Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
KHI MÀ NHỮNG VỊ LÃNH ĐẠO ĐÁNH RƠI MẤT LÝ TƯỞNG CỦA CHÚA GIÊSU

HTML clipboard

(Suy niệm Phúc Âm Chúa Nhật XXXI Thường Niên A. Mt.23: 1-12)

Bác sĩ NGuyễn Tiến Cảnh, MD

 

 

Bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay (Mt.23:1-12):

 

23- 1 Bấy giờ, Đức Giêsu nói với đám đông và các môn đệ của Ngài rằng: 2 “Các kinh sư và các người Pharisiêu ngồi trên tòa ông Maisen mà giảng dạy. 3Vậy những gì họ nói thì anh em hãy làm, hãy giữ; nhưng đừng làm theo hành động của họ, vì họ nói mà không làm. 4Họ đem những gánh nặng mà chất lên vai người khác, còn chính họ thì không buồn đụng đến ngón tay. 5Họ làm mọi việc cốt để thiên hạ thấy. Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài. 6Họ ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường,7ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là “rap-bai”.

 8 “Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là”rap-bai”, vì anh em chỉ có một Thầy, còn tất cả anh em đếu là anh em với nhau. 9Anh em cũng đùng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời. 10Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người lãnh đạo, vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo, là Đức Kitô. 11Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em. 12Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên.”

 

                                                                    ***

 

       “Một lần làm, bằng cả ngàn lần nói” là câu nói ám chỉ sự quan trọng của gương sáng. Làm gương sáng bằng hành động, cuộc sống thì có giá trị và kết quả hơn nhiều lần lý thuyết lưu loát, lôi cuốn người nghe mà không thực hành theo lời mình nói. Đó là ý Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta, những đấng làm thầy nên sống bằng gương sáng, có nghĩa là giảng dạy thì phải thực hành những điều mình giảng. Đừng nghĩ mình là “thầy dạy”, là “cha” thiên hạ, thì phải “ăn trên ngồi trước”. Xét đoán của Chúa không phải như vậy đâu. Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay thu gọn trong quan niệm này. Nói thì phải làm. Kẻ ngồi trên sẽ bị kéo xuống. Người ở dưới sẽ được đưa lên.

 

ĐAI Ý  BÀI PHÚC ÂM CHÚA NHẬT HÔM NAY

 

      Bài Phúc Âm hôm nay (Mt 23:1-12) của thánh Mathew được coi như là một cuộc bút chiến khá kịch liệt trong Tin Mừng. Chúng ta lại một lần nữa học được bài học về những xung đột cay đắng giữa những người Pharisiêu thuộc Do Thái giáo và Cộng Đồng Giáo Hội của thánh Mathew.  Đoạn văn cho thấy rõ ràng chúa Giêsu đã lột mặt nạ đạo đức giả của những tên Pharisiêu và kinh sư. Tài liệu này chỉ thấy duy nhất trong Tin Mừng thánh Mathew mà thôi.

      Trong phần đầu của chương 23, chúng ta thấy tác giả đặc biệt nhắm vào những người gọi là thầy dạy về tôn giáo và trách nhiệm của họ đối với dân chúng. Chúa Giêsu đã phê phán những người tự coi là đạo đức nhưng lại đối kháng với Ngài, trong đó đa số là những người Pharisiêu. Khi nói Pharisiêu là những người “ngồi trên tòa Maisen” (câu 2) đơn thuần chỉ là kiểu nói ẩn dụ ám chỉ uy quyền giảng dạy của Maisen hoặc là nói về chiếc ghế mà thầy dạy ngồi để thuyết giáo. Những nghiên cứu sau này xác nhận là vào thời kỳ sau thời Tin Mừng thánh Mathew cũng có một loại ghế ngồi đặc biệt dành cho các thầy dạy ở trong các hội đường.

