Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
HỒI GIÁO CƠ BẢN ĐANG ĐE DỌA THẾ GIỚI

  

 

Trong bài diễn văn ngày 1 tháng 8 năm 2006, thủ tướng Anh Tony Blair đã cảnh giác thế giới về Hồi Giáo cực đoan đang làm thành một vòng cung chạy dài xuyên qua các nước trên thế giới đã thực sự đe dọa văn minh Tây Phương. Nhưng sự đe dọa đó lớn cỡ nào và nó sẽ dẫn đưa thế giới về đâu?

 

Khi nghiên cứu về ngày tận thế trong kinh thánh, chúng ta không thể không để ý đến câu truyện bốn người kỵ mã đã được nói tới ở chương thứ sáu trong sách Khải Huyền, tập sách cuối cùng của bộ Kinh Thánh.

 

Chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa của bốn tên kỵ mã đó.

 

Người thứ nhất cưỡi một con bạch mã và đeo một cái cung, "được tặng một triều thiên, (biểu tượng của chiến tranh hơn là uy quyền ) ra đi như người thắng trận, để chiến thắng"(Khải Huyền 6:2). Người này tượng trung cho một tôn giáo giả mạo, có tất cả mọi cơ cấu chính trị. Nhưng Chúa Giê Su Ki Tô đã nói  "Nước Ta không thuộc về thế gian" (Ga 6:36).   Ngược lại, tôn giáo giả mạo này thường lại rất là chính trị. Câu chuyện được tiên đoán ở đây cũng có ý nghĩa chính trị, biểu tượng là triều thiên của người kỵ mã.

 

Khi các thánh tông đồ hỏi Chúa Giêsu dấu hiệu về ngày Chúa quang lâm lần thứ hai (Mt.24:3) thì Chúa đã trả lời và báo động cho các ông biết về một tôn giáo giả mạo, sau này được diễn giải thêm là những tiên tri giả và cả Chúa Kito giả nữa cũng sẽ thấy xuất hiện ( Mt.24: 4-5, 24).

 

Chúa Giê Su cũng cho biết Tôn Giáo giả thì sẽ đi đến tranh chấp bằng bạo động gươm giáo súng đạn, và rồi sẽ đưa tới đói kém và dịch bệnh.

 

Những diễn biến tương tự như vậy cũng được nói tới ở chương sáu sách Khải Huyền. Tôn giáo giả luôn luôn bám sát chiến tranh, tượng trưng là người kỵ mã thứ hai cưỡi con ngựa đỏ như lửa.(Khải Huyền 6: 4).

 

Người thứ ba cưỡi con ngựa ô, tay cầm cái cân (Khải Huyền 6:5), biểu tượng của đói kém. Chiến tranh thường kéo theo đói kém. Trong thời chiến tranh, ruộng đất vườn trại bị bỏ hoang phế hoặc bị tàn phá. Kinh tế suy xup, phân phối thực phẩm bị gián đoạn và thiếu hụt thì nạn đói đương nhiên sẽ xẩy ra.

 

Thực phẩm không đầy đủ thì con người sẽ thiếu ăn gây nên tình trạng thiếu dinh dưỡng,  làm cho người ta yếu mòn dần rồi phát sinh ra bệnh tật dich hạch. Đây là thời kỳ được diễn tả bởi người kỵ mã thứ tư, cưỡi một con ngựa ốm yếu xanh sao gầy còm; người cưỡi ngựa tên là Tử Thần, có Âm phủ theo sau (Khải Huyền 6: 8).

 

Nhìn lại lịch sử thế giới ở thế kỷ XX, chúng ta sẽ dễ dàng nhân ra những dấu hiệu đó.

 

Quốc Gia, Cộng Sản, Phát xít là ba thứ tôn giáo / ý thức hệ giả mạo -một loại cứu tinh giả- đã đưa thế giới đến chiến tranh, đói khổ và dịch bệnh. Tất cả ba thứ chủ nghĩa đó đã bị lịch sử phế thải, không còn ai muốn nhắc tới nữa. Hàng chục triệu người đã chết chỉ vì nhẹ dạ nghe theo những lời đường mật của những tên thiên sai giả là sẽ đưa nhân loại đến một thế giới toàn hảo, hạnh phúc sung sướng ngàn đời.

