Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
CÂU CHUYỆN NGƯỜI PHỤ NỮ NGOẠI TÌNH

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, M.D.

 

 

Phúc âm Thánh Gioan có kể lại câu chuyện về người đàn bà ngoại tình (Ga 8:1-11). Câu chuyện làm tôi rất phấn chấn và thích thú, nên xin được chia sẻ những ý nghĩ về đoạn phúc âm tuyệt diệu này.

 

BỐ CỤC CỦA CÂU CHUYỆN

 

Câu chuyện được trình bày dưới hai khung cảnh thật linh động. Một là cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu với những nhà thông luật và người Pharisiêu liên quan đến một người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình mà theo luật Maisen có ghi trong sách Leviticus (20:10) thì người đàn bà phạm tội phải bị phạt ném đá. Hai là cuộc đối thoại ngắn ngủi nhưng sống động giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ  tội lỗi.

 

Trong suốt thời gian rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu ở trần thế, chúng ta thấy không có biến cố nào được diễn tả một cách trong sáng và rõ ràng hơn như trong câu chuyện này: Lòng khoan dung tha thứ của Chúa Giêsu đối với người phụ nữ phạm tội đã được đề cao vượt hẳn lên trên cả công lý và pháp luật như đã được mô tả.

 

Tình tiết câu chuyện cũng đã gây thắc mắc cho người đọc ở hai phương diện: Thứ nhất về văn-từ như của thánh Gioan thì không thấy có trong những bản viết tay cổ Hy Lạp, và chắc chắn cũng không có trong các bản thảo phúc âm của thánh Gioan. Nhưng về ngôn từ và cách hành văn thì lại có vẻ gần với thánh Luca hơn là thánh Gioan.

 

Ngôn từ và câu văn duy nhất không thấy dùng trong phúc âm thánh Gioan là “Núi Cây Dầu / Olives” (8:1), “các kinh sư / nhà thông luật” (8:3) và “Ta kết án” (8:11); nhưng lại thường thấy trong các phúc âm nhất lãm của ba thánh Mathêu, Mac-co và Luca.  Ngôn từ và câu văn như “tất cả mọi người” (8:2) và “các nhà kinh sư và pharisiêu” (8:3) thì thánh Luca thường hay dùng hơn. Tuy nhiên, dù có những từ của Luca được dùng trong câu chuyện, nhưng các câu văn lại không phải của Luca, chứng tỏ bản văn không phải của thánh Luca.

 

Mặt khác, một số từ trong câu chuyện lại không thấy trong bất cứ phúc âm nào khác, chẳng hạn như: “bắt quả tang…” (8:4), “không có tội” (8:7), “chỉ còn lại một mình Người” (8:9). Vậy thì chắc chắn những ngôn từ này chỉ thấy ở câu chuyện trong Tân Ước mà thôi. Tại sao?

 

Các học giả kinh thánh nhận thấy nơi Giáo Hội sơ khai, người ta coi tội ngoại tình là một tội rất nặng, do đó thái độ khoan dung tha thứ của Chúa Giêsu đối với người phụ nữ phạm tội đã gây bối rối thắc mắc cho mọi người rất nhiều. Phải chăng vì vậy mà trong nhiều năm, người ta không thấy câu chuyện này được ghi trong bản thảo viết tay của Tin Mừng thánh Gioan? Nó chỉ được lưu truyền bằng miệng và các nhà viết luật cũng không muốn nó bị mai một, lạt phai đi vào quên lãng.

 

Tình tiết thứ hai của câu chuyện đã gây thắc mắc là trong toàn bộ phúc âm, ta chỉ thấy có một lần duy nhất Chúa Giêsu cúi xuống lấy tay viết trên đất….Người viết cái gì thì không thấy các thánh sử nói. Đó là điều chúng ta cần phải suy nghĩ. Chúa không chỉ viết một lần mà những hai lần. Đọc đến đây tôi cảm nghiệm thấy hình ảnh Chúa cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất thật là đắc địa. Nó thâm trầm, sâu sắc và ý nghĩa vô cùng. Tôi rất khoái cái thông điệp này của Chúa Giêsu. Tôi thường dùng nó như là mẫu mực để chúng ta đương đầu với tội lỗi, với kẻ thù, với phạm nhân và với chính bản tính tội lỗi người của mình.  Thông điệp này của Chúa  là một phương pháp “thực thi hòa giải” tuyệt diệu và rất thực tế, một hiệu lệnh mà Chúa đưa ra cho mỗi người chúng ta phải làm trước khi bước chân vào nhà thờ dâng của lễ hay tham dự thánh lễ hoặc xưng tội, hoặc đối thoại với tha nhân.

