Suy Niệm Phúc Âm Chúa Nhật VII, thường niên B
(Isaiah 43:18-25; 2Corinthians 1:18-22; Mc 2:1-12)
Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD
Phép lạ là gì? Phép lạ là một việc làm phi thường mà một người bình thuờng không thể làm được, nghĩa là kết quả của việc làm ấy không thể chứng minh được bằng lý trí hay khoa học. Vậy thì những phép lạ Chúa Giêsu đã làm được nói tới trong Tin Mừng thuộc loại nào và như thế nào ?
Ý NGHĨA CỦA PHÉP LẠ
Những câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành bệnh trong Tin Mừng không đơn giản chỉ là hành động làm đảo ngược lại một tình trạng không may, khác thường về thể xác. Thiên Chúa hành động qua những phép lạ, nhờ những quyền lực chính trị, những xáo trộn xã hội với những mưu mô cá nhân hay tập thể xẩy ra hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta để cứu chúng ta ra khỏi những hố sâu xa ngã mà chúng ta đã rơi xuống, rồi hướng dẫn chúng ta đi vào đường ngay nẻo chính. Trên bước đường mục vụ sơ khởi của Chúa Giêsu, những phép lạ mà thánh Mác Cô kể lại đã thể hiện dưói nhiều hình thức khác nhau, nay kết hợp lại trong câu chuyện chữa lành một người bại liệt. Câu chuyện kết thúc cho cả một loạt phép lạ chúa đã làm và chấm dứt ở Capernaum (Mc 1:21; 2:1-12). Vì lý do gì không biết, nhưng thánh Mác cô đã kể lại là Chúa Giêsu đã đổi địa bàn làm mục vụ, đi vào một làng đánh cá nằm ở bờ biển Galilée về hướng Tây Bắc, ở đó Người đã tuyển mộ 5 môn đệ.
Câu chuyện hôm nay (Mc 2:1-12) đã làm sáng tỏ những ẩn dụ ở những tuần lễ trước. Chữa lành người bệnh, đuổi tà quỉ, chúa Giêsu đã chứng tỏ lòng chúa khoan dung tha thứ cho những kẻ tội lỗi. Tội lỗi có nghĩa là bệnh tật, đau ốm (Cv 103:3). Bài ca vinh hôm nay (41) như là một tiên đoán về quang cảnh của bài phúc âm. Một người bị bại liệt được Chúa chữa lành vĩnh viễn, khỏi mọi tội lỗi, đã đứng dậy và đi được trước mặt Chúa.
CAPERNAUM LÀ CĂN CỨ MỤC VỤ CỦA CHÚA
Con đường Via Maris là một xa lộ chính chạy qua Capernaum từ miền duyên hải tới Damascus và tiếp tục đi về hướng Đông. Tuy nhiên vẫn còn xa mới tới Tiberias là một thành phố mới, dân chúng đa số là dân ngoại, đã được Herod Antipas đặt làm thủ đô vào năm 25AD. Dân làng Capernaum cũng hỗn tạp, gồm dân chài lưới, người làm nghề nông, dân làm thủ công nghệ, buôn bán, thu thuế v.v…Chúa chọn Capernaum làm căn cứ chính của sứ vụ tông đồ của chúa hẳn là đắc địa. Nó không ở xa quá, nằm sâu trong rừng hay ở Nazareth êm đềm lặng lẽ, mà là một thị trấn đô hội có tính quốc tế, nằm cạnh những con đường giao liên quan trọng và tiện lợi cả về mặt tôn giáo, văn hóa lẫn địa dư.
ĐỊA ĐIỂM CHIẾN LƯỢC
Từ địa điểm chiến lược này Chúa Giêsu có thể dễ dàng đến những làng lân cận và những vùng đồi núi ở phía Bắc và phía Tây để thi hành mục vụ cho những người muốn nghe mà không bị các chính quyền tôn giáo và chính trị làm phiền. Điều này cũng cho chúng ta thấy được căn cước của chúa Giêsu và tính đặc thù của sứ mệnh của Ngài.
Chúng ta có thể tưởng tượng Chúa Giêsu ngồi dưới mái nhà của một ngôi nhà nhỏ ở Capernaum. Đám đông bao quanh người chật ních đến nỗi không ai có thể lách qua mà tới gần Chúa được. Hai người trong một toán 4 người rất là tin tưởng vào sáng kiến của mình. Họ nghĩ ra cách có thể tới gần Chúa được.
