Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
TRUNG ĐÔNG VÀ NHỮNG LỜI TIÊN TRI TRONG KINH THÁNH

 

TRUNG ĐÔNG VÀ KINH THÁNH

 

 

Đôi lời nói trước:  Trung Đông vẫn luôn luôn là lò lửa sẵn sàng bùng cháy thiêu rụi thế giới. Tin tức về Trung Đông lúc nào cũng là nóng bỏng, tin hàng đầu của thế giới. Phải chăng vì dầu hỏa, huyết mạch của nền kinh tế thê giới? Người ta gọi Dầu Hỏa là Vàng Đen. Các nước Ả Rập có nhiều tài nguyên thiên nhiên như vậy, tại sao người dân vẫn nghèo khổ và bất mãn? Họ thường xuyên phải tranh đấu, đánh lộn với chính những người anh em Ả Rập của họ và với cả thế giới, nhất là Tây Phương và Hoa Kỳ? Hay là vì vấn đề tôn giáo?

 

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh sẽ diễn tả tình hình Trung Đông và thế giới dựa trên những lời tiên tri trong kinh thánh qua một số bài viết.  Khởi đầu là bài giới thiệu TRUNG ĐÔNG VÀ NHỮNG LỜI TIÊN TRI TRONG KINH THÁNH được trình bày dưới đây.. Tiếp theo là những bài (chừng 10 bài) lần lượt nói về Trung Đông và Kinh Thánh với Chiến Tranh  và  Hòa Bình, Hồi giáo… và ngày tận thế. Xin mời quí vị đón coi .

 

 

Bài 1

 

TRUNG  ĐÔNG

VÀ NHỮNG LỜI TIÊN TRI  TRONG KINH THÁNH

 

 

Bạn đang ở đâu ngày 11 tháng 9 năm 2001 (9/11) ? Nếu bạn là du khách hay cư dân New York đang lang thang gần khu Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế  The World Trade Center tại New York thì bạn sẽ có cảm giác gì? Hốt hoảng, rùng rợn, kinh hoàng như chưa bao giờ có. Và sẽ chẳng bao giờ bạn có được cái cảm giác giống như vậy. Một chiếc máy bay khổng lồ, tiếng kêu như xé không gian, trực diện lao vào tòa cao ốc Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế. Lửa bùng cháy. Một khối khói đen khổng lồ bốc lên cùng với cát bụi, gạch đá tung bay mờ mịt bao phủ cả một vùng trời Manhattan. Những người bị kẹt trong tòa cao ốc. Đàn ông, đàn bà kinh sợ lao mình từ từng lầu cao xuống đất như trốn chạy khỏi tòa cao ốc đang xụp đổ, để tìm sự sống…….trong cái chết….thê thảm. Còn biết bao nhiêu người còn kẹt lại bên trong: thang máy, văn phòng, hành lang……Tiếng la hét, than khóc, kêu cứu thất thanh, nói lời vĩnh biệt vợ chồng con cái: I don’t know  what’s going on. I love you, Good bye. Họ chết…. Dưới đường, người ta chạy rần rần cho mau thoát khỏi vùng nguy hiểm nhưng vẫn ngoái đầu ngó lại phía tòa nhà Thương Mại Quốc Tế đang bốc khói để xem chuyện gì đang xẩy ra….

 

Biến cố kinh hoàng đó đã làm thay đổi thế giới. Đây là lần đầu tiên trong tân thiên niên kỷ 21, một vụ khủng bố vĩ đại đã nhắm vào dân lành vô tội. An ninh của Mỹ quốc, tưởng như chẳng bao giờ có ai dám đụng tới, thì giờ đây đã vỡ tan ra từng mảnh. Ngay lập tức thế giới đã nhận ra thảm trạng hãi hùng đó và rất có thể nó sẽ xẩy ra tại chính quê hương họ, nước họ, thành phố họ đang ở.

 

Kể từ đó, nạn khủng bố đã trở thành nỗi sợ hãi thật sự của hàng triệu người trên khắp thế giới. Tin tức kinh hoàng đó cũng đã bay về tới Trung Đông trên hàng tin đầu, mục quốc tế. Ai có ngờ rằng cái tin động trời ấy xẩy ra ở một nơi xa xôi hàng ngàn dậm lại có thể ảnh hưởng đến cả những người đang sống ở những nơi hang cùng ngõ hẻm bất cứ nơi nào bên kia vòng trái đất. Một vùng mà đối với nhiều người nó chẳng là cái gì cả mà giờ đây lại trở thành trung tâm “quốc tế” gây chú ý mọi người. Trung Đông sẽ ảnh hưởng tất cả chúng ta thế nào đây?