 

Hòa giải, đối thoại chỉ có ý nghĩa và đạt kết quả khi chúng ta sẵn sàng lắng nghe, cảm nhận nhau, khoan dung tha thứ cho nhau và chấp nhận nhau.

 

PHẢI CHĂNG CHÚA GIÊSU ĐÃ QUÁ NHẸ NHÀNG VỚI TỘI LỖI?

 

Đọc thật cẩn thận câu chuyện này (John 8:1-11), ta sẽ thấy là Chúa Giêsu cũng chẳng có gì là nhẹ nhàng đối với tội lỗi cả.  Thực ra là Ngài đã cảm thông và tha thứ cho kẻ phạm tội thì đúng hơn. Hành động này đã đặt Chúa ở một vị thế như thách thức, yêu cầu và răn dạy người phụ nữ từ rày về sau “đừng phạm tội nữa”.  Hình ảnh Chúa Giêsu hiện diện trước mặt người phụ nữ như một dấu chỉ Chúa thường xuyên kêu gọi và khuyên bảo các môn đệ của ngài cũng như toàn thể Giáo Hội qua mọi thời đại đừng có bao giờ làm điều gì xúc phạm đến Chúa và những người xung quanh mình.

 

Phê phán câu chuyện cũng có hai khuynh hướng. Một khuynh hướng cho rằng Chúa Giêsu quá nhân hậu và dễ dàng đối với kẻ phạm tội. Khuynh hướng khác cho là Chúa sử sự như vậy coi như là chấp nhận tội lỗi, không cần thiết phải có hành động cải tà qui chính và ân sủng thứ tha của Chúa. Cả hai khuynh hướng này đều sai. Bởi lẽ không chấp nhận bản tính và khuynh hướng tội lỗi của con người, không mở rộng lòng đón nhận ân sủng thứ tha của Chúa tức là chối bỏ thông điệp và lời yêu cầu của Đức Giêsu Kitô.

 

Là mục tử, là người công giáo trưởng thành chúng ta có nhiệm vụ  phải xác định khuynh hướng nào là chính và quan trọng. Tất cả mọi người chúng ta đều được mời gọi để chuyển đạt cái truyền thống ấy của Giáo Hội là một đại cộng đồng tín ngưỡng rất đặc thù về lòng khoan dung tha thứ trong sáng vô bờ bến ấy.

 

LÒNG KHOAN DUNG THA THỨ BAO LA CỦA CHÚA

 

Suy niệm về Tuần Thánh và cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, chúng ta thấy càng ngày Chúa càng bị lôi cuốn vào cuộc tranh cãi với chính quyền địa phương và mỗi lúc càng trở nên găy gắt, biến thành mối đe dọa cho họ. Cuối cùng, chúng ta thấy cái rắc rối ấy đã dẫn đưa Chúa đến Núi Sọ và Thập Tự. Bài phúc âm này cho chúng ta thấy tính chất đặc biệt của lòng khoan dung tha thứ trong một quang cảnh thê lương ảm đạm cũng đặc biệt. Tội lỗi thì ghê tởm, kẻ phạm tội lại luôn luôn được thương sót.

 

Các nhà thông luật và Pharisiêu đem người đàn bà bị bắt vì tội ngoại tình đến trước mặt Chúa Giêsu để bắt bí Ngài, buộc Ngài phải phán xét và xử tội theo luật Maisen. Chúa bèn trả lời những kẻ cáo buộc người phụ nữ:

 

    - Ai thấy mình không có tội thì cứ việc ném đá người này trước đi.

 

Câu hỏi này đã buộc họ phải tự suy nghĩ về chính bản thân mình và thấy rằng mình cũng chẳng tài giỏi, tốt đẹp gì hơn ai, cũng là con người yếu đuối tội lỗi cả. Thế là họ từ từ từng người một, từ già đến trẻ lặng lẽ rút lui không ai dám ném đá người đàn bà. Nhìn quang cảnh này chúng ta thấy chính chúa Giêsu cũng đã biểu lộ cái bản tính người của ngài qua cung cách đối sử với người phụ nữ vô phúc đó. Dĩ nhiên cái tội bà phạm chắc chắn không thể chấp nhận được nên Chúa đã nói với bà: “Bà cũng đi đi và từ rày về sau đừng phạm tội nữa”.

