Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
CÂU CHUYỆN CHIẾC ÁO TIỆC CƯỚI

(Suy Niệm Phúc Âm Chúa Nhật 28 Thường Niên A -Mt. 22:1-14))

Bác sĩ  Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

 

22: 1Đức Giêsu lại dùng ngụ ngôn nói với họ rằng: 2Nước Trời giống như chuyện một ông vua kia mở tiệc cưới cho con trai.3Nhà vua sai đầy tớ đi thỉnh các quan kháchđã được mời trước, xin họ đến dự tiệc cưới nhưng họ không chịu đến. 4Nhà vua lại sai những đầy tớ khác đi và dặn họ: “Hãy thưa với quan khách đã được mời rằng: Tiệc cỗ bàn ta đã đặt xong, bê non và thú béo đã hạ rồi, mọi sự đã sẵn sàng. Mời quí vị đến dự tiệc cưới!” 5Những quan khách không thèm đếm xỉa tới, lại bỏ đi: kẻ thì nại cớ đi thăm trại, người thì đi buôn, 6còn những kẻ khác lại bắt các đầy tớ của vua mà xỉ nhục và giết chết. 7Nhà vua liền nổi cơn thịnh nộ, sai quân đi tru giệt bọn sát nhân ấy và thiêu hủy cả thành phố của chúng. 8Rồi nhà vua bảo các đầy tớ: Tiệc cưới đã sẵn sàng rồi, mà những kẻ được mời lại không xứng đáng. 9Vậy các ngươi đi ra các ngả đường, gặp ai cũng mời hết vào dự tiệc cưới”. 10Đầy tớ liền đi ra các nẻo đường, gặp ai, bất luận tốt xấu, cũng mời vào dự tiệc cưới, nên phòng tiệc chật ních thực khách. 11Bấy giờ nhà vua tiến vào và quan sát khách dự tiệc, thấy có một người không mặc y phục lễ cưới, 12mới hỏi người ấy: “Này bạn, tại sao bạn vào đây mà lại không mặc y phục lễ cưới?” Người ấy yên lặng không nói được gì. 13Bấy giờ nhà vua liền sai gia nhân: “Trói tay chân nó lại, quẳng ra ngoài nơi tối tăm, ở đó sẽ phải nghiến răng khóc lóc! 14Vì kẻ được gọi thì nhiều mà được chọn thì ít”(Mat.22:1-14)

 

 

                                                             ****

 

      Lại một ngụ ngôn nữa, giống như 2 tuần trước, thoạt nghe chúng ta cảm thấy hơi bất nhẫn, vì lẽ ông vua kỳ quái và ngược đời. Mời khách đến dự tiệc cưới, bất kể là xấu tốt, để rồi nại cớ vì không mặc áo dự tiệc đàng hoàng mà xử phạt, trói người ta lại và ném ra ngoài vào nơi tăm tối cho nghiến răng than khóc.

      Chúng ta đã biết Nước Trời được biểu tượng qua tiệc cưới. Vậy chúng ta phải hiểu cung cách của ông vua như thế nào cho đúng với tinh thần phúc âm, ý chúa muốn nói với chúng ta qua câu chuyện ngụ ngôn cũng như cách ăn mặc, hành động và cử chỉ của khách dự tiệc cưới phải như thế nào để xứng hợp với tiệc cưới?

 

Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN TIỆC CƯỚI

 

      Câu chuyện do thánh Mathew kể trên đây (22: 1-14) nói về tiệc cưới và lời mời bị khước từ là dụ ngôn cuối cùng trong ba ngụ ngôn nói đến sự phán xét đối với dân Israel, đặc biệt những người lãnh đạo của họ. Rõ ràng là có sự liên hợp giữa ba ngụ ngôn này. Mỗi chuyện đều có “một hình ảnh uy quyền” là người cha, người chủ vườn nho, và ông vua. Nhân vật “những người con” hay là “một người con” đều thấy xuất hiện trong cả ba ngụ ngôn. Ngụ ngôn 2 và 3 thì giống nhau là có hai toán gia nhân và sự phán xét nghiêm ngặt đối với những kẻ chống lại con trai của người cha, ông chủ hay ông vua.

