Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
LỄ TẠ ƠN / THANKSGIVING DAY

 

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh

 

 

Ngày Lễ Tạ Ơn gọi là Thanksgiving Day, là một ngày lễ nghỉ, tiên khởi được thực hiện ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và Gia Nã Đại. Ngày lễ này được mừng hàng năm. Dân Gia Nã Đại mừng vào ngày Thứ Hai trong tuần lể thứ 2 của tháng 10 và Hoa Kỳ mừng vào ngày thứ Năm của tuần lễ thứ 4 trong tháng 11. Lễ Tạ Ơn của Canada trùng vào ngày lễ Columbus của Hoa Kỳ. Vì là ngày lễ quan trọng và vì truyền thống lâu dài của tục mừng lễ, cuộc vui chơi ăn mừng thường được kéo dài tới cuối tuần.

 

Người Việt Nam chúng ta sống trên đất nước Hoa Kỳ, vì hoàn cảnh đặc biệt tỵ nạn cộng sản, đã nhận Hoa Kỳ là quê hương thứ hai, chúng ta cũng hoà nhịp, thích ứng với cuộc sống của người bản xứ và mừng lễ Tạ Ơn.  Người Hoa Kỳ mừng lễ Tạ Ơn để cám ơn Thiên Chúa đã đưa họ đến được phần đất phì nhiêu Châu Mỹ bằng an và được mưa thuận gió hòa, mùa màng sung túc. Hoàn cảnh người Việt tỵ nạn cộng sản chúng ta cũng phần nào giống như dân Hoa Kỳ ngày họ lập quốc, mới đặt chân lên miền đất mới. Chúng ta, người thuyền nhân vượt biển, kẻ băng rừng đường bộ, kẻ thuộc diện HO hoặc xum họp, ai ai cũng phải trải qua rất nhiều gian nan sóng gió, bằng cách này hay cách khác mới đến được đất nước Hoa Kỳ, được vui hưởng cuộc sống vật chất sung túc, tinh thần tự do thoải mái trong cảnh thanh bình yên vui, đầy dẫy cơ hội để thăng tiến về mọi mặt. Chúng ta cũng phải cám ơn Trời Phật đã cho chúng ta muôn vàn may mắn thuận lợi có được như hôm nay. Chúng ta mừng Lễ Tạ Ơn hiển nhiên là phải đặc biệt hơn người bản xứ Hoa Kỳ này. Cám ơn Thiên Chúa đã ban phước, dẫn dắt chúng ta, cám ơn nhân dân Hoa Kỳ đã cưu mang và giúp đỡ chúng ta.

 

LỊCH SỬ NGÀY LỄ TẠ ƠN

 

Ngày Lễ Tạ Ơn ở Bắc Mỹ là do truyền thống phối hợp giữa dân Mỹ bản địa và người Âu Châu di dân. Đặc biệt ở Âu Châu, ngày lễ được tổ chức trước và sau chu kỳ mùa gặt để tỏ lòng cám ơn vì Chúa cho mùa màng sung túc và cùng nhau vui chơi sau những ngày tháng làm việc cực nhọc. Trong khi đó, dân Mỹ bản địa cũng mừng vui vì mùa gặt kết thúc. Khi dân Âu Châu mới đặt chân lên đất Mỹ, họ mang theo những truyền thống của họ về ngày lễ hội mùa gặt từ Âu Châu; họ mừng vui vì cuộc hải trình an toàn, thành công, bằng an và lại có được mùa màng tốt đẹp. Mặc dù ngày lễ Tạ Ơn của Hoa Kỳ và Canada đều có cùng một nguồn gốc như nhau, nhưng người Hoa Kỳ không mừng những đóng góp của họ cho phần đất mới khám phá một cách đặc biệt, cũng như người Canada không mừng những đóng góp của họ một cách đặc biệt cho Plymouth/Massachusetts.