 

Bây giờ ở thế kỷ XXI này, người ta lại thấy xuất hiện một loại tôn giáo giả mạo khác cũng tạo ra những biến cố cùng với những hậu quả của nó giống y chang như vậy. Thế giới Tây Phương vì không còn coi tôn giáo là trọng nữa nên họ khó có thể hiểu được tại sao   văn minh Tây Phương lại có thể bị đe dọa bởi một tôn giáo là Hồi Giáo cơ bản.

 

HỒI GIÁO CƠ BẢN ĐANG LÊN

 

Ba đối tượng tranh chấp chính mà các nước dân chủ Tây Phương đang nhắm tới để chống lại Hồi Giáo cơ bản hiện nay nằm ở Afghanistan, Iraq, Israel và các vùng lân cận. Trong khi nhiều nước Tây Phương không ưa Israel thì chính Israel lại là nước theo Tây Phương, có chế độ dân chủ đa nguyên giống như hồi mới lập quốc năm 1948.

 

Dân Israel có mâu thuẫn tranh chấp với Hezbollah, Hamas và nhiều  nhóm nhỏ khác. Tất cả đều là những tổ chức khủng bố của Hồi Giáo cơ bản, chủ trương nhất định tiêu giệt Israel. Đứng sau lưng những tổ chức này là quốc gia thần quyền Hồi Giáo Iran ủng hộ phe Hồi Giáo Shiite cơ   bản.

 

Tổng thống Iran thường tuyên bố sẽ tiêu giệt Israel. Chính phủ Teheran lại ủng hộ nhiều phe phái ở Iraq làm cho tình trạng bạo động giữa Hồi Giáo Shia và Sunni ngày càng gia tăng có nguy cơ nội chiến lớn.

 

Vì nhiều quốc gia Tây Phương  không ưa Israel, trách dân Israel đã thường xuyên tranh chấp với đám Hamas, Hezbollah và nhiều nhóm khác nên họ đã nhìn cuộc chiến mới đây giữa Israel và Lebalon khác với hai cuộc xung khắc lớn khác ở Iraq và Afghanistan.

 

Nhiều nước lại cũng coi hai cuộc xung khắc ở Iraq và Afghanistan khác nhau. Một số nước hoàn toàn ủng hộ cuộc chiến ở Afghanistan nhưng lại chỉ trích chiến tranh ở Iraq. Tóm lại Tây Phương đã chia rẽ khi phải đương đầu với ba cuộc tranh chấp do cùng một Hồi Giáo cơ bản gây ra.

 

Chỉ một nhận định thuần nhất của đa số các nước Tây Phương về ba cuộc xung khắc đó là chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đã thất bại.

 

MƯỜI BỐN THẾ KỶ XUNG KHẮC

 

Hồi Giáo có từ 1400 năm do Muhammad sáng lập khi ông "linh thị" thấy vào năm 610.  Tiếng Ả Rập , danh từ Hồi Giáo / Islam có nghĩa là " qui phục" –qui phục Allah.

 

Muhammad chết vào năm 632. Trong bài điếu văn vĩnh biệt các tín đồ vào tháng 3 năm ấy, người đọc điếu văn kể lại rằng Muhammad đã nói: "Ta được lệnh tranh đấu với tất cả mọi người đến khi chúng nói: ' Không có một Chúa nào khác ngoài Allah'".

 

Vào cuối thế kỷ VII, các đồ đệ của ông đã đi chinh phục lãnh thổ các quốc gia từ bán đảo Arabia qua Bắc Phi và phía Đông Tây đế quốc Persia và Byzantine, ép buộc mọi người phải trở lại Hồi Giáo.

 

Giáo sư Efraim Karsh, giám đốc chương trình nghiên cứu Địa Trung Hải tại đại học King, Luân Đôn đã cho biết là một nhóm viên chức thuộc đế quốc Byzantine ở Ai Cập lúc bấy giờ đã nói về quân đội xâm lăng Ả Rập như sau:"Chúng tôi đã thấy có người thích chết hơn sống và coi thế giới chẳng có gì là hấp dẫn và đáng quyến luyến cả"

( Islamic Imperialism: A History, 2006, tr.23).