 

Vụ tai nạn xẩy ra ở New York ngàn dặm xa mờ, giờ đây lại trở thành vấn đề nội bộ của mỗi quốc gia, của từng chính phủ, và của mỗi một người chúng ta. Hai cao ốc Twin Tower  xụp đổ ảnh hưởng ngay lập tức đến nền kinh tế Hoa Kỳ. Người ta ước lượng thiệt hại vật chất cỡ 100 tỉ và 2 triệu triệu dollars mất giá do thị trường chứng khoán ngắn hạn, không kể gần 3,000 người thiệt mạng trong đó gồm Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác trên thế giới.

 

TRUNG ĐÔNG ẢNH HƯỞNG TẤT CẢ MỌI NGƯỜI CHÚNG TA

 

Ngày 9/11 không phải là khởi đầu của khủng bố, của chủ nghĩa Hồi Giáo cơ bản, của xung đột tranh chấp ở Trung Đông, nó là một phần của chuỗi dài lịch sử liên tục, tích tụ vấn đề của cả ngàn năm để rồi cuối cùng đã tràn về bờ biển Mỹ Quốc.

 

Tin tức về Trung Đông đã tràn ngập báo chí, truyền thanh truyền hình mỗi ngày. Ở đầu thế kỷ trước, người tây phương ít ai để ý đếnTrung Đông vì nó thuộc hàng thứ yếu, chẳng là cái gì cả. Nhưng bây giờ nó đã trở thành một vùng mà sử gia David Fromkin viết trong “A Peace to End All Peace”1989, tr.24 –sách nói về sự khai sinh một Tân Trung Đông- gọi là vùng “Chính Trị Ao Tù” đầy dẫy những xáo trộn tranh chấp không thể nào giải quyết được. Ông ghi nhận: “Dân Âu Châu thế hệ Churchill ít ai đã biết hoặc quan tâm đến những gì đã xẩy ra ở cái đế quốc Ottoman đang tàn lụi của ông hoàng đế (sultan)  hoặc của  ông vua (shah) xứ Ba Tư”tr.25).

 

Tuy nhiên, một thế kỷ sau, tất cả các quốc gia trên thế giới lại bị ảnh hưởng bởi vùng đất này. Kinh tế toàn cầu thì phụ thuộc vào dầu hỏa, mà đa số mỏ dầu lại nằm sâu dưới lòng đất sa mac của Trung Đông. Dầu hỏa là huyết mạch của nền kinh tế, là yếu tố cần thiết cho sư hưng thịnh của các nước Tây Phương. Do đó Tây Phương mạnh hay yếu là ở mức độ cung cấp dầu của Trung Đông, khiến Tây Phương khó có thể tách biệt khỏi Trung Đông. Từ đó nó trở thành một phần chiến lược sinh tử của thế giới.

 

Một yếu tố nữa làm biến đổi tình hình chính trị trong vùng là từ 100 năm qua đã có nhiều tân quốc gia được thành lập ở Trung Đông, trong đó đặc biệt có một quốc gia đã đưa đến cái vòng xáo trộn luẩn quẩn xem ra không có lối thoát và cũng chẳng bao giờ có thể kết thúc. Nhưng, kỳ lạ thay, thực tế đó lại phù hợp với  lời tiên đoán trong Kinh Thánh là “quốc gia này đã được thiết lập cả từ ngàn năm trước nhưng một khi nó được tái lập trở lại thì đồng thời nó sẽ phát sinh ra nhiều xung đột tranh chấp”.

 

 HÒA BÌNH CHẤM DỨT MỌI HÒA BÌNH

 

Người ta thường gọi Thế chiến I là Chiến Tranh chấm dứt mọi Chiến Tranh. Khi kết thúc Hội Nghị về Hòa Bình sau những tranh chấp xung đột tệ hại nhất trong lịch sử của thế chiến I, Archibald Wavel, một sĩ quan trong quân đội Hoảng gia Anh lúc đó đang phục vụ tại Palestine và sau này được thăng thống tướng đã tiên đoán tình hình thế giới với một câu lừng danh như sau: “Sau  khi ‘Chiến Tranh chấm dứt chiến tranh’ thì cái hội nghị Hòa Bình tại Paris xem ra “thành công” trong việc tạo ra một thỏa hiệp ‘Hòa Bình chấm dứt Hòa Bình’ ”. (Fromkin, tr.5).

