Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
ĐIỀU RĂN NÀO LỚN NHẤT?

(Suy niệm Phúc Âm Chúa Nhật XXX Thường niên A- Mt 22: 34-40)

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Trong Kitô Giáo hoặc Công Giáo, Đức Ái hay Tình Yêu là một vấn đề nòng cốt và bao la sâu thẳm, không giấy mực nào có thể diễn tả đầy đủ và trọn vẹn. Nó có một ý nghĩa rất đặc biệt, đặc thù của Kitô giáo, không thể hiểu và biểu lộ nó một cách thông thường như người đời thường tình biểu lộ. Chúng ta cần phải có Ân Sủng Chúa xâm nhập hướng dẫn chúng ta đi vào cốt lõi của tình yêu ấy. Chúa nhật hôm nay, bài Tin Mừng và các Bài Đọc đều hướng về loại Tình Yêu ấy.

Ý NGHĨA LỜI CHÚA TRONG CHÚA NHẬT HÔM NAY

Bài đọc I hôm nay theo sách Xuất Hành (Xh.22: 20-26) và câu chuyện thánh Mathew nói về giới răn lớn nhất (Mt.22: 34-40) đã cho chúng ta biết cách xử sự thế nào là yêu Chúa và yêu người. Bài đọc sách Xuất Hành nói đến một vài điều luật đặc biệt của người Do Thái liên quan đến những người góa bụa, mồ côi và nghèo khổ. Thiên Chúa nhắc nhở dân Ngài là chính họ đã có lần là những người xa lạ trên phần đất của người ngoại quốc. Đối với những người xa lạ, góa bụa, mồ côi và nghèo đói thì chúng ta phải tỏ ra nhân ái và có lòng trắc ẩn xót thương. Nếu không, chính Thiên Chúa sẽ trừng phạt những kẻ hành sử sai trái và bảo vệ những người cô thế không ai giúp đỡ.

Thiên Chúa phán xét nghiêm khắc những kẻ có thái độ và hành động tiêu cực đối với tha nhân, đặc biệt đối với người nghèo, những kẻ xa lạ, những kẻ bất hạnh thiếu may mắn và những kẻ khác biệt với chúng ta. Niềm tin thật sự, lòng yêu Chúa và tình liên đới giữa chúng ta với Chúa Kitô được đánh giá qua cung cách chúng ta đối sử với tha nhân. Bài đọc hôm nay mời gọi chúng ta phải ăn năn thống hối và xin tha thứ vì những thái độ tiêu cực của chúng ta đối với tha nhân, cũng như cung cách chúng ta đối sử với họ.

CÁC KINH SƯ THỬ CHÚA GIÊSU.

Bài Phúc Âm hôm nay (Mt.22: 34-40) chứa đựng lời kinh căn bản của dân Do Thái khi họ tuyên xưng đức tin của họ: «Hãy nghe đây, hỡi Israel, Thiên Chúa, chúa chúng ta là Thiên Chúa độc nhất» (Tl 6: 4). Là Kito hữu, chúng ta tuyên xưng đức tin trong lúc thờ phượng bằng kinh Tin Kính thì người Do Thái tuyên xưng đức tin của họ bằng lời kinh Shema trong hội đường thờ phượng của họ. Lời kinh Shema là bản tóm tắt cả một tôn giáo: «Hãy nghe đây, hỡi dân Israel, Thiên Chúa, Chúa chúng ta là Thiên Chúa độc nhất; và các ngươi sẽ yêu mến Thiên Chúa, Chúa các ngươi với hết tâm hồn, hết trí không và hết sức lực của các ngươi ».

Song song với đoạn Phúc âm thánh Mathew (Mt 22: 34-40) là đoạn phúc âm thánh Marco (Mc12: 28-34) nói về cuộc đối thoại giữa chúa Giêsu và một kinh sư là người đã khen chúa Giêsu đối đáp và trả lời ông quá hay trong một cuộc tranh luận trước kia, thì Chúa Giêsu đã nói với ông ta là « Ông không xa nước Trời lắm đâu ». Sau này thánh Mathew đã khai triển rộng thêm câu chuyện đó.