Họ trèo lên mái nhà và rỡ ngói ra làm một lỗ hổng lớn vừa đủ để cho người bệnh vào. Người kia đứng dưới đất nhận những miếng ngói do những người trên mái nhà chuyền xuống. Họ cẩn thận không để ngói bể và canh chừng kẻ gian ăn cắp. Mọi chuyện xong suôi, và ngói đã để lại vào vị trí cũ như trước, có lẽ anh ta không muốn chủ nhà và những người hàng xóm rầy rà, ông ta đã xin lỗi và dàn xếp để họ khỏi nổi giận. Người thứ tư đứng bên cạnh người bị bại liệt đang nằm trên cáng, bị trói bất động. Anh này sợ hãi vô cùng nhưng trong thâm tâm anh cảm thấy đầy hy vọng.
ĐIỂM CHÍNH CỦA PHÉP LẠ: ĐỨC GIÊSU CHÍNH LÀ THIÊN CHÚA
Bất ngờ, bài giảng của Chúa bị gián đoạn vì sự ồn ào do có ai chuyền một người nằm trên cáng từ mái nhà xuống đúng ngay chỗ chúa Giêsu ngồi. Thoạt nhìn, Chúa đã biết được niềm tin của những người bạn của anh chàng bị bại liệt. Câu 10 trong đoạn 2 Phúc Âm thánh Mác Cô chính là trung tâm điểm của câu chuyện Tin Mừng đầy sống động này: “Vậy để các ông biết: Ở dưới đất này, ‘Con Người’ có quyền tha tội”.
Khi anh chàng bại liệt được khỏi, đứng dậy và bước đi thì mọi người đều ngỡ ngàng. Với con mắt đức tin, người bại liệt và mấy ông bạn của anh ta có thể nhận ra rằng các vị tư tế, kinh sư, các nhà thông luật, các rabbi không thể làm được như vậy. Đó chính là đặc tính, là căn cước thiên chúa của Đức Giêsu. Các vị kinh sư là những nhà chuyên môn luật Do Thái lúc đó tỏ ra kinh hãi về lời nói phạm thượng của Chúa. Họ biết chỉ có một mình Thiên Chúa mới có quyền tha tội mà chúa Giêsu lại tuyên xưng ngang hàng với Thiên Chúa. Câu chuyện hôm nay mở ra một nhận thức mới. Lần đầu tiên qua quang cảnh câu chuyện Tin Mừng này, Chúa Giêsu khen ngợi lòng tin của những ai đến với Người (Mat. 9:2; Luc 5:20). Cũng liên hệ tới câu chuyện hôm nay, thánh Mác Cô sau này cho biết chúa Giêsu đã từ từ biểu lộ ra Ngài thực sự là ai: Đấng Thiên Sai (Messiah) hay Chúa Kitô, con Thiên Chúa.
VẤN ĐỀ SĂN SÓC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI DÂN
Sau cùng, qua những phép lạ chúa làm được nói tới trong những tuần qua, chúng ta thử nhìn vào tình trạng sức khỏe và y tế công cộng trên thế giới ngày nay và ở cả Việt Nam. Tôi muốn nói đặc biệt đến bổn phận của Giáo Hội nên làm sao để cho tất cả mọi người đều khả dĩ có được săn sóc sức khỏe đàng hoàng.
Có người nói rằng Giáo Hội và các vị mục tử chẳng có ý kiến gì về vấn đề này. Còn nếu có vị lãnh đạo nào của Giáo Hội lên tiếng thì ngay lập tức bị gạt đi coi như là “ tay thọc gậy bánh xe vào một bộ phận đã chắc chắn và đúng từ lâu đời rồi” hoặc như là tên điên khùng chuyên “kết án chủ nghĩa tư bản để chấp nhận tư thế xã hội chủ nghĩa”. Có những người cho rằng việc săn sóc và bảo vệ sức khỏe bị khủng khoảng là do vấn đề xã hội chủ nghĩa chống lại tư bản chủ nghĩa vì thị trường tự do, xã hội giàu có, như Hoa Kỳ, Canada….
Các tôn giáo thực ra phải góp ý thêm vào cuộc bàn luận này. Giáo Hội Công Giáo thì hiện đã là cơ quan cung cấp dịch vụ y tế sớm nhất ngay từ những năm sơ khởi và đã hiểu cần phải làm những gì để săn sóc cho đa số những người bệnh và những người đang chờ chết. Đó là một trong những lý do quan trọng sống còn của Giáo Hội.