 

Trước thế chiến I, Trung Đông thuộc đế quốc Ottoman, do Thổ Nhĩ Kỳ cai trị, gồm những nước trong vùng mà ngày nay chúng ta ai cũng biết là: Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon, Syria, Iraq, Kuwait, Jordan, Israel v.v….Đế quốc này đã một thời thống trị cả một vùng đất bao la gồm Bắc Phi và Đông Nam Âu Châu, trong đó tất cả mọi sắc dân đều sống chung với nhau một cách hài hòa. Dân số gồm 40% là dân gốc Thổ Nhĩ Kỳ, 40% là dân Ả Rập; số còn lại thuộc nhiều sắc dân khác, trong đó phần lớn là dân Armenia và Do Thái.

 

Nếu mọi người cứ thế tiếp tục sống chung vui vẻ hài hòa với nhau như vậy thì chưa chắc đã xẩy ra thế chiến I. Nhưng chiến tranh đã xẩy ra. Khi chiến tranh bắt đầu khởi sự thì đế quốc Ottoman còn giữ thế trung lập, chưa đứng hẳn về phe nào cả. Cả hai phe Anh và Đức đều ve vãn muốn lôi kéo Thổ nhĩ Kỳ về phía mình. Nhưng sau cùng hoàng đế (sultan) của Ottoman  quyết định đứng về phía Đức, một quyết định nguy hiểm đã làm nảy sinh ra nhiều  quốc gia mới –và chiến tranh hình như đã không bao giờ kết thúc. Một trong những quốc gia tân lập này cuối cùng đã trở thành hiện thực là quốc gia Israel của người Do Thái, đã làm cho tình trạng địa dư chính trị trong vùng trở nên phức tạp để rồi ảnh hưởng đến tất cả mọi quốc gia trên thế giới.

 

Có một điều mà ít ai để ý là: Sau 1,900 năm, quốc gia Do Thái phải được phục hồi ở Trung Đông để ứng nghiệm lời tiên tri trong Kinh Thánh / Cựu Ước. Miền Trung Đông này đã có thời người ta gọi là  vùng “chính trị ao tù” mà các cường quốc Tây Phương ít hoặc không thèm để ý tới thì nay lại trở thành trung tâm khủng khoảng của thế giới với những biến cố xáo trộn gây biết bao tang thương đổ nát đưa đến hùy diệt nhân loại và sau cùng biến đổi mãi mãi toàn thể thế giới.

 

Chúng tôi sẽ tuần tự trình bày những trang sử kinh ngạc ở quá khứ, hiện tại và tương lai của một vùng đất quan trọng quyết định có cả từ ngàn năm trước: Lịch sử của TRUNG ĐÔNG với những lời tiên tri trong Kinh Thánh.

 

 

TRUNG ĐÔNG VÀ NHỮNG  VA CHẠM

CỦA CÁC QUỐC GIA TRONG VÙNG

 

Chúng ta cần tìm hiểu những lời tiên tri nói về Trung Đông. Dù chúng ta có nhận thức ra được hay không, có hiểu hay không hiểu những lời tiên tri đó thì những biến cố xẩy ra cũng sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người hiện diện trên mặt đất này.

 

Tại sao Trung Đông lại luôn luôn nổi bật trên những bản tin tức thế giới hàng ngày? Câu trả lời hiển nhiên là DẦU HỎA, huyết mạch của đời sống kinh tế ngày nay. Không có dầu để chạy nhà máy, sưởi ấm mùa đông, vận tải hàng hóa, chuyên chở hành khách, cung cấp năng lượng và biến chế các nguyên liệu thành ra nhiều vật dụng khác nhau thì nền kinh tế của nhiều quốc gia sẽ bị ngưng trệ. Chỉ nguyên dầu hỏa cũng đã nói lên sự quan trọng quyết định của Trung Đông và đặt Trung Đông ở hàng đầu những tin tức, báo chí, truyền thanh truyền hình từ nhiều năm nay.

 

Nổi bật hơn những tin tức giật gân về Trung Đông, Trung Đông còn là nơi khai sinh của 3 tôn giáo độc thần lớn nhất thê giới là Do Thái Giáo (Judaism), Kitô Giáo (Christianity) và Hồi Giáo (Islam). Ngoài ra Trung Đông còn là bãi chiến trường, nơi tranh chấp đấu tranh không ngừng giữa ba tôn giáo với nhau để dành kiểm soát phần đất mà họ coi là đất thánh.

 

Không có chỗ nào có những xung đột nổi bật hơn Israel, đặc biệt là  Jerusalem. Nếu bạn chưa bao giờ đặt chân đến Jerusalem thì khó có thể tưởng tượng được là Jerusalem lại có nhiều di tích lịch sử, tôn giáo và văn hóa đã có thời đụng chạm nhau mà nay vẫn còn sừng sững hiện diện nguyên hình. Không có chỗ nào lại rõ ràng hiển nhiên hơn là ở Đồi-Đền-Thờ (Temple Mount ), điểm sáng chính mà các tôn giáo tranh dành nhau cả hàng thế kỷ.