Cái trí thức của dân Pharisiêu là sự thông hiểu về luật. Họ coi đó như là tổng hợp mọi sự khôn ngoan, cái uyên bác thực sự và duy nhất. Vị thế của kinh sư trong cộng đồng người Do Thái là một địa vị lãnh đạo được kính nể. Câu hỏi của một học giả đưa ra hỏi Chúa Giêsu, «điều răn nào là điều răn lớn nhất và quan trọng nhất?», thoáng nghe thì xem ra rất là thành thật.

Thầy dạy về kinh Torah là những kinh sư và rabbi thì luôn luôn tranh luận về sự quan trọng tương đối của các giới răn trong Cựu Ước. Kinh sư là những học giả và những nhà trí thức của Do Thái giáo. Dân Pharisiêu phân định ra 613 điều răn trong sách Torah[1]. Trong số 613 điều thì 248 điều gọi là tích cực, buộc mọi người « phải làm », và 365 điều gọi là tiêu cực, buộc mọi người « không được làm ». Cốt lõi của câu hỏi « Điều răn nào là quan trọng nhất trong tất cả những điều răn đó » đã đặt Chúa Giêsu vào một khoảnh khắc giáo huấn quan trọng khi Chúa "bị họ thách đố".

Để trả lời họ, chúa Giêsu đã nêu sách Thứ Luật (Tl 6: 4-5) và những câu kinh trong Shema mà dân Do Thái thường đọc hàng ngày. Mặc dù bị hỏi có một điều, nhưng Chúa Giêsu đã đáp lại hai điều. Trong khi nối kết 2 điều với nhau, chúa Giêsu đã đi vượt qua và xa hơn cả câu hỏi mà chúng đặt ra cho chúa, đồng thời nối kết điều răn thứ nhất và lớn nhất là «Yêu Chúa» với điều răn thứ hai là điều phải «yêu thương tha nhân»: « Ngươi sẽ không oán thù, không hiềm ghét dân tộc ngươi. Nhưng ngươi phải yêu mến người hàng xóm như chính ngươi vậy » (Lv19:18). Hai giới răn này chính là nguyên khởi của mọi lề luật và lời ngôn sứ. Chúa Giêsu đã không bỏ qua những điều răn khác mà còn cắt nghĩa thêm rõ ràng như sau: «Tất cả mọi luật lệ và lời ngôn sứ đều dựa trên hai giới răn này ». Điều đặc biệt và hứng thú là những vị « học giả » đố thử Chúa đã đồng ý với chúa Giêsu và tỏ ra thán phục Ngài không một hậu ý thù hằn và chễ riễu gì.

KHÔNG THỂ YÊU CHÚA MÀ KHÔNG YÊU THƯƠNG THA NHÂN….

Yêu Chúa và yêu người tức chu toàn lề luật không phải là tư tưởng nguyên thủy của chúa Giêsu. Nó đã có trong Kinh Thánh của người Do Thái ngay từ lúc khởi đầu. Tuy nhiên, chúa Giêsu là người đầu tiên và duy nhất đã xác nhận như vậy. Chúa Giêsu đã dạy là chúng ta không thể yêu Chúa mà không yêu tha nhân. Khuyến khích tình yêu tha nhân phát khởi từ lòng yêu thương Chúa. Tình yêu Chúa được thể hiện và trở nên vững mạnh là do tình yêu tha nhân. Tình yêu tha nhân không chỉ là loại tình yêu đòi hỏi bởi tình yêu Chúa, một sự kiện toàn phát sinh ra từ đó, mà –theo một cảm nhận nào đó- nó là điều kiện tiên thiên của tình yêu Chúa. Không thể có tình yêu Chúa thực sự, nếu trong đó, tự nó không phải là tình yêu tha nhân. Tình yêu Chúa phải biểu lộ được căn tính của nó qua việc kiện toàn nó trong tình yêu tha nhân.

GIÁO HUẤN CỦA MAISEN VÀ CỦA CHÚA GIÊSU

Ông Mai Sen truyền dạy trong kinh Shema (coi Tl 6:5; Lv 19:34), Chúa Giêsu tái xác nhận trong Tin Mừng hôm nay là : Tất cả mọi điều răn được tóm gọn trong tình yêu Chúa và tình thương yêu, tử tế với tha nhân. Mỗi khi người Do Thái đọc kinh Shema Israel và chúng ta là người Kitô hữu, khi hồi tưởng lại những điều răn lớn, thứ nhất và thứ hai là chúng ta, nhờ ân sủng của Chúa, đến sát gần nhau hơn. Bất cứ khi nào chúng ta làm dấu Thánh Giá, là chúng ta đang vẽ kinh Shema trên thân thể chúng ta như chạm vào đầu, trái tim và hai vai là chúng ta yêu cầu chúng phụng sự Thiên Chúa vậy.

THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU

Qua ánh sáng Tin Mừng hôm nay, chúng ta thử suy gẫm về hai bản văn. Bản văn thứ nhất số #42 trong ÁNH SÁNG MUÔN DÂN (Lumen Gentium), hiến chế Tín Lý về Hội Thánh của công đồng Vatican II.

Thiên Chúa là Tình Yêu, «ai ở trong tình yêu thì ở trong Chúa và Chúa ở trong họ». Nhưng, Thiên Chúa đổ tràn tình yêu của Ngài xuống tâm hồn chúng ta qua Chúa Thánh Linh, là đấng đã đưọc Thiên Chúa ban cho chúng ta. Vậy thì quà tặng thứ nhất và cần thiết nhất là là tình yêu, nhờ đó chúng ta có thể yêu Chúa trên hết mọi sự và yêu tha nhân vì Thiên Chúa. Thực ra, để cho tình yêu, như là hạt giống có thể nảy mầm và sinh hoa kết trái trong tâm hồn, mỗi người tín hữu đều phải ước mong được nghe lời Chúa và chấp nhận ý muốn của Ngài, và phải hoàn thành điều mà Thiên Chúa đã khởi đầu bằng chính hành động của chúng ta nhờ ân sủng của Chúa giúp đỡ. Những hành động này là việc sử dụng các phép bí tích, đặc biệt là Phép Mình Thánh Chúa, thường xuyên tham dự vào tác động thánh của Phụng Vụ, thực hành đọc kinh cầu nguyện, ăn chay hãm mình, quên mình cứu người, phục vụ những người anh em huynh đệ một cách sống động và liên tục thực hành mọi nhân đức. Đối với Đức Ái, vì nó là nhịp cầu nối kết sự toàn bích và trọn vẹn của lề luật, nên nó chi phối trên tất cả mọi phương cách để đạt tới sự thánh thiên và cho ta sự sống thực với cùng phương cách đó. Chính Đức Ái dẫn đưa chúng ta đến mục đích cuối cùng của đời ta. Chính tình yêu Chúa và tình thương yêu tha nhân đã thể hiện người môn đệ đích thực của chúa Kitô.

LÀ KITÔ HỮU KHÔNG PHẢI LÀ KẾT QUẢ CỦA MỘT CHỌN LỰA LUÂN LÝ…

Bản văn thứ hai là lời mở đầu của Tông Thư năm 2005 của Đức Benedicto XVI: Thiên Chúa là Tình Yêu / Deus Caritas Est, được tóm gọn rất tuyệt diệu trong bài Tin Mừng hôm nay:

Là Kitô hữu không phải là kết quả của một chọn lựa luân lý hay một tư tưởng siêu vời nào đó, nhưng là «một bắt gặp với một biến cố, một con người đã đưa ra một cuộc sống mới, một chân trời mới với một hướng đi nhất định». Để hiểu biết trọng điểm của tình yêu, niềm tin của người Kitô hữu đã giữ lại cái cốt lõi của niềm tin của dân Israel, đồng thời tạo cho nó một chiều sâu và bề rộng mới. Người Do Thái đạo đức cầu nguyện hàng ngày với lời kinh trong sách Thứ Luật, nó diễn tả sự hiện hữu của trái tim họ: « Hãy nghe đây, hỡi Israel, Thiên Chúa, là Chúa ngươi, là Chúa duy nhất; ngươi sẽ yêu Thiên Chúa là Chúa ngươi với hết tâm hồn, hết trí khôn và hết tâm sức của ngươi » (Tl 6: 4-5). Chúa Giêsu đã kết hợp thành một huấn giới đơn thuần hai giới răn Yêu Chúa và Yêu Người đã nói trong sách Levi: « Ngươi hãy yêu tha nhân như yêu chính mình vậy »(Lv19 :18 ; coi Mc12:29-31). Bởi vì Thiên Chúa là người đầu tiên đã thương yêu chúng ta (coi1Ga 4 :10), cho nên tình yêu bây giờ không còn là môt «mệnh lệnh», mà là đáp ứng của một quà tặng tình yêu, nhờ nó mà Chúa Giêsu đến gần kề với chúng ta.