 

      Trong chuyện ngụ ngôn chúa nhật hôm nay, ông vua tượng trưng cho Thiên Chúa. Người con trai tức chúa Giêsu. Tiệc cưới là tiệc liên hoan ăn mừng Thiên Chúa làm người, biểu trưng cho Nước trời. Hình ảnh phu thê xinh đẹp giữa Thiên Chúa là Đức GiaVê (YAHWEH) và Israel (Hosea 2:19-20); Isaiah 54:4-8; 62:5) cho chúng ta thấy bối cảnh rất phong phú của kinh thánh. Câu chuyện hôm nay bao gồm cả hai hình ảnh cựu ước và tân ước: đó là bữa tiệchôn nhân.

 

      Thánh Mathew đã đưa ra rất nhiều hình ảnh ẩn dụ, như việc thiêu hủy cả thành phố nơi cư ngụ của những kẻ đã từ chối lời mời tiệc cưới (7). Hình ảnh này tương đương với cuộc phá hủy thành Jerusalem bởi quân La Mã vào năm 70 AD. Nó cũng tương tự như trong câu chuyện ngụ ngôn tuần trước về những người thợ vườn nho: chủ gửi 2 toán đầy tớ (3-4), rồi các đầy tớ bị giết chết (6), sự trừng phạt các kẻ giết người (7), và một toán người mới vào thế chỗ những người được ưu tiên mà những kẻ khác không xứng đáng được (8-10). Câu chuyện ngụ ngôn đưa đến một kết thúc rất đặc thù của thánh sử Mathew (11-14), chúng ta chỉ thấy trong phúc âm thư của thánh nhân mà thôi.

     

Câu chuyện của thánh Mathew có những tình tiết rất rõ ràng và khác với tình tiết trong câu chuyện của thánh Luca (Luc14: 16-24).  Câu chuyện Phúc Âm này rất có thể lấy từ nguồn “Q”, một nguồn giả thuyết có ghi chép trong phúc âm Mathew và Luca. “Q” là chữ viết tắt của tiếng Đức “Quelle” có nghĩa là nguồn, là một tài liệu chung được thấy trong Mathew và Luca chứ không thấy trong Marco. Đây là bản văn cổ mà người ta cho là có ghi những lời chúa Giêsu đã nói nhưng không thấy trong phúc âm thư.

 

BỮA TIỆC HOÀNG GIA

 

      Theo như thánh Mathew kể, nhà vua đã rất bực bội khi sửa soạn đám cưới cho con mình, giết đủ trâu bò, súc vật để khoản đãi hàng trăm thực khách mà không có đủ khách. Nhưng không phải là bất thường -trong ngày của chúa Giêsu- mà thiệp cưới được gửi đi hai lần: lần đầu tiên là thiệp mời tổng quát, báo hiệu một biến cố sắp đến; đợt mời thứ hai là “nhắc nhở” mọi người đến dự tiệc vì mọi sự đã sẵn sàng cả rồi. Trớ trêu thay, khách mời không những từ chối không đến dự mà một số lại còn bắt cả sứ giả của vua đem giết đi. Quá tức giận, nhà vua đã sai lính đến thiêu hủy cả thành phố, rồi lại gửi thiệp mời khác đến tất cả mọi người, tốt xấu, giầu nghèo cũng được, yêu cầu tất cả đến dự tiệc cưới.

      Thiệp mời được liên tục gửi đi tương ứng với lời tuyên bố của Thiên Chúa về sự thật liên quan đến Nước trời và Con Một của Ngài: trước tiên là cho Israel sau là cho tất cả các quốc gia trên thế giới và toàn thể nhân loại. Thánh sử Mathew đã trình bày Nước Trời dưới hai dạng: một dạng đã xẩy ra, đang có như hiện nay (câu1-10), một dạng sẽ xẩy ra trong ngày phán xét chung sau cùng (câu 11-14).

 

QUẦN ÁO ĐẶC BIỆT CHO TIỆC CƯỚI

 

      Thánh Mathew lại thêm chi tiết khách dự tiệc không mặc áo quần đặc biệt đã khiến độc giả phải thắc mắc, bối rối. Phản ứng đầu tiên của tôi khi đọc đến câu này là thấm nghĩ: người nghèo đã không tiền lấy đâu ra quần áo đẹp đẽ đây. Ông vua này là ai mà lại hỏi một người nghèo: “Này bạn, sao bạn vào đây mà lại không mặc áo dự tiệc cưới cho đàng hoàng?(câu 12). Phải chăng nhà vua đã không biểu gia nhân ra ngoài đường, tận xa lộ, khắp hang cùng ngõ hẻm và mang mọi người, bất luận tốt xấu, sang hèn, cho họ vào nhà dự tiệc cưới hay sao? Làm sao nhà vua lại khắt khe, lạnh lùng đến như vậy đối với những kẻ không có áo quần hợp lệ cho tiệc cưới hoàng gia, khi họ không có đủ thời giờ để sắm sửa quần áo cho sạch sẽ tươi tắp nhỉ?

