Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
CĂN TÍNH CỦA CHÚA GIESU

 

CHÚA NHẬT XII-C THƯỜNG NIÊN

Dcr 12:10-11, 13:1; Gl 3:26-29; Lc 9:18-24

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

 

Image: Jesus Teaching by James Tissot

 

 

 

 

CÁC ANH GỌI TA LÀ AI?

Nửa phần sau của Tin Mừng Luca là nói về cuộc di hành vĩ đại và sầu buồn của chúa Giêsu về Jerusalem. Đối với Luca, cuộc hành hương của người Kito hữu là một cuộc di hành vui được soi sáng bởi Chúa Cứu Thế.

 

Trên đường hành hương, Chúa Giêsu đã thử lòng tin của các môn đệ bằng câu hỏi: “Các anh gọi Ta là ai?”. Đây là câu hỏi mà Chúa Giêsu cỏ thể hỏi mỗi một môn đệ ở mọi thời đại trên đường theo Chúa Giêsu đi tới thập giá. Tất cả những điều Chúa nói và làm đều có ý nghĩa đặc biệt về đồi Golgotha, nơi Người sẽ biểu lộ một vâng lời tuyệt đối, tình yêu hoàn hảo và tự hiến trọn vẹn.


 

KHÁC BIỆT GIỮA CÂU CHUYỆN CỦA LUCA VÀ CỦA MARCO

 

Luca viết chuyện Tin Mừng hôm nay (Lc 9:18-24) dựa trên Marco (Mc 8:27-33), nhưng đã bỏ đi việc Phêro bị Chúa quở trách (Mc 8:33) vì không chịu nhận Chúa Giêsu bị đau khổ (Mc 8:32). Luca thường làm cho hình ảnh của Phêro và các môn đệ -thấy trong Marco (Lc 22:39-46)- trở nên nhẹ nhàng hơn. Tương tự như vậy ở một chỗ khác Phêro bị Chúa mắng thấy trong Marco (Mc 14:37-38) nhưng không thấy trong Luca.


 

ĐIỂM ĐỒNG NHẤT GIỮA LUCA VÀ MARCO

Nhưng điểm tương đồng giữa Luca và Marco là câu trả lời Chúa của các tông đồ. Các ông đã đưa ra một danh sách những vị mà người ta gán cho Chúa. Mỗi tên đều nói lên những kỳ vọng khác nhau nơi Chúa Giêsu. Có người nói Chúa là Elijah, người thường đối đầu với cường quyền thời đó. Có người nói Chúa là một trong những tiên tri cổ đại. Khi chúa Giêsu hỏi cảm nghĩ của các ông về mình, thì Chúa cũng muốn biết người ta nói gì về Chúa. Họ thấy việc làm và hành động của Chúa thế nào? Họ nghĩ Chúa là ai? Có lẽ bị hỏi bất ngờ nên các môn đệ đã bới móc mọi ký ức cố nhớ lại xem dân chúng ở những làng mạc, thị xã đánh cá của các ông trong vùng biển Galilee đã bàn tán về Chúa thế nào để tìm cách trả lời mà chính Chúa cũng biết phần nào rồi. Câu trả lời của các môn đệ thì nhiều và khác nhau, cũng như nếu ngày nay Chúa hỏi chúng ta cùng một câu hỏi như vậy thì chúng ta sẽ trả lời giống như đa số người đã nói, mạnh yếu tùy thời, tùy lúc, tùy hoàn cảnh và cá nhân. Riêng Phêro đã trả lời Chúa: “Thưa Thầy, Thấy là đấng Thiên Sai!”