LỜI KẾT : CHÂN PHƯỚC TÊRESA THÀNH CALCUTTA

Thời nay, nói đến tình yêu mà không nói đến mẹ Teresa thì là một thiếu sót. Mới đây có những cuộc tranh luận khá lâu giữa những người Công Giáo tốt lành. Họ dựa vào những vấn đề công lý xã hội trong Giáo Hội mà tuyên xưng là ngôn sứ. Trong khi họ nắm chặt lấy một số hình ảnh mẫu mực lớn về công lý xã hội trong truyền thống Công Giáo như là Tổng Giám mục Oscar Romero và Dorothy Day, thì họ lại hoàn toàn tiêu cực về Mẹ Teresa thành Calcutta. Họ tuyên bố Mẹ Teresa chưa bao giờ đề cập đến «sự ác có hệ thống» của thời đại chúng ta. Họ nói rằng Mẹ Teresa không bao giờ thể hiện những chỉ trích thực sự có tính ngôn sứ rồi cho rằng Mẹ đơn giản chỉ là hình ảnh mẫu mực an toàn cho một Giáo Hội mà đa số là nam giới!

Điều nổi bật của Mẹ Teresa và các đệ tử của mẹ, khiến chúng ta rất thán phục là khi họ nói về yêu Chúa, thương người và «chia sẻ sự nghèo khó», họ đã coi thường những lý luận của nhiều tổ chức, định chế và cơ quan của thời nay, chỉ thích phô trương những chương trình cho người nghèo có tính cách chính trị thay vì hiệp thông xâu xa với từng cá nhân nghèo khổ. Những đại diện và cơ dụng của loại hiệp thông này đã bị loại bỏ và không còn thích hợp nữa.

Những điều mà Giáo Hội đang tìm kiếm nơi các thánh nhân không phải chỉ là những thành quả tốt -như giải thưởng Hòa Bình Nobel và những giải thưởng quốc tế khác- mà còn phải có chứng minh chắc chắn và hiển nhiên là các ứng viên làm thánh hay chân phước đã được biến đổi, từ bên trong lẫn bên ngoài, nhờ ân sủng của Chúa và thể hiện được tình yêu Chúa và yêu người một cách xâu sa.

Các bạn có bao giờ nhìn thấy tấm danh thiếp của Mẹ Teresa không ? Nó không giống bất cứ một tấm đanh thiếp thường tình nào khác. Trên mặt danh thiếp đó, có ghi mấy hàng chữ như sau:

Hoa trái của sự Yên Lặng là CẦU NGUYỆN.

Hoa Trái của Cầu Nguyện là NIỀM TIN

Hoa Trái của Niềm Tin là TÌNH YÊU

Hoa Trái của Tình Yêu là PHỤC VỤ

Hoa Trái của Phục Vụ là AN BÌNH.

Xin Chúa chúc phúc cho Bạn.

Mẹ Teresa.

Chúng ta không thấy trên danh thiếp này Địa Chỉ, Số Phone, Imeo, số FAX. Chúng ta cũng không cần biết bất cứ một dấu hiệu nào để liên lạc với Mẹ, bởi vì Mẹ luôn luôn có mặt với tất cả chúng ta trong sự hiệp thông với các thánh. Chớ gì chân phước Teresa thành Calcutta dạy bảo cho chúng ta cách thức yêu Chúa và yêu người trong tình hiệp nhất và hòa điệu yêu thương.

Chúng ta có luôn luôn hiện diện và sẵn sàng tiếp nhận mọi ý kiến của tha nhân, của giáo dân, của những người anh em huynh đệ, của những kẻ nghèo hèn, đau khổ, bất hạnh, bị áp bức…..cần được minh oan, giúp đỡ và chia sẻ, ủi an… ?

Fleming Island, Florida

Oct.25, 2011

NTC

--------------------------------------------------------------------------------

[1] Trong Do Thái giáo, sách Torah là bộ Kinh Thánh / sách Luật gồm có 5 quyển, thường gọi là Ngũ Thư

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!