 

Abdel Rahman Ibn Khaldun (chết năm 1406), một sử gia Hồi Giáo kiêm xã hội học cũng diễn tả chi tiết hơn cùng một ý tưởng đó: "Khi người ta đã nhận thức rõ ràng về những việc họ làm thì không có gì có thể ngăn cản được họ, bởi vì họ cùng nhìn về một hướng và họ chia sẻ cùng sẵn sàng chết cho cái mục đích duy nhất đó" (ibid).

 

Qua nhiều thế kỷ, những tín đồ Hồi Giáo của Muhammad đã truyền đạo của họ một cách hăng say ghê gớm trên khắp thế giới. Ngày nay, Hồi Giáo là một đạo giáo được lan rộng nhanh nhất trên thế giới kể cả ở những quốc gia Tây Âu.

 

NHỮNG VA CHẠM GIỮA HỒI GIÁO VÀ ÂU CHÂU

 

Đúng 100 năm sau khi Muhammad chết, đạo quân Hồi Giáo đã bị Charles Martel, ông nội của Charlemagne đánh bại gần Paris. Nhưng Hồi Giáo vẫn còn chiếm đóng Y Pha Nho nhiều thế kỷ nữa.

 

Hồi Giáo cũng vẫn còn đụng chạm nhiều lần với Công Giáo và Cơ Đốc Giáo qua nhiều thế kỷ sau. Vào năm 1095, sau khi Hồi Giáo chiếm Đất Thánh và những vùng khác, đức Giáo Hoàng Urban II đã kêu gọi Âu Châu thành lập đoàn quân Thánh Giá đi lấy lại Đất Thánh.

 

Sau hai thế kỷ xung khắc, thủ lãnh Hồi Giáo là Saladin đã đánh đuổi quận thập tự giá ra khỏi Jerusalem. Vào năm 1189 ông thề hứa rằng: "Ta sẽ vượt qua biển đến tất cả những phần đất của chúng để theo đuổi chúng cho đến khi không còn một tên nào trên mặt đất này mà không nhận biết đấng Allah" (trích bởi Karsh, tr.1).

 

Trong hai thế kỷ XVI và XVII, quân lực Hồi Giáo thuộc đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ đã kiểm soát hoàn toàn vùng Balkan và Hungary trước khi bị đánh bại hai lần tại cửa ngõ Vienna, Áo Quốc, trung tâm của Âu Châu.

 

Trong khi Hồi Giáo đang bành trướng trên thế giới ở những thời kỳ này thì Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ chưa được thành lập. Do đó không thể trách chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ được.

Vào thế kỷ XIX, đế quốc Ottoman đang thời kỳ xuống dốc nên các cường quốc Âu Châu đã thống trị được những phần đất ở Trung Đông. Tiếp theo sự xụp đổ của đế quốc Ottoman vào cuối thế chiến I, những vùng trước kia do đế quốc Ottoman kiểm soát thì bây giờ được đặt dưới sự quản trị của Anh và Pháp.

 

Sau thế chiến II, chủ nghĩa quốc gia Ả Rập và nhiều tân quốc gia khác phát khởi đã đứng lên đánh đuổi bá quyền thuộc địa ra khỏi đất nước họ.

 

Hiệp Chủng Quốc / Hoa Kỳ khi đó thế lực đang lên nên đã can thiệp vào những vùng đó, đặc biệt đã yểm trợ tân quốc gia Israel. Nhưng lúc đó Hoa Kỳ chưa   bị vỡ mộng vì chủ nghĩ quốc gia cực đoan của Ả Rập và phong trào Hồi Giáo cơ bản cực đoan đang gia tăng dữ dội.

 

Cuộc cách mạng ở Iran năm 1979 cho thấy chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thực sự thất bại. Ông vua Shah thân Tây Phương của  Iran bị lật đổ bởi Hồi Giáo cơ bản và Iran đã trở thành một quốc gia giáo quyền mà quyền lực thực sự nằm trong tay các giáo sĩ. Ảnh hưởng giáo quyền từ đó lớn mạnh dần trên toàn vùng, tạo thành một "vòng cung cực đoan" trải dài từ Afghanistan cho đến Địa Trung Hải.