 

QUAN NIỆM VỀ “ĐẤNG THIÊN SAI” TRONG DO THÁI GIÁO
 

 

Do Thái Giáo không có một quan niệm duy nhất về “Đấng Thiên Sai”. Ý tưởng về Đấng Thiên Sai hay “Đấng Được Xức Dầu” là ý niệm về một vị vua thuộc giòng David có từ thời sơ khai. Nhưng vào thời Maccabae (khoảng 160-63 B.C.), Giao Ước của 12 Tổ Phụ -là những tài liệu hiện vẫn còn được lưu giữ ở Hy Lạp- cho thấy rõ ràng niềm tin vào Đấng Thiên Sai là chi họ Levi thuộc gia đình Maccabae. Các Cảo Bản Biển Chết lại cho thấy nhiều ý niệm khác về đấng thiên sai: Đấng thiên sai hàng tư tế (priestly Messiah) và đấng thiên sai dân giã (lay Messiah) của Israel (1QSa); tiên tri như Maisen (Deuteronomy 18:18-19) là một ngôi sao thuộc họ Jacob (Numbers 23:15-17;4Q175), nhưng cũng gọi là thiên sai giòng David (4Q174). Melchizedek cũng là nhân vật giải phóng nhưng lại không được gọi là Thiên Sai (11QMelch).

 

Tuyên xưng chúa Giêsu là đấng Thiên Sai là điều rất nguy hiểm, vì đó là lý do mà kẻ thù của chúa Giêsu cần có để làm bằng cớ chống lại Chúa. Có nhiều tên đã đưa lên danh sách những tội ác tố cáo Chúa tự xưng là vua. Nhưng, những điều đó không thuộc nhiệm vụ của Chúa. Chúa không phải và không thể là thiên sai loại chính trị chuyên nghiệp hay quân phiệt. Vậy căn tính thật của Chúa là gì?


 

CĂN TÍNH THỰC CỦA CHÚA GIESU
 

Căn tính và nhiệm vụ của chúa Giêsu cho đến nay vẫn còn đang tiếp tục bàn luận. Có người nói rằng người Kito hữu và toàn thể Giáo Hội là hình ảnh của Elijah với một hệ thống, cơ chế và chính sách có tính đối đầu như đường lối và sứ mạng của Elijad (Sách Các Vua 1 chương 17 và 21). Có người nói, giống như Jeremia, phạm vi hoạt động của chúa Kito qua Giáo Hội là cuộc sống riêng tư có tính cá nhân. Nhưng Chúa Giêsu, đã vượt quá cả 2 phạm vi đó và hỏi các môn đệ: “Còn các anh, các anh nói ta là ai?”

 

Câu trả lời“Thầy là đấng Thiên Sai” đã bùng phát ra từ cửa miệng Phero, con người bộc trực và nóng nảy, cho ta thấy một quan niệm không chỉ liên quan đến cả hai điểm trên mà còn vượt lên trên nữa. Đấng Thiên Sai đã đến trong thế gian, cộng đồng xã hội và trong cả cuộc sống của mỗi cá nhân, một cách toàn diện để hòa giải những khác biệt giữa công và tư. Câu trả lời đó đã thành khuôn mẫu tuyệt hảo có giá trị cho tình môn đệ của chúng ta. Chúng ta thử nhớ lại một số dữ kiện và sự thật về cuộc đời và sứ mệnh của Chúa Giêsu ở trần thế đã được chuẩn bị để cho Kito Giáo thực sự trở thành một Giáo Hội hoàn vũ:
 

 1- Chúa Giêsu thuộc chi họ chính trị Judah, không phải chi họ tư tế Levi hay gia đình tư tế Zaddok. Vì vậy Chúa Giêsu không phải là một chính trị gia chuyên nghiệp.

 

 2- Chúa Giêsu có một ý thức chính trị rất cao. Sứ mạng của Chúa là toàn cầu nên không thể ở thế độc lập mà có tính chính trị hỗ tương một cách nghiêm chỉnh.

 

3- Chúa Giêsu đóng đô tại Capernaum, đúng ra là trong sa mạc hay một làng xa sôi hẻo lánh nào đó. Tỉnh của Chúa nằm dọc theo bờ Tây Bắc biển Galilee có một con đường chính, có những người thu thuế và có liên hệ với tướng quân La Mã. Chúa thường xuyên ở Capernaum hơn là ở Jerusalem.