 

LỄ TẠ ƠN Ở HOA KỲ

 

Ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, ngày nghỉ Lễ Tạ Ơn theo truyền thống bắt đầu năm 1621 tại Plymouth, nay là Massachusetts. Hiển nhiên là những nhà thám hiểm Y Pha Nho cũng có mừng Lễ Mùa Gặt sớm hơn tại Florida trong năm 1565, cũng như mở tiệc mừng lễ Tạ Ơn nơi kiều dân đoàn tại Virginia. Mừng lễ Tạ Ơn đầu tiên tại Virginia vào năm 1619 đã được những vị lãnh đạo kiều dân khởi sự ngay để kỷ niệm ngày họ định cư. Bữa tiệc và Lễ Tạ Ơn tại Plymouth năm 1621 cũng được khởi đầu vì gặp năm được mùa gặt tốt. Những năm về sau, truyền thống này vẫn được những vị lãnh đạo dân sự như Thóng Đốc Bradford cho tiếp tục; ông soạn thảo chương trình mừng Lễ Tạ Ơn và yến tiệc mừng vào năm 1623. Lúc tiên khởi, kiều dân đoàn Plymouth không có đủ thức ăn cho nửa dân số của 102 kiều dân, người Mỹ bản địa Wampanoag đã giúp đỡ bằng cách cung cấp cho những kiều dân hành hương này hạt giống đề trồng và dạy cách bắt cá và câu cá. Việc thực hành ngày lễ hội mùa gặt hàng năm đã không trở thành thường xuyên ở New England cho đến cuối thập niên 1660.

 

Theo sử gia Jeremy Bangs, giám đốc viện bảo tàng những người Mỹ hành hương ở Leiden, thì những kiều dân hành hương này có thể đã bị ảnh hưởng khi coi những nghi thức mừng Lễ Tạ Ơn hàng năm để tạ ơn vì thành Leiden được giải tỏa năm 1574 lúc mà họ vẫn còn ở trong thành Leiden.

 

NGUỒN GỐC NGÀY LỄ

 

Lễ Tạ Ơn đầu tiên đã được tổ chức ở chỗ nào tại Hoa Kỳ và trên khắp Mỹ Châu thì hiện vẫn còn đang là đề tài tranh cãi. Robyn Gioia và Michael Gannon, giáo sư đại học Florida (University of Florida) đã cho rằng Lễ Tạ Ơn đầu tiên có chứng nhận đàng hoàng được người Y Pha Nho tổ chức vào ngày 8-9-1565 tại St.Augustine, Florida .

 

Tương tự như vậy, nhiều sử gia vẫn nêu lên là Lễ Tạ Ơn đầu tiên tại Hoa Kỳ được mừng ở Virginia, không phải ở Plymouth. Những nghi thức thông thường của Lễ Tạ Ơn đã trở thành quốc sách của Virginia vào đầu năm 1607. Ngày Lễ Tạ Ơn đã trở thành luật nằm trong Hiến Chương Burkeley Hundred của quận Charles ở Virginia năm 1619.

 

NGÀY LỄ NGHỈ CHÍNH THỨC

 

Lý do ở Canada người ta mừng Lễ Tạ Ơn sớm là vì mùa đông xuất hiện sớm hơn ở miền Bắc, cho nên mùa gặt cũng kết thúc sớm hơn. Ngày mừng Lễ Tạ Ơn của Canada không nhất định cho đến cuối thế kỷ 19. Trước khi Liên Bang Canada được thiết lập, nhiều thống đốc các tỉnh bang tự chọn cho bang mình ngày mừng Lễ Tạ Ơn. Ngày mừng Lễ Tạ Ơn của Canada chỉ trở nên chính thức vào ngày 15-4-1872 khi toàn quốc ăn mừng ông hoàng xứ Wales (Prince of Wales) bình phục sau cơn bệnh nặng.  Vào cuối thế kỷ 19, ngày Lễ Tạ Ơn thường được ăn mừng vào ngày 6 tháng 11. Tuy nhiên, khi thế chiến I kết thúc thì ngày nghỉ đình chiến thường lại xẩy ra trong cùng một tuần lễ. Vì vậy để tránh cho hai ngày lễ khỏi trùng nhau, năm 1957 nghị viện Canada đã quyết định lấy ngày thứ hai trong tuần lễ thứ hai của tháng 10 như hiện nay. Từ năm 1971, khi Quốc Hội ra  luật về Những Ngày Nghỉ Thứ Hai có hiệu lực, thì ngày lể Columbus của Hoa Kỳ lại trùng vào ngày Lễ Tạ Ơn của Canada.