Một trong những nguy hại của hệ thống săn sóc sức khỏe tư nhân, nếu không được điều hành và kiểm soát cẩn thận, sẽ đẻ ra hệ thống chăm sóc sức khỏe rất chõi ngược, nghĩa là những người nhiều tiền lắm bạc thì được săn sóc tuyệt hảo về mọi mặt, ngược lại với những người nghèo khó không có tiền cung ứng thì phải chịu một hệ thống chăm sóc sức khỏe rất thấp và tàn tệ. Hội chứng “có tiền mua tiên cũng được” có thể là điều hay trong một số trường hợp, nhưng trong phạm vị săn sóc sức khỏe, nó có thể gây ra xáo trộn và vô cùng bất công trong mọi xã hội trên khắp thế giới.
Ở các nước văn minh dân chủ và tự do Âu Mỹ, dù gọi là tư bản nhưng người dân vẫn được chăm sóc sức khỏe đàng hoàng một khi họ được nhập viện. Giàu hay nghèo thì người bệnh đều được chữa trị như nhau với cùng một phương cách điều trị đúng khoa học và đầy đủ. Vấn đề y khoa phòng ngừa, y tế công cộng thì phải nói là tương đối hoàn hảo. Dù vậy, vấn đề săn sóc sức khỏe còn nhiều khía cạnh khúc mắc khác, như ở Hoa Kỳ chẳng hạn, vấn đề bảo hiểm sức khỏe vẫn còn đang trong vòng tranh luận quyết liệt. Việc cải đổ y tế cũng là một vấn đề lớn trong cuộc tranh cử tổng thống sắp tới. Mọi tôn giáo, nhất là công giáo, HĐGM-HK đã rất tích cực hoạt đông tranh đấu trong việc này.
TÌNH TRẠNG SĂN SÓC SỨC KHỎE Ở VIỆT NAM
Nhưng nhìn vào Việt Nam, tình trạng bệnh nhân trong các bệnh viện cho thấy có sự chênh lệch quá bi thảm. Bệnh nhân ngồi chờ bác sĩ khám và xin nhập viện đông như cái chợ. Có người chẳng biết bao giờ mới đến lượt mình mà bệnh thì ngặt nghèo.
Trong bệnh viện thì bệnh nhân nằm 2, 3 người chung một giường, dưói sàn nhà thì người nuôi bệnh nằm la liệt. Đó là chưa nói đến cách điều trị và tình trạng thuốc men. Ngược lại với những bệnh viện đặc biệt dành cho các quan chức đảng, những người có tiền rừng bạc biển thì nghe nói quả là cách biệt, có thể nói là quá ư luxury cả về phương cách điều trị lẫn thuốc men và sự săn sóc đặc biệt của các bác sĩ.
Là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa, thì mọi người dân phải được đối sử ngang hàng và đồng đều như nhau mới phải lẽ chứ đâu có cảnh bất công và ngăn cách như vây. Người dân nghèo vẫn phải trả bệnh viện phí mới được nhập viện và chữa trị, thuốc men lại khó khăn, bệnh nhân phải trả tiền thuốc. Theo nguyên tắc thì ở các nước xã hôi chủ nghĩa, mọi sự đều do nhà nước cung cấp miễn phí và người dân không phải trả bất cứ một dịch vụ y tế nào cả. Ai ngờ thực tế lại như thế này !
Vấn đề y khoa phòng ngừa và y tế công cộng, thì xin miễn bàn. Bệnh truyền nhiễm, bệnh HIV/AIDS thì quả là nan giải. Các dì phước ở các trung tâm lo cho những người bị HIV/AIDS ở những giờ phút cuối cùng của cuộc đời, các dì chỉ biết lo cho họ sống những gây phút cuối đời được an bình để họ ra đi đươc thanh thản, nhân phẩm được tôn trọng. Chuyện chữa trị và phòng ngừa thì nhà nước phải lo. Nhưng hai vấn đê này vấn còn đang ở cuối đường hấm!.. Xin kể ít mẩu chuyện về bệnh HIV/AIDS như sau:
*- Trong một bài viết tả cảnh sinh hoạt của trung tâm Mai Hòa của các dì phước Bác Ái ở Củ Chi, một linh mục viết: Cứ lâu lâu hoặc vô tình ra ngoài cổng -một sơ kể lại- thì lại thấy một bệnh nhân AIDS sắp lìa đời được xe nhà nước chở đến vất ở cổng. Sơ liền mang người bệnh vô nhà, tắm rửa, thay quần áo sạch sẽ, cho ăn uống no nê và nghỉ ngơi, an ủi họ…Một hai ngày sau, người bệnh xấu số đó trút hơi thở cuối cùng lìa đời trong vòng tay cứu độ nhân từ của Chúa.