 

Xem vậy, Chúa đã không thẳng tay đè bẹp bà ta vì cái tội tày trời đó mà không phán xét. Hai tiếng “đi đi” không có nghĩa là Chúa xua đuổi người phụ nữ như là kẻ đáng khinh ghét, nhưng hàm ý tội bà phạm nặng lắm đấy, bà phải ăn năn thống hối và đừng tái phạm nữa. Đọc câu chuyện Phúc Âm này, ta phải hiểu rằng tất cả chúng ta đều là con người bất toàn và tội lỗi, cần phải cải đổi để xứng đáng được lãnh nhận ơn bao dung tha thứ của Chúa nhân lành.

 

VÀ…CUỐI CÙNG CHỈ CÒN LẠI CÓ HAI NGƯỜI

 

Nhận được ra tội và biểu lộ cho mọi người biết cũng là một cách tự thú nhận mình là kẻ có tội và cần đến lòng khoan dung tha thứ vô bờ của Thiên Chúa. Rao giảng Tin Mừng Phúc Âm mà không nhận biết cần phải có sự ăn năn sửa đổi sâu sa của từng người cũng như ơn khoan dung tha thứ của Chúa tức là phủ nhận thông điệp Chúa đã truyền dạy cho chúng ta qua bài phúc âm Người đàn bà ngoại tình này: “Ăn năn thống hối và cải tà qui chánh”.

 

Thánh Augustine đã bình luận đoạn Phúc Âm này của thánh Gioan (Io.Ev.tract 33,5) một cách tuyệt vời: “Khi trả lời những kẻ tính bắt bí để qui tội Ngài, chúa Giêsu đã không tỏ ra coi thường luật lệ của Maisen, cũng không quá mềm yếu…”. Với những lời lẽ đó – thánh Augustine nói thêm- chúa Giêsu đã buộc những kẻ tố cáo người phụ nữ phải tự kiểm thảo, tự vấn lương tâm mình xem mình có thực sự là kẻ không bao giờ phạm tội không? “Như một mũi nhọn đâm thấu tim đen, như một tia sáng chiếu xuyên suốt qua bóng tối dày đặc, thế là họ từng người một từ từ rút lui….”.

 

Khi tất cả mọi người đã bỏ đi, chỉ còn lại một mình chúa Giêsu và người phụ nữ. Đây là một quang cảnh thiệt sắc bén, ngột ngạt và nhức nhối đã được thánh Augustine miêu tả một cách tuyệt vời: “relicti sunt duo, misera et misericordia” (chỉ còn lại hai người, một người thì bê bết tả tơi, một người thì nhân từ khoan dung đầy lòng tha thứ). Tôi nhớ lại khi nghiên cứu Tin Mừng thánh Gioan và đọc những lời bình của thánh Augustine, lòng tôi phấn kích cảm khoái thở phào nhẹ nhõm…

 

Một người thì cúi đầu xuống lấy tay viết trên đất, đoạn ngửng mặt lên và bắt gặp ánh mắt của người phụ nữ.  Chúa đã không hỏi tại sao. Cũng chẳng phải là có ý khôi hài châm biếm khi ngài hỏi người đàn bà: “ Họ đâu cả rồi? Không ai kến án bà hả?” (v10). Chúa Giêsu đã tự động nói với bà ta: “Ta cũng không kết án ngươi; thôi đi đi và đừng phạm tội nữa” (v11). Lại một lần nữa, thánh Augustine nhận định: “Chúa cũng đã kết án, nhưng là kết án tội lỗi chứ không kết án con người”. Bởi vì nếu Chúa dung dưỡng, chấp nhận tội lỗi thì Chúa sẽ nói: ‘Ta sẽ không kết tội ngươi, hãy đi đi và hãy sống như ngươi muốn; và cứ yên chí, ta đã giải thoát ngươi. Cho dù ngươi phạm tội tày trờ đi nữa, ta cũng sẽ giải phóng ngươi khỏi mọi hình phạt’. Nhưng  tìm cùng khắp mọi chỗ trong Phúc âm có thấy 

Chúa nói như vậy bao giờ đâu.’” (Io Ev.tract.33, 6).