 

Theo giòng lịch sử, Lễ Tạ Ơn của Hoa Kỳ và của Canada đều có những ngày mừng  khác nhau. Từ kỷ nguyên các tổ phụ lập quốc cho đến thời tổng thống Lincoln, ngày nghỉ lể Tạ Ơn đều do mỗi tiểu bang tự định đoạt lấy. Lễ Tạ Ơn đầu tiên được ăn mùng cùng một ngày trên khắp nước Mỹ là vào năm 1863 do tổng thống  tuyên bố. Như vậy ngày thứ Năm cuối cùng của tháng 11 đã trở thành ngày Lễ Tạ Ơn theo thông lệ của hầu hết các tiểu bang của Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ XX. Và như vậy, nhờ sự cố gắng của Tổng Thống Abraham Lincoln qua sự vận động của Sarah Josepha Hale, người đã viết những bức thư gửi cho các nhà chính trị trong vòng cả 40 năm để yêu cầu chọn ngày đó làm  ngày Lễ Tạ Ơn chính thức, thống nhất giữa các tiểu bang miền Nam và miền Bắc thì đã được Tổng Thống công bố lấy ngày Thứ Năm cuối cùng của tháng 11 làm ngày nghỉ Lễ Tạ Ơn.

 

Nhưng không phải đến ngày 26 tháng 12 năm 1941 lập pháp liên bang mới đổi ngày lễ ra ngày thứ Năm của tuần lễ thứ tư (không phải tuần lễ cuối cùng) trong tháng 11 là ngày cố định và thống nhất cho cả Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Tổng Thống Franklin D. Roosevelt, 2 năm trước đó đã tuyên bố đề nghị chuyển ngày mừng lễ lên sớm hơn với lý do để giúp cho nền kinh tế được bùng phát mạnh, đã đồng ý cùng với quốc hội ký thành luật, biến Lễ Tạ Ơn thành ngày lễ nghỉ quốc gia vào ngày thứ Năm của tuần lễ thứ 4 (không phải tuần lễ cuối cùng) trong tháng 11.

 

NGÀY LỄ NGHỈ TRÊN KHẮP THẾ GIỚI

 

Canada

 

Lễ Tạ Ơn ở Canada được mừng vào ngày Thứ Hai của tuần lễ thứ hai trong tháng 10, là ngày nghỉ hàng năm để cám ơn Thiên Chúa, nó gần sát với mùa gặt lúa. Mặc dù luật nguyên thủy do quốc hội đưa ra đã nhắc nhở, ám chỉ đến Thiên Chúa và ngày nghỉ được mừng trong các nhà thờ, nhưng phần đông người ta vẫn ăn mừng theo cách thế tục. Lễ Tạ Ơn là ngày nghỉ do luật định trong tất cả các tỉnh bang ở Canada, ngoại trừ New Brunswick và Nova Scotia. Các cửa hàng buôn bán ở các tỉnh bang này vẫn mở cửa sinh hoạt bất kể luật định, mặc dù ngày nghỉ vẫn được công nhận và mở tiệc ăn mừng tưng bừng.

 

Grenada

 

Đảo Grenada ở Tây Ấn Độ cũng có một ngày nghỉ quốc gia gọi là Lễ Tạ Ơn được ăn mừng vào ngày 25 tháng 10. Dù có cùng tên là Lễ Tạ Ơn và được mừng hầu như cùng thời gian với lễ Tạ Ơn ở Hoa Kỳ và Canada, nhưng lễ này không có liên quan gì với Lễ Tạ Ơn của Hoa Kỳ và Canada. Thay vào đó thì ngày nghỉ này đánh dấu Hoa Kỳ xâm chiếm đảo này năm 1983, tương ứng với cuộc cách mạng lật đổ chính phủ và rồi thủ tướng Grenada là Maurice Bishop bị xử tử.

 

Liberia 

 

Ở Liberia, một quốc gia nằm ở phía Tây Phi Châu, người dân cũng ăn mừng Lễ Tạ Ơn hàng năm vào ngày thứ năm tuần lể thứ nhất của tháng 11.

 

Hòa LanNhiều người dân Hòa Lan đã hành hương di tản đến  Đồn điền Plymouth và định cư trong thành Leiden từ năm 1609 – 1620. Đa số họ đã kết hôn với nhau, sinh con đẻ cái và rồi chết ở  Pieterskerk. Để truy niệm, một nghi thức Lễ Tạ Ơn những người vô danh được tổ chức hàng năm vào buổi sáng của ngày Lễ tạ Ơn của Hoa Kỳ tại Pieterskerk, trong một nhà thờ ở trong thành Leiden, đồng thời để ghi nhớ sự tiếp đón những người hành hương tại Leiden trên đường đi tìm Tân Thế Giới.