      Suôi theo dòng thời gian, lời Chúa Giêsu trong Tin Mừng thánh Mathew phải đưọc hiểu trước tiên trực tiếp nhắm vào những người Pharisiêu là các thầy dạy. Sau cuộc chiến tàn khốc giữa Do Thái và La Mã (66-73AD), họ đã cố gắng tạo dựng lại căn tính luân lý đạo đức của dân Do Thái bằng cách mở rộng và củng cố ảnh hưởng của họ trong các hội đường ở Palestine và các kiều bào Do Thái lưu vong.

 

TRỌNG TÂM CỦA CUỘC XUNG ĐỘT: Họ Đã Làm Mất Lý Tưởng của Chúa Giêsu

 

      Vậy thì đâu là trọng tâm của cuộc xung đột? Các nhà truyền giáo Kitô giáo người Do Thái đã nói đến và tuyên xưng một ngôn sứ đã chịu chết trên thập giá và sống lại; họ nhận thấy những thầy dạy Pharisiêu này đã chống đối tư tưởng đó một cách kịch liệt đến độ trở thành đối đầu. Do đó lời chúa Giêsu đã được áp dụng trong trường hợp này. Một cách cắt nghĩa khác là lời Chúa cũng ám chỉ những thầy dạy của Kitô giáo được báo động là không giống như những thầy dạy chính danh đã bị chúa Giêsu khiển trách và lên án.

      Cái ưu tư thực sự của thánh Mathew là cung cách của những vị lãnh đạo nơi Kitô giáo, những người đã đánh mất lý tưởng mà chúa Giêsu đòi hỏi nơi họ. Câu 6-12 không nên hiểu một cách đơn giản là câu nói độc thoại hay nhắc tuồng để kết án mấy ông Pharisiêu, mà phải hiểu đây là mục đích chính, trọng tâm của sứ điệp của Chúa Giêsu. Chúng ta phải đọc và suy tư đoạn 23 Tin Mừng thánh Mathew này dưới những lăng kính thần học; nó không phải chỉ như một lời khích lệ hay kết tội một cái gì ở trong quá khứ.

 

PHÊ BÌNH NHỮNG THÀY DẠY PHARISIÊU

 

      Các Pharisiêu là những thầy dạy, có trách nhiệm đặc biệt hướng dẫn dân Israel vào buổi bình minh của thời đại ngôn sứ, nhưng họ đã không làm tròn bổn phận của họ. Chúng ta thử coi 4 điều chỉ trích nhắm vào các ông thày dạy này được mô tả trong Phúc Âm thánh Mathew hôm nay:

     -Thứ nhất, họ không thực hành những điều họ giảng dạy (câu 3). Sự chỉ trích này có thể áp dụng cho bất cứ một loại thầy dạy nào của bất cứ một tôn giáo nào. Họ là những người phải đi sát những lời họ giảng dạy một cách thật rõ ràng, hiển nhiên và đầy tính thuyết phục.



      Đối với những ai hoàn toàn tin tưởng vào Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, thì họ phải  rao giảng bất cứ điều gì mà chúa Giêsu đã truyền dạy (28:19) đồng thời phải áp dụng giáo huấn của Ngài trong chính cuộc sống của mình. Chúng ta hẳn thực sự rất sốn sang trước lời chỉ trích này của Chúa, bởi vì không một ai trong chúng ta lại khả dĩ có thể làm gương sáng một cách trọn vẹn và đầy đủ cái lý tưởng mà chúng ta ao ước và cố công biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.



     -Chỉ trích thứ hai nằm ở câu 4 là: “Họ đẩy những gánh nặng cho người khác, còn họ thì chẳng làm gì cả”. Câu này làm cho người đọc hơi khó hiểu một chút, vì câu 3 thoạt nghe thấy có vẻ ngược nghĩa: “Ngươi hãy làm theo bất cứ điều gì mà họ giảng dạy”. Theo tôi hiểu thì ở đây, thánh Mathew nói đến sự kiện là các ông Pharisiêu đã nhấn mạnh một cách quyết liệt là phải tuân giữ luật lệ. Điều đó có quá khắt khe, thiếu tính uyển chuyển không? Biểu giữ luật ngày Sabbath một cách tổng quát thì chưa đủ, còn cần phải cẩn thận xác định những sinh hoạt của những ngày thường trong tuần được gọi là “công việc chính”, để rồi mới cấm làm những điều gọi là “công việc chính” trong ngày Sabbath. 



