Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
HÒA GIẢI VÀ ĐỐI THOẠI (BÀI HỌC CHO NHỮNG VỊ LÃNH ĐẠO TÔN GIÁO)

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

(Trước khi đọc bài suy niệm dưới đây, xin đọc các đoạn Phúc Âm thánh Luca 5: 29-32 và Luca 7: 36-47)

 

 

Yêu người yêu mình thì dễ; kết thân, làm bạn với người giàu sang quyền thế thì ai cũng muốn, nhưng lui tới, thăm hỏi những kẻ nghèo hèn, đứng về phía họ và bênh vực giúp đỡ họ là những kẻ bị ức hiếp, chà đạp thì không phải là chuyện dễ dàng. Hôm nay khi lái xe từ xa lộ quẹo vào một con đường lớn của thành phố để về nhà, tôi thấy một người đàn ông đứng chờ bên góc đèn xanh đèn đỏ, tay cầm một tấm bảng carton dơ cao lên ngang đầu cho mọi người thấy, trên đó có ba dòng chữ: Homeless. Jobless. Godbless (Vô gia cư, Vô nghề nghiệp, Chúa chúc phúc).  Đọc ba hàng chữ, phải thú nhận, lòng tôi cảm động sao xuyến khá nhiều. Trên đường từ đó lái xe về nhà trí tôi lại miên man nhớ tới bài phúc âm “Người đàn bà tội lỗi được Chúa tha thứ” mà thánh Luca đã kể lại. Hoa Kỳ là nước mà người dân được nói là có đủ thứ tội lỗi, có một nền văn hóa đa diện và phức tạp mà có vị Hồng Y của Việt Nam thường hay nói là văn hóa sự chết. Vậy mà người dân nghèo khó, cùng cực, sống lang thang trên hè phố, không công ăn việc làm lại thấm nhuần một niềm tin vào Thiên Chúa khá sâu đậm như người đàn ông đứng đầu đường cầu xin lòng thương xót của mọi người. Chúa thương những kẻ nghèo khổ và bênh vực giúp đỡ họ. Chúa chúc phúc cho họ và cho những người giúp đỡ che chở họ. Câu chuyện chúa Giêsu dự tiệc với những người tội lỗi, tha thứ cho họ được kể lại trong phúc âm thư thánh Luca (Luca 7: 36-47) đã nói lên loại tình yêu đích thực và lòng khoan dung tha thứ mà Chúa muốn mỗi người chúng ta phải có, nhất là những vị lãnh đạo tôn giáo.

 

CÂU CHUYỆN NGƯỜI ĐÀN BÀ TỘI LỖI

(Luca 7: 36-47)

 

Xuyên suốt chiều dài diễn biến của Tân Ước, ta thấy Chúa Giêsu thường giao dịch, ngồi ăn với những kẻ tội lỗi và nghèo hèn rồi dùng các cơ hội đó để truyền dạy cho các đệ tử của ngài những bài học hữu ích về tình đồng môn, đồng nghiệp và sự thánh đức.

 

Chúa Giêsu đã làm nhiều việc và nhiều lần như vậy. Chúa thường lui tới, bạn bè với những kẻ hèn hạ, ăn uống với họ và thường nổi sùng với những kẻ chống đối ngài, đặc biệt những vị lãnh đạo tôn giáo vào thời của Chúa. Mỗi khi thấy Chúa giao du với những kẻ tội lỗi thì họ thường xì xào tỏ vẻ chê bai bài xích. “Ông ấy lại đến ăn tiệc ở nhà một kẻ tội lỗi” hoặc “Hãy nhìn kìa, ông ta ngồi ăn uống, la cà với những kẻ thu thuế và đĩ điếm”.(Luca 5: 29-32).

 

Ở những nơi mà người đời coi những người đó là kẻ tội lỗi, những kẻ vô gia cư, sống ngoài lề xã hội, bị người đời ghét bỏ, ruồng rẫy và xua đuổi thì Chúa Giêsu lại coi họ là những con người với đầy đủ nhân vị, nhân phẩm và tự do nhưng phải sống co rút trong bóng tối, vì thường xuyên bị chìm đắm trong thất bại. Họ cố gắng vươn lên, bước vào một cuộc sống tốt đẹp hơn mà không được; họ cố công cải đổi hoặc thoát ly khỏi cuộc đời đầy bất hạnh, luôn luôn bị đàn áp, chèn ép và đầy dẫy bất công với muôn vàn gian nan khốn khổ nhưng vẫn không được toại nguyện.

