vậy, một khi nghĩ mình không có tự do, thì tự cảm thấy mình giống như nô lệ? Sống trong gia đình với cha mẹ mà cảm thấy không vừa ý, coi mình như người xa lạ, thì sẽ cảm thấy mình không phải là con, không phải là người nhà?

MỞ RỘNG KHUNG TRỜI

Với ý niệm này, xin được trích ít lời khá ý nghĩa trong một quyển sách nhan đề “Love Alone is Credible/Chỉ có Tình Yêu Mới Đáng Kể” của tác giả Hans Urs Von Balthasar (Ignatius Press, 2004), để chúng ta cùng suy niệm:    

“Một khi người ta biết được những dấu hiệu của tình yêu thì người ta sẽ tin vào đó. Nó sẽ dẫn đưa người ta vào khung trời rộng mở ở bất cứ đâu mà người ta có thể yêu.

“Nếu người con hoang đàng tin rằng cha nó sẽ không chờ đón hắn thì hắn sẽ không trở về, ngay cả khi cha nó đón nhận nó một cách mà nó không thể ngờ được.

“Vấn đề cốt lõi là người có tội đã hiểu biết tình yêu là thứ có thể và thực sự đang dành cho họ. Họ không phải là người tự mình đến để đứng vào hàng ngũ với Thiên Chúa. Thiên Chúa thì luôn luôn nhìn họ như một kẻ tội lỗi không có tình yêu, một đứa trẻ cần được yêu, và Ngài ngước mắt nhìn người có tội, ban cho họ địa vị xứng đáng vì tình yêu ấy”. (p.103)

HÒA GIẢI LÀ BỔN PHẬN CỦA NGƯỜI KITO HỮU

Câu chuyện Đứa Con Hoang Đàng được thánh Phaolo tóm tắt thật tài tình trong bài đọc 2 thư gửi tín hữu Corinto (2Cr 5:17-21). Ngài cho biết Thiên Chúa hòa giải bằng nhiều cách. Thật uyển chuyển, tiến lui rất nhẹ nhàng từ hành động đến công tác mục vụ.

Nếu chúng ta hòa giải được với Thiên Chúa, với chính chúng ta và với tha nhân, rồi mang cái “tâm hòa giải” của mình và sự hòa giải của Thiên Chúa áp dụng vào xã hội, cộng đồng của chúng ta, thì chúng ta có thể là sứ giả của Hoàng Tử Hòa Bình. Thiên Chúa đã sai Con Một của Ngài xuống trần để hòa giải với loài người, thì Ngài cũng muốn chúng ta bắt chước Ngài cải đổi thế gian cho mọi sự được hòa hợp giữa một thế giới đổ nát, gia đình tang thương và Giáo Hội chia rẽ.

Chúng ta được tha thứ nhiều, hãy đến với những người anh chị em, hàng xóm láng giềng, bạn bè, những kẻ tội lỗi, vui với họ, hân hoan hòa giải cùng họ, tha thứ cho nhau trong bí tích Hòa Giải và bí tích Thánh Thể. 

Trên hành trình Mùa Chay đi về nhà Cha, chớ gì bài ca tạ ơn và niềm vui hòa giải bùng lên trong những tâm hồn hoang dại, sa mạc hận thù, chai đá và ác quái của chúng ta. Xin Thiên Chúa chỉ dạy chúng ta biết đọc và nhận ra những dấu chỉ của tình yêu, biết vui trong lòng khi Lời Chúa đến với chúng ta trên đường đi tới hòa giải.

 LỜI KẾT: THIỆN CHÍ HÒA GIẢI 

Câu chuyện dụ ngôn này của thánh Luca có hai điểm đặc biệt:

1-Thiên Chúa hoan nghênh, đón chào những kẻ tội lỗi và những kẻ bị xã hội và tôn giáo không chấp nhận.

2-Ca Ngợi, Vui Mừng là những cử chỉ tiếp theo hành động đón chào. Đó là một hồi đáp cho sự ăn năn thống hối mà Thiên Chúa luôn luôn khuyến khích mỗi người chúng ta phải thực hành.

Người cha quảng đại hân hoan đón chào đứa con hoang đàng, nhưng không từ bỏ người con cả, vẫn ở với nó và trung thành với nó, yêu thương nó, dù nó đã phản đối, không chấp nhận lòng nhân hậu của mình. Người cha nói với anh ta:

 -Con à!  lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con” (c.31).  Sửa đổi em con là đứa “đã chết nay sống lại”, “đã mất nay tìm lại được” không làm giảm giá trị lòng trung thành của con đối với cha. Em con, nay được sát nhập trở lại gia đình, phải khởi sự cuộc sống trung tín từ đầu.

Người cha là biểu tượng cho Thiên Chúa. Hòa giải với người cha, tức hòa giải với Thiên Chúa.  Hai người con cũng phải dàn xếp và hòa giải với nhau. 

Thử đặt vấn đề: Nguời anh sau cùng có làm hòa với em mình và đón chào hắn trở về không? Anh ta trong lòng có thực sự muốn tha thứ cho người em không? Có chia sẽ niềm vui với cha mình không? Hay là, kết thúc, anh ta cũng coi mình như người xa lạ hơn cả em mình nữa? Còn người mẹ ở đâu? Phản ứng của người mẹ thế nào? Chúng ta chờ mong ở kết thúc của câu chuyện, nhưng Chúa Giêsu đã không cho biết. Đó là tất cả câu chuyện dụ ngôn về người cha nhân lành. Nó mời gọi tất cả chúng ta đào sâu vấn đề để tìm ra những giải đáp cho cuộc sống của chúng ta, ở thời đại ngày nay.

Câu chuyện “Người Con Hoang Đàng” hay “Người Cha Nhân Hậu” hoặc “Người Anh Phẫn Nộ” có thể gây thắc mắc như nó xẩy ra cho chính chúng ta không? Có phải người cha nhân lành đã vung vãi tình yêu của mình vào những việc nhỏ nhặt, vớ vẩn không giống ai? Những cái ác quái, đa nghi và kiêu hãnh của chúng ta thì sao? Chúng ta có lạm dụng Tình Yêu của Chúa, qua sự Hòa Giải, Tha Thứ và Ân Huệ của Chúa không?

Xin Chúa cho chúng con nhận biết ra được sự Tha Thứ, Hòa Giải và Ân Huệ của Chúa.

Fleming Island, Florida

Mar. 24, 2022

NTC - Hẹn gặp lại

 

 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!