      Mặc dù chúa Giêsu giữ luật ngày Sabbath, nhưng Ngài cũng nhấn mạnh việc “phục vụ người bệnh, những kẻ ốm đau phải ưu tiên hơn luật ngày Sabbath”. Chúa đề nghị cho các môn đệ và những người nghe ngài một cái ách dễ dàng hơn và một gánh nặng nhẹ nhàng hơn: “Tất cả những ai đang vất vả và mang gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ  cho nghỉ  ngơi bồi dưỡng….. (Mt.11: 28-30). Thánh Mathew hẳn đã trực tiếp bắn những mũi tên chỉ trích này vào những thày dạy của Kito giáo là những người lúc đó buộc những người theo chúa Giêsu phải giữ luật ngày Sabbath và những nghi thức luật lệ khác theo như cách cắt nghĩa của phe Pharisiêu.

 

ĐẠO  ĐỨC  GIẢ

 

      -Chỉ trích thứ ba nằm ở câu 5, cần một diễn nghĩa nhỏ. Họ làm mọi việc cốt để mọi người nhìn thấy…”.  Câu này tự nó đã nói lên vấn đề đạo đức giả. Kẻ giả hình nhân đức là kẻ làm bộ thương người, biểu diễn làm một việc tốt với mục đích được người đời ca ngợi hơn là ca tụng Thiên Chúa. Hành động này đã bị Chúa thẳng thắn từ chối một cách rõ ràng trong bài giảng trên núi nói về bố thí làm phúc và ăn chay hãm mình (Mt.6: 1-6; 16-18). Đeo lủng lẳng trên người những hộp đựng sách kinh thật lớn và quàng những sợi dây choàng dài thòng huy hoàng với mục đích làm cho mọi người chú ý biết đến ta là kẻ đạo đức, là thày dạy… !!!



 

NHỮNG DANH HIỆU VINH DỰ

 

      -Chỉ trích thứ 4 là một chỉ trích khá nghiêm khắc về danh hiệu (câu 7-11). Chỉ sau năm 70AD, người ta mới phát động dùng danh xưng “Rap-bai” như là một từ có tính kỹ thuật để chỉ những người thuộc truyền thống Pharisiêu, những người đã được huấn luyện để làm thầy dạy và được xếp riêng vào thành phần có nhiệm vụ lãnh đạo trong cộng đồng. Đành rằng đó là nhiệm vụ cần thiết, nhưng không thể dùng cái tước hiệu đó để tự đế cao mình, làm tổn thương đến tình đoàn kết và thiết thân trong cộng đồng. Chúa Giêsu cấm các môn đệ của Ngài dùng những danh hiệu như vậy cho thấy trong cộng đồng của thánh Mathew cũng có những người dùng các đanh hiệu kiểu ấy. Chúa cấm không phải chỉ cái tên, cái danh hiệu không thôi, mà còn cấm cả cái tinh thần “ta đây” tự cao tự đại, cho mình là sang cả, hiểu biết, phải được trọng vọng hơn người, không ai có quyền nói động đến ta, chỉ trích phê bình ta, cho dù ta làm bậy, không giữ đúng phép tắc, luật lệ và bổn phận, nại cớ ta là thầy dạy…. Chúa khẳng định cho chúng ta biết: Chỉ có một người được chấp nhận và tôn vinh có danh hiệu, còn lại tất cả mọi người đều là anh chị em huynh đệ, gắn bó với nhau trong tình nghĩa yêu thương và nể trọng  nhau.