 

Hầu như trong mọi bữa tiệc, Chúa Giêsu luôn luôn biểu lộ một cách rõ ràng là Chúa muốn hòa giải, tha thứ cho những kẻ tội lỗi. Chúng ta thử đọc lại những câu chuyện về ông Zacchaeus, ông Levi và người đàn bà lấy tóc và nước mắt để rửa chân chúa Giêsu, câu chuyện các môn đệ hoang mang chán nản đang lê bước trên đường Emmaus, về ông Phêrô bên bờ hồ Tiberia. Ngay cả tại bữa tiệc ly cuối cùng là một biến cố rất quan trọng và thân thiết nhất mà Chúa cũng chia sẻ với những kẻ “tội lỗi”. Trên bàn tiệc ta thấy có cả Judas là kẻ phản bội Chúa, Phêrô là kẻ sẽ chối Chúa 3 lần và những môn đồ tối dạ lại hay gây gỗ. Sự hiểu biết về phép Thánh Thể của chính Giáo Hội sơ khai cũng đã đặt nền tảng trên căn bản của một hồi ước nguy hiểm về tình đồng đội trong bàn tiệc của Chúa Giêsu.

 

ÂM VANG CỦA BỮA TIỆC CÓ NGƯỜI ĐÀN BÀ TỘI LỖI:

“ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU THÌ YÊU THƯƠNG NHIỀU”.

 

Câu chuyện Chúa Giêsu tha tội cho người đàn bà tội lỗi được nói đến trong Phúc Âm thư thánh Luca (Luca 7: 36-50) và người Pharisiêu đã hoài nghi Chúa không phải là ngôn sứ khi mời Chúa đến dự tiệc tại nhà ông là một chứng minh rất rõ nét. Người Pharisiêu sống quá nghiêm khắc chính trực thì lại được Chúa tha thứ ít, đưa tới hậu quả ông ta ít có cảm nhận yêu thương Chúa. Trái lại, người đàn bà tội lỗi đã biểu lộ niềm tin thực sự của bà nơi Chúa khi bà tìm kiếm sự tha thứ của Chúa vì bà là kẻ tội lỗi. Do đó bà càng được tha thứ nhiều thì bà càng biểu lộ tình yêu thương Chúa nồng nhiệt nhiều hơn. Toàn thể câu chuyện này cho chúng ta một bài học rất đáng ghi nhớ về tương quan giữa Yêu Thương và Tha Thứ.

 

Tại sao người đàn bà vô danh tiểu tốt này lại đến với Chúa Giêsu và xức dầu thơm lên Chúa bất kể những cái nhìn khinh bỉ và lời qua tiếng lại dị nghị của mọi người?  Xin thưa hành động của bà được khuyến khích và thôi thúc vì một điều duy nhất là Yêu Thương và Tha Thứ. Bà yêu mến Chúa Giêsu nhiều và biết ơn ngài nhiều vì ngài đã tha thứ cho bà là kẻ có nhiều tội lỗi. Bà đã làm điều mà một người Do Thái không bao giờ làm một cách công khai trước công chúng: Bà đổ dầu thơm quí trên Chúa; bà khóc lóc, rũ tóc ra và lau chân Chúa bằng tóc cùng với nước mắt của bà. Bà đã làm điều mà chỉ có Tình Yêu mới có thể làm được: Bà đã lấy vật quí giá nhất của bà đem dâng tất cả cho Chúa. Tình Yêu của bà không so đo tính toán nhưng tràn ngập và nồng nàn vô biên…

 

Riêng Chúa, Chúa đã đánh giá hành động của bà đã làm cho Chúa (Luca 7:.44-46). Chủ đích của câu chuyện này không phải là tố cáo hay chê trách ông Simon đã không làm điều mà đáng lẽ ông phải làm. Nhưng Chúa muốn ông Simon nhìn người đàn bà này là kẻ tội lỗi và cắt nghĩa hành động của bà ta một cách chính xác. Nếu ông Simon vẫn không thể phân biệt rõ ràng được những điều mà ông trông thấy thì Chúa sẽ khuyên dạy ông nhìn rõ sự việc như Chúa đã nhìn. Đó là người đàn bà vì đã được tha thứ nhiều nên giờ đây bà ta biểu lộ tình yêu thương Chúa nhiều. (c. 47-48).