 

Kẻ thù đích thực và nguy hiểm nhất của chúng ta là ngoan cố, cứ bám lấy tội lỗi không chịu ăn năn thống hối và sửa đổi; nó sẽ đưa ta đến thất bại trong suốt cuộc đời. Chúa Giêsu đã biểu người phụ nữ phạm tội ngoại tình cũng đi đi với lời khuyên: “…Đừng phạm tội nữa” có nghĩa là Chúa tha thứ cho bà để “từ rày về sau” bà sẽ “không phạm tội nữa”.

 

Chỉ có sự tha thứ và tình yêu thương của Thiên Chúa, một khi ta đón nhận với tâm hồn cởi mở và chân thành hối cải mới có thể giúp ta có được sức mạnh hầu chống trả lại những cơn cám dỗ của xác thịt và ác quỉ để “không phạm tội nữa”, giúp ta bám chặt lấy tình yêu thương của Chúa để biến nó thành sức mạnh chiến thắng. Thái độ của Chúa Giêsu đã trở nên mẫu mực để cho mỗi người chúng ta, tất cả mọi cộng đồng chúng ta noi theo, những cộng đồng được Chúa kêu gọi lấy tình yêu thương và lòng khoan dung tha thứ làm châm ngôn cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

 

 ĐÔI LỜI KẾT

 

Đến đây chúng ta phải tự hỏi chúng ta là ai và đang đứng ở đâu trên bước đường đời dương thế này? Trên toàn thế giới và ngay cả chính Giáo Hội chúng ta hiện nay cũng có không biết bao nhiêu là tội lỗi và thống khổ; cả hai đều đang rất cần đến sự thương sót thứ tha. Cộng đồng cần sự thương sót, con người cần được thương yêu và cảm thông tha thứ. Nhưng sự thương sót này không thể như là “nước đổ lá khoai”, cứ đọc Phúc âm, đọc thông điệp của Chúa là đủ, mà phải tự mình phấn đấu. Tình thương yêu này của Chúa không đơn giản và dễ dàng đâu, nó đòi hỏi chúng ta phải chiến đấu với ma quỉ, với chính bản thân chúng ta hàng ngày và liên lỉ.

 

Tôi xin chia sẻ với quí vị câu chuyện có thực do nữ tu Helen Prejean[1] viết trong cuốn sách nhan đề “Dead Man Walking” (Những bước đi cuối cùng của người tù tử tội) do chính nữ tu là tác giả. Sách thuộc loại bán chạy nhất khi vừa mới xuất bản năm 1993. Chuyện rất thích hợp với bài phúc âm này và ý nghĩa của cuộc hành trình mùa chay của chúng ta. Nó có thể là đèn soi sáng giúp cho cuộc phấn đấu để có được ơn tha thứ và sự hòa giải giữa chúng ta với nhau và với Thiên Chúa, làm trung tâm điểm của cuộc sống Kitô giáo của mỗi người chúng ta.

 

Chị (Sister) Helen Prejean viết:

-         Ông Lloy LeBlanc đã nói với tôi là chỉ cần người ta bỏ tù Patrick Sonnier, người đã giết đứa con trai của ông ta là ông đã thỏa mãn rồi. Nhưng khi ông đi dự kiến cuộc hành hình Patrick Sonnier -ông kể lại- không phải là để trả thù, nhưng ông hy vọng anh ta có được một lời xin lỗi.

 

Patrick Sonnier đã không làm ông LeBlanc thất vọng. Trước khi bị hành quyết trên ghế điện, anh ta đã nói:

-         Thưa ông LeBlanc, tôi xin ông tha thứ cho tôi và Eddie tất cả những gì chúng tôi đã làm cho ông phải đau khổ. Và ông Lloy LeBlanc đã gật đầu, làm dấu cho Sonnier biết ông đã chấp nhận sự xin lỗi của Sonnier.

 

Ông ta kể rằng khi ông đi cùng với cảnh sát đến cánh đồng mía để nhận diện xác con, ông đã quì gối xuống bên cạnh xác người con trai của ông đang nằm sóng sượt dưới đất với hai con mắt lòi ra ngoài và ông đã đọc kinh Lạy Cha. Khi đọc đến chỗ “Xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những kẻ có lỗi với chúng con”, ông không ngập ngừng thắc mắc gì cả, và ông nói tiếp: “ Bất cứ ai làm như vậy cho con thì con cũng đều tha thứ cho họ  hết”.