 

DANH HIỆU “CHA”

 

      Câu 9 trong đoạn Phúc Âm hôm nay, Chúa đã đưa ra một mệnh lệnh: “Đừng gọi ai là cha ở trên mặt đất này”. Tiếng cha này không có nghĩa là “cha đẻ” của mình, mà là “cha với uy quyền tôn giáo”. Một số vị lãnh đạo rap-bai thường tự xưng là “ab”, nghĩa là “Cha”. Tuy nhiên trong Giáo Hội Công Giáo, dùng danh xưng Cha, Đức Cha, Đức GM v.v…thì không có gì là sai trái, bởi vì những danh hiệu này không làm cho người ta tách biệt khỏi uy quyền hay hệ thống lãnh đạo của Giáo Hội, nó được dùng để chứng tỏ mối liên đới chính thức và thân thiết trong công đồng Giáo Hội mà thôi. Tuy nhiên, đối với những người được mang cái danh hiệu trọng vọng đó, thì phải hành sử khiêm tốn làm sao để trở thành những nô bộc như Chúa truyền dạy hầu phá tan những hàng rào ngăn cách, cản trở hiện có giữa những người anh em huynh đệ là con cùng một cha chung ở trên trời trong cộng đồng dân Chúa. Đó là điều cấp thiết, cần phải tích cực thực hiện. Nhân đây cũng xin được nhắc lại là trong cộng đồng dân Chúa, đã có thời xẩy ra những cuộc tranh luận khá sôi nổi về danh xưng “cha” của các linh mục…ngay trong giới Công Giáo. Phải chăng đó là do có người không biết sử dụng đúng nghĩa danh xưng cha?



 

NGƯỜI LỚN NHẤT PHẢI LÀ NÔ BỘC

 

      Trong chỉ trích thứ 4 về danh hiệu, Chúa ám chỉ địa vị thực sự lớn nhất trong cộng đồng các môn đệ là cộng đồng đã trở thành giáo hội. Trong câu 11-12, thánh Mathew đã đưa ra những đặc tính của một người lớn nhất trong cộng đồng: là phải trở nên nô bộc của tất cả mọi người. Đây là Lý Tưởng của Giáo Hội, một cộng đồng trong đó mọi người đều bình đẳng với nhau, đã được thánh Phaolo sau này chọn làm tiêu chuẩn khi ông đi giảng dạy trong những cộng đồng của Giáo Hội sơ khai. Trong những thư mục vụ gửi cho các cộng đồng, thánh Phaolo đã nhấn mạnh đến nhiệm vụ lãnh đạo mà không nhấn mạnh đến những người được kêu gọi để chu toàn những nhiệm vụ đó. Thánh nhân đã cầu nài mọi người hãy bỏ đi tính ích kỷ, lòng tham lam và hãy đối sử với mọi người một cách khiêm tốn, coi họ như là bề trên của mình vậy (Pl 2:3; Rm 12: 3,16).



 

LỜI KẾT:

HIẾN DÂNG TIN MỪNG CHÚA VÀ CẢ  BẢN  THÂN  MÌ NH

 

      Khi suy niệm bài đọc 2 thư thánh Phaolo gửi tín hữu Thessalonia (2Tx 2: 7b-9, 13), chúng ta không thể nào không nhớ đến Chân Phước Gioan XXIII với tất cả lòng kính mến và biết ơn. Những lời thánh Phaolo nói về cuộc đời mình khiến chúng ta có cảm giác ngài diễn tả cuộc đời và sứ vụ của Angelo Roncalli mà sau này trở thành Giáo Hoàng nổi tiếng Gioan XXIII: “Chúng tôi đối sử hiền lành dịu dàng với anh em, như người mẹ nuôi con mình.  Với tình thương yêu mến anh em như vậy, chúng tôi quyết định hiến dâng cho anh em không phải chỉ có Tin Mừng của Chúa, mà còn chính bản thân chúng tôi nữa, bởi vì anh em đã trở thành những người rất mực thương yêu của chúng tôi.”