 

Người đàn bà này không phải được tha thứ vì bà biểu lộ tình yêu nồng nàn của bà, mà đúng ra những hành động yêu thương của bà xuất phát do ở cảm nhận bà được tha thứ. Câu 47 trong đoạn phúc âm này đã được tóm gọn một cách tuyệt điệu: “ Tội lỗi của người đàn bà đã được tha thứ, do đó bà ta đã biểu lộ tình yêu thương Chúa thật nhiều”.

 

Tình yêu của người đàn bà chính là hậu quả của việc bà được tha thứ. Đây cũng chính là ý nghĩa của ngụ ngôn mà chúng ta phải hiểu trong đoạn Tin Mừng thánh Luca 7: 41-43).

 

TÌNH YÊU BAO PHỦ MỌI TỘI LỖI

 

Tình yêu của chúng ta đối với Chúa có thực sự tràn ngập vô biên như của người đàn bà tội lỗi không hay cũng chỉ là chi ly tính toán? Chúa Giêsu đã xác quyết rõ ràng là tình yêu lớn lao là do lòng mình được thanh tẩy và tha thứ. “Tình yêu bao phủ mọi tội lỗi” (1Phero 4:8), “bởi vì Tình Yêu là Thiên Chúa” (1Ga 4:7). Người đàn bà biểu lộ tình yêu vô biên của mình đối với Chúa là bằng chứng cho thấy bà ta cảm nhận được Chúa đã ban cho bà ta nhiều đặc ân.

 

Thái độ tương phản rõ nét giữa ông Simon và người đàn bà tội lỗi là hoặc chấp nhận hoặc từ chối lòng thương xót khoan dung của Chúa. Ông Simon tự coi mình là một người Pharisiêu liêm chính nên không cảm thấy nhu cầu cần phải có lòng thương xót và khoan dung tha thứ của Chúa. Sự tự tin của ông khiến ông cảm thấy ông không cần thiết đến hồng ân của Chúa.

 

Người đàn bà tội lỗi, trái lại, đã làm sáng tỏ mẫu mực của một người biết đáp ứng lại tình thương của Chúa Giêsu đúng lúc và chính xác, của một người mà hành động họ biểu lô chính bản thân họ. Mấu chốt của vấn đề trong câu chuyện này được đặt ra không phải chỉ cho ông Simon, nhưng cho mỗi một người chúng ta: “Anh/chị hay ông/bà và các bạn có nhận ra được người đàn bà này là thế nào không?” Nếu không nhận ra được bà ta và những hành động của bà một cách chính xác thì cũng không thể cảm nhận ra được Chúa Giêsu và căn tính đặc thù của ngài một cách xác thực.

 

Câu chuyện này mở đầu và kết thúc một cách đơn giản và rõ ràng. Tuy nhiên vẫn còn hy vọng là ông Simon có thể thay đổi thái độ, cảm nhận và sự hiểu biết cũng như viễn kiến của ông về lòng khoan dung tha thứ của Chúa. Còn chúng ta thì sao?

 

HÒA GIẢI  VÀ  ĐỐI THOẠI

 

Câu chuyện phúc âm này buộc chúng ta phải suy niệm về bí tích hòa giải và bổn phận tha thứ trong truyền thống Kitô giáo. Hiện nay có một sự hiểu lầm khá sâu rộng là trong bất cứ một cuộc xung đột nào thì người Kitô giáo phải là người đứng ra hòa giải để tránh tình trạng thiên vị bên này hay bên kia. Điều này đã biến phép hòa giải thành một nguyên tắc có tính tuyệt đối cần phải được áp dụng trong mọi cuộc xung đột ?

 

Trong một số trường hợp, có thể phe này đúng, phe kia sai, một phe bị coi là bất công, bị áp bức chèn ép,  không công bằng và phe kia là phe ức hiếp và chà đạp công lý. Là người Kitô hữu, chúng ta không bao giờ được đứng ra gọi là hòa giải giữa thiện và ác, giữa công lý và bất công. Chúng ta phải tránh xa sự ác, bất công và tội lỗi.