 

4- Chúa Giêsu liên hệ với tất cả những ai bệnh hoạn và đang hấp hối, với những kẻ tội lỗi, những kẻ sống vất vưởng bên lề xã hội. Chúa tuyên dương Hạnh Phúc bằng cách đem Tin Mừng, áp dụng công lý vào thực tế qua cuộc sống của Chúa. Công lý đích thực phải là sợi dây liên kết mình với những người đau yếu bệnh hoạn, tàn tật, nghèo khổ và bị ngược đãi. Nhưng Chúa cũng không quên những người khác. Chúa ngồi ăn với những người giàu có và quyền thế cũng như những người nghèo hèn và kẻ bị áp bức. Chúa dạy chúng ta phải có tinh thần hòa đồng thực sự.

 

5- Chúa Giêsu không giảng dạy về vương quốc chính trị của David, nhưng  đặc biệt nói về vương quốc Thiên Chúa. Chúa có tài cầu cứu, ban cho chúng ta mọi sự và kết hợp mọi sự vào trong viễn kiến của người về một vương quốc tương lai. Trong suốt cuộc đời của Chúa, Chúa luôn luôn cố gắng chu toàn ước vọng của Israel.


 

KẾT HỢP MỌI MẢNH VỤN RỜI RẠC LẠI VỚI NHAU

 

Nếu bạn đã từng chơi puzzle thì bạn sẽ hiểu nó khó thế nào để kết hợp đúng chỗ những mạnh vụn nhỏ rời rạc hỗn độn thành một bức tranh. Khi nghiên cứu Kinh Thánh nơi Đất Thánh, người ta thường tham dự những cuộc thám hiểm khảo cổ để tìm tòi những mảnh vụn cổ rời rạc đó đây, rồi xếp đặt lại với nhau thành một bức tranh tổng thể. Cũng tương tự như vậy, khi chúng ta định trả lời câu hỏi của Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay “Nhưng các anh nói Ta là ai?” (Lc 9:20), chúng ta cũng phải kết hợp lại với nhau đúng vị trí, tất cả những mảnh vụn huy hoàng rải rác khắp nơi trong cuộc đời Chúa Giêsu để thành một hình ảnh Chúa Giêsu toàn vẹn.
 

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu là đấng Thiên Sai chỉ khi  Chúa chết cho thế gian. Tôi chỉ giống chúa  Giêsu khi tôi hy sinh mạng sống  tôi cho tha nhân.  Căn tính của chúa Giêsu được thể hiện khi Chúa thi hành ước nguyện của Thiên Chúa. Luca đã áp dụng cùng một nguyên tắc đó cho chúng ta là các môn đệ của Chúa. Căn tính thực và mục đích của chúng ta được biểu hiện khi chúng ta biết vong thân, hành động vượt mức của chúng ta. Đó là bổn phận hàng ngày. “Nếu ai muốn theo ta, hãy từ bỏ mình, vác thánh giá mà theo ta” (Lc 9:23). Nếu tôi mất mạng sống vì Chúa Kito, vì người nghèo khó bị áp bức, vì dân oan, tôi sẽ có lại được sự sống! Đó là đường lối chính trị của Chúa.

     

 

KỶ NIỆM KHÓ QUÊN VỀ TOR VERGATA 2000

 

Một trong những suy niệm đáng nhớ và mãnh liệt nhất về căn tính của chúa Giêsu là đêm 19 tháng 8 năm 2000 trong buổi cầu nguyện vọng Đại Hội Giới Trẻ Thế giới Năm Thánh 2000 tại Tor Vergata ở ngoại thành Roma. Người ta không thể nào quên được cái đêm nóng như thiêu như đốt ấy, lúc mà yên lặng bao trùm lên hơn 1 triệu anh chị em trẻ khi Đức Gioan Phaolo II hỏi họ câu hỏi “Anh chị em gọi Thầy là ai?”
 

Giáo Hoàng già nói với những người bạn trẻ bằng những lời vang động trong khung cảnh như khải huyền trước mặt: “Cuộc đối thoại ấy có ý nghĩa gì? Tại sao Chúa Giêsu lại muốn biết người ta nghĩ gì về Người? Tại sao Chúa lại muốn biết các môn đệ nghĩ gì về Chúa? Chúa Giêsu muốn các môn đệ phải ý thức về những ý nghĩ thầm kín ẩn chứa trong tâm trí các ông và nói ra tiếng để chứng tỏ sự xác tín của mình. Đồng thời Chúa cũng biết những phán đoán của họ sẽ không đơn độc, bởi vì nó sẽ thể hiện những gì Thiên Chúa đã đổ tràn đầy lòng trí họ do ân sủng của niềm tin.”