      Nhờ ánh sáng chiếu soi của thư thánh Phaolo gửi tín hữu Thessalonia và bài Phúc Âm hôm nay nói về sứ điệp lãnh đạo tôn giáo, chúng ta thử coi lại bài phát biểu khai mạc Công Đồng Vatican II của Chân Phước Gioan XXIII được đọc tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêro ngày 11 tháng 10 năm 1962.



 

      Mục Vụ  Phải Ưu Tiên….

 

 Trong công tác thi hành mục vụ hàng ngày, chúng tôi thường phải lắng nghe -mặc dù không muốn- những câu chuyện của những người, dù họ rất nhiệt tình, nhưng không có được cái cảm quan kín đáo và biết giới hạn của mình. Ở thời đại tân kỳ hiện nay, họ không nhìn thấy gì cả ngoài việc nói loanh quanh dối trá và gây đổ vỡ. Họ nói rằng, thời đại của chúng ta, nếu so sánh với những thời đại trước, thì tệ hơn nhiều, và họ hành sử như thể họ chẳng học hỏi được gì cả ở lịch sử mà không ít thì nhiều cũng là thầy dạy về cuộc sống. Họ hành sử như thể, ở thời các công đồng trước, nói về tư tưởng Kitô giáo và đời sống và về cả tự do tôn giáo, thì tất cả mọi sự đều thành công vẹn toàn.

      Chúng tôi cảm thấy không thể đồng ý với những vị tiên tri chuyên nói chuyện u ám buồn thảm đó, là những người luôn luôn suy đoán về những thảm trạng đổ nát như thể tận thế đang ở trước mặt.

 

      …….. Cái cách thức mà giáo lý thánh được loan truyền, ai cũng đã biết và công nhận, nó đã rõ ràng trở thành kỳ vọng của Công Đồng thuộc về giáo lý. Nghĩa là, Công Đồng Chung XXI đã được rút ra từ những kinh nghiệm phong phú, quan trọng về pháp luật, phụng vụ, tông tòa và hành chánh có hiệu quả cũng như những ước vọng truyền giao giáo lý tinh tuyền, đồng nhất, không một suy giảm hay bóp méo, mà qua 20 thế kỷ, đã phải chịu biết bao khó khăn và chống đối, nay đã trở thành gia sản chung của con người. Đây là một gia sản, không những được tất cả mọi người chấp nhận, mà luôn luôn còn là một kho tàng phong phú cho những người thiện tâm thiện chí.



      Bổn phận của chúng tôi không chỉ gìn giữ cái kho tàng quí giá đó, vì sự cổ kính của nó, mà chúng tôi còn hiến dâng chính bản thân chúng tôi với một ước nguyện nồng nhiệt mà không lo ngại gì về công việc nặng nhọc trong phạm vi của chúng tôi đòi hỏi, hầu bước theo vết chân mà Giáo Hội đã đi từ 20 thế kỷ nay. Do đó, điểm rõ ràng và nổi bật của Công Đồng này, không phải chỉ có bàn luận về điều khoản này hay điều khoản kia của giáo lý nền tảng của Giáo Hội đã được các Giáo Phụ và các nhà thần học cổ điển cũng như đương đại nhắc đi nhắc lại mà tất cả chúng ta ai cũng đều biết và đã quá quen thuộc.

 

      ……...Bản chất của giáo lý cổ điển về Niềm Tin là một vấn đề, và phương thế diễn đạt, rao truyền nó lại là một vấn đề khác.Việc diễn đạt, quảng bá này đòi hỏi phải nhẫn nại và kiên trì, nhất nhất mọi sự phải được đo lường dưới những dạng thức tương xứng của Huấn Quyền mà trong đó đặc tính  mục vụ phải ưu tiên.

 

      “Ai đưa mình lên sẽ bị hạ xuống. Ai hạ mình xuống sẽ được đưa lên.”

 

 

Fleming Island, Florida

Oct. 30, 2011

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!