Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
NHỮNG NGỌN ĐỒI TRONG KINH THÁNH

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM CHÚA NHẬT 2 MÙA CHAY

(Genesis 22:1-2, 9-13,15-18. Romans 8:31b-35. Mac 9:2-10)

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

Moriah, Sinai, Nebo, Carmel, Horeb, Gilboa, Gerizim, Núi Hạnh Phúc, Tabor, Hermon, Zion, Núi Cây Dầu, đồi Golgotha là những địa danh rất quen thuộc thấy nói trong Kinh Thánh, là những nơi mà Thiên Chúa gặp gỡ dân Người ở những giai đoạn khác nhau. Có thể chúng ta chưa bao giờ đến những nơi đó, nhưng chúng ta cũng biết được những địa danh ấy qua những biến cố vĩ đại trong lịch sử ơn cứu độ.

Bài đọc Tin Mừng và Cựu Ước hôm nay đã kể lại những biến cố xẩy ra tại hai ngọn núi quan trọng là núi Moriah và núi Tabor. Cả hai bài đọc này gợi cho chúng ta những suy nghĩ thâm sâu về Thiên Chúa và con một người là Đức Giêsu Kitô, đấng cứu chuộc nhân loại.

 

Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN ABRAHAM GIẾT CON TẾ LỄ THIÊN CHÚA

Chúng ta thử để ý đến câu chuyện Abraham đã dám hy sinh giết con trai độc nhất của mình là Isaac để tế lễ Thiên Chúa (Genesis 22:1-19). Câu chuyện này người Do Thái gọi là Akedah, tiếng Aramaic có nghĩa là “Tuân Thủ”. Đối với chúng ta là người bình thường ở thời đại hiện nay, thì câu chuyện có vẻ quá đáng: Ai đời Thiên Chúa lại ra lệnh cho cha giết con? .

Người ngoài họ sẽ nghĩ thế nào về ông Abraham? Thời nay, một người cha sẽ hành động thế nào nếu Thiên Chúa kêu gọi họ hy sinh con mình để tế lễ ? Họ sẽ nổi giận và không nghe lời Chúa! Câu chuyện quả là quá đau lòng ! “Ngươi hãy mang con trai ngươi, đứa con độc nhất mà ngươi yêu mến là Isaac…mà đi tới núi Moriah, ở đó hãy dâng nó làm của tế lễ thượng hiến…..Vậy sáng ra ông Abraham đã dậy sớm…”(Gen22:1-3).

Bởi vì Abraham đã lắng nghe và tuân thủ lời sứ thần Thiên Chúa, nên con ông đã không phải chết. Lời tuân thủ giết Isaac lúc đó chính là biểu tượng của sự sống, không phải sự chết, bởi vì Chúa đã ra lệnh cho Abraham dừng tay lại, không được giết con nữa. Việc này xẩy ra ở núi Moriah cũng có những âm vang tương tự như ở núi Tabor và đồi Calvary nói tới trong Tân Ước. Những ngọn đồi Moriah, Tabor và Calvary là những địa danh đầy viễn tượng trong Kinh Thánh. Trên những đỉnh cao chót vót đó, chúng ta nhận thấy Chúa không bao giờ bỏ chúng ta trong những giây phút thất vọng, kinh hoàng hay chết chóc. Chúa luôn luôn hiện diện với chúng ta xuyên suốt cả đêm lẫn ngày dù âm u đen tối hay thanh quang trong sáng.

Những câu chuyện xẩy ra trên các ngọn núi này cho chúng ta thấy chỉ khi nào chúng ta dứt khoát từ bỏ những gì mà chúng ta yêu thương, quí trọng nhất trong đời, đem hiến dâng cho Chúa thì Thiên Chúa là đấng tạo dựng nên mọi sự sẽ cho lại chúng ta những cái mà chúng ta không bao giờ dám nghĩ đến, dám hy vọng, dám ước mơ hay tưởng tượng  tới. Lúc đó chúng ta sẽ cảm nghiệm thấy ánh sáng phục sinh, bệnh được chữa khỏi, vết thương được xoa dịu và có một cuộc sống mới.

 

 

Ý NGHĨA CUỘC BIẾN HÌNH CỦA CHÚA GIÊSU

Về câu chuyện Chúa Giêsu biến hình trên núi, chúng ta chỉ có thể suy đoán về những điều ẩn nấp đằng sau câu chuyện đó, một câu chuyện tuyệt vời và huyền bí được nói trong Tin Mừng thánh Mathiêu, Mac Cô  và Luca (Mth 17:1-9; Mc 9:2-10; Lc 9:28-36). Ông Phêro, Giacobê và Gioan đã chứng kiến quang cảnh huy hoàng cùng Chúa ở trên núi Tabor. Tiếp theo một đêm đầy cám dỗ và trước màn trời đen tối dày đặc của đồi Golgotha, Chúa đã biến hình với những tia sáng huy hoàng chói lọi tỏa ra tứ phía. Trước mắt các ông là Chúa Giêsu, người mà các ông đã biết và cùng bước đi trên các nẻo đường Galilé, giờ này đã biến hình chói lọi, tỏa hào quang, quần áo biến thành màu trắng như tuyết. Trong ánh sáng huy hoàng ấy thấy bên cạnh Chúa Giêsu có ông Maisen, người giải phóng dân Israel khỏi cảnh nô lệ và Elia nhà tiên tri vĩ đại nhất của dân Israel.