 

Thứ đến, đứng ở thế trung lập (neutrality) không phải là luôn luôn có thể, như trường hợp xẩy ra xung đột do bất công và áp bức thì thế trung lập nhất định không thể chấp nhận được và hoàn toàn bất khả thi. Bởi lẽ nếu chúng ta không đứng về phía bị áp bức thì chúng ta đương nhiên sẽ đứng về phía kẻ mạnh, kẻ đàn áp và phi công lý. Trong những trường hợp như vầy, “Yêu cầu cả hai phía ngồi lại với nhau” để đối thoại và giải quyết vấn đề thì kết thúc sẽ có lợi cho phía đàn áp, bởi lẽ nó sẽ cho phép giữ nguyên tình trạng như cũ; đặc tính thực của cuộc xung đột sẽ bị khỏa lấp, che dấu mất và khiến phía bị áp bức và chèn ép phải câm miệng và trở nên thụ động. Lúc đó cuộc hòa giải chỉ là giả tạo và bất công, không có công bằng và công lý. Sự bất công sẽ vẫn tiếp tục và mọi người sẽ có cảm tưởng rằng bất công hay công lý chẳng là cái quái gì cả, bởi vì xung đột và căng thẳng giữa hai phe đã  giảm bớt rồi.

 

Đối thoại phải có công bằng và công lý và phải có người nói kẻ nghe, không phải là độc thoại, không phải chỉ có một phía là kẻ mạnh luôn luôn áp đặt, buộc phía bị áp bức phải lắng nghe và chấp nhận. Đối thoại như vậy chỉ là những mỹ từ để mỵ dân. Một lừa bịp trắng trợn và công khai giữa ban ngày mà không ngượng. Vụ Tòa Khâm sứ, Thái Hà, Đồng Chiêm, Tam Tòa….và bất cứ cuộc đòi hỏi công lý nào của các tôn giáo hay công giáo, của dân oan v.v….tất cả thảy đều rơi vào tình trạng như vậy mà thôi.

 

Thứ ba, một quan niệm nữa cho rằng người Kitô hữu phải luôn luôn tìm thế trung dung, đứng giữa (middle way)[1] trong mọi cuộc xung đột. Họ là những kẻ sợ hoặc ngại tranh chấp hay đối đầu, dù cả trong trường hợp bất bạo động thì thường thường dễ có khuynh hướng là  tìm sự thay đổi. Sự thận trọng này của họ được nấp dưới sự bi quan về tương lai. Thái độ này chứng tỏ họ thiếu đức Cậy tức Hy Vọng đích thực của người Kitô hữu. Những người này thường dùng cái ưu tư của Kitô giáo trong việc hòa giải để biện minh cho sự trốn chạy của họ trước những thực tế phũ phàng về bất công và xung đột tranh chấp.

 

LẠM DỤNG TÌNH DỤC: THA THỨ VÀ TRỪNG PHẠT

 

Vấn đề này được đề cập đến  trong lúc này quả là hợp thời và đúng lúc, lúc mà tình trạng đại nạn, hay còn gọi là “dịch” lạm dụng tình dục đang được khơi động lại làm rung chuyển một cách sâu rộng toàn thể Giáo Hội. Tất cả thế giới đã nghe biết về những tội lỗi thối tha và những yếu đuối cùng khuyết điểm của hàng giáo sĩ lãnh đạo trong những năm tháng ở quá khứ. Chúng tôi xin nêu ra đây một phần của bức thư mục vụ tuyệt diệu của đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge thuộc giáo phận Canberra và Goulburn ở Úc Châu viết trong mùa Hiển Linh 2010 nói về nạn lạm dụng tình dục trẻ em trong Giáo Hội Công Giáo dưới đầu đề: “Nhận Diện, Biết Tiếng / Seeing the Faces, Hearing the Voices”[2]:

 …………………………………………………………………………………………….

  “Một yếu tố khác nữa là nền văn hóa tha thứ của Giáo Hội Công Giáo có khuynh hướng nhìn sự vật dưới hình thức Tội Lỗi và Tha Thứ chứ không phải dưới dạng Tội Ác và Hình Phạt. Nhưng trong trường hợp các giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em hiện nay, chúng ta đang phải đương đầu với Tội Ác và Hình Phạt, và Giáo Hội đang phải phấn đấu để tìm cho ra giải pháp hội tụ giữa một bên là Tội Lỗi và Tha Thứ, một bên là Tội Ác và Hình Phạt.