*- Tin AP by Ben Stocking. Updated 9:45am ET, Sat.Nov.28,2009
TINH BIÊN,VN- When her husband fell ill with AIDS, doctors at the hospital turned him away, fearing they would catch the virus. They told him: “There’s nothing we can do for you. Just go home and wait to die”, said Do thi Phuong. So when she too got AIDS, she didn’t seek help, fearing that she would also be shunned. Instead, like her husband, she went home to die.
(Bà Đỗ thi Phương nói: chồng bà bị AIDS đến nhà thương xin chữa trị thì các bác sĩ xa lánh vì sợ bị lây vi trùng rồi nói:Chúng tôi chẳng làm được gì cho ông đâu, hãy về nhà và chờ chết. Đến lượt bà vợ củng bị AIDS, bà không đi đề xin giúp đỡ vì sợ cũng bị đuổi như chồng bà. Bà về nhà và chết.)
Chúng tôi cũng biết chính phủ Hoa Kỳ thời TT Bush cũng đã giúp cho VN về chương trình HIV/AIDS ngân khoản 400 triệu $US. Tôi không rõ cho đến nay thì thế giới đã yểm trợ thêm bao nhiêu nữa rồi và tình trạng HIV/AIDS có khả trợ hơn không?.
ĐÔI LỜI KẾT:
Phục vụ, săn sóc con người tức là phục vụ chính Thiên Chúa (Math.25: 35-40). Con người là hình ảnh Thiên Chúa, cho nên dù giàu hay nghèo, đen hay trắng hoặc vàng, mọi người đều bình đẳng và phải được săn sóc và chữa trị như nhau.
Chúng ta hãy đọc lại lời chân phước Gioan Phaolo II trong thông điệp Centesimus Annus ra đời năm 1991 kỷ niệm 100 năm thông điệp Rerum Novarum, một giáo huấn lớn và quan trọng của Giáo Hội do Đức Leo XIII ban hành: “Mặc dù có những thay đổi lớn đang xẩy ra trong các xã hội tiền tiến, nhưng sự bất toàn của con người tư bản chủ nghĩa cùng với sự thống trị trên người dân từ đó mà ra vẫn không dễ gì biến mất đi được.” Đó không phải là lý do then chốt của cuộc khủng khoảng kinh tế hiện nay trên thế giới hay sao?
Săn sóc sức khỏe đúng cách phải được nảy sinh ra từ viễn kiến của tập thể. Nó phải đặt nặng vấn đề sức khỏe và sự lành mạnh của từng cá nhân, xã hội và toàn thể dân chúng. Một khuôn mẫu như vậy phải tôn trọng nhân phẩm của từng người cũng như khuyến khích ý thức trách nhiệm và niềm tin của cộng đồng. Khuôn mẫu này phát sinh ra do viễn kiến phổ quát về Kinh Thánh và Kitô giáo. Nó phải hoàn toàn bảo đảm phẩm giá con người ngay từ lúc bắt đầu cuộc sống trong bụng mẹ cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời, nằm kín trong mồ xâu dưới lòng đất. Giáo Hội phải tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ và trong sáng hầu chữa lành bệnh tật, săn sóc sức khỏe và đời sống con người trong thế giới đương đại ngày nay. Đó là sứ mạng và ơn gọi của chúng ta mà nguồn gốc của nó là sứ vụ tông đồ làm lành bệnh của Chúa Giêsu.
Bệnh tật chính là tội lỗi. Giáo Hội, các mục tử là đại diện Chúa và các thánh tông đồ. Chúng ta có bổn phận săn sóc con người cả thể xác lẫn tinh thần. Xác và Hồn liên kết làm một và quan trọng như nhau vì có Chúa trong đó. Chúa chữa lành thể xác có nghĩa là Chúa tha tội, cứu rỗi phần hồn.
Qua phép lạ Chúa chữa lành người bại liệt, chúng ta có bao giờ cảm nhận và hiệp thông với niềm tin của người bại liệt trong Tin Mừng không? Chúng ta có lòng tin tuyệt đối, óc sáng tạo tuyệt vời, sự kiên trì bền bỉ để mang những người bạn của chúng ta đến với Chúa không? Làm cách nào để chúng ta đến được với Chúa Giêsu? Chúng ta có sẵn sàng hy sinh để cho những người bạn của chúng ta, đồng bào chúng ta cũng có cơ hội được nghe lời cứu độ, cảm nghiệm được sự hiện diện và tác động chữa lành bệnh của Chúa không?
Fleming Island, Florida
Feb 18, 2012
NTC