 

Norfolk Island

 

Tại Norfolk, một hòn đảo nằm bên ngoài Úc Châu, Lễ Tạ Ơn cũng được mừng vào ngày thứ Tư cuối cùng của tháng 11, giống như ngày lễ Tiền Thế Chiến II của Hoa Kỳ vào ngày thứ Năm cuối cùng của tháng 11. Điều này có nghĩa là ngày lễ nghỉ của đảo Norfolk xẩy ra một ngày trước hoặc 6 ngày sau ngày lễ nghỉ của Hoa Kỳ. Ngày lễ nghỉ này được mang đến Norfolk là do thuỷ thủ đoàn của những tàu săn cá voi Hoa Kỳ đến viếng đảo.

 

Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ

 

Lễ Tạ Ơn ở Hoa Kỳ hiện nay được ăn mừng vào ngày thứ Năm của tuần lễ thứ tư trong tháng 11 do luật liên bang ký năm 1941 đã trở thành truyền thống hàng năm ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ do Tổng Thống tuyên bố từ năm 1863 và lập pháp quốc gia từ thời các tổ phụ lập quốc của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Theo lịch sử thì Lễ Tạ Ơn bắt đầu như là một truyền thống mừng mùa gặt trong năm.

 

BỮA TIỆC NGÀY LỄ TẠ ƠN

 

Người dân Hoa Kỳ ăn mừng Lễ Tạ Ơn lớn hơn cả lễ Giáng Sinh., và chính phủ cho công chức nghỉ nhiều ngày (4 ngày) hơn là lễ nghỉ Giáng Sinh. Đây là ngày lễ mà tất cả con cháu, vợ chồng, ông bà, cha mẹ thường cùng nhau tụ tập xum họp lại. Con cháu lập nghiệp ở xa hoặc đi làm, đi học xa nhà thì đây là cơ hội để tất cả cùng về quê họp mặt gia đình mừng Lễ Tạ Ơn. Bữa tiệc, theo truyền thống lúc khởi đầu, sẽ gồm:

 

- Gà Tây quay/Turkey roasted nhồi gia vị trong bụng, món ăn không thể thiếu được. Nhưng đối với dân Việt mình thì có nhiều gia đình –có thể vì không thích món gà tây- lại thường dùng thức ăn truyền thống Viêt Nam hoặc “gà ta” quay….

- Khoai tây nghiền/Mashed potatoes với nước dùng gravy

- Khoai lang với nước dùng cranberry sauce

- Bắp

- Các loại rau, đặc biệt là mướp

- Bí ngô/bầu ngô/Bí đỏ.

-v.v…..

 

DU LỊCH VÀ NGHỈ  HÈ

 

Vì là lễ nghỉ dài 4 ngày từ thứ Năm tiếp theo qua cuối tuần, nên mọi người lợi dụng dịp này đi du lịch, nghỉ hè, …để thư dãn. Sinh viên học sinh cũng được nghỉ và về quê ăn « tết »…..

 

DIỄN HÀNH NGÀY LỄ TẠ ƠN

 

Diễn hành cũng là một đặc biệt của ngày Lễ Tạ Ơn ở Hoa Kỳ.

 

Từ năm 1924 tại thành phố New York, hàng năm vào ngày Lễ Tạ Ơn có cuộc diễn hành xe hoa của Macy, gọi là The Macy’s Thanksgiving Day Parade biểu diễn đi từ phía Thượng Tây Manhattan đến tiệm Macy ở công trường Herald (Herald Square) và được trực tiếp truyền hình bởi hãng NBC. Đoàn diễn hành trình bày những chủ đề với các hình ảnh đặc biệt của những vở tuồng Broadway, những bong bóng khổng lồ với những hình ảnh hoạt họa đặc thù và những nhân vật đặc biệt trênTV ; có cả ban nhạc trung học đi kèm. Khúc cuối của đoàn diễn hành Macy là đoàn Santa Claus, biểu hiệu không chính thức của mùa Giáng Sinh bắt đầu.