      Đến đây chúng ta phải hiểu ý của Chúa gửi gắm trong câu chuyện. Điều quan trọng nên nhớ, đây là câu chuyện ngụ ngôn, là một ẩn dụ, ta phải hiểu theo nghĩa bóng, không nên hiểu theo nghĩa đen, theo kiểu suy nghĩ và hành động bình thường. Theo một số học giả và phong tục thời đó thì nhà vua và các nhà giàu có thường cung cấp cho  khách mời quần áo đẹp đẽ, tươm tất, đúng nghi thức tiệc cưới. Vì vây chẳng có gì là ngạc nhiên khi nhà vua nổi cơn thịnh nộ về một người không mặc áo quần đúng nghi thức. Điều này chứng tỏ tên này đã cố ý từ chối lòng quảng đại của vua và áo quần thích hợp cho tiệc cưới do nhà vua cung cấp.

 

QUẦN ÁO NGƯỜI CÔNG CHÍNH VÀ THÁNH THIÊNG

 

      Ngụ ngôn tiệc cưới không chỉ là một bản tường trình về sự phán xét của Thiên Chúa đối với dân Israel mà còn là một cảnh báo cho giáo hội của thánh Mathew. Vào đầu thế kỷ II, Irenaeus đã viết là áo cưới ám chỉ việc công chính, sự ăn năn thống hối và cải đổi tâm hồn. Đây là điều kiện để được vào Nước Trời và phải tiếp tục làm việc thiện trong suốt cả đời mình.

      Lời rằng: “Kẻ gọi thì nhiều, nhưng kẻ được chọn thì ít,” không nên phỏng đoán hiểu theo tỷ lệ những người được cứu rỗi với những kẻ bị phạt trầm luân, mà có ý khuyến khích chúng ta nên cố gắng hết sức mình để sống đúng và trọn vẹn với ý nghĩa thực của cuộc sống người Kito hữu. Tiệc cưới không phải là Giáo Hội nhưng là Thời Đại sẽ tới. Dụ ngôn này của thánh Mathew cho chúng ta thấy một nghịch lý là Thiên Chúa mời tất cả mọi người tự do đến dự tiệc, không một ràng buộc hay điều kiện đòi hỏi gì cả. Vậy thì ai là những người thuộc số nhiều người, ai thuộc số ít người có liên quan đến bộ quần áo để dự tiệc cưới? Ai là những kẻ không được Chúa chọn?  Được gọi và được chọn khác nhau thế nào?

 

QUẦN ÁO DỰ TIỆC CƯỚI: BIỂU HIỆU TÌNH YÊU

 

      Chúng ta hãy thử để ý đến sự chuyển động của lời thánh Augustine thành Hippo trong bài giảng của ông (#90) qua đoạn phúc âm hôm nay: “Quần áo dự tiệc cưới mà Phúc Âm nói tới là cái gì? Chắc chắn nó phải là một cái gì mà chỉ có những người tốt lành mới có, những người được tham dự tiệc cưới mới mặc mà thôi….Phải chăng nó là những bí tích như bí tích Rửa Tội mà không có nó thì chẳng ai đến được với Chúa…? Hay có lẽ nó là bàn thánh hoặc một cái gì mà người ta nhận được nơi bàn thánh? Nhưng trong khi nhận mình thánh Chúa, người ta phải ăn và uống cho đến khi bị luận phạt” (1Cor11:29). Vậy, đó là cái gì? Ăn chay hãm mình? Những kẻ ác độc cũng có thể ăn chay hãm mình vậy!. Đi lễ, đi nhà thờ thường xuyên chăng? Những kẻ hung ác cũng đi lễ, đi nhà thờ như mọi người khác vậy….

      Vậy thì áo quần mặc để dự tiệc cưới là cái gì? Thánh Phaolo nói cho chúng ta như sau: “Điều chúng ta đang nhắm tới…là Tình Yêu. Nó đang triển nở từ một tâm hồn trong trắng, một lương tâm tinh tuyền và một niềm tin chân thành”(1Tim1:5). Đó chính là áo quần dự tiệc cưới. Thánh Phaolo không chỉ nói về bất cứ loại tình yêu nào mà người ta có thể thường thấy ở cả những kẻ chẳng lương thiện gì cũng có thể yêu người được…., nhưng ngài ám chỉ thứ tình yêu mà người ta thấy, trong số những người ấy, “nó đang triển nở từ một tâm hồn trong trắng, một lương tâm tinh tuyền và một niềm tin chân thành”. Đấy  chính là tình yêu quần áo dự tiệc cưới vậy.