 

  “Thực vậy, Tội Lỗi thì cần phải được tha thứ, nhưng Tội Ác cũng cần phải trừng trị. Khoan dung tha thứ và công lý phải được bàn cãi cho đến tận cùng, cho đến khi nào tìm ra được một điểm hội tụ. Điều này liên quan tới rất nhiều vấn nạn lớn rộng hơn là làm sao để Giáo hội nhìn ra được sự tương giao của mình với xã hội bên ngoài một cách bao quát hơn. Chúng ta đang sống “ trong thế giới, chứ không phải đứng ngoài thế giới”.  Vậy thì câu nói này có ý nghĩa gì trong tình trạng này và ngay bây giờ? Ngoài ra còn một câu hỏi lớn nữa là sự tương quan giữa phán xét của Chúa và của loài người. Giáo Hội thì nhấn mạnh rằng việc phán xét là việc của Chúa, không phải việc của loài người. 

 

  “Tuy nhiên, làm sao chúng ta có thể thích hợp được với những đòi hỏi của phán xét của người đời khi mà chúng ta đang phải sống trong cái lý luận về tội ác và hình phạt của họ? Chúng ta hiện nay đã quá chậm trễ và khờ khoạng, đôi khi lại có tội là cố tình lươn lẹo trong cách  trả lời hầu đáp ứng  những vấn nạn của các đòi hỏi đó”.

 

Những sai phạm về phương cách hòa giải đó không đơn thuần là vấn đề hiểu lầm, mà chính thực là do thiếu tình yêu đích thực và sự cảm thông đối với những kẻ đau khổ hoặc với chính những nạn nhân, hoặc do thiếu nhận thức và hiểu biết về bản chất của những điều thực sự xẩy ra giữa những xung đột trầm trọng ấy. Theo đuổi ảo vọng Trung Lập, Trung Dung hay Đứng Giữa trong mọi xung đột thì cuối cùng cũng chỉ là đứng về phía của những kẻ mạnh, kẻ chuyên áp bức mà thôi. Đó không phải là Hòa Giải và Tha Thứ mà Chúa Giêsu đã truyền dạy cho chúng ta trong suốt cuộc đời sứ vụ của Ngài.

 

 KẾT LUẬN:

 

Trong cuộc xung đột giữa những người Pharisiêu và những kẻ gọi là “tội lỗi”, Chúa Giêsu luôn luôn đứng về phía những kẻ tội lỗi, đĩ điếm và những người thu thuế, những kẻ cô thế, chống lại những người Pharisiêu là những kẻ kiêu căng, giả hình nhân đức và những kẻ quyền thế  Trong những xung đột giữa người giàu và người nghèo, Chúa cũng luôn luôn đứng về phía người nghèo. Chúa đã kết án những người Pharisiêu và những người giàu có một cách rõ ràng và không khoan nhượng. Người tha thứ cho những kẻ tội lỗi và chúc phúc cho những kẻ khó nghèo.  Chúa Giêsu không hề có ý định cam kết với cường quyền hay chính quyền để cầu mong có được một sự bằng an giả tạo về cách hòa giải và hiệp nhất.  Sự hòa giải, bằng an và tha thứ mà Thiên Chúa muốn phải được đặt trên căn bản của Sự Thật, Công Lý và Tình Yêu Thương chân chính, không ngụy tạo, không giả dối.

 

Fleming Island, Florida

ngày 16 tháng 6 năm 2010

NTC


 

[1] Thế TRUNG DUNG hay còn gọi là ĐỨNG GIỮA, thực sự chỉ là cái thế BA PHẢI, bên nào cũng đúng, bên nào cũng sai. Kết cuộc chẳng giải quyết được gì cả mà chỉ dùng nó như cái thuẫn để che chở cho chính bản thân mình, để chạy trốn trách nhiệm. Thế là phe của kẻ mạnh, của bạo quyền sẽ thắng.

[2] “Another factor was the Catholic Church’s culture of forgiveness which tends to view things in terms of sin and forgiveness rather than crime and punishment. But in the case of clerical abuse of the young, we are dealing with crime, and the Church has struggled to find the point of convergence between sin and forgiveness on the one hand and crime and punishment on the other.

   “True, sin must be forgiven, but so too must crime be punished. Both mercy and justice must run their course, and so do in a way that converges. This relates to larger questions of how the Church sees her relationship with society more generally. We are “in the world but not of it”: but what precisely does that mean in the here and now? There is also the large question of the relationship between divine and human judgment. The Church insists that it is to God, not to human beings, that final judgment belongs.

   “Yet how does that fit with the need for human judgment when we move within the logic of crime and punishment? We have been slow and clumsy, even at times culpable, in shaping our answer to such questions”.

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!