 

Cũng được thành lập vào năm 1924, ở Detroit có một đoàn diễn hành tên America’s Thanksgiving Parade, là đoàn lớn nhất ở Hoa Kỳ. Đoàn này diễn hành từ Midtown đến Downtown của Detroit và đi trước cuộc đấu bóng chày (football) hàng năm vào mùa lễ Tạ Ơn. Đoàn diễn hành cũng có bóng bóng vĩ đại tung bay, ban nhạc trung học thổi kèn đi theo cùng nhiều nhân vật nổi tiếng  giống như đoàn diễn hành của Macy và cũng được đài truyền hình quốc gia và các trạm phụ trực tiếp truyền hình trên toàn nước Mỹ và thế giới. Thị trưởng của Detroit kết thúc cuộc diễn hành bằng cách trao cho Santa Claus chìa khóa của thành phố.

 

      Ở những thành phố khác trên đất Mỹ cũng có những cuộc diễn hành tương tự như :

    . 6abc Dunkin’Donuts Thanksgiving Day Parade (Philadelphia, Pennsylvania)

    . Ameren Missouri Thanksgiving Day Parade (St.Louis, Missouri)

    . America’s Hometown Thanksgiving Parade (Plymouth, Massachusetts)

    . Belk Carolinas’ Carrousel Parade (Charlotte, N.Carolina)

    . FirstLight Federal Credit Union Sun Bowl Parade (El Paso, Texas)

    . H-E-B Holiday Parade (Houston, Texas)

    . McDonald’s Thanksgiving Parade (Chicago, Illinois)

    . My Macy’s Holiday Parade (Pittsburgh, Pennsylvania)

    . Parada de los Cerros Thanksgiving Day Parade (Fountain Hills, Arizona)

    . UBS Parade Spectacular (Stamford, Connecticut) biểu diễn vào Chúa Nhật trước ngày Lễ Tạ Ơn, nên không trực tiếp cạnh tranh với đoàn diễn hành của Macy ở cáchxa cả 30 dặm.

 

Đa số những đoàn diễn hành này đều được các đài truyền hình địa phuơng truyền chiếu và trên truyền hình internet tại các trạm truyền hình Websites.

 

Các Công đồng tỵ nạn Việt Nam ở Hoa Kỳ, những nơi có đông người Việt như Litle Saigon ở Nam California và San Jose ở Bắc California, trong dịp này cũng thường tổ chức diễn hành xe hoa, nói lên tính đặc thù của Việt Nam và người Mỹ họ cũng biết về Việt Nam khá rành so với mấy chục năm trước.

 

ĐÔI  LỜI TÂM SỰ THAY CHO  KẾT BÀI.

 

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là câu tục ngữ đã được lưu truyền trong dân gian người Việt chúng ta từ cả ngàn đời hẳn rất thích hợp với ngày Lễ Tạ Ơn của người Hoa Kỳ. Dù theo bất cứ tín ngưỡng nào, Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài hay Hoà Hảo…., chúng ta cũng vẫn thờ kính tổ tiên, vẫn lấy chữ Hiếu làm đầu.

 

Ngày Lễ Tạ Ơn nhắc nhở chúng ta nhớ đến những người làm ơn cho chúng ta, trực tiếp phải là ông bà cha mẹ, tổ tiên chúng ta. Có cha mẹ mới có chúng ta ngày nay. Chúng ta phải ghi nhớ và cám ơn các ngài. Trên tổ tiên trực tiếp ruột thịt gia đình, chúng ta còn tổ tiên người Việt, giống Lạc Việt, họ Hồng Bàng…là những người đã xây dựng, tạo nên cơ đồ giải đất chữ S nước Việt Nam thân yêu của chúng ta ngày nay. Chúng ta cám ơn các ngài, đồng thời có bổn phận phải giữ gìn bảo tồn đất nước, không để cho một tấc đất, một khe núi, rạch nước sông biển bị thất thoát, bị ngoại xâm cướp đoạt như lời vua Trần nhân Tôn đã nhắn nhủ trong di chúc để lại cho chúng ta và con cháu ngàn đời phải ghi nhớ. Những kẻ bán đất, bán rừng, dâng biển cho Tầu công là những kẻ bán nước phản bội tổ tiên và quê hương giòng giống dân Việt. Tội bất hiếu đó không tài nào có thê tha thứ được. Chúng ta, những người con quyết giữ trọn chữ hiếu với tổ tiên giống nòi phải làm gì đây?  Một Lê chiêu Thống, một Hồ chí Minh và đảng csVN là những kẻ nối giáo cho giặc, những kẻ chối bỏ gia đình, tổ quốc và tôn giáo, độc tài gian ác, chuyên chà đạp tự do, dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo, không còn một mảy may lý do gì để tồn tại và cai trị đất nước Việt Nam chúng ta được nữa.