      Thánh Phaolo Tông Đồ đã nói: “Nếu tôi nói được ngôn ngữ loài người và cả ngôn ngữ thiên thần nữa, mà không có tình yêu thương, thì tôi chỉ như cái thanh la kêu phèng phèng ầm ĩ mà thôi…Nếu tôi có tài nói tiên tri và hiểu biết thâm uyên mọi sự cũng như mọi huyền bí, nếu tôi có niềm tin mạnh mẽ có thể chuyển núi dời non, nhưng thiếu tình yêu thương, thì tôi cũng chẳng là cái gì cả” (1Cor13:1-2).  Thánh nhân còn nói mạnh và rõ ràng hơn nữa: Nếu thánh có tất cả mọi sự mà không có chúa Kitô thì “Tôi chẳng là gì cả, chẳng có gì hết”.  Sẽ trở thành vô dụng, bởi lẽ tôi có thể hành sử theo cách đó vì yêu mê danh vọng… “Nếu tôi không có tình yêu thương, thì cũng chẳng làm được gì” Đó là áo quần để mặc đi dự tiệc cưới.

      Chúng ta hãy tự xét mình xem chúng ta có tình yêu thương đó không? Nếu có thì chúng ta cứ việc đến tham dự tiệc cưới của Chúa một cách tin tưởng và hồn nhiên.

 

MỜI TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN DỰ TIỆC

 

      Đến đây xin mượn ý của Đoạn #22 nói về Những Người Rao Giảng Tin Mừng và Giáo Dục phải là những Chứng Nhân, trong The Lineamenta for the 2012 Synop of Bishops on the New Evangelization [1] để chia sẻ với độc giả….

 

      Sự “cấp bách giáo dục” hiện nay có một ý nghĩa rất đặc biệt qua lời Đức Thánh cha Phao lô VI: “Con người thời đại mới cần đến chứng nhân hơn là thầy dạy, và nếu họ biết để ý lắng nghe lời thầy dạy là bởi vì họ đã là chứng nhân”….Do đó Giáo Hội, nhờ công đức và cuộc sống của mình, sẽ hoành dương Lời Chúa qua cuộc sống trung thành với Chúa Giêsu như là một chứng nhân sống, chứng nhân về sự nghèo khó và quên mình, chứng nhân về sự tự do trước mọi quyền lực của thế gian. Nói tóm gọn, đó là chứng nhân về sự thánh thiện. Không cần biết những đề nghị về phương cách “tân phúc âm hóa”, không cần biết kế hoạch mục vụ loan truyền niềm tin hay ho đến đâu, một sự kiện không thể chối cãi được là cuộc sống của con người có một sức mạnh vô hình có khả  năng tăng thêm hiệu lực cho việc hoành dương Tin Mừng Chúa Kitô. Rõ ràng như vậy, cuộc sống con người là tấm gương chiếu sáng thế gian, xác quyết lòng vị tha, hỉ xả, yêu sự thật, yêu người đích thực của mình đúng như những lời họ giảng dạy và kêu gọi người khác thực hành. “Sự cấp bách giáo dục” ngày nay kêu gọi những nhà giáo dục phải biết sống thế nào, hành sử ra sao để thành chứng nhân đáng tin cậy cho thực tế này cũng như những giá trị của nó, những giá trị có thể dùng làm căn bản cho sự hiện hữu của từng cá nhân và những kế hoạch được chia sẻ để cùng nhau sống chung trong xã hội. Về quan điểm này, chúng ta cần nhớ lại cuộc sống gương mẫu của các thánh Phaolo, thánh Patrick, thánh Boniface, thánh Phanxico Xavier, các thánh Cyril và Methodius, thánh Turibius, thánh Mongrovejo, thánh Damien de Veuster và Á thánh Teresa thành Calcutta.