 

Vào lúc cách mạng bùng nổ, Ayatollah Ruhollah Khomeini, lãnh tụ đầu tiên của Tân quốc gia Iran đã tuyên bố: "Chúng tôi sẽ xuất cảng cách mạng đi khắp thế giới….cho đến khi nào lời kêu gọi ' Không có chúa nào khác ngoài Allah và Muhammad là thiên sứ của Allah' được vang dội trên khắp thế giới" (Trích bởi Karsh, tr. 1).

 

ĐÂU LÀ CĂN NGUYÊN CỦA HẬN THÙ

 

Dân Hoa Kỳ chỉ thực sự tỉnh ngộ khi vụ 9-11-2001 xẩy ra.

 

Hai tháng sau biến cố 9-11, thủ lãnh al-Qaeda là Osama bin Laden tuyên bố nhận là tác giả vụ tấn công đó: "Tôi được lệnh chiến đấu cho đến khi nào mọi người đều tuyên xưng không có chúa nào khác ngoài Allah và tiên tri của ngài là Muhammad" (Trích bởi Karsh, tr.1). Tuy nhiên nhiều người lại cho rằng vụ khủng bố này xẩy ra là do chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ quá dở. Họ không nhận ra rằng vụ khủng bố đó là một trong những biến cố lịch sử liên tục bắt đầu từ 14 thế kỷ trước.

 

 Giáo sư Karsh viết trong cuốn sách Islamic Imperialism: A History của ông như sau: "Vụ 9-11 đã giúp ông cảm nghiệm được hai cách cắt nghĩa trái ngược nhau về " căn nguyên" của những vụ khủng bố. Theo cách cắt nghĩa thứ nhất thì đó là lưu bảo cuối cùng của những va chạm giữa hai nền văn minh của thế giới Hồi Giáo và Kitô Giáo từ cả ngàn năm nay ……..

 

"Đối với đa số những nhóm nghiên cứu, giới báo chí, nhà văn và những chính trị gia hồi hưu thì lại cho rằng không phải vậy. Những vụ khủng bố đó chỉ là những đáp ứng không có chỉ đạo thống nhất, nếu không muốn nói là không thể cắt nghĩa được một cách tổng quát, đối với chính sách đối ngoại kiêu căng và tùy tiện của Hoa Kỳ. Sự khủng bố này là do một đám nhỏ cực đoan bên lề mà cách cắt nghĩa của phía Hồi Giáo bạo động cho là không theo tinh thần   và giáo huấn hiện nay của Hồi Giáo. (ibid., tr.1-2).

 

Cách cắt nghĩa thứ hai thì lại nhìn dưới khía cạnh khác, cho rằng thực tế cho thấy không phải chỉ có Tây Phương mới bị tấn công. Ấn Độ, một nước Hồi Giáo đứng hàng thứ nhì trên thế giới, cũng không thoát khỏi khủng bố. Vụ phá hoại xe lửa ở Bombay làm chết 200 người, bị thương 700 người ngày 11 tháng 7 do những người Hồi Giáo riêng rẽ muốn giành lại   quyền kiểm soát Kashmir từ tay Ấn Độ.

 

Xa mãi tận phương Đông và Nam, những người Hồi Giáo cực đoan cũng tấn công khủng bố ở Thái Lan, Phi Luật Tân và cả khách du lịch Úc trên quần đảo Bali thuộc Nam Dương. (Nam Dương cũng là nước có tín đồ Hồi Giáo nhiều nhất thế giới). Về phương Bắc, quân khủng bố cũng làm thiệt mạng 186 em học sinh và 158 thường dân khi quân khủng bố Hồi Giáo bắt hơn 1,300 người làm con tin tại một trường học ở Beslan thuộc Nga Sô vào tháng 9 năm 2004.

 

Về phương Tây, 192 người thiệt mạng và 2,050 người bị thương khi chuyến tàu ở Madrid

bị đặt bom vào tháng 3 năm 2004. Tại Luân Đôn vào tháng 7 năm 2005 chuyến tàu điện ngầm cũng bị quân khủng bố đặt bom làm chết 52 người, bị thương 700 người.   Mới đây năm ngoái nhà cầm quyền Anh và Mỹ cũng khám phá kịp thời một âm mưu định cho nổ trên nhiều chuyến bay xuyên Đại Tây Dương. Nếu thành công thì số người thiệt mạng có thể vượt quá số nạn nhân trong vụ 9-11.