 

Nhưng ông đã nhận thức ra được rằng đó là một cuộc phấn đấu cực kỳ khó khăn để vượt thoát khỏi mọi đắng cay, đau khổ, phiền muộn và thù hận đang dâng cao, nhất là hàng năm mỗi khi nhớ đến ngày sinh nhật của con ông, ông có cảm tưởng như ông lại mất một đứa con trai nữa. Ông tưởng tượng David lên 20 tuổi, rồi 25 tuổi, rồi nó lấy vợ, có con, nó đứng ở cửa sau nhà với đàn con quấn quít chung quanh, rồi David lớn lên thành người lớn như ông, mà ông chẳng bao giờ được nhìn thấy….

 

“Khoan dung tha thứ quả là không dễ dàng như ta tưởng. Mỗi ngày, từng ngày, từng giờ chúng ta cần phải cầu nguyện, phải phấn đấu và phải quyết tâm để vượt thắng hầu có được lòng khoan dung, thứ tha và hòa giải.” (Dead Man Walking pp.244-245 New York: Vintage Book, Random House, 1993)

 

 

Fleming Island, Florida

Mùa Chay Thánh 2010

NTC


[1] Sister Helen Prejean,csj là  nữ tu thuộc dòng Thánh Joseph of Medaille ở Louisiana. Nhiều biến cố đặc biệt trong đời và ngoài xã hội đã đưa người nữ tu khả kính này trở thành cố vấn cho những người tù tử tội. Mục vụ chính của sister là chăm sóc, khuyên giải và cầu nguyện cho những người tù tử tội. Người ta đã gọi sister Helen là Mẹ Theresa của những người tù tử tội. Sister viết nhiều sách, trong đó cuốn NHỮNG BƯỚC ĐI CUỐI CÙNG CỦA NGƯỜI TÙ TỬ TỘI (DEAD MAN WALKING) xuất bản năm 1993 rất nổi danh và là sách bán chạy nhất, best seller, khi vừa mới xuất hiện. Sách không phải là tiểu thuyết giả tưởng, mà là câu chuyện thực nói về người tù tử tội tên Patrick Sonnier mà chính sister Helen đã theo dõi, săn sóc, khuyên giải và cầu nguyện giúp đỡ cho đến phút cuối cùng lúc hắn bước lên ghế điện. Năm 1995 câu chuyện Dead Man Walking đã được làm thành film đưa lên màn ảnh nổi bật nhất trong năm, miêu tả cuộc đời mục vụ của Sister Helen Prejean với những người tù tử tội. Nữ tài tử Susan Sarandon đóng vai Sister Helen Prejean và nam tài tử Sean Penn thủ vai người tù tử tội Patrick Sonnier đã được giải Oscar Academy Award là những diễn viên xuất sắc đặc biệt ; Tim Robbins cũng được giải Oscar là nhà đạo diễn nổi danh và xuất sắc. Bài hát Dead man walking được trình diễn bởi chính tác giả là Bruce Springsteen cũng được xếp loại bài hát tuyệt hay. Nữ tài tử  Sarandon, sau film Dead Man Walking đã đề nghị với Robbins làm thành film nhiều chuyện khác nói về nhà dòng của sister Prejean nhưng vì một số trở ngại ngoài ý muốn đã không hoàn thành được. Chúng ta cũng thấy Sister Helen Prejean thường xuất hiện trên vô tuyến truyền hình, cầm nến đứng bên ngoài nhà tù tử tội ở Baton Rouge đọc kinh và phản đối án tử hình.

 

Một nữ tu đã an ủi người tử tù làm tôi và rất nhiều khán thính giả cảm động không ít là: «Tôi không thể chịu nổi nếu ông chết đi mà không được nhìn một khuôn mặt thật dễ mến. Tôi sẽ đóng vai bộ mặt đó của Chúa Kito cho ông ». ( I can’t bear the though that you would die without seeing one loving face. I will be the face of Christ for you ).  

 

Nữ tu đó là Sister Helen Prejean. Tử tù đó là Sonnier, một trong 4 tên tử tù sát nhân mà Sister Helen Prejean đã theo sát đến phút cuối cùng nơi ghế điện tại phòng hành quyết ở Louisiana để giúp đỡ, cầu nguyện và an ủi.

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!