      Đối với Giáo Hội hôm nay, việc này đòi hỏi phải hỗ trợ và đào tạo để có thật nhiều người tham gia vào việc rao truyền Tin Mừng và giáo huấn (như các giám mục, linh mục, giáo lý viên, các thầy giáo, các nhà giáo dục và cha mẹ..). Cũng tương tự như vậy đối với cộng đồng Kito giáo, là những cộng đồng được kêu gọi để chứng tỏ tinh thần trách nhiệm cao độ và để hứa hẹn đóng góp nhiều nguồn lực hơn cho trách vụ chính đối với tương lai của Giáo Hội và nhân loại. Trung tâm điểm của việc phúc âm hóa, rao truyền Tin Mừng cần phải được xác định rõ ràng trong tất cả các Giáo Hội của chúng ta. Ưu tiên trong những sinh hoạt của các cộng đồng riêng lẻ, nó cũng cần phải được tái xác định và  canh tân hầu củng cố năng lực và sức mạnh cho kế hoạch được chia sẻ trong chương trình “tân phúc âm hóa”.

      Duy trì và nuôi dưỡng niềm tin cần phải khởi đầu ngay từ trong gia đình là đơn vị căn bản của xã hội, là nơi đầu tiên học hỏi cầu nguyện. Dạy dỗ niềm tin cần phải làm ngay trong gia đình dưới hình thức dạy con cái cách cầu nguyện. Trong khi cầu nguyện chung với con cái, cha mẹ nên tập cho chúng có ý thức về sự hiện diện của Thiên Chúa đầy lòng nhân ái, đồng thời chính mình cũng phải trở thành những chứng nhân đáng tin cậy đối với con cái mình.

      Đào tạo và quan tâm cần phải để ý đến việc duy trì những người đã tham gia vào công tác phúc âm hóa và chiêu mộ nguồn năng mới, nó không nên đơn giản giới hạn vào việc chuẩn bị thực hành, mặc dù đó là cần thiết. Thay vào đó, đào tạo và chăm sóc mục vụ phải là ưu tiên, nhất là viêc giáo huấn đức tin, phải được soi sáng bởi Phúc Âm chúa Giêsu Kitô, dưới sự hướng dẫn của chúa Thánh Linh là thày dạy muôn dân hiểu biết tình phụ tử của Thiên Chúa. Người ta có thể rao truyền phúc âm chỉ khi nào người ta đã được truyền dạy Phúc Âm và chính họ đồng ý để được truyền dạy; nghĩa là tâm hồn đã được đổi mới qua cuộc gặp gỡ và sống hiệp thông với Chúa Giêsu Kitô. Những con người như vậy mới có sức mạnh để truyền đạt đức tin như thánh Phaolo đã chứng minh: “Tôi đã tin, và tôi đã nói” (2Cor 4:13).

      Lúc bấy giờ, công việc rao truyền Tin Mừng, là một thách đố tinh thần, đồng thời là một bổn phận tiên khởi cần phải chu toàn cho bằng được. Nó là trách nhiệm của tất cả mọi Kito hữu đang theo đuổi ơn thánh đức một cách đứng đắn. Theo tinh thần bản văn này và với sự hiểu biết về công tác đào tạo, thì quả là hữu ích khi ta hy sinh hiến tặng vật chất và thời giờ để xem xét những cơ sở và phương tiện hiện có ở các Giáo Hội địa phương hầu giáo dục các tín hữu ý thức hơn nữa về trách vụ truyền giáo và phúc âm hóa của họ.

 

KẾT BÀI

 

      Để là chứng nhân đáng tin cậy, khi đáp ứng với những địa phương cần được phúc âm hóa, chúng ta phải biết ăn nói thế nào cho họ dễ hiểu, sống làm sao để thích hợp với địa phương đó, hoàn cảnh đó, với thời đại và hoàn cảnh của chúng ta, cũng như nói lên  những lý do để chúng ta hy vọng hầu yểm trợ cho niềm tin của chúng ta (cf.1Pt3:15). Bổn phận đó không thể hoàn thành nếu ta không cố gắng; nó còn đòi hỏi phải chú tâm theo dõi, giáo dục và ưu tư mẫn cán. Lo điều người lo. Buồn điều người buồn. Băn khoăn, trắc ẩn nỗi niềm khổ đau của tha nhân, vì bị áp bức bất công, tức biểu lộ tình yêu thương. Cảm thông, thực hành tình yêu bác ái, tức là làm chứng nhân cho niềm tin vậy.

      Những người làm thầy mà không làm gương sáng, không gây được niềm tin đích thực, không là chứng nhân nơi những người anh em, trong cũng như ngoài Giáo Hội, thì cũng chỉ là những tên đến dự tiệc cưới mà không mặc áo tiệc cưới mà thôi!!!

 

Fleming Island, Florida

Oct.10, 2011 – NTC

 

[1] Section #22 Evangelizers and Educators as Witnesses of the Lineamenta  for the 2012 Synop of  Bishops on the New Evangelization.


Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!