 

Đây chính là nơi mà vua David của Israel đã để ý tới trước tiên. Ông cho mua  một bãi đập lúa và đặt ở đó một bàn thờ, dự tính sẽ xây một Đền Thờ tại đấy. (1chronicles 21-22 ). Được gọi là Đồi-Đền-Thờ / Temple Mount vì nó là vị trí của đền thờ được vua Solomon, con vua David xây nên mà ta thường gọi là đền thờ Jerusalem, rồi sau này bị người Babylone phá đi vào năm 586 B.C., rồi lại được thiết lập lại bởi Zerubbabel. Về sau vua Herod đại đế cho mở rộng thêm ra, nhưng  cuối cùng lại bị phá bình địa vào năm 70 A.D. bởi tướng La Mã Titus.

 

Chúa Giêsu Nazareth cũng đã vào đây để thờ phượng, giảng dạy và đã đụng độ với những tên lái buôn, các kinh sư,  người Pharisieu, các thượng tế và kỳ mục trong dân. Sau khi Chúa chịu chết, sống lại và lên trời thì Kitô giáo được khai sinh dưới bóng của Đền Thờ này. Các môn đệ của người cũng tiếp tục thờ phượng và rao truyền đạo Chúa ở đây nhiều thập niên cho đến khi quân  đội La Mã đến đè bẹp dân Do Thái phản loạn và phân tán những người còn sống sót đi khắp mọi nơi.  Sau này dân Do Thái lại làm loạn lần nữa, vào năm 132-135, khiến La Mã ra một đạo luật cấm không một người Do Thái nào được bén mảng bước chân tới Jerusalem, nếu không thì sẽ bị giết.

 

Nhiều thế kỷ sau, vào năm 638, dân Ả-Rập Hồi Giáo đã chiếm thành Jerusalem và năm 691 họ xây một đền thờ Hồi Giáo bằng đá ở trên chính Đồi Đền Thờ này, và rào bao quanh điểm sáng  mà họ tin rằng Muhammad  đã về trời từ nơi đây. Ngày nay  người Hồi Giáo coi nơi đây là địa danh thánh thứ 3 của họ sau Mecca là nơi Muhammad sinh ra, và Medina là nơi mà ông đã sinh sống và qua đời.

 

Mấy trăm năm sau, đoàn quân Thánh Giá (crusades) tiến đánh chiếm lại thành Jerusalem, tàn sát cả dân Hồi Giáo lẫn Do Thái và biến Đền Thờ Hồi Giáo thành một Thánh đường.  Nhưng cũng không giữ được lâu, chưa đầy một thế kỷ thì lại bị người Hồi Giáo đánh lấy lại. Như vậy Jerusalem đã đổi chủ hơn 3 lần trước khi Hồi Giáo nắm quyền kiểm soát và chiếm giữ từ năm 1244 đến 1917 khi đế quốc Ottoman thua trận ở thế chiến I và thành Jerusalem nằm dưới sự cai trị của Anh Quốc.

 

Năm 1948 một tân quốc gia Israel được khai sinh và sau trận chiến 1967, Israel đã nắm quyền kiểm soát Jerusalem nhưng vấn để Hồi Giáo cai quản   Đồi Đền Thờ / Temple Mount.

 

Ngày nay người ta vẫn thấy người Hồi Giáo cầu nguyện trong đền thờ Hồi Giáo tọa lạc trên đỉnh Đồi Đền Thờ / Temple Mount; người Do Thái cầu nguyện ở bức tường Than Khóc trơ trụi nằm thấp xuống ở hướng Tây và người Kitô giáo thì cầu nguyện dọc theo con đường Thương Khó và tại Thánh Đường Mộ Thánh cách xa mấy trăm thước về hướng Tây Bắc. Chung quanh đó vẫn còn thấy những gạch đá đổ nát ngổn ngang, di tích của một thời xung đột từ mấy thế kỷ trước ở miền đất thánh này.

 

Ai sẽ viết lên những trang sử của một địa danh Jerusalem đầy biến cố và xáo trộn này? Dù tin hay không tin thì những trang sử đó đã được viết và tiên đoán trong Kinh Thánh từ nhiều thế kỷ trước. Buồn thay những lời tiên tri đó lại bị truyền thông báo chí ngày nay làm méo mó sai lạc đi nhiều. Trong những bài sau đây, chúng tôi sẽ cố gắng tóm gọn những sự kiện trong quá khứ và đưa ra những đề mục trong tương lai.

 

 

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!