 

Đây thực sự là một cuộc xung đột có tính phổ quát, ảnh hưởng đến hầu hết mọi nước trên thế giới. Tuy nhiên các nước Tây Phương lại không nhận ra rằng sự đe dọa đó có tính cách toàn cầu; họ chỉ coi vấn đề đó có tính cách cục bộ riêng của từng nước mà thôi.

 

TÔN GIÁO GIẢ SẼ THẤT BẠI

 

Hồi Giáo đã rõ ràng chối bỏ Chúa Giê-Su Kitô là Thiên Chúa, đấng duy nhất ban ơn cứu độ. Sách tông đồ công vụ nói: "Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã đươc ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ" (Acts 4: 12). Thật là rõ ràng, không ai có thể hòa giải sự trái ngược nhau giữa kinh Coran và Kinh Thánh hoặc giữa kinh Coran và lịch sử về vấn đề này.

 

Kinh Thánh cho chúng ta thấy Chúa Giê-Su Ki-Tô sẽ chứng tỏ cho tất cả chúng ta Người là đấng Thiên Sai. Người sẽ quang lâm trở lại thế gian để thiết lập Nước Chúa và cứu nhân loại khỏi bị hủy giệt. Chính Chúa Giê-Su đã nói trước về Người như thánh Mathew đã thuật lại: " Nếu những ngày ấy không được rút ngắn lại, thì không ai được cứu thoát; nhưng vì những kẻ được chọn, các ngày ấy sẽ được rút ngắn" (Mt.24: 12). Chắc chắn chúng ta sẽ phải gặp thời kỳ hiểm nguy ấy, lúc mà nhân loại phải đối diện với sự hủy giệt.

 

Sau khi quang lâm trở lại, Chúa Giê-Su sẽ thiết lập một chính quyền và Luật Chúa trên khắp mặt địa cầu. Lúc đó tất cả mọi người sẽ học hỏi sự thật của Chúa và vâng theo luật Chúa: " Ngươi không được giết người" "Ngươi sẽ không có Chúa nào khác trước Ta" (Exodus 20: 3, 13).

Đoạn một điều rất đặc biệt sẽ xẩy ra: "….nếu còn ai trong những quốc gia đã đến đánh Jerusalem mà còn sống sót thì sẽ hết năm này qua năm khác đi đến thờ lạy Đức Vua Giave   các cơ binh và mừng lễ Nhà Tạm / Lễ Lều" (Zechariah 14: 16).

 

Lễ Nhà Tạm / Lễ Lều là ngày lễ nói trong Kinh Thánh được tổ chức cho những tín hữu thực sự có lòng tin vào Chúa (Leveticus 23: 34). Nó hướng về sự cai trị sắp đến của Chúa Kito trong những thiên niên kỷ tới, lúc đó hòa bình vĩnh cửu sẽ thay thế chiến tranh của loài người.

 

Đọc tiếp câu 16, 18  của đoạn 14 trong tiên tri Zechariah, chúng ta sẽ thấy là cả những người trong những quốc gia mà bây giờ là Hồi Giáo cũng sẽ phải giữ   mừng Lễ Nhà Tạm. "Sẽ xẩy ra cho bất cứ họ nào trên mặt đất này mà không lên Jerusalem thờ lạy Đức Vua Gia Vê các cơ binh thì sẽ không có mưa cho chúng. Nếu họ Ai Cập cũng không lên thờ lạy, thì đòn sẽ giáng xuống họ, đòn mà Gia Vê sẽ đánh phạt xuống trên những quốc gia không mừng lễ Nhà Tạm (Zechariah 14: 17-18).

 

Chỉ khi nào có một tôn giáo phổ quát duy nhất –tôn giáo thực được nói trong Kinh Thánh- thì lúc đó thế giới mới có thể an hưởng một nền hòa bình thật sự và vĩnh cửu.

 

Pace Gardens, Florida.

NTC

 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!