Chúa Giêsu cần có ánh sáng và những xác quyết về chính cuộc đời của Chúa mà những kinh nghiệm ở trên núi đồi đã đem lại cho Chúa. Giữa những tiên đoán về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, Chúa cần đồi Tabor để có thêm sức mạnh cho Ngài bước xuống thung lũng Jordan để rồi làm cuộc hành trình đi về Jerusalem. Đối với mỗi một môn đệ thì họ cũng cần những điều kiện như vậy. Những ai muốn bước theo chân Chúa Giêsu thì phải xuống núi để thấy được Chúa hiện diện màu nhiệm giữa trần gian và trong cuộc sống của mỗi người chúng ta.

Tuy nhiên, câu chuyện Chúa Giêsu biến hình trong tin mừng thánh Macô cho chúng ta thấy rằng chỉ ngắm nhìn sự chói lòa thì chưa đủ, các môn đệ còn cần phải biết lắng nghe lời Chúa Giêsu, con một yêu dấu của Thiên Chúa và rồi phải trở về với đời sống bình thường hàng ngày nơi thung lũng.

 

ĐÔI LỜI KẾT

Câu chuyện biến hình tuyệt vời trong Tin Mừng giúp chúng ta tìm kiếm những kinh nghiệm núi đồi của chính chúng ta.  Những kinh nghiệm như vậy sẽ tỏa sáng thế nào trên những bóng tối và màn đêm dày đặc của cuộc sống? Cuộc sống của chúng ta sẽ thế nào nếu không có những đỉnh cao kinh nghiệm ấy? Chúng ta có thường xuyên tìm về những kinh nghiệm tuy hiếm hoi nhưng rất đặc biệt này để có thêm sức mạnh, lòng can đảm và dự tính tương lai không?

Những kinh nghiệm trên đỉnh đồi có thể giúp chúng ta biết lắng nghe tiếng Chúa kêu gọi chúng ta nhiều hơn để trung thành và tin tưởng thực sự vào Chúa? Khi chúng ta xuống núi đi vào thung lũng, chúng ta thường không thể nhìn thấy sự vinh quang của Chúa.

Sự biến hình chính là một nguồn an ủi nhất có lẽ là đối với những ai đã từng đau khổ,  chính thân thể mình hay của người mình yêu đã từng bị biến dạng thay đổi. Chính Chúa Giêsu cũng bị biến dạng trong cơn hấp hối. Nhưng Người đã chỗi dậy trong vinh quang cùng với thân xác và sự sống đời đời mà đức tin đã cho chúng ta biết là chúng ta sẽ gặp Ngài ở đó sau khi chết.

Có rất nhiều tiếng kêu làm choáng tai chúng ta khiến chúng ta khó có thể lắng nghe được tiếng Chúa gọi. Trước khi ánh sáng bao phủ chúng ta, chúng ta cần đi qua bóng tối. Trước khi thiên đàng mở rông cửa, chúng ta cần đi qua bùn đen và bụi bặm. Chúng ta cần phải kinh qua cả hai ngọn núi Tabor và Golgotha, mới có thể nhìn rõ được sự vinh quang huy hoàng của Thiên Chúa. Sự biến hình dạy cho chúng ta biết là sự sống huy hoàng sáng chói của Thiên Chúa bao gồm cả sự chết, không có cách nào khác, và chỉ có cách là phải bước qua nó mà thôi.

Nó cũng nhắc nhở chúng ta là bóng tối kinh hoàng cũng có thể phát quang và tỏa ánh sáng. Trong khi biến hình, Thiên Chúa đã đi xuyên suốt trong chúng ta ở những vùng chai cứng, hoài nghi và cả băn khoăn lo sợ nữa. Lúc đó chúng ta thực sự không biết phải làm gì. Nhưng Chúa đã để lại những nơi đó dấu ấn của chính gương mặt ngài với những tia sáng chói lòa cùng vẻ đẹp và vinh quang của Ngài.

Cương quyết bước qua bóng tối như Anraham giết con là Isaac để tế lễ Thiên Chúa thì lại bước được vào nơi vinh hiển sáng chói đòi đời.

 

Fleming Island, Florida

Mars 6, 2012

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!