 

Ngoài bổn phận đối với gia đình và quê hương đất nước, chúng ta còn một đấng thiêng liêng ngự trên đầu chúng ta, Ngài là Thiên Chúa muôn loài, đã cho chúng ta sự sống và mọi sự trên mặt đất này (Sách Stk 1: 26-30). Người Hoa Kỳ mừng Lễ Tạ Ơn là để cám ơn Trời, cám ơn Thiên Chúa đã dẫn dắt tổ phụ họ, những người di dân hành hương đi tìm đất mới được an toàn, bằng an, và khi đã đặt được chân lên đất liền lại cho mùa màng tươi tốt thịnh vương, có một đất nước rộng lớn, phì nhiêu, hùng cường như hiện nay. Thiên Chúa cũng ban cho chúng ta, ngoài cái hình ảnh giống như hình ảnh ngài, còn cho chúng ta một trí khôn, linh hồn với đầy đủ tự do, nhân phẩm, nhân quyền, nhân vị…mà không một ai có thể tự ý tước đoạt khỏi chúng ta được. Kẻ nào xâm phạm vào tự do, nhân phẩm của chúng ta kẻ đó xúc phạm chính Thiên Chúa. Kẻ nào a tòng hoặc vô cảm trước những áp bức bất công, trà đạp nhân phẩm, công bằng và công lý, kẻ đó cũng phạm tội như chính phạm vậy. Quan niệm “Tứ Hải giai huynh đệ” hẳn không khác gì lời Chúa dạy mọi người đều là anh em một nhà, cùng con một cha chung ở trên trời, thì không có lý do gì mà anh em thù hằn, đàn áp, ức hiếp, chà đạp, đánh giết nhau. Mười điếu răn Chúa dạy như là những dấu ấn bẩm sinh tự nhiên đã ghi sẵn trong tâm hồn mỗi người dù ở Đông hay Tây, Nam hay Bắc địa cầu. Nếu làm lỗi 10 điều răn đó là lỗi với chính mình và chính Thiên Chúa vậy. Chúa đã phán: Khi “ngươi làm điều gì cho một người anh em hèn mọn nhất của ngươi là ngươi đã làm cho chính Thiên Chúa vậy”. Ngược lại “ngươi chối từ làm điều gì cần phải làm cho một người anh em nào đó trong số anh em tức là ngươi từ chối làm cho Chúa vậy” (Mat.25: 31-46). Dụ ngôn người Samaritano cũng nói lên tinh thần bác ái tương trợ nhau vậy. Vụ nhà cầm quyền csVN chấn áp một cách bất công giáo dân Thái Hà, xúc phạm thánh trong nhà thờ, nơi chúa đang ngự trị, mà những đấng bậc có trách nhiệm xa hay gần không lên tiếng bênh vực, phải chăng cũng tương tự ý nghĩa dụ ngôn người Samaritano. Những kẻ Pharisiêu chỉ biết nói mà không làm, mọi gánh nặng chúng chút lên vai người khác, còn chúng thì một móng tay cũng không chạm tới (Mat.23: 2-4). Chúa đã quở phạt những kẻ đó không tiếc lời: Buộc đá vào cổ chúng mà ném xuống sông hồ.

 

Ngày Lễ Tạ Ơn năm nay lại trùng vào ngày lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam, ngày tưởng nhớ những anh hùng tiền nhân đã chấp nhận mọi gian nguy, hy sinh cả mạng sống mình vì niềm tin Chúa Kito để nay ta mới có một Giáo Hội CG VN vững mạnh và anh hùng. Đừng hô hào, ca tụng gương anh hùng của các thánh tiền nhân tử đạo VN mà không một mảy may có được hành động hy sinh, dám đứng thẳng mạnh bạo tố cáo chống lại bất công đàn áp đang đè nặng trên con chiên của mình. Xin đừng nói mà không làm, đừng nại cớ này, lý do nọ để bào chữa biện bạch cho những việc làm hoặc hành động yếu hèn của mình.

 

Thiên Chúa là đấng thông suốt mọi sự, công bằng và ngay thẳng vô cùng. Chẳng ai có thể lừa dối được Ngài.

 

Fleming Island, Florida

Ngày Lễ Tạ Ơn / Thanksgiving và Lể Các Thánh Tử Đạo VN.

24-11-2011

NTC     

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!