 

Đức Thánh Cha tiếp tục: “Đây là tất cả những gì thuộc về niềm tin! Nó là đáp trả của con người có nhân tính, có tự do và có lý trí đối với Lời Chúa hằng sống. Những câu hỏi mà Chúa Giêsu hỏi, những trả lời của các môn đệ, và sau cùng của Phêrô, là một trắc nghiệm về sự trưởng thành của niềm tin của những người gần gũi Chúa Kitô nhất.” Hy sinh cho người nghèo, kẻ bị áp bức vì niềm tin vào Chúa, vì công bằng công lý dù phải hy sinh mạng sống như Chúa Giesu đã làm.


 

CHÍNH LÀ CHÚA GIESU

“Thực ra, đó chính là chúa Giêsu -Đức Thánh Cha tiếp tục- là đấng mà các bạn đang tìm kiếm khi các bạn mơ ước Hạnh Phúc. Người đang chờ đợi các bạn khi các bạn không kiếm ra được ai hoặc điều gì làm bạn thỏa mãn. Người là vẻ đẹp hấp dẫn các bạn. Người là đấng khuyến khích các bạn làm tròn đầy khát vọng mà không để cho các bạn sắp đặt để mặc cả, điều đình. Người là đấng thúc dục các bạn lột bỏ bộ mặt giả dối của cuộc đời. Người là đấng biết hết mọi chọn lựa chân thật nhất trong tâm can các bạn, những chọn lựa mà người ta đang cố công tìm cách bóp chết. Chính Chúa Giêsu là người khơi động ước vọng của các bạn là phải làm một cái gì vĩ đại trong đời, ước muốn vươn theo một lý tưởng, từ chối không để cho các bạn bám rễ vào những gì gọi là tầm thường, nhưng can đảm thề hứa cương quyết cải thiện bản thân và xã hội một cách khiêm tốn và liên tục hầu làm cho thế giới có nhân tính hơn và huynh đệ hơn.”
 

Sau cùng Đức Thánh Cha kết thúc bài nói chuyện đáng ghi nhớ ấy như sau: “Các bạn thân mến, vào lúc bình minh của Thiên Niên Kỷ Ba, tôi sẽ gặp các bạn là những người “canh gác ban mai” (coi Is 21:11-12). Trong suốt thế kỷ qua, những người trẻ như các bạn ở đây, được kêu gọi tụ họp đông như vầy để học hỏi cách thức hận thù; họ được gửi đi để gây chiến, để đánh nhau. Nhiều hệ thống gọi là thiên sai nhưng không có Chúa trong đó đã cố gắng chiếm chỗ của niềm hy vọng Kito giáo, đã chứng tỏ họ thực sự tàn ác. Hôm nay các bạn đến tụ họp nơi đây để tuyên xưng rằng trong tân thế kỷ, các bạn sẽ không cam chịu để cho mình trở thành khí cụ của bạo động và phá hoại; các bạn sẽ bảo vệ hòa bình, trả giá bản thân các bạn nếu cần. Các bạn sẽ không chấp nhận một thế giới trong đó những người khác phải chết vì đói khát, nghèo khổ, sống trong môi trường độc, trong tình trạng thất học và không công ăn việc làm. Các bạn sẽ bảo vệ sự sống trong mọi lúc, trong suốt chu kỳ phát triển của nó; các bạn sẽ cố gắng với tất cả sức mạnh của các bạn để làm cho trái đất này luôn luôn có sinh khí hơn, nhiều sức sống hơn và công bằng cho tất cả mọi người.”

 

Chúa Giêsu này là ai đối với chúng ta?  Đây quả là một câu hỏi duy nhất thực sự đáng kể.

 

Fleming Island, Florida

June 15, 